Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng ca hát cho học sinh tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng ca hát cho học sinh tiểu học

Âm nhạc là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ. Trẻ em tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình.

Bằng ngôn ngữ đặc thù của mình như; giai điệu, nhịp điệu, tính chất chặt chẽ về tiết tấu, sự hài hoà vềâm thanh giúp học sinh mở rộng tầm hiểu biết phong phú thêm về kinh nghiệm sống, mang lại cảm giác xúc động về thẩm mỹ mới mẻ, mạnh mẽ. giúp cho việc phát triển trí tuệ óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức cho trẻ em. Việc triển khai môn học Âm nhạc ở trường Tiểu học có ý nghĩa nhân văn rất lớn, phù hợp với công ước quốc tế về quyền trẻ em. Qua các bài học, các em được nghe hát, nghe nhạc, được tập hát, được biết một số kiến thức phổ thông về Âm nhạc, tất cả những cái đó sẽ tạo thành một trình độ văn hoá âm nhạc tối thiểu để góp phần cùng các môn học khác giáo dục nhân cách, làm cho các nội dung học tập ở nhà trường có tính toàn diện, làm thăng bằng, hài hoà các hoạt động của trẻ em.

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 360Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng ca hát cho học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT CHIÊM HOÁ
Trường Tiểu học Phúc Sơn
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KINH NGHIỆM
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG CA HÁT
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
NỘI DUNG:
Cơ sở lý luận:
Âm nhạc là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ. Trẻ em tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình.
Bằng ngôn ngữ đặc thù của mình như; giai điệu, nhịp điệu, tính chất chặt chẽ về tiết tấu, sự hài hoà vềâm thanh giúp học sinh mở rộng tầm hiểu biết phong phú thêm về kinh nghiệm sống, mang lại cảm giác xúc động về thẩm mỹ mới mẻ, mạnh mẽ. giúp cho việc phát triển trí tuệ óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức cho trẻ em. Việc triển khai môn học Âm nhạc ở trường Tiểu học có ý nghĩa nhân văn rất lớn, phù hợp với công ước quốc tế về quyền trẻ em. Qua các bài học, các em được nghe hát, nghe nhạc, được tập hát, được biết một số kiến thức phổ thông về Âm nhạc, tất cả những cái đó sẽ tạo thành một trình độ văn hoá âm nhạc tối thiểu để góp phần cùng các môn học khác giáo dục nhân cách, làm cho các nội dung học tập ở nhà trường có tính toàn diện, làm thăng bằng, hài hoà các hoạt động của trẻ em.
Cơ sở thực tiễn:
Năm học 2007 - 2008 được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường, tôi trực tiếp giảng dạy bộ môn Âm nhạc. Để học sinh học tập tốt môn học bản thân tôi luôn tìm tòi những phương pháp dạy học cho phù hợp đúng với lứa tuổi, đúng trương trình, tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn học. Tôi luôn tìm những phương pháp để đưa phong trào ca hát của nhà trường đạt kết quả và hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công, trong khi nhận thức, sự hiểu biết, giọng hát của học sinh không đồng đều, có những em có giọng hát, hát đúng giọng, có những em hay hát lạc giọng chưa mạnh dạn tham gia biểu diễn các bài hát hoặc biểu diễn chưa tự nhiên.
Nguyên nhân:
Sau khi rà soát nắm tình hình thực tế tôi đã tiến hành phân loại từng nhóm và đi sâu vào tìm hiểu những hạn chế từng mặt của mỗi học sinh cũng như hoàn cảnh, cá tính, sở thích của các em để từ đó có hướng bồi dưỡng và giúp đỡ phù hợp với đối tượng học sinh.
Do môn học đòi hỏi phải có tính năng khiếu nên trong khi ca hát một số học sinh hát lạc giọng, chưa thuộc lời, hát chưa chuẩn về giai điệu, tiết tấu. Do một số em nói tiếng địa phương nên nói ngọng, âm phát ra chưa rõ tiếng, chưa biết lấy hơi ở đầu các câu hát.
Để phục vụ cho đề tài “ Rèn luyện kỹ năng ca hát cho học sinh” có kết quả, ngay từ đầu năm học tôi đã khảo sát chất lượng học sinh các khối qua các bài học.
Kế hoạc khảo sat, đánh giá học sinh, thời gian tháng 09
Tổng số học sinh cả 5 khối: Có 315 học sinh
HOÀN THÀNH TỐT
HOÀN THÀNH
CHƯA HOÀN THÀNH
SL
%
SL
%
SL
%
85
26,9%
207
65,8%
23
7,3%
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:
Đối với giáo viên:
Phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh trang trí đầy đủ đồ dùng học tập cho học sinh.
Thường xuyên nghiên cứu, cải tiến phương pháp dạy và học tập ở các phân môn khác để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy về môn Âm nhạc.
Nắm vững kiến thức đã được trang bị ở nhà trường về chuyên môn, chuyên ngành về nghiệp vụ sư phạm. Hiểu được đặc điểm đối tượng về phát triển tâm sinh lý và sự hình thành phát triển ngôn ngữ.
Hình thành các biểu tượng thông qua các bài hát đó là những câu chuyện nhằm giáo dục hành vi đạo đức nhờ lời ca và giai điệu của bài mà gây được cho học sinh những xúc cảm và thể hiện được tình cảm sắc thái vào bài hát.
Hằng ngày trò truyện, gần gũi khích lệ cho các em để các em mạnh dạn, tự tin hơn trong khi biểu diễn các bài hát.
Trong các giò học luôn tạo ra cho học sinh hứng thú để các em phấn khởi trong khi học tập.
Đối với học sinh:
Phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.
Trong các giờ học phải sôi nổi, mạnh dạn, biết nhận xét về tư thế hát, về giai điệu lời ca, các động tác phụ hoạ cho bài hát, hát đúng với nhạc.
Biết liên hệ với thực tế cuộc sống.
Ngoài tập biểu diễn các bài hát ở trường ở lớp về nhà các em tự tập hát kết hợp các động tác phụ hoạ cho bài hát và tập biểu diễn các bài hát.
KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
Bằng sự nhiệt tình, tận tân của bản thân tôi cùng với sự cố gắng lỗ lực của học sinh. Qua một thời gian rèn luyện kỹ năng ca hát cho học sinh tôi thấy các em có rất nhiều tiến bộ trong việc hát đúng giai điệu lời ca mạnh dạn biểu diễn các bài hát, biểu diễn tự nhiên kết hợp với các động tác phụ hoạ thông qua đợt khảo sát cuối cùng thời gian: tháng 5 năm 2008.
*Kết quả:
Hoàn thành tốt (A+)
Hoàn thành (A)
Chưa hoàn thành (B)
SL
%
SL
%
SL
%
163
51,7%
152
48,3%
0
0%
BÀI HỌC RÚT RA:
Trong quá trình rèn luyện kỹ năng ca hát cho học sinh, bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau:
Giáo viên phải hát mẫu đúng lời ca giai điệu, cách trình bày bài hát, tư thế ca hát, nét mặt, sắc thái phải phù hợp với bài hát.
Giáo viên luôn phải tìm ra những phương pháp dạy cho từng đối tượng, từng lớp cho phù hợp.
Phải rèn luyện cho học sinh đứng và ngồi đúng tư thế ca hát, cách cầm nhạc cụ gõ, mặnh dạn tự tin, biểu diễn tự tin thoải mái.
Luôn chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, phong phú, tập kĩ sử dụng đàn đệm cho các bài hát, các động tác phụ hoạ trước khi lên lớp.
Thường xuyên tuyên dương, khen ngợi khích lệ kịp thời.
Việc rèn luyện kỹ năng ca hát cho học sinh không phải một sớm một chiều mà là cả một quá trình, đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, có lòng nhiệt tình tận tâm với nghè nghiệp thì mới đạt được kết quả như ý muốn, phong trào ca hát phải được duy trì thường xuyên, liên tục, trong các buổi học và gắn liền với các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi rút ra trong quá trình rèn luyện kỹ năng ca hát cho học sinh. Tôi hy vọng rằng kinh nghiệm nhỏ này sẽ góp phần nâng cao chất lượng về ca hát và các hoạt động văn nghệ trong trường cho học sinh tiểu học./.
Phúc Sơn, ngày.....tháng.....năm 2008
Người viết
Nguyễn Thanh Tùng

Tài liệu đính kèm:

  • docRen luyen ky nang ca hat cho HS Tieu hoc.doc