Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào giúp các em học sinh học tốt phân môn lịch sử lớp 4 - Hiểu và tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc

Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào giúp các em học sinh học tốt phân môn lịch sử lớp 4 - Hiểu và tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc

 Phần thứ nhất : Đặt vấn đề

H

ẳn trong tâm lý mỗi người con đất Việt chúng ta ai cũng còn nhớ lời nói của Hồ Chủ Tịch: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy Nước”.Lời nói của Người như nhắn nhủ, thúc giục chúng ta hãy cố gắng hơn nữa gìn giữ và xây dựng đất nước để xứng đáng với những gì mà ông cha ta từ nghìn xưa đã khởi lập cơ đồ.

Ngược dòng thời gian đưa chúng ta về với lịch sử của đất nước:Từ buổi đầu dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng và hơn một nghìn năm đấu tranh dành độc lập. Những dấu ấn ghi lại trang sử hào hùng của dân tộc như hình ảnh Hai Bà Trưng phất cờ khơỉ nghĩa, Ngô Quyền với chiến công hiển hách trên sông Bạch Đằng, hay chiến công lẫy lừng của vua tôi nhà Lý ba lần đánh tan quân Nguyên Mông xâm lược, tiếp tục xây dựng và đổi mới đất nước thời Hậu Lê v.v.Chúng ta càng tự hào về truyền thống dân tộc.

 Là một giáo viên, hơn ai hết tôi càng hiểu trách nhiệm của mình phải làm sao để học sinh của mình - Những thế hệ măng non của đất nước hiểu về lịch sử của dân tộc ngay từ buổi sơ khai một cách chính xác, trung thực, giúp cho các em thêm hiểu, yêu mến và tự hào về quê hương đất nước mình, để rồi bồi dưỡng ở các em lòng tự trọng, tự tôn, gìn giữ, bảo vệ và phát triển “Tài sản” vô cùng thiêng liêng và cao quí đó chính là Tổ quốc mình.

 

doc 27 trang Người đăng hang30 Lượt xem 475Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào giúp các em học sinh học tốt phân môn lịch sử lớp 4 - Hiểu và tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phần thứ nhất : Đặt vấn đề
H
ẳn trong tâm lý mỗi người con đất Việt chúng ta ai cũng còn nhớ lời nói của Hồ Chủ Tịch: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy Nước”.Lời nói của Người như nhắn nhủ, thúc giục chúng ta hãy cố gắng hơn nữa gìn giữ và xây dựng đất nước để xứng đáng với những gì mà ông cha ta từ nghìn xưa đã khởi lập cơ đồ...
Ngược dòng thời gian đưa chúng ta về với lịch sử của đất nước:Từ buổi đầu dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng và hơn một nghìn năm đấu tranh dành độc lập. Những dấu ấn ghi lại trang sử hào hùng của dân tộc như hình ảnh Hai Bà Trưng phất cờ khơỉ nghĩa, Ngô Quyền với chiến công hiển hách trên sông Bạch Đằng, hay chiến công lẫy lừng của vua tôi nhà Lý ba lần đánh tan quân Nguyên Mông xâm lược, tiếp tục xây dựng và đổi mới đất nước thời Hậu Lê v.v...Chúng ta càng tự hào về truyền thống dân tộc...
	Là một giáo viên, hơn ai hết tôi càng hiểu trách nhiệm của mình phải làm sao để học sinh của mình - Những thế hệ măng non của đất nước hiểu về lịch sử của dân tộc ngay từ buổi sơ khai một cách chính xác, trung thực, giúp cho các em thêm hiểu, yêu mến và tự hào về quê hương đất nước mình, để rồi bồi dưỡng ở các em lòng tự trọng, tự tôn, gìn giữ, bảo vệ và phát triển “Tài sản” vô cùng thiêng liêng và cao quí đó chính là Tổ quốc mình.
	Không những thế giúp học sinh nhận thức tốt đúng đắn về lịch sử của đất nước còn góp phần phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh, tập luyện cho các em trở thành những người có tư duy độc lập, chủ động tích cực trong suy nghĩ và hành động. Cũng như các nhà sử học cổ đại đã khẳng định : “Lịch sử là bó đuốc soi đường đi đến tương lai”
	Kính thưa hội đồng khoa học, kính thưa các thầy cô !
