Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy thông qua tiết dự giờ giáo viên tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy thông qua tiết dự giờ giáo viên tiểu học

I. BỐI CẢNH ĐỀ TÀI:

Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, trong những năm qua, toàn ngành Giáo dục đã nỗ lực phấn đấu vừa khắc phục tồn tại yếu kém vừa đổi mới công tác giảng dạy. Vì vậy chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Trong năm học 2011-2012 Bộ Giáo dục đã có chỉ thị về chủ đề năm học là: “Đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”. Vấn đề đổi mới công tác quản lí là rất quan trọng bên cạnh những thành tích to lớn mà toàn ngành đã đạt được thì cũng còn nhiều tồn tại yếu kém đã và đang nảy sinh về giờ dạy của giáo viên; công tác đánh giá tiết dạy của một số bộ phận làm công tác quản lí chuyên môn. Tại điều 21 của Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Điều lệ Trường Tiểu học đã quy định rõ nhiệm vụ của Phó Hiệu trưởng chuyên môn; Tại Chương IV của Điều lệ này gồm 7điều quy định các hoạt động của giáo viên. Công văn số 10358/BGDĐT-GDTH ngày 28/9/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sử dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học trong quá trình đánh giá xếp loại. Nhiệm vụ của Phó Hiệu trưởng là giúp việc cho Hiệu trưởng, nếu không chuyên sâu, am hiểu tường tận thì gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lí, cụ thể công tác dự giờ đánh giá tiết dạy của giáo viên. Từ lâu việc dự giờ thăm lớp đã trở thành điều bắt buộc đối với Cán Bộ quản lí (CBQL) để nhằm kiểm tra đánh giá tay nghề của giáo viên trong giảng dạy. Tuy nhiên việc dự giờ thế nào để đạt hiệu quả lại là vấn đề được các trường quan tâm. Nếu Hiệu trưởng chỉ giao cho Phó Hiệu trưởng dự giờ kiểm tra giáo viên thì có hiệu quả không ? Hay phải phối hợp kiểm tra thường xuyên thì chất lượng mới đem lại hiệu quả. Vì thế cần nghiên cứu giúp đỡ hoạt động của tổ chuyên môn nỗ lực cho thiết thực để nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên. Nếu chỉ có Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng cũng chưa đủ vì năng lực các Tổ trưởng cũng là cầu nối cho CBQL vậy không được xem nhẹ. Giáo viên cần phải được bồi dưỡng thường xuyên từ nhiều phía có như thế tay nghề sẽ nâng lên và chất lượng giờ dạy hiệu quả cao hơn.

 

doc 29 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 175Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy thông qua tiết dự giờ giáo viên tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. BỐI CẢNH ĐỀ TÀI:
Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, trong những năm qua, toàn ngành Giáo dục đã nỗ lực phấn đấu vừa khắc phục tồn tại yếu kém vừa đổi mới công tác giảng dạy. Vì vậy chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Trong năm học 2011-2012 Bộ Giáo dục đã có chỉ thị về chủ đề năm học là: “Đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”. Vấn đề đổi mới công tác quản lí là rất quan trọng bên cạnh những thành tích to lớn mà toàn ngành đã đạt được thì cũng còn nhiều tồn tại yếu kém đã và đang nảy sinh về giờ dạy của giáo viên; công tác đánh giá tiết dạy của một số bộ phận làm công tác quản lí chuyên môn. Tại điều 21 của Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Điều lệ Trường Tiểu học đã quy định rõ nhiệm vụ của Phó Hiệu trưởng chuyên môn; Tại Chương IV của Điều lệ này gồm 7điều quy định các hoạt động của giáo viên. Công văn số 10358/BGDĐT-GDTH ngày 28/9/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sử dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học trong quá trình đánh giá xếp loại. Nhiệm vụ của Phó Hiệu trưởng là giúp việc cho Hiệu trưởng, nếu không chuyên sâu, am hiểu tường tận thì gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lí, cụ thể công tác dự giờ đánh giá tiết dạy của giáo viên. Từ lâu việc dự giờ thăm lớp đã trở thành điều bắt buộc đối với Cán Bộ quản lí (CBQL) để nhằm kiểm tra đánh giá tay nghề của giáo viên trong giảng dạy. Tuy nhiên việc dự giờ thế nào để đạt hiệu quả lại là vấn đề được các trường quan tâm. Nếu Hiệu trưởng chỉ giao cho Phó Hiệu trưởng dự giờ kiểm tra giáo viên thì có hiệu quả không ? Hay phải phối hợp kiểm tra thường xuyên thì chất lượng mới đem lại hiệu quả. Vì thế cần nghiên cứu giúp đỡ hoạt động của tổ chuyên môn nỗ lực cho thiết thực để nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên. Nếu chỉ có Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng cũng chưa đủ vì năng lực các Tổ trưởng cũng là cầu nối cho CBQL vậy không được xem nhẹ. Giáo viên cần phải được bồi dưỡng thường xuyên từ nhiều phía có như thế tay nghề sẽ nâng lên và chất lượng giờ dạy hiệu quả cao hơn.
II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Làm CBQL chuyên môn ở đơn vị trường tiểu học Hòa Chánh 2 qua ba năm, tôi đã nhận thấy những ưu điểm, hạn chế của cách đánh giá giờ dạy của CBQL, tổ chuyên môn và cá nhân giáo viên về công tác giảng dạy. Mặt khác, nhìn chung là giáo viên dạy giỏi đều được đề bạc làm tổ trưởng, nhưng việc nhạy bén, năng nổ, các hoạt động diễn ra không giống nhau, chưa bài bản. Câu nói "Một ông thầy mà không dạy cho học trò được việc ham muốn học tập thì chỉ là đập búa trên sắt nguội mà thôi.” Horaceman;
Từ công việc giảng dạy của giáo viên nếu thiếu sự kiểm tra uốn nắn thì giống như đập búa trên sắt nguội vậy. Nhưng việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên (GV) còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Có những CBQL chỉ kiểm tra cho điểm mà không đánh giá, nhận xét hoặc đánh giá chung chung. Điều đó chẳng những không kích thích động viên được giáo viên mà còn làm cho các giáo viên trong hội đồng sư phạm không có hứng thú trong giảng dạy, họ tự ti, ỷ lại và làm việc không hết trách nhiệm. Qua tìm hiểu mỗi gia đình giáo viên đều có cuộc sống khác nhau, mức độ xa gần cũng khác nhau, phương tiện đi lại cũng khác nhau. Có rất nhiều giáo viên than rằng họ luôn tất bật với công việc nhà trường đến nỗi có khi suốt ngày họ không có thời gian giải trí. Có lúc đến lớp đúng giờ, có khi đến trễ giờ, hay đang dạy phải nghe điện thoại, tiết dạy không có đồ dùng dạy học. Thử hỏi giáo viên cứ làm việc kiểu này thì liệu chất lượng giảng dạy có nâng cao hay không? Vì vậy việc dự giờ đến mỗi giáo viên là việc nên làm thường xuyên hay là việc cần phải có kế hoạch để giáo viên có thời gian đầu tư chuẩn bị; nếu không có kiểm ta dự giờ thì ... giáo viên sẽ hoạt động ra sao? Đó chính là việc làm mà lương tâm nghề nghiệp chúng ta phải nhìn nhận.
Trên thực tế trường Tiểu học Hòa Chánh 2, xã Hòa Chánh, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Có thuận lợi so với một số trường khác trong toàn huyện; cơ sở vật chất tương đối ổn định ở điểm Chính và điểm Vĩnh Hưng, còn điểm Chống Mỹ học sinh dân tộc 41/66 học sinh chiếm tỉ lệ 62,12%. Mặt khác tiết dạy của giáo viên được đánh giá đạt loại Tốt chưa cao; kể cả việc đánh giá của đoàn thanh tra Phòng Giáo dục hàng năm. Tuy nhiên trong đó tiềm ẩn không ít khó khăn trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Tỉ lệ học sinh yếu hàng năm vẫn còn cao so với một địa bàn có mặt thuận lợi về cơ sở vật chất. Là người làm công tác chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong nhà trường tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Đó là lí do tôi chọn đề tài : Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy thông qua tiết dự giờ giáo viên tiểu học, với mong muốn góp một phần nhỏ để chia sẻ cùng đồng nghiệp để tham khảo.
III. MỤC ĐÍCH CỦA ĐÈ TÀI:
- Xác định thực trạng công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Hoà Chánh 2 về đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên, đề xuất một số biện pháp của người CBQL nói chung và Phó Hiệu trưởng nói riêng; về việc đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên ở nhà trường tiểu học góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục ở nhà trường và hiệu quả công tác quản lý.
Đặc biệt là cho tất cả giáo viên nắm vững quy trình dự giờ và cách đánh giá tư vấn, thúc đẩy để giờ dạy của từng giáo viên trường tiểu học có hiệu quả.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 
Là Tổ trưởng, giáo viên dạy lớp kể cả giáo viên dạy bộ môn của trường Tiểu học Hòa Chánh 2. 
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐÊ TÀI: 
Chỉ cho phép nghiên cứu những giờ dạy trên lớp của các giáo viên trong nhà trường. Nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn tiểu học, các giáo viên làm công tác giảng dạy; xem xét những ưu, khuyết điểm nhằm rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp lý luận: Đọc và nghiên cứu các tài liệu văn bản để hiểu được cơ sở lý luận của việc đánh giá giờ lên lớp của giáo viên. 
- Phương pháp quan sát- kiểm tra – đánh giá: Thông qua việc đánh giá giờ dạy của một số giáo viên để có những số liệu về thực trạng giúp cho việc nghiên cứu. 
- Phương pháp tư vấn- thúc đẩy: Phỏng vấn của cán bộ quản lý và các giáo viên tiểu học để thu thập thông tin phục vụ cho mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tập hợp lại những kinh nghiệm nghiên cứu và thực tiễn về đánh giá đề xuất các biện pháp.
VII. SƠ LƯỢC NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG ĐỀ TÀI: Đề tài được tập trung nghiên cứu về công tác dự giờ, kiểm tra đánh giá, cách thức tư vấn- thúc đẩy. Tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh về các số liệu, các vấn đề có liên quan đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiệu quả của việc tổ chức đánh giá một tiết dạy cho hoàn hảo.
VIII. TÍNH SÁNG TẠO VÀ THỰC TIỄN: Đề tài này chính bản thân tôi có ý tưởng lựa chọn và tự nghiên cứu qua quá trình học tập lớp cộng tác viên Thanh tra ở Thành Phố Hồ Chí Minh về vận dụng cho công tác dự giờ giáo viên để nâng cao chất lượng giờ dạy đạt hiệu quả. Đây là việc làm rất thiết thực đối với bản thân theo chủ đề năm học đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục. 
- Kế hoạch và thời gian nghiên cứu: Vào thời điểm tháng 8 năm 2011 đến tháng 4 năm 2012.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN 
Thế giới ngày nay coi giáo dục là con đường cơ bản nhất để gìn giữ và phát triển văn hoá, để khỏi tụt hậu, để tiến lên. Vì vậy giáo dục ngày nay lại càng phát triển mạnh hơn bao giờ hết mà trước hết là nói đến chất lượng giáo dục ở tất cả các Quốc gia, các dân tộc nói chung và từng trường phổ thông nói riêng.
Ngoài ra, chúng ta trung thực, thẳng thắn nhìn nhận thì chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học hiện nay chưa đồng đều, nhiều giáo viên còn yếu về trình độ chuyên môn. Một bộ phận giáo viên do điều kiện kinh tế khó khăn nên chưa thật sự an tâm công tác, chưa có đầu tư thoả đáng cho công tác giảng dạy. Mặc dù có thuận lợi hơn so với một số địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của tỉnh; vẫn còn là một trong các huyện về điều kiện cơ sở vật chất đầu tư cho dạy và học còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của thời đại. Tất cả những vấn đề trên đều có ảnh hưởng lớn, có vai trò quyết định đến chất lượng giảng dạy hiện nay của các nhà trường nói chung và trường Tiểu học Hòa Chánh 2 nói riêng.
 Thực tế cũng đặt ra một câu hỏi lớn: Làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Hòa Chánh 2 ư ? Từ đó nhằm đưa nhà trường hoàn thành giai đoạn I mức chất lượng tối thiểu (đạt chuẩn quốc gia mức độ I) là điều mà bản thân người cán bộ quản lý nói chung và cá nhân tôi nói riêng luôn trăn trở suy nghĩ để tìm ra giải pháp, định hướng phát triển bền vững cho nhà trường.
Hồ Chủ Tịch đã nói tại Hội nghị cán bộ Đảng trong ngành Giáo dục vào tháng 6 năm 1957: “ Một chương trình nhỏ mà được thực hành hẳn hoi còn hơn một trăm chương trình lớn mà không làm được”;
Nhìn chung phương pháp giảng dạy GV còn nặng về truyền thụ kiến thức một chiều dẫn đến việc học của học sinh còn thụ động, chưa phát huy hết tính tích cực chủ động, sáng tạo của các em. Bên cạnh đó, tỉ lệ giáo viên có trình độ tin học thực sự sử dụng được máy vi tính lại còn hạn chế, hầu như chưa biết sử dụng thành thạo nên việc áp dụng tin học vào công tác soạn giảng, chuẩn bị phiếu học tập, sử dụng máy chiếu cho bài giảng điện tử ... gặp rất nhiều khó khăn. Cũng tùy theo điều kiện từng đơn vị nhưng có thể nói:
"Một gánh sách không bằng một người thầy giỏi.” Ngạn ngữ Trung Quốc;
 	Dạy học từ lâu được xem là nghề nghiệp luôn cần sự sáng tạo của người thầy. Liệu người thầy có thể phát huy sự sáng tạo của mình hay không nếu luôn nơm nớp lo sợ bởi sự kiểm tra gắt gao của người khác. Cho nên vấn đề đặt ra là việc dự giờ để kiểm tra tay nghề của giáo viên hiện nay có cần hay không? Thiết nghĩ giáo viên đều tốt nghiệp trường sư phạm, họ đã được sát hạch qua các đợt kiến tập, thực tập trong những năm học ở trường sư phạm. Ngoài ra trước khi vào biên chế nhà nước họ cũng được kiểm tra tay nghề qua các tiết dự giờ tại trường. Vì vậy mỗi giáo viên đều có đủ năng lực để đứng trên bụt giảng để truyền thụ kiến thức cho học sinh. Không thể chỉ qua một vài tiết dự giờ mà có thể đánh giá tay nghề giáo viên yếu kém được. Vả lại chưa chắc một số bộ phận Cán bộ Quản lí nhà trường có năng lực dạy tốt hơn giáo viên nên việc họ đánh giá tiết dạy của giáo viên e rằng không chính xác và trung thực. Không làm cho giáo viên tâm phụ ... 
2010 - 2011
Chưa tổ chức
07
11
2011- 2012
Chưa tổ chức
Chưa tổ chức
15
Trên đây là một số việc làm mà trường chúng tôi đã làm được trong thời gian qua nhằm đổi mới công tác quản lí chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường tiểu học. Chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm của các bạn đọc các đơn vị cùng chia sẽ kết quả này.
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua quá trình áp dụng đề tài, tôi rút ra một số kinh nghiệm cho thời gian tới như sau:
- Giáo dục về nhận thức tư tưởng chính trị cho đội ngũ luôn được lên hàng đầu và không thể thiếu được trong một tổ chức;
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đánh giá giờ dạy trên lớp cho đội ngũ cốt cán, cho mọi giáo viên qua tuyên truyền, qua học tập các văn bản.
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc kiểm tra - đánh giá giờ dạy trên lớp cho tất cả giáo viên trong trường vì khi mỗi giáo viên có nhận thức tốt thì họ sẽ cố gắng trong công tác giảng dạy và đi đến sự đánh giá chính công việc của bản thân mình. Họ sẽ tự cảm thấy những phần còn hạn chế để khắc phục, những mặt mạnh để phát huy. Do đó CBQL phải tuyên truyền vận động triển khai các văn bản của ngành kịp thời qua các buổi họp, các buổi hội thảo về đổi mới phương pháp.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết cho việc kiểm tra- đánh giá giờ lên lớp hàng tuần, hàng tháng, năm, công bố toàn trường có liên quan đến kế hoạch.
- Vì vậy CBQL phải qua đào tạo cơ bản về trình độ quản lý, trình độ chuyên môn bằng cách tham gia học các lớp nâng cao trình độ qua các lớp tại chức,.. hoặc tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu tài liệu để nắm bắt xu hướng phát triển của thế giới cũng như đổi mới của ngành giáo dục, tham dự tất cả các lớp tập huấn, chuyên đề về đổi mới phương pháp để chỉ đạo việc kiểm tra - đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên trong nhà trường tốt hơn .
- CBQL không những giỏi chuyên môn mà còn phải tích cực đi đầu trong việc tiếp cận công nghệ thông tin, làm điểm tựa cho GV triển khai dạy học trên máy và có trình độ đánh giá GV trong việc dạy học áp dụng công nghệ thông tin.
 - Trong lĩnh vực dạy học hiện nay, ai cũng thấy cần phải có sự đổi mới để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc học. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo đang đứng trước những đòi hỏi bức xúc của sự phát triển xã hội. Tuy nhiên ta không thể đổi mới phương pháp, sách giáo khoa, cách đánh giá một cách vội vã mà phải tiến hành từng bước nhỏ, dần thoát ra khỏi những ràng buộc còn chưa hợp lí trong hoàn cảnh mới. Chú ý tạo điều kiện cở sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy.
 - Luôn tìm tòi đổi mới các hình thức tổ chức trong quá trình tổ chức hoạt động sư phạm nhằm tăng hưng phấn cho đội ngũ, tránh sự nhàm chán.
 - Giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học thì kết quả học tập mới được nâng cao. Chú trọng dạy học theo nhóm đối tượng, quan tâm đồng đều đối tưọng học sinh trong lớp.
 - Tăng cường hoạt động dự giờ thăm lớp có góp ý cụ thể sau mỗi tiết dạy. Tích cực sáng tạo trong việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học, sưu tầm tài liệu bộ môn. Tự động viên khuyến khích, đặt ra yêu cầu mới và sáng tạo không ngừng.
- Từng bước hoàn thiện phong cách lãnh đạo và học tập các kĩ năng quản lí. Chú trọng công tác bồi dưỡng, đề suất khen thưởng đội ngũ. 
- Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, biết tuân thủ nguyên tắc quản lý kiểm tra-đánh giá. Nắm vững các quy định chuẩn đánh giá của Bộ giáo dục và đáo tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục.
- Có tinh thần trách nhiệm cao, giải quyết công việc có tình có lý, đặc biệt phải khách quan, công bằng trong kiểm tra - đánh giá giáo viên.
- CBQL cần gương mẫu trong việc thực hiện quy chế chuyên môn dự đầy đủ theo quy định và phát động mọi thành viên trong nhà trường tham gia dự giờ đủ theo quy chế.
- Cán bộ quản lí chuyên môn cần xây dựng kế hoạch làm công tác tham mưu cho Hiệu trưởng về đội ngũ giáo viên có trình độ cao tâm huyết với nghề, có hướng phấn đấu vươn lên, góp phần đưa nền giáo dục của đơn vị đi lên và xứng đáng với vị trí giáo dục là quốc sách hàng đầu.
II. KẾT LUẬN
1. Về rút kinh nghiệm dự giờ: 
+ Về phương pháp: Có nhiều đổi mới GV đã phát huy khả năng học tập của HS, tạo cho HS một phương pháp độc lập, tự chủ, có ý thức tìm tòi nhiều phương pháp giải.
+ Về nội dung: GV đã khai thác được kiến thức ở nhiều mức độ khác nhau, khắc sâu được kiến thức cơ bản, mở rộng cho HS. Hệ thống câu hỏi đã đưa HS vào tình huống có vấn đề bắt HS phải tư duy trước khi trả lời, bắt HS có cái nhìn tổng thể trước khi thực hiện.
+ Về phong thái: GV tự tin, nhẹ nhàng gần gũi có điều kiện giúp đỡ được HS yếu mà vẫn phát huy được khả năng của HS khá giỏi
+ Về kết quả học tập của HS: Học sinh được làm việc nhiều hơn, học sinh có nhiều ý tưởng trình bày, tự mình làm chủ trong các hoạt động học tập của mình, được khuyến khích trong việc tìm nhiều lời giải cho một bài toán.
2. Về giáo viên: Sau khi được dự giờ thăm lớp GV đã chủ động nhiều trong tâm thế lên lớp, GV tự tin và vững vàng về kiến thức, nhuần nhuyễn về phương pháp. Hạn chế tâm lí ngại đón CBQL dự giờ mà thay vào đó là sự sẵn sàng trao đổi chuyên môn cùng CBQL.
3. Về CBQL chuyên môn: Thúc đẩy việc hoạt động chuyên môn trong nhà trường, tạo ra một phong trào thi đua dạy tốt học tốt, thi đua tiếp cận với cái mới trong công nghệ thông tin, thi đua áp dụng đổi mới phương pháp dạy học, thi đua có những tiết dạy hay...thúc đẩy được các hoạt động của tổ chuyên môn, thúc đẩy được cá nhân tích cực trong hoạt động chuyên môn của nhà trường.
III. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT : 
 Đối các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương: 
 Cần quan tâm hơn nữa đầu tư xây dựng cở sở vật chất trường chính để có đủ phòng học tổ chức dạy 2 buổi / ngày đảm bảo tiêu chí thực hiện dạy bán trú.
 Đối với ngành giáo dục:
- PGD cần có kế hoạch dài hạn để nhà trường chủ động trong việc lên kế hoạch dự giờ .
- Qua kiểm tra - đánh giá giờ dạy thì các cấp quản lý của ngành giáo dục phải có chế độ khen thưởng thích đáng để kích thích động viên họ, đồng thời phải có kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên có kết quả giảng dạy còn thấp giúp họ đạt yêu cầu trong giảng dạy.
 -Cần quan tâm duy trì và chỉ đạo tốt hơn nữa về công tác nâng cao chất lượng ở các trường học. Quan tâm đầu tư thêm trang thiết bị điều kiện cho nhà trường nâng đảm bảo chất lượng dạy học. Tổ chức các hội thi một cách phù hợp hơn để tạo điều kiện cho nhà trường có thời gian đầu tư chất lượng dạy và học thực chất. 
IV. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG:
 Đề tài này tôi đã tâm đắc để vận dụng cho bản thân và những ai làm công tác quản lý chuyên môn ở cơ sở, có thể ứng dụng tốt cho các tổ chuyên môn và giáo viên trong công tác dự giờ đánh giá đều đem lại hiệu quả và chất lượng dạy và học. 
 Trong khuôn khổ của đề tài này tôi đã mạnh dạn đề xuất một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường tại thực tế nơi tôi đang công tác. Thực tế đã đem lại những chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất lượng giờ dạy thông qua việc dự giờ giáo viên của nhà trường. Để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường hiện nay chắc chắn sẽ còn rất nhiều ý tưởng hay và phù hợp hơn, giúp cho Cán bộ quản lí chuyên môn hoạt động hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng cho công tác dạy và học. Rất mong được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hòa Chánh, ngày 29 tháng 4 năm 2012
Duyệt của HĐTĐ	 Người viết sáng kiến 
HIỆU TRƯỞNG
......................................................................
..................................................................... 	Phạm Văn Liêm
.....................................................................
DUYỆT CỦA HĐTĐ PHÒNG GIÁO DỤC
TRƯỞNG PHÒNG
.................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
...................................................................................................
MỤC LỤC
 Tên nội dung Trang 
 A. Phần mở đầu	1
I. Bối cảnh đề tài	1
II. Lí do chọn đề tài	2
III. Mục đích của đề tài	3
IV. Đối tượng nghiên cứu	3
 V. Phạm vi nghiên cứu	3
VI.Phương pháp nghiên cứu	3
VII. Sơ lược những điểm mới trong đề tài	4
VIII. Tính sáng tạo và thực tiễn	4
B.PHẦN NỘI DUNG	4
I. Một số cơ sở lí luận	4
II.Thực trạng	7
1. Thuận lợi	9
2. Khó khăn	9
III. Biện pháp, giải pháp đẩy mạnh hoạt động dạy và học thông qua
Việc dự giờ đánh giá giáo viên.	10
1. Xây dựng kế hoạch tổ chức dự giờ	10
2. Các hình thức dự giờ	12
a. Dự giờ thường xuyên	12
b. Dự giờ đột xuất	13
c. Dự giờ hội giảng	13
d. Dự giờ chuyên đề	14
đ. Dự giờ có sử dụng công nghệ thông tin	14
e. Dự giờ song song	15
3.Thực hiện kế hoạch dự giờ	15
a. Việc chuẩn bị của CBQL trước khi đánh giá	16
b.Việc soạn bài	17
c. Đánh giá việc chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học	17
d. Đánh giá việc giảng bài trên lớp của giáo viên	17
IV.Hiệu quả của đề tài	18
1. Kết quả của việc chỉ đạo thực hiện	18
2.Thống kê tiết dự giờ năm 2011 2012:	19
3. Chất lượng tiết dạy theo Thông tư 14/BGD	20
4.So sánh chất lượng qua 3 năm	21
5.Chất lượng học sinh	21
6.Danh hiệu thi đua	22
C. PHẦN KẾT LUẬN	22
I. Bài học kinh nghiệm	22
II. KẾT LUẬN	24
1. Về rút kinh nghiệm dự giờ	24
2.Về giáo viên	24
3.Về CBQL chuyên môn	24
III. Kiến nghị đề xuất	25
IV. Khả năng ứng dụng	25
MỤC LỤC	27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO	29
T
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu bồi dưỡng cộng tác viên thanh tra giáo dục
Tập san Giáo dục tiểu học Tập 6 đến 14 
Tài liệu bồi dưỡng Cán bộ quản lí trường học Thành Phố Hồ Chí Minh 2009;
Báo cáo tổng kết năm học 2009 -2010, 2007-2008, 2008-2009 của nhà trường.
Bài viết trên các báo có liên quan đến vấn đề nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường hiện nay.
Chuyên đề giáo dục Tiểu học tập 49, 50/2011;
Thông tư 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006; hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo.
Quyết định 269/QĐ-SGD&ĐT ngày 11/7/2011 về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2011 – 2012;
Hướng dẫn 382/SGD&ĐT-GDTH ngày 01/9/2011 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011 – 2012 đối với giáo dục tiểu học.
 Chuyên đề Thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo trường phổ thông ThS.GVC. Nguyễn Thị Bích Yến.
 & 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc