Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giúp học sinh lớp Năm viết tốt đoạn văn, bài văn trong phân môn Tập làm văn

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giúp học sinh lớp Năm viết tốt đoạn văn, bài văn trong phân môn Tập làm văn

b)Cơ sở thực tiễn :

 Qua tìm hiểu ở giáo viên chủ nhiệm của khối Bốn, tôi được biết kĩ năng viết văn của học sinh còn nhiều hạn chế. Thường thì giáo viên viết sẵn văn mẫu cho học sinh học thuộc để đến tiết kiểm tra viết hay kiểm tra định kì học sinh học thuộc rồi nhớ và viết lại. Chính vì vậy, bài viết của các em ít có tính sáng tạo, chưa kể đến việc các em không nhớ hết từ, ý, không hiểu nghĩa của từ nên bài viết mắc rất nhiều lỗi chính tả. Mặt khác qua khảo sát đầu năm, tôi nhận thấy chất lượng phân môn Tập làm văn quá thấp. Đa số bài làm mắc những lỗi rất sơ đẳng về chính tả, dấu câu, dùng từ, diễn đạt. Bài viết sơ sài, bố cục không rõ ràng, không đủ số câu, số dòng quy định, dùng từ lặp, dùng từ theo thổ ngữ, viết câu què, câu cụt, sử dụng dấu câu chưa thành thạo nên câu văn thường rối rắm, lủng củng. Chính vì học sinh có thói quen sao chép văn mẫu nên khi gặp phải những đề bài mới các em viết câu không có hình ảnh, không thể hiện được cảm xúc, không sử dụng được các biện pháp nghệ thuật tu từ đơn giản như so sánh, nhân hoá . . . nên bài văn khô khan không hấp dẫn người đọc.

 Căn cứ vào thực tế giảng dạy và qua giao tiếp với học sinh hằng ngày, tôi nhận thấy khả năng học phân môn Tập làm văn của học sinh lớp Năm mình đang dạy còn rất hạn chế, việc dùng từ, liên kết câu, khả năng diễn đạt còn yếu, viết câu què quặt, chắp vá, diễn đạt lủng củng. Bài văn thường tản mạn chưa theo một trình tự hợp lí.

 Từ thực tế trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài : “Kinh nghiệm giúp học sinh lớp Năm viết tốt đoạn văn, bài văn trong phân môn Tập làm văn” để nghiên cứu và thực hiện. Ngoài những biện pháp cũ tôi đã vận dụng ở các năm học trước năm học này tôi bổ sung thêm một số biện pháp mới có tính khả thi cao.

 

doc 12 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 293Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giúp học sinh lớp Năm viết tốt đoạn văn, bài văn trong phân môn Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
 1.Lý do chọn đề tài:
 a)Cơ sở lý luận: 
 Như chúng ta đã biết hiệu quả của việc dạy học không chỉ phụ thuộc vào nội dung dạy học mà còn phụ thuộc vào phương pháp dạy học. Đặc biệt là tập làm văn là môn mà các em ở Tiểu học yếu hơn các môn khác. Bởi vậy người giáo viên phải có nhiệm vụ giúp các em nối tiếp một cách tự nhiên các bài khác nhau trong môn tiếng Việt như Tập đọc, Chính tả, Luyên từ và câu, Kể chuyên...nhằm giúp các em có năng lực nghe,nói, đọc viết một cách tố nhất. Nhờ năng lực này, các em biết sử dụng tiếng Việt làm công cụ tư duy, giao tiếp, học tập.Giúp các em bổ sung kiến thức, rèn luyện tư duy và qua đó hình thành nhân cách cho các em.
 Qua nhiều năm giảng dạy ở khối lớp Năm tôi nhận thấy môn Tiếng Việt ở Tiểu học có vai trò hết sức quan trọng, trong đó phân môn Tập làm văn là cơ bản nhất vì tích hợp nhiều dạng kiến thức khác nhau từ các phân môn như Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện. Ngoài những biện pháp tôi đã trải nghiệm ở những năm học trước, năm học này, tôi tiếp tục vận dụng những biện pháp cũ và có bổ sung một vài biện pháp mới hơn không ngoài mục đích nhằm góp phần nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn trong công tác dạy và học.
 Như chúng ta đã biết, việc học tốt phân môn Tập làm văn sẽ giúp học sinh cảm thụ cái hay, cái đẹp từ sách vở, từ các tác phẩm đến vẻ đẹp vốn có mà thiên nhiên đã ban tặng cho loài người. Thông qua đó giúp các em trau dồi nhân cách của mình về quan niệm sống, về đạo đức. Mặt khác học tốt phân môn Tập làm văn là điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho các em trong giao tiếp hằng ngày và cũng từ cơ sở ban đầu đó nếu học sinh học Tập làm văn ở bậc Tiểu học tốt thì khi lên những cấp trên các em sẽ học môn Ngữ văn một cách dễ dàng. 
 Theo chương trình Sách giáo khoa, phân môn Tập làm văn có những điểm cần quan tâm vì nó rèn luyện cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Bởi vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng bài Tập làm văn của học sinh là một việc làm khó đối với mỗi giáo viên. 
 b)Cơ sở thực tiễn :
 Qua tìm hiểu ở giáo viên chủ nhiệm của khối Bốn, tôi được biết kĩ năng viết văn của học sinh còn nhiều hạn chế. Thường thì giáo viên viết sẵn văn mẫu cho học sinh học thuộc để đến tiết kiểm tra viết hay kiểm tra định kì học sinh học thuộc rồi nhớ và viết lại. Chính vì vậy, bài viết của các em ít có tính sáng tạo, chưa kể đến việc các em không nhớ hết từ, ý, không hiểu nghĩa của từ nên bài viết mắc rất nhiều lỗi chính tả. Mặt khác qua khảo sát đầu năm, tôi nhận thấy chất lượng phân môn Tập làm văn quá thấp. Đa số bài làm mắc những lỗi rất sơ đẳng về chính tả, dấu câu, dùng từ, diễn đạt. Bài viết sơ sài, bố cục không rõ ràng, không đủ số câu, số dòng quy định, dùng từ lặp, dùng từ theo thổ ngữ, viết câu què, câu cụt, sử dụng dấu câu chưa thành thạo nên câu văn thường rối rắm, lủng củng. Chính vì học sinh có thói quen sao chép văn mẫu nên khi gặp phải những đề bài mới các em viết câu không có hình ảnh, không thể hiện được cảm xúc, không sử dụng được các biện pháp nghệ thuật tu từ đơn giản như so sánh, nhân hoá . . . nên bài văn khô khan không hấp dẫn người đọc.
 Căn cứ vào thực tế giảng dạy và qua giao tiếp với học sinh hằng ngày, tôi nhận thấy khả năng học phân môn Tập làm văn của học sinh lớp Năm mình đang dạy còn rất hạn chế, việc dùng từ, liên kết câu, khả năng diễn đạt còn yếu, viết câu què quặt, chắp vá, diễn đạt lủng củng. Bài văn thường tản mạn chưa theo một trình tự hợp lí. 
 Từ thực tế trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài : “Kinh nghiệm giúp học sinh lớp Năm viết tốt đoạn văn, bài văn trong phân môn Tập làm văn” để nghiên cứu và thực hiện. Ngoài những biện pháp cũ tôi đã vận dụng ở các năm học trước năm học này tôi bổ sung thêm một số biện pháp mới có tính khả thi cao. 
 2. Mục đích đề tài :
 Qua thực tế giảng dạy tìm ra những biện pháp và kinh nghiệm tố chức giúp học sinh viết tốt đoạn văn, bài văn trong phân môn Tập làm văn ở lớp Năm đạt hiệu quả cao nhất.
 3.Lịch sử đề tài:
 +Tham khảo các tài liệu hướng dẫn Đổi mới phương pháp dạy và học.
 +Học tập các kinh nghiệm của đồng chí , đồng nghiệp trong trường và trong ngành giáo dục.
 +Tham khảo Kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 viết đoạn văn, bài văn đạt kết quả
 +TÀI LIỆU THAM KHẢO :
 1- Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp Năm - Tập 1, 2/ Bộ GD/ xuất bản năm 2006.
 2- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên lớp Năm tập 1 của Bộ GD/ năm 2006.
 5- Phương pháp dạy học Tiếng Việt / Lê A/ xuất bản năm 2001.
 6- Cảm thụ văn Tiểu học/ Tạ Đức Hiền/ năm 2006.
 7- Những đoạn văn hay của học sinh Tiểu học/Trần Hòa Bình - Lê Hữu Tỉnh / năm 2000.
 8- Những đoạn văn hay của học sinh Tiểu học/ Lê Hữu Tỉnh / năm 2001.
 9- Dạy Tập làm văn ở trường Tiểu học/ Nguyễn Trí / năm 2000.
 10- Dạy và học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học theo chương trình mới/ Nguyễn Trí / năm 2002.
 11- Bài tập luyện viết văn miêu tả ở Tiểu học/ Vũ Khắc Tuân/ năm 2002.
4.Phạm vi đề tài :
 *Đối tượng nghiên cứu : Học sinh lớp Năm/2 trường Tiểu học Phước Vân.
 *Phạm vi nghiên cứu : Chương trình phân môn Tập làm văn lớp Năm. Trọng tâm là thể loại văn miêu tả (Kiểu bài tả cảnh, tả người, tả cây cối, tả đồ vật và tả con vật).
 Các phương dạy học tích cực.
II.NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM :
1.Thực trạng đề tài: 
 Qua kết quả khảo sát đầu năm, chất lượng phân môn Tập làm văn của lớp còn thấp. 
 Cụ thể như sau :
Sĩ số
4,5 -> 5 điểm
3,5 -> 4 điểm
2,5 ->3 điểm
Dưới 2,5 đ
38/20
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
5
13. 1%
10
26.3%
15
39.4
8
21.1%
2. Nội dung cần giải quyết:
Tìm hiểu nội dung phân phối chương trình
Sử dụng đồ dùng trực quan để luyện viết văn miêu tả
Tổ chức đa dạng hóa các hình thức dạy học 
Cung cấp từ ngữ miêu tả cho học sinh
Rèn cho học sinh cách viết câu đúng, câu hay
Rèn cách lập dàn bài chi tiết
Rèn luyện từng kĩ năng bộ phận (Mở bài, thân bài, kết bài) theo chương trình SGK .
Xem lại lỗi của học sinh năm trước để ngăn ngừa lỗi cho học sinh năm nay.
Vận dụng sách văn mẫu, bài văn mẫu của giáo viên
Tích hợp lồng ghép kiến thức phân môn Tập làm văn vào các phân môn khác trong môn Tiếng Việt.
Thực hiện cách chấm chữa bài cho học sinh
Tổ chức trò chơi.
3.Biện pháp thực hiện:
Biện pháp 1 : Tìm hiểu nội dung phân phối chương trình
 Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu kĩ nội dung phân phối chương trình, tôi thấy được thể loại văn miêu tả trong chương trình sách giáo khoa lớp Năm bao gồm 5 kiểu bài : Tả cảnh, tả người, tả cây cối, tả đồ vật và tả con vật.
 Việc nắm kĩ phân bố nội dung từng tiết học đã giúp tôi có kế hoạch soạn và giảng bài chu đáo và việc chọn lựa các hình thức dạy học trong mỗi tiết cũng được tiến hành một cách thuận lợi hơn. Mặt khác việc làm này còn giúp tôi có kế hoạch lồng ghép tích hợp phân môn Tập làm văn vào các phân môn khác trong môn Tiếng Việt sẽ có tác dụng kép.
 Biện pháp 2 : Sử dụng đồ dùng trực quan để luyện viết văn miêu tả
 Thể loại văn miêu tả đòi hỏi tính thực tế cao nên việc hướng dẫn học sinh quan sát để tả là điều không thể thiếu được. Ông Phạm Hổ đã nói : “Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Vì vậy ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng”/trang 97/ Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 tập 2. Qua đây, tôi nhận thấy việc hướng dẫn học sinh quan sát để miêu tả là việc làm mang tính cấp thiết và thường xuyên.
 Ví dụ : Khi học bài tả cảnh sông nước thì trước đó tôi dặn các em về quan sát dòng sông, ao, hồ. Riêng cảnh biển, tôi cho các em sưu tầm tranh để quan sát hoặc để tả Cái đồng hồ báo thức, tôi cho các em quan sát nhiều loại đồng hồ khác nhau để mỗi em có cách tả riêng biệt về chiếc đồng hồ.
 Trên đây chỉ là ví dụ đơn cử, ngoài ra tùy thực tế bài học mà tôi chọn các đồ dùng khác cho học sinh quan sát. 
 Biện pháp 3 : Tổ chức đa dạng hóa các hình thức dạy học 
 Như chúng ta đã biết một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới chương trình và SGK là đổi mới phương pháp dạy và học. Chính vì vậy trong quá trình lập kế hoạch bài học, tôi luôn nghiên cứu nội dung bài để phối hợp đa dạng các hình thức dạy học. Tôi không vận dụng đơn thuần theo phương pháp truyền thống “Thầy hỏi, trò trả lời” mà sau khi nghiên cứu kĩ nội dung, yêu cầu đề bài, tôi tổ chức cho học sinh đàm thoại bằng nhiều hình thức khác nhau.
 Ví dụ : Bài 1/ Luyện tập tả cảnh / 62 / TV5 tập 1	
 Đề bài yêu cầu : Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi :
 a) Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ... Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
 Theo Vũ Tú Nam
 - Đoạn văn tả đặc gì của biển ?
 - Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào thòi điểm nào ?
 - Khi quan sát, tác giả đã có những liên tưởng thú vị như thế nào ?
 b) Con kênh này có tên là kênh Mặt Trời. Nơi đây, suốt ngày, ánh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt đất. Bốn phía chân trời trống huếch trống hoác. Từ lúc mặt trời mọc đến lúc mạt trời lặn không kiếm đâu ra một bóng cây để tránh nắng. Buổi sáng, con kênh còn phơn phớt màu đào, giữa trưa bỗng lóa mắt, rồi dần biến thành một con suối lửa lúc trời chiều. Có lẽ bởi vậy mà nó được gọi là kênh Mặt Trời.
 Theo Đoàn Giỏi
 - Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày ?
 - Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào ?
 - Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả. 
 Theo yêu cầu của bài tập này, học sinh phải trả lời cả 6 câu hỏi. Nếu làm như vậy thì tiết học rất đơn điệu, gây cho gây cho các em sự nhàm chán. Do đó, tôi đã tổ chức các hình thức sau : 
 Đoạn văn a :
 Câu 1 tôi cho đàm thoại cả lớp.
 Câu 2, câu 3 tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 4 sau đó đại diện từng nhóm báo cáo kết quả.
 Đoạn văn b : 
 Câu 1 : Tôi cho học sinh làm hình thức trắc nghiệm như sau :
 + Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày ?
 A. Ban ngày
 B. Ban đêm
 C. Từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn 
 (Cho cả lớp dùng thẻ chữ A, B, C để chọn )
 Câu 2 : Tôi cho cả lớp cùng làm bảng con.
 Câu 3 : Tôi cho học sinh thảo luận nhóm 2 rồi gọi các em trả lời.
 Nhờ áp dụng biện pháp này mà tiết dạy diễn ra nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao. 
 Biện pháp 4 : Cung cấp từ ngữ miêu tả cho học sinh
 Qua thống kê tr ...  dấu câu, dùng từ, diễn đạt trước khi học sinh làm bài viết. Chẳng hạn, trước khi cho học sinh viết bài văn tả cảnh ở tuần 4, tôi nêu cho học sinh biết những lỗi sai của học sinh năm trước về dấu câu, dùng từ, diễn đạt, bố cục .Ở những tiết sau, tôi cũng tiến hành tương tự. Với cách làm này, chúng tôi đã giúp học sinh khắc phục được một số lỗi sơ đẳng trong bài viết.
 Biện pháp 9 : Vận dụng sách văn mẫu, bài văn mẫu của giáo viên
 Để thực hiện tốt vấn đề này, ngay từ đầu năm, tôi đã khuyến khích học sinh cả lớp tìm đọc các sách văn mẫu. Bởi vì, với mức độ hiểu biết của các em, không phải em nào cũng học xong lí thuyết là vận dụng thực hành lập dàn ý, viết đoạn văn và viết bài văn được ngay nên chúng tôi muốn mỗi em có riêng một cuốn sách để làm điểm tựa. 
 Chẳng hạn, khi học bài Luyện tập tả người (Tả ngoại hình) trang 130 SGKTV 5 tập 1, đề bài yêu cầu : “Lập dàn ý cho bài văn tả một người em thường gặp..”.Sau khi tìm hiểu đề, tôi cho học sinh đọc một số bài văn mẫu kết hợp với từ ngữ đã cung cấp trước (ở biện pháp 2), mỗi em tự chọn lựa rồi rút ra từ then chốt hoặc ý để lập thành dàn bài chi tiết. Dựa vào dàn bài này, tiết sau các em tự mở rộng ý để viết thành bài văn hoàn chỉnh mang văn phong riêng của mình.
 Ngoài những bài văn mẫu trong sách, các bài văn mẫu của giáo viên cũng giúp ích cho học sinh không ít. Bởi vì bài văn mẫu của giáo viên bao giờ cũng gần gũi, sát với đời sống thực tế nên giúp các em dễ nhớ, dễ vận dụng hơn. Ngay cả những em học sinh khá giỏi cũng thích bắt chước bài làm mẫu của giáo viên chứ nói gì đến học sinh trung bình, yếu. Biết được đặc điểm tâm lí này của học sinh, trước mỗi tiết làm bài viết, tôi đều đọc chậm bài văn mẫu của mình cho học sinh nghe, các em ghi nhanh lại một số từ ngữ then chốt, từ láy, câu văn có sử dụng biên pháp so sánh, nhân hoá ...v.v..để vận dụng vào bài viết của mình. Tôi tuyệt đối không cho học sinh viết nguyên văn theo sách văn mẫu hay bài mẫu của giáo viên vì như thế bài làm của học sinh mang tính rập khuôn thiếu tính sáng tạo.
 Biện pháp 10 : Tích hợp lồng ghép kiến thức phân môn Tập làm văn vào các phân môn khác trong môn Tiếng Việt :
 * Đối với phân môn Luyện từ và câu :
 Tôi đặc biệt chú trọng đến dạng bài “Viết đoạn văn ngắn” mà dạng bài này có rất nhiều trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp Năm. Tôi nghĩ rằng: “Nếu học sinh viết tốt đoạn văn thì ít nhiều gì cũng luyện cho các em kĩ năng viết bài Tập làm văn sau này”. Do đó khi dạy dạng bài này, tôi hướng cho học sinh tìm hiểu kĩ đề bài, xác định đúng yêu cầu trọng tâm, viết bài theo câu hỏi gợi ý của giáo viên, đồng thời kết hợp tham khảo đoạn văn mẫu của giáo viên. Đặc biệt cách chấm chữa bài, tôi thực hiện như cách chấm ở phân môn Tập làm văn để rèn cho các em kĩ năng nhận biết và tự sửa lỗi một cách thành thục.
 * Đối với phân môn Tập đọc :
 Sau khi học các bài học thuộc thể loại văn miêu tả, tôi thường cho học sinh xác định kiểu bài, phân đoạn bài văn (Mở bài, thân bài, kết bài). Bài nào không có mở bài hay kết bài, tôi hướng dẫn cho các em thêm vào. Chẳng hạn, như bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” trang 10 Sách Tiếng Việt lớp Năm tập 1(thiếu kết bài) hay bài “ Hộp thư mật” trang 62 Sách Tiếng Việt lớp Năm tập 2 (thiếu mở bài).
 Ngoài ra, sau khi học các bài Tập đọc có mở bài, kết bài, tôi thường nêu câu hỏi lồng ghép “Đoạn mở bài thuộc kiểu gián tiếp hay trực tiếp ? Đoạn mở bài thuộc kiểu mở rộng hay không mở rộng ?”. Chẳng hạn như bài “Một chuyên gia máy xúc” trang 45 Sách Tiếng Việt lớp Năm tập 1 hay bài “Mùa thảo quả” trang 113 Sách Tiếng Việt lớp Năm tập 1. Qua đó, tôi củng cố thêm cho học sinh lý thuyết về phân môn Tập làm văn.
 Biện pháp 11 : Thực hiện cách chấm chữa bài cho học sinh
 Để việc chữa bài của học sinh được tiến hành thuận lợi, ngay tiết trả bài viết đầu tiên của phân môn Tập làm văn, tôi cung cấp cho học sinh 7 kí hiệu quy ước trong bài chấm của mình để học sinh làm quen và nhận biết. Cụ thể như sau :
 1- Sai chính tả gạch chân cả chữ ( ).
 2- Dùng từ sai, khoanh tròn từ đó ( ).
 3- Chỗ cần đặt dấu phẩy, dấu câu,.. làm dấu sổ ( / ).
 4-Nếu thiếu từ ghi ( v ).
 5- Chỗ cần xuống dòng dùng 2 dấu sổ ( // ).
 6- Dùng từ chính xác, hay, đóng khung 
 7- Câu hay ! !, câu lủng củng ? ?
 Việc sọan tiết trả bài viết tôi vẫn tiến hành theo cách cũ, vừa chấm bài, vừa ghi ngay lỗi sai vào bài làm để học sinh sửa đúng lỗi khi gặp các kí hiệu trên. 
 Khi lên lớp, phần sửa lỗi chính tả, tôi gọi học sinh đánh vần lại từ sai phổ biến cho đúng rồi ghi từ đó lên bảng. Riêng lỗi sai về dấu câu, dùng từ, diễn đạt, tôi chọn vài câu trong số câu trong bài làm của học sinh viết ra bảng phụ để sửa chung cho cả lớp. Thời gian còn lại, tôi cho các em sửa theo nhóm 4. Với cách làm này, học sinh sửa được 100% số lỗi mà các em đã mắc phải.
 Biện pháp 12 : Tổ chức trò chơi.
 Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học, các em “Học mà chơi, chơi mà học”. Do đó để giảm bớt sự mệt nhọc và căng thẳng đối với môn học khó khăn này, thỉnh thoảng tôi tổ chức cho các em tham gia một số trò chơi. Cụ thể như sau :
 * Trò chơi 1: Ai nhanh hơn :
 Khi học bài luyện tập tả cảnh trang 62 (Tiết 2 tuần 6) về tả cảnh sông nước, để củng cố vốn từ ngữ và kĩ năng quan sát, tôi tổ chức cho các em chơi như sau : Chia lớp làm 4 đội, mỗi đội cử 3 em đại diện tham gia, một em quan sát bức tranh trong vòng mười giây, sau đó lần lượt truyền thông tin cho 2 em còn lại, em cuối cùng có nhiệm vụ ghi các từ ngữ miêu tả bức tranh mà các bạn đã truyền cho mình. Tổ nào ghi được nhiều từ đúng và nhanh hơn sẽ thắng cuộc.
 * Trò chơi 2 : Hướng dẫn viên giỏi :
 Trò chơi này, chúng tôi sử dụng ở bài luyện tập tả cảnh trang 81 (Tiết 1 tuần 8) về tả cảnh cảnh đẹp ở địa phương. Sau khi lập dàn ý ở bài 1, chúng tôi tổ chức cho học sinh thi “Em tập làm hướng dẫn viên du lịch” để giới thiệu cảnh đẹp của địa phương mình, ban giám khảo là tập thể lớp. Qua trò chơi giúp các em có thêm hiểu biết thêm về cảnh đẹp địa phương về cách diễn đạt để viết tốt đoạn văn ở bài tập 2.
 * Trò chơi 3 : Nhìn hành động đoán nghề :
 Trò chơi này được tổ chức ở phần củng cố của bài luyện tập tả người (Tả hoạt động) trang 150 (Tiết 1 tuần 15). Chúng tôi ghi một số nghề vào phiếu như : nghề may, giáo viên, thợ mộc, bác sĩ, chụp ảnh,....cho một em xung phong lên bốc thăm đúng từ nào thì diễn tả động tác theo từ đó, học sinh ở dưới lớp nhìn hành động của bạn mà đoán nghề. Nếu đoán đúng cả 2 em đều được khen thưởng. Thông qua trò chơi này, học sinh có thể hiểu thêm hoạt động của một số nghề để vận dụng vào văn tả người (Tả hoạt động).
III KẾT LUẬN:
1/Kết quả đạt được: :
 Với những biện pháp đã nêu ở trên, qua gần một năm thực hiện đề tài, kết quả điểm phân môn Tập làm văn của học sinh lớp được nâng lên qua từng giai đoạn một cách đáng kể. Cụ thể như sau :
Giai đoạn 1 : (Kiếm tra giữa kì I)
Sĩ số
4,5 -> 5 điểm
3,5 -> 4 điểm
2,5 ->3 điểm
Dưới 2,5 đ
38/20
SL
TL
SL
TL
38/20
SL
TL
SL
 Học sinh viết bài văn đúng thể loại, trình bày bố cục hợp lí, vận dụng được nhiều từ ngữ gợi tả, từ ghép, từ láy, ít mắc lỗi chính tả hơn trước.
Giai đoạn 2 : (Kiếm tra cuối kì I )
Sĩ số
4,5 -> 5 điểm
3,5 -> 4 điểm
2,5 ->3 điểm
Dưới 2,5 đ
38/20
SL
TL
SL
TL
38/20
SL
TL
SL
7
18.4%
13
34.2%
12
31.5%
6
15.7%
 Về kĩ năng : Học sinh viết bài văn đúng thể loại, trình bày bố cục hợp lí, vận dụng được nhiều từ ngữ gợi tả, từ ghép, từ láy câu gãy gọn mạch lạc hơn, ít mắc các lỗi sơ đẳng về chính tả, dùng từ và bài văn có hình ảnh sinh động hơn, bóng bẩy hơn. Một số học sinh khá giỏi đã biết viết bài văn đúng theo văn phong của mình.
 3- Giai đoạn 3 : (Kiếm tra giữa kì II) 
Sĩ số
4,5 -> 5 điểm
3,5 -> 4 điểm
2,5 ->3 điểm
Dưới 2,5 đ
38/20
SL
TL
SL
TL
38/20
SL
TL
SL
10
26.3%
16
42.1%
10
26.3%
2
5.2%
4-Giai đoạn 4 : (Kiếm tra cuối kì II) 
Sĩ số
4,5 -> 5 điểm
3,5 -> 4 điểm
2,5 ->3 điểm
Dưới 2,5 đ
38/20
SL
TL
SL
TL
38/20
SL
TL
SL
12
31.5%
18
47.3%
8
21.1%
0
0%
 Về kĩ năng : Bài văn các em diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, ý súc tích. Đa số học sinh biết sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ như so sánh, nhân hoá v.v. .... Mặt khác vốn từ các em sử dụng trong bài cũng được gọt giũa kĩ lưỡng. Bài viết thật sự có chất văn.
2.Những kinh nghiệm đạt được:
 a).Ưu điểm:
 Kết quả kiểm tra qua từng giai đoạn có sự chuyển biến đi lên rõ rệt, tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng, tỉ lệ học sinh yếu giảm đi đáng kể. Kĩ năng viết văn của các em tiến bộ rõ rệt. Phần lớn bài viết có tính sáng tạo, câu văn giàu hình ảnh, có cảm xúc, ít mắc lỗi sơ đẳng về chính tả, dấu câu, dùng từ, diễn đạt.
 Các tiết dạy và học Tập làm văn diễn ra sinh động và đạt kết quả tốt.
 Học sinh tham gia xây dựng bài và diễn đạt ý ,diễn đạt bài văn bằng lời ngày càng tiến bộ.Không còn hiện tượng nhút nhát, trông chờ vào kết quả từ bài làm của bạn, của thầy cô.
 b).Hạn chế:
 Khi thực hiện các biện pháp và kinh nghiệm trên đòi hỏi giáo viên và học sinh cần phải có sự chuẩn bị và đầu tư kĩ cho nội bài dạy –học.
 Số lượng bảng phụ , pho to phiếu học tập sử dụng nhiều và tốn nhiều chi phí cho một tiết dạy và học.
c).Kinh nghiệm :
 Muốn giúp học sinh lớp Năm viết tốt đọan văn, bài văn trong phân môn Tập làm văn, qua một năm áp dụng các biện pháp trong đề tài này, tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau :
 - Tổ chức đa dạng hóa các hình thức dạy học
 - Cung cấp từ ngữ miêu tả.
 - Rèn cho học sinh cách viết câu đúng, câu hay.
 - Sử dụng đồ dùng, hình ảnh trực quan để miêu tả.
 - Rèn cách lập dàn bài chi tiết.
 -Thực hành trình bày dàn bài chi tiết bằng lời trước khi làm bài viết.
 - Rèn luyện tốt kĩ năng làm đúng cấu tạo bài văn (mở bài, thân bài, kết bài).
 - Nắm kĩ các lỗi thường gặp năm trước để ngăn ngừa lỗi cho học sinh năm nay.
 - Khuyến khích học sinh tham khảo văn mẫu, bài văn mẫu của giáo viên.
 - Tích hợp lồng ghép kiến thức phân môn Tập làm văn vào các phân môn khác trong môn Tiếng Việt.
 - Thực hiện cách chấm chữa bài cho học sinh một cách kĩ lưỡng chu đáo.
 Nhìn chung kết quả khảo sát qua từng giai đoạn có sự chuyển biến đi lên rõ rệt, tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng, tỉ lệ học sinh yếu giảm đi đáng kể. So với đầu năm, tỉ lệ học sinh yếu đã giảm nhiềi. Kĩ năng viết văn của các em tiến bộ rõ rệt. Phần lớn bài viết có tính sáng tạo, câu văn giàu hình ảnh, có cảm xúc, ít mắc lỗi sơ đẳng về chính tả, dấu câu, dùng từ, diễn đạt.
 IV.KIẾN NGHỊ: 
 Hoàn thành ngày : 20/5/2011
 Giáo viên thực hiện .
Phan Văn Lấn

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_nam_viet.doc