Trong chương trình sách giáo khoa lớp 4 lần này tôi đã chọn môn Lịch sử làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình với một mục đích làm thế nào giúp các em học sinh học tốt phân môn lịch sử lớp 4 - hiểu và tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc.
	Có lẽ đây cũng chỉ là một phần những suy nghĩ thật nhỏ bé của riêng cá nhân mình. Tôi tha thiết và kính mong được sự quan tâm chỉ bảo, góp ý của thầy cô và bạn bè đồng nghiệp.
–&—
Phần thứ hai : Giải quyết vấn đề
	A - Thực trạng tình hình - Tìm hiểu nghuyên nhân
	ở các cấp tiểu học, đối với học sinh lớp 1,2,3 các em chưa chính thức học phân môn lịch sử mà các em chỉ tiếp xúc qua những bài tập đọc, những mẩu chuyện tham khảo như truyền thuyết, truyện kể danh nhân lịch sử...
	Sang đến lớp 4 các em được chính thức học phân môn lịch sử theo một hệ thống nhất định: Tìm hiểu về lịch sử Việt Nam từ “Buổi đầu dựng nước và giữ nước” đến “nửa đầu thế kỷ XIX.”
	Cụ thể là:
* Buổi đầu dựng nước và giữ nước.
( Khoảng 700 năm trước công nguyên đến năm 179 TCN)
* Hơn một nghìn năm đấu tranh dành độc lập.
( Từ năm 179 TCN đến năm 938)
* Buổi đầu độc lập.
( Từ năm 938 đến năm 1009)
* Nước Đại Việt thời Lý
( Từ năm 1009 đến năm 1226 )
* Nước Đại Việt thời Trần.
( Từ năm 1229 đến năm 1400 )
* Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê 
( Thế kỷ thứ XV )
* Nước Đại Việt thế kỷ XVI - XVIII
* Buổi đầu thời Nguyễn 
( Từ năm 1802 đến năm 1858 )
	Tuy nhiên để phù hợp với thời lượng dành cho môn học và trình độ nhận thức của học sinh lứa tuổi này, ở mỗi giai đoạn lịch sử, chương trình SGK đã chọn lọc mỗi bài là một sự kiện , hiện tượng hay nhân vật lịch sử tiêu biểu của giai đoạn lịch sử đó. Nó góp phần giúp các em rèn luyện kỹ năng học, hiểu và bước đầu biết phân tích, tổng hợp khái quát cái kiến thức về lịch sử một cách đơn giản.
	Dù là dạy những kiến thức cơ bản về lịch sử nước nhà, nhưng có cái rất khó đối với người giáo viên đứng lớp khi giảng dạy môn lịch sử vì: Đặc trưng nổi bật của bộ môn này là con người không thể tri giác trực tiếp những gì thuộc về quá khứ. Mặt khác lịch sử là những sự việc đã diễn ra; là hiện thực trong quá khứ; là tồn tại khách quan không thể “phán đoán, suy luận”... để biết lịch sử. Chính vì vậy việc tái tạo lịch sử phải làm sao ? như thế nào? giúp học sinh tự mình lĩnh hội kiến thức lịch sử một cách đầy hào hứng, tránh những hiện tượng nhàm chán hay lơ là, chỉ hướng tới các môn học khác như Toán, Tiếng Việt...của học sinh. Đồng thời đáp ứng được yêu cầu đảm bảo tính chính xác, khoa học, tính tư tưởng chính trị, thực tiễn và vừa sức.
	Những khó khăn của bộ môn được trải ra trước mắt giáo viên.Yêu cầu người đứng lớp phải có hướng định hình cách dạy, tổ chức lớp học giúp cho các em nắm bắt kiến thức một cách tốt nhất.
B - Định hướng :
Qua 2 năm giảng dạy, tiếp cận và tìm hiểu về phân môn lịch sử lớp 4 theo chương trình SGK mới, bản thân tôi đã định hình ngay trong mình một tư tưởng:
	Một là : Phải đổi mới hình thức tổ chức dạy học, tái hiện kiến thức lịch sử bằng cách thông qua kênh hình, kênh chữ, SGK, tài liệu tham khảo đồ dùng trực quan và lời nói sinh động của giáo viên . Tổ chức giúp học sinh nắm bắt kiến thức một cách tích cực, chủ động sáng tạo.
	Hai là: Giáo viên phải tâm huyết, say sưa với bộ môn yêu mến trân trọng lịch sử của đất nước, tìm hiểu lịch sử của đất nước như : nghiên cứu tài liệu tham khảo, tìm hiểu truyện đọc lịch sử .
	Ba là : Thương yêu học sinh, tôn trọng những suy nghĩ của học sinh hướng các em đến với kiến thức lịch sử một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
	Hội đủ những yêu cầu trên là một điều không dễ dàng đối với người giáo viên tiểu học. Nhưng có như vậy mới truyền đến học sinh niềm say mê, yêu thích bộ môn, giúp các em cảm thấy thú vị khi tìm hiểu lịch sử nước nhà. Từ đây góp phần bồi dưỡng phát triển ở học sinh lòng ham học hỏi đến yêu thiên nhiên, con người quê hương đất Việt, đồng thời có ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di sản văn hóa của dân tộc. Đó chính là một trong cái đích mà Đảng, nhà nước và cả xã hội trông chờ ở thế hệ mai sau.
C - Một số giải pháp dạy môn lịch sử theo hướng đổi mới phương pháp.
	Trong mấy năm thực hiện theo chương trình SGK mới trở lại đây. Người giáo viên đã dần trên con đường đổi mới phương pháp dạy học. Đó chính là sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy phù hợp với bộ môn, đặc điểm của loại bài giúp học sinh tự phát hiện, tự khám phá tìm hiểu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Người giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà chủ yếu là người tổ chức hướng dẫn điều khiển hoạt động của học sinh, giúp học sinh xử lý, nắm bắt kiến thức. Nghị quyết số 40/2000/QH 10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã nêu rõ “Để dạy học phần lịch sử lớp 4 có hiệu quả cần sử dụng những phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh”. Để thực hiện được yêu cầu này bản thân tôi cũng đã cố gắng hết mình chuẩn bị bài chu đáo, kỹ lưỡng tìm ra những biện pháp dạy học thích hợp, thay đổi các hình thức phương pháp dạy học giúp học sinh chủ động nắm bắt kiến thức lịch sử.
	Trước khi vào học phân môn lịch sử thì SGK môn lịch sử & địa lý đã cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu về bộ môn và làm quen với cách sử dụng bản đồ. ở phân môn này tôi hoàn toàn không xem nhẹ mà rất quan tâm tới việc làm quen với bản đồ của học sinh đặc biệt là cách sử dụng bản đồ. 
I - Bản đồ và cách sử dụng bản đồ.
Một nhà nghiên cứu sử học đã từng nói “Phải dạy học sinh biết đọc bản đồ như người ta đọc sách lịch sử vậy” ( Phương pháp dạy học lịch sử )thì ta hiểu được rằng bản đồ là một trong những phương tiện góp phần đắc lực cho việc nắm bắt kiến thức lịch sử ... Để giúp học sinh biết cách sử dụng bản đồ tôi đã dạy các em : có những hiểu biết về bản đồ đó là:
Bản đồ là gì?
Bản đồ thể hiện những nội dung gì?
Y nghĩa của cách biểu hiện các đối tượng lịch sử trên bản đồ.
Muốn sử dụng bản đồ phải làm thế nào?
 	Trong bước làm quen với bản đồ, thông qua một số bản đồ và cách gợi mở của giáo viên giúp các em nhận biết được đây là bản đồ gì ? các phương hướng trên bản đồ và các ký hiệu trên bản đồ cho ta biết điều gì... từ đó các em có thể quan sát vào bản đồ tự tìm ra những kiến thức sơ giản nhất về tìm hiểu bản đồ :
Ví dụ: Bài 3 : Làm quen
 với bản đồ (tiếp theo) Trang
 7,SGK lịch sử & địa lý lớp 4.
	Để các em biết cách sử
 dụng bản đồ, tôi yêu cầu 
học sinh quan sát hình 
1/(SGK trang 8)và hoạt động
 cả lớp để trả lời câu hỏi:
-Tên của lược đồ này là gì ?	
-Tên của lược đồ cho em biết
 -Lược đồ nói về nội dung gì?
Lúc này tôi treo lược đồ 	 
phóng to trên bảng và để 
trống một số đối tượng lịch sử 
và ký hiệu thể hiện đối tượng 
lịch sử như lược đồ hình trên.
Hình1 : Lược đồ trận chiến trên sông Bạch Đằng Năm 938
Sau đó cho học sinh dựa vào SGK thảo luận theo nhóm bàn rồi lần lượt các nhóm cử người lên điền vào bảng chú giải từng đối tượng. Đồng thời chỉ trên lược đồ đường địch tiến quân, đường quân ta nhử địch vào trận địa...cả lớp và giáo viên sẽ cùng theo dõi và nhận xét. Sau đó giáo viên nói với các em như vậy là các em đã biết cách sử dụng bản đồ rồi đấy. Vậy muốn sử dụng bản đồ được ta phải làm gì ?
 Lúc này dựa vào cách tự tìm hiểu kiến thức bản đồ qua phương pháp thực hành các em sẽ dễ dàng trả lời và nắm chắc kiến thức.
Đọc tên bản đồ
Muốn sử dụng bản đồ ta phải	 Xem bảng chú giải
	Tìm đối tượng lịch sử trên bản đồ
II - Dạy học sinh tìm hiểu về lịch sử đất nước theo chương trình SGK lớp 4 
1- Đặc trưng của bộ môn lịch sử, một số phương pháp và phương tiện dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh .
	Cùng với các bộ môn khác phương pháp dạy học lịch sử cũng phải đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Xong bên cạnh đó môn lịch sử còn có đặc trưng riêng đòi hỏi người giáo viên phải quan tâm xem xét những yếu tố thuộc đặc trưng bộ môn và tìm ra hướng đi đúng đắn phù hợp đó là :
1.1-Học tập lịch sử là quá trình nhận thức những điều đã diễn ra trong quá khứ xã hội để hiểu về hiện tại và chuẩn bị cho tương lai , khi tìm hiểu lịch sử các em không thể quan sát trực tiếp, không thể khôi phục lại diễn biến của nó nên nhiệm vụ đầu tiên và tất yếu của bộ môn lịch sử ở trường tiểu học đó là tái tạo lại lịch sử bằng cách cho học sinh tiếp xúc với những chứng cứ vật chất những dấu vết của quá khứ, giúp các em có những hình ảnh cụ thể, sinh động, chính xác về các sự kiện hiện tượng lịch sử từ đó tạo ra ở học sinh những biểu tượng về con người và hoạt động của họ trong điều kiện lịch sử cụ thể.
 Để giúp học sinh tái tạo lại lịch sử một cách hiệu quả, tôi luôn sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học phù hợp với từng loại bài .
	*Đối với những loại bài có nhiều tình tiết liên quan với nhau theo thứ tự thời gian, chẳng ... sử 
Lời nói của giáo viên trong dạy học môn lịch sử mang ý nghĩa giáo dục rất lớn với học sinh, nó tác động đến tình cảm hình thành tư tưởng cho các em. Trong dạy học môn lịch sử lời nói bao giờ cũng gắn liền với tư cách đạo đức và tư tưởng của giáo viên. Không thể nhiệt tình ca ngợi những hành động anh hùng của các nhân vật lịch sử như Bà Trưng, Bà Triệu, Ký Thường Kiệt, người anh hùng dân tộc Quang Trung. Nếu người giáo viên không rung cảm trước tấm gương phi thường ấy. Không thể giáo dục các em căm thù quân xâm lược phương Bắc đã gây nên cảnh nước mất nhà tan kéo dài hơn 1000 năm dân ta sống trong cảnh đầy đọa khổ sở lầm than nếu như người giáo viên không thực sự căm thù chúng. Lời nói nhiệt tâm, chân thành tăng thêm tác dụng giáo dục, lời nói lạnh nhạt hững hờ vô cảm thì sẽ làm giảm nhẹ hoặc gây phản tác dụng. Hiểu được điều này tôi đã sử dụng nhiều hình thức trình bày miệng như tường thuật, miêu tả, nêu đặc điểm giải thích hay dẫn dắt học sinh đến với kiến thức lịch sử bằng những ngôn ngữ trong sáng, gợi cảm giàu hình ảnh và bằng thái độ trung thực, nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm đối với quá khứ và hiện tại, với những trang sử của dân tộc. (Đây cũng chính là một trong những yêu cầu đảm bảo tính tư tưởng chính trị trong dạy học Lịch sử ).
Tôi rất tâm đắc lời của nhà giáo Nguyễn Nhật Anh “Dạy học người thầy phải làm sao để không mất đi tính hồn nhiên trẻ thơ của các em, đem đến cho các em niềm vui nhẹ nhàng tạo ra sự hứng thú tự giác, tự biết mình phải suy nghĩ, tiếp nhận sáng tạo một cách linh hoạt, nhanh nhậy...”
Làm được điều này quả thật là khó. Mặc dù bản thân còn nhiều hạn chế, nhưng với lòng yêu mến trẻ thơ, say mê nghề nghiệp, chịu khó tiếp thu ý kiến đóng góp chân thành của các bạn bè đồng nghiệp giáo viên có thể tạo ra cho mình một phong cách riêng khi lên lớp đó là: Phải chuẩn bị bài, đồ dùng tranh ảnh thật chu đáo, chuẩn bị các tình huống thật kỹ lưỡng phong thái tự nhiên tạo tình cảm thầy trò gần gũi, vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học đồng thời tập luyện giọng nói truyền cảm cử chỉ biểu lộ thái độ phù hợp để lôi cuốn các em vào bài học. Đi vào bài học lịch sử tránh cung cấp kiến thức cho các em một cái máy móc dập khuôn, luôn tôn trọng và khuyến khích sự suy nghĩ, lời phát biểu nhận xét của các em, có sự khích lệ, tuyên dương trước tập thể nhưng đồng thời cũng chỉ ra những cái chưa đúng, chưa chính xác để các em khắc phục . Ngoài việc học tập trên lớp tôi cũng luôn luôn động viên các em tìm đọc chuyện kể lịch sử để làm giàu kiến thức lịch sử cho mình. Chỉ cần khen một lời phát biểu hay, cộng thêm điểm cho học sinh trình bày một diễn biến thật xuất sắc, khơi gợi cho học sinh cách chọn một phương án đúng cho bài học...là tôi lại chiếm được rất nhiều tình cảm ưu ái của các em dành cho môn lịch sử. Các em hào hứng hơn, ham truyện lịch sử hơn, cứ trông chờ đến môn lịch sử để được học, nghe kể và thi đua sôi động cùng tìm ra kiến thức lịch sử. 
Phần thứ ba : 	Kết luận
Vậy là nhờ sự kết hợp thường xuyên liên tục giữa các thao tác trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy, với một số giải pháp dạy học lịch sử theo hướng đổi mới phương pháp như đã trình bày ở trên, tôi thấy các em đến với kiến thức lịch sử một cách hồ hởi, phấn khởi mà không cảm thấy nặng nề hay nhàm chán. Các em tiếp thu bài rất nhanh với bất cứ hình thức giảng dạy nào dù rằng trả lời miệng, mô tả trên tranh lược đồ, lựa chọn câu hỏi trắc nghiệm khách quan... hay lập luận cho cách giải thích của mình về lịch sử đều rất nhanh, chính xác, chặt chẽ với cử chỉ rất tự nhiên, lời nói rất hay. 
Hơn 1 năm học đã qua sau khi thực hiện chương trình dạy sách giáo khoa mới tôi luôn cảm thấy tự tin khi bước bước vào những tiết giảng dạy môn Lịch sử và hài lòng trước sự say mê nắm bắt tri thức ham hiểu biết về Lịch sử của đất nước. Điều mà tất cả giáo viên, phụ huynh và toàn xã hội quan tâm mong muốn ở các em. 
Năm học qua chất lượng cuối năm môn Lịch sử của lớp tôi rất cao:
	Điểm
Môn
1-2
3-4
Dưới trung bình
5-6
7-8
9-10
Trên trung bình
Lịch sử 
0
0
0
1
8
20
29
Tỷ lệ%
0 %
0 %
0 %
3,4 %
27,6 %
69,0 %
100%
Và trong năm nay tuy chưa có đợt kiểm tra lấy điểm để đánh giá một cách chính xác kết quả học tập của các em. Song để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã cho các em một đề kiểm tra trắc nghiệm để một lần nữa kiểm nghiệm lại với cách dạy này đã mang lại cho tôi những thành công ở mức độ nào trong năm học này? 
Đề kiểm tra
Môn lịch sử lịch sử: 	
	Lớp 43 	(Sĩ số :26 học sinh)
Câu 1: Hãy nối tên các nhà nước ( Cột A) với tên các nhân vật lịch sử ( cột B)
A
B
 1 - Văn Lang 
 2 - Âu Lạc
 3 -Đại Cồ Việt
 4 -Đại Việt
 1- Đinh Bộ Lĩnh
 2- Vua Hùng
 3 - Lý Thánh Tông
 4 - An Dương Vương
	Câu 2: Đánh dấu x vào o trước những ý em cho là đúng.
a- Chiến thắng nào, do ai lãnh đạo đã chấm dứt hoàn toàn thời kỳ hơn một nghìn năm nhân dân ta sống dưới ách đô hộ của bọn phong kiến phương Bắc.
	o	Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
	o	Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo năm 938
	o	Chiến thắng chống quân xâm lược Tống do Lê Hoàn lãnh đạo.
b - Vì sao vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô ra Thăng Long
	o	Vì Thăng Long là vùng đất nằm ở trung tâm đất nước
	o	Vì Thăng Long có đất rộng, bằng phẳng, màu mỡ, dân cư không khổ về ngập lụt.
	o	Vì Thăng Long là vùng núi non hiểm trở dễ đối phó với địch.
c- Thủ đô Hà Nội của chúng ta còn có các tên gọi nào khác.
	o Hoa Lư
	o	Đại La
	o	Thăng Long
Câu3 : Điền các từ “lũ giặc”, “đánh tơi bời”, “nước Nam”, “định phận” để hoàn chỉnh Bài thơ thần của Lý Thường Kiệt:
“ Sông núi........................vua Nam ở
Rành rành...................... ở sách trời
 Cớ sao....................sang xâm phạm.
Chúng bay sẽ bị .............................
Đáp án :
	Câu 1:
A
B
 1 - Văn Lang 
 2 - Âu Lạc
 3 -Đại Cồ Việt
 4 -Đại Việt
 1- Đinh Bộ Lĩnh
 2- Vua Hùng
 3 - Lý Thánh Tông
 4 - An Dương Vương
	Câu : 2 a- Chiến thắng nào, do ai lãnh đạo đã chấm dứt hoàn toàn thời kỳ hơn một nghìn năm nhân dân ta sống dưới ách đô hộ của bọn phong kiến phương Bắc.
	o	Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
	o	Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo năm 938
	o	Chiến thắng chống quân xâm lược Tống do Lê Hoàn lãnh đạo.
b - Vì sao vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô ra Thăng Long
	o	Vì Thăng Long là vùng đất nằm ở trung tâm đất nước
	o	Vì Thăng Long có đất rộng, bằng phẳng, màu mỡ, dân cư không khổ về ngập lụt.
	o	Vì Thăng Long là vùng núi non hiểm trở dễ đối phó với địch.
c- Thủ đô Hà Nội của chúng ta còn có các tên gọi nào khác.
	o Hoa Lư
	o	Đại La
	o	Thăng Long
	Câu 3: “Sông núi nước Nam vua Nam ở
 Rành rành định phận ở sách trời
 	 Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm.
 	 Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời ”
Biểu điểm :
	Câu 1	=	2 điểm ( Mỗi ý đúng = 0,5 điểm)
	Câu2	=	6 điểm ( