Sáng kiến kinh nghiệm Khác phục tình trạng nhầm lẫn giữa phụ âm s / x cho học sinh lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Khác phục tình trạng nhầm lẫn giữa phụ âm s / x cho học sinh lớp 5

SKKN: KHÁC PHỤC TÌNH TRẠNG NHẦM LẪN GIỮA PHỤ ÂM S/X CHO HS LỚP 5

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I/ Cở sở lý luận

 Ngôn ngữ là công cụ thông báo quan trọng nhất của loài người và cũng là công cụ bặt biệt mà chỉ loài người mới có. Nhờ ngôn ngữ mà loài người có thể trao đổi tư tưởng để đạt tới chỗ hiểu nhau. Ngôn ngữ còn là một công cụ mà con người dùng để suy nghĩ, nhận thức, nó ghi lại kết quả của tư duy. Do đó mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường tiểu học là cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về ngôn ngữ Tiếng Việt, giúp học sinh thực hiện những năng lực và thói quen viết – nói đúng tiếng Việt văn hoá và tiếng Việt chuẩn mực. Nghĩa là học sinh biết dùng chữ, ghi lời nói, biết đọc hiểu chữ viết hay nói khác đi là biết đọc thông viết thạo tiếng mẹ đẻ hoặc đọc thông viết thạo tiếng ngôn ngữ. Do đó việc dạy cho học sinh tiểu học đọc đúng, viết đúng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, tạo nền móng cho sự phát triển ngôn ngữ của học sinh.

 

doc 9 trang Người đăng hang30 Lượt xem 426Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Khác phục tình trạng nhầm lẫn giữa phụ âm s / x cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SKKN: Khác phục tình trạng nhầm lẫn giữa phụ âm S/x cho HS lớp 5
A. Đặt vấn đề
I/ Cở sở lý luận
	Ngôn ngữ là công cụ thông báo quan trọng nhất của loài người và cũng là công cụ bặt biệt mà chỉ loài người mới có. Nhờ ngôn ngữ mà loài người có thể trao đổi tư tưởng để đạt tới chỗ hiểu nhau. Ngôn ngữ còn là một công cụ mà con người dùng để suy nghĩ, nhận thức, nó ghi lại kết quả của tư duy. Do đó mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường tiểu học là cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về ngôn ngữ Tiếng Việt, giúp học sinh thực hiện những năng lực và thói quen viết – nói đúng tiếng Việt văn hoá và tiếng Việt chuẩn mực. Nghĩa là học sinh biết dùng chữ, ghi lời nói, biết đọc hiểu chữ viết hay nói khác đi là biết đọc thông viết thạo tiếng mẹ đẻ hoặc đọc thông viết thạo tiếng ngôn ngữ. Do đó việc dạy cho học sinh tiểu học đọc đúng, viết đúng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, tạo nền móng cho sự phát triển ngôn ngữ của học sinh.
II/ Cơ sở thực tiễn.
	Trong thực tiễn giảng dạy, tôi nhận thấy khi viết có một số học sinh hay nhầm lẫn giữa các phụ âm: l/n, ch/tr, s/xdẫn đến việc các em hiểu sai nghĩa của từ và sử dụng từ sai. Những nguyên nhân cơ bản đưa đến thực trạng này là: 
- Về phía giáo viên: Do phải soạn nhiều tiết, dạy nhiều tiết trong một buổi, sĩ số lớp lại đông nên giáo viên chỉ chủ yếu truyền thụ cho học sinh chép xong bài mà chưa dành nhiều thời gian đi sâu vào rèn kĩ năng viết đúng cho học sinh trong các tiết dạy.
- Về phía học sinh: Do một số nơi ở Thái Bình trong khi nói hoặc viết thường có thói quen sử dụng lẫn lộn các phụ âm như: ch/tr, l/n, r/d/gi, s/x dẫn đến việc học sinh bị nhầm lẫn giữa các phụ âm. Ngoài ra, còn có những em phát âm ngọng và viết cũng ngọng theo. Một trong những nguyên nhân cơ bản nữa là nhiều học sinh chưa nắm vững nguyên tắc ghi âm, ghi thanh, chưa chú trọng đến nét nghĩa trong từng văn cảnh thường chỉ viết theo cảm tính, khi viết lại không tập trung chú ý
III/ Phạm vi và giới hạn đề tài.
	Qua cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn trên tôi đã có một sáng kiến về việc “ Khắc phục tình trạng nhầm lẫn giữa hai phụ âm đầu s/x khi nói và viết ở học sinh lớp 5”
B. Giải quyết vấn đề.
I. Những phát hiện:
	Qua thống kê bài thi chất lượng đầu năm môn Tiếng Việt lớp 5 Trường tiểu học Tân Bình về âm tiết và mặt cấu trúc các em mắc những lỗi sau:
	- Lỗi về phụ âm đầu: 	17/33
	- Lỗi về vần:	9/33
	- Lỗi về thanh:	5/33
	Trong đó lỗi về phụ âm đầu s/x là 11 bài
	Qua tìm hiểu tôi thấy lỗi về phụ âm đầu s/x tập trung chủ yếu ở 9 em thuộc xóm Trường Mại. Điều đó chứng tỏ các em nhầm lẫn hai phụ âm s/x là do các em có thói quen sử dụng lẫn lộn hai phụ âm này theo địa phương nơi các em ở. Những em này không những nhầm lẫn khi viết mà khi phát âm, các em cũng phát âm lẫn lộn. Còn 2 em khác là do tính cẩu thả, không tập trung chú ý khi viết. Hầu như các em này đều chưa nắm vững nguyên tắc ghi âm, chưa chú trọng đến nét nghĩa trong từng văn cảnh thường chỉ viết theo cảm tính.
	Trước thực tế đó, để giúp học sinh tránh được nhẫm lẫn giữa hai phụ âm đầu
s/x khi viết, tôi xin đưa ra một số biện pháp sau:
II. Biện pháp.
Phân loại học sinh.
Ngay từ đầu năm, khi nhận lớp, tôi đã khảo sát xem có bao nhiêu em nhầm lẫn giữa hai phụ âm đầu s/x rồi tìm hiểu nguyên nhân (do phát âm ở địa phương, do ngọng hay do chưa nắm được các nguyên tắc chính tả) dẫn đến sự nhầm lẫn đó để có kế hoạch giúp đỡ từng em.
Luyện phát âm hai phụ âm s/x cho thật chuẩn.
- Trước hết, tôi luôn cố gắng phát âm chuẩn ở mọi lúc, phân biệt rõ cách phát âm s/x đồng thời chú trọng luyện cho học sinh (đặc biệt là những em phát âm sai do tiếng địa phương và do ngọng) thông qua tiết Tập đọc (gắn với nghĩa và phân biệt nghĩa của từ)
Ví dụ: Trong bài tập đọc: “ Nghĩa thầy trò” – Tiếng Việt 5 tập 2 “ Cuốn sách”, trước hết tôi cho học sinh nêu cách phát âm tiếng “sách” rồi gợi mở cho học sinh giải nghĩa từ và phân biệt với tiếng “xách” trong từ “xách nước”
- Ngoài tiết Tập đọc, tôi luyện phát âm cho các em ở tất cả các môn học, khi các em phát biểu ý kiến hoặc thông qua giao tiếp với các em.
- Ngôn ngữ Tiếng Việt thường đọc sao viết vậy nên khi các em đã phát âm chuẩn thì khi viết cũng đỡ sai lỗi chính tả.
- Công việc này tôi làm thường xuyên liên tục trong suốt năm học.
Chú trọng các tiết chính tả.
Trong tiết học này, tôi lưu ý hơn trong việc rèn chữ viết bằng cách đi từ nghĩa đến chữ hoặc ngược lại đi từ chữ đến nghĩa, nhấn mạnh vào biện pháp so sánh đối chiếu, gợi mở để học sinh thấy được sự khác nhau về nghĩa của những cặp từ dễ lẫn. Bởi vì để viết đúng chính tả ngoài việc phát âm chuẩn cần hiểu rõ nghĩa của từ và nắm vững quy tắc viết chính tả.
Thực hành thường xuyên.
Trong chương trình lớp 5, một tuần chỉ có một tiết chính tả nên có rất ít thời gian cho học sinh thực hành vì vậy tôi thường xuyên cho học sinh thực hành trong các tiết luyện Tiếng Việt qua một số hình thức sau:
Các dạng bài tập:
Bài 1: Điền vào chỗ trống s hay x:
	- Chuột a chĩnh gạo.	- Nước ôi lửa bỏng.
	- Cao chạy a bay.	- ôi hỏng bỏng không.
Bài 2: Chọn chữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống cho thích hợp:
Tôi lấy cưa về ..gỗ (xẻ, sẽ)
Nó cố gắng vẫn không làm ..bài (xong, song)
Con chim ..xuống .nhà (xà, sà)
Cô bé .ra ..đẹp khác thường (sinh, xinh)
Bài 3: Từ nào viết sai, sửa lại cho đúng:
Ông xư bà sãi ở trong chùa.
Anh tôi xắp vào hải quân.
Tính soi mói là không tốt.
Bài 4: Tìm từ ngữ để phân biệt: xấu/sấu; sung/xung
Tổ chức các trò chơi
Thông qua các trò chơi rèn luyện cho học sinh kĩ năng nói-viết đúng phụ 
âm s/x đồng thời giúp các em tiếp thu bài nhanh và nhớ lâu hơn.
VD: Trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng”
- Mục đích: Giúp các em học sinh phân biệt nghĩa các từ, từ đó nhận biết cách viết.
- Nội dung: Giáo viên đưa ra một cặp chữ có phụ âm đầu s/x (VD: Sôi/xôi), yêu cầu học sinh trong 15 giây viết nhanh ra bảng 2 từ (một từ có tiếng “sôi”, một từ có tiếng “xôi”) em nào tìm được nhanh, đúng thì sẽ thắng cuộc.
Chấm chữa chính tả ở tất cả các môn học.
Trong giảng dạy, tôi luôn chú ý chấm chữa chính tả ở tất cả các môn học đặc biệt là trong tiết trả văn. Tôi hướng dẫn học sinh tự nhận ra lỗi và tự sửa lỗi ở bài văn của mình.
6) Động viên khích lệ học sinh: Mỗi khi học sinh phát âm không đúng hoặc nói sai, tôi nhẹ nhàng chỉ bảo để các em tự nhận ra lỗi của mình đồng thời tôi luôn động viên khích lệ các em thông qua việc chấm chữa bài, trong các tiết học và các trò chơi.
7) Hình thành “ mẹo luật ” chính tả cho học sinh.
Trong quá trình giảng dạy, tôi dần hình thành cho học sinh một số “mẹo luật” chính tả phân biệt phụ âm đầu s/x. Chẳng hạn:
-Về mặt kết hợp: ở trong âm tiết, “s” không đi với các vần bắt đầu bằng 
oa, oă, oe, uê. Do đó ta lại có: Xuề xoà, xoay xở, xoen xoét, xun xoeNgoại lệ như: soát lại, suýt soát, sột soạt, sờ soạng
- Về mặt láy âm: s và x đều láy điệp âm đầu, nhưng “s” lại không láy với “x”. Do đó cả hai chữ đều phải là điệp “s” hoặc điệp “x”.
+ Điệp “s” : sở soạng, sồ sề, sục sạo, sung sướng, sỗ sàng
+ Điệp “x”: xao xuyến, xôn xao, xanh xao, xào xạc
- Đặc điểm về ngữ nghĩa:
+ Từ hay âm tiết viết với “s” có từ hay yếu tố Hán Việt đồng nghĩa viết với phụ âm khác (không viết với x) Ví dụ: (gà) sống – (gà) trống, se sẽ – khe khẽ, sát – giết, sư – thầy, 
+ Từ hay âm tiết với (x) có từ hay yếu tố Hán Việt đồng nghĩa với phụ âm khác (không viết với s) Ví dụ: (Tinh) xảo – khéo; xoáy (tóc) – khoáy; xen – chen; xóm – thôn
- Về từ vựng:
+ Tên các thức ăn và những đồ dùng vào những việc ăn uống thường đi với “x”: xôi; xúc xích; xà lách; cải xanh; cái xoong; cái xiên nướng thịt
+ Ngoài tên thức ăn và đồ dùng vào việc ăn uống hầu hết các danh từ đều viết với “s” chứ không viết với “x”
 Danh từ chỉ người : Ông sư, bà sãi, ông nguyên soái, sứ thần
Tên cây: Cây sen, cây sim, cây sung, cây sắn, cây si
Hiện tượng tự nhiên: Sao, sấm, suối, sương, sông
Đồ vật: Hòn sỏi, song cửa, cái sọt, sợi dây
Động vật: Cá sấu, con sóc, con sò, con sên, con sếu
Ngoài lệ có: Xương, cái xe, cái xuồng, cây xoan, cây xoài, bọ xít, xén tóc
Những từ chỉ hơi đi ra viết với “x”: xì, xỉu, xọp, xẹp
Những từ có nghĩa sụp xuống đi với “s”: Sụp, sụt, sẩy chân
Những từ công cụ ngữ pháp: nhiều chữ đi với “s”: sự, sẽ, sắp, sao, sẵn
III. Kết quả đạt được:
	Vận dụng những kinh nghiệm trên vào giảng dạy tôi thấy hầu hết học sinh nắm được cách phát âm phụ âm s-x, phân biệt được phụ âm s/x đưa vào cấu tạo và nghĩa của từ. Những em: Nguyễn Thị Hồng Loan, Chu Văn Lăng, Nguyễn Hồng Quânđã có tiến bộ rất nhiều so với đầu năm học, điểm chính tả của các em từ điểm 2, 3, 4 đến nay đều đã đạt điểm 9, 10. Các bài Tập Làm Văn không còn hiện tượng viết nhầm lẫn giữa 2 phụ âm x-s.
	Qua bài khảo sát chất lượng, lớp tôi đạt được kết quả như sau:
Thời gian
Lỗi về phụ âm s-x
Giữa học kỳ I
8/33 bài
Cuối học kỳ I
4/33 bài
Giữa học kỳ II
0/33 bài
	Nhờ các em viết đúng chính tả mà bài thi khảo sát môn Tiếng Việt cuối học kỳ I và giữa học kỳ II đạt kết quả 100%.
C. Bài học kinh nghiệm.
	Để nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt, tránh được sự nhầm lẫn giữa 2 phụ âm s-x, giáo viên cần:
- Thường xuyên phát âm chuẩn bằng cách tự rèn luyện mình, thầy cô phải ý 
thức được rằng giọng đọc của mình là giọng đọc mẫu, chuẩn làm chỗ dựa cho các em bắt chước và viết đúng chính tả.
- Phân loại học sinh để rèn đúng đối tượng.
- Thường xuyên rèn luyện cách phát âm phụ âm s-x cho học sinh thông qua tiết Tập đọc, lời phát biểu và sự giao tiếp của học sinh.
- Trong giờ học chính tả giáo viên tạo ra tình huống để các em phát huy tính tích cực chủ động của mình bằng cách.
+ Cung cấp cho học sinh các ngữ cảnh cụ thể.
+ Tạo điều kiện trở đi trở lại các từ cần ghi nhớ.
+ Tăng cường thao tác phân tích ngôn ngữ.
+ Tăng cường yêu cầu học sinh tự sửa lỗi chính tả.
Thường xuyên cho học sinh thực hành thông qua nhiều hình thức khác nhau, tạo nhiều hứng thú cho học sinh học tập.
- Chú ý hình thành một số: “ mẹo luật” chính tả về phân biệt phụ âm đầu s-x thông qua các tiết dạy như Chính tả, Tập đọc, Từ ngữ và trong những tiết thực hành.
- Rèn cho học sinh thói quen cẩn thận, chú ý khi viết để luôn viết đúng, viết nhanh, viết đẹp, sạch sẽ và giữ gìn sạch vở.
- Chấm bài đầy đủ, chi tiết, chính xác.
- Kết hợp với Giám hiệu có kế hoạch kiểm tra chấm chữ, chấm vở của học sinh theo tháng.
Hơn hết người giáo viên phải tự khẳng định vai trò của người Thầy trong lớp học, phải biết thực trạng của việc viết chính tả hiện nay của địa phương học sinh mình. Người giáo viên phải tự trang bị thêm cho mình kiến thức về ngôn ngữ học, nguyên tắc ngữ âm trong dạy chính tả, các quy tắc, thói quen, các mẹo luật, các trường hợp ngoại lệ của việc viết chính tả và nhất là người giáo viên phải có lòng 
yêu nghề, yêu trẻ, cần cù nhẫn nại.
D. phần Kết luận:
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi trong việc “ Khắc phục tình trạng nhầm lẫn giữa 2 phụ âm s-x khi nói và viết ở học sinh lớp 5”. Kinh nghiệm này chắc rằng còn nhiều hạn chế. Rất mong được sự góp ý chân thành của Quý ban lãnh đạo các cấp, các thầy giáo, cô giáo của PGD Thành phố, các thầy giáo, cô giáo trong Ban giám hiệu Nhà trường cùng bạn bè đồng nghiệp góp ý xây dựng giúp tôi để trong tương lai, những năm tới tôi giảng dạy cũng như giáo dục các em ngày một tốt hơn./.
	Tôi xin chân thành cảm ơn!
	Tân Bình, ngày 5 tháng 5 năm 2008
	Người viết
	 Nguyễn Thị Bích Nhuần

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem lop 5(1).doc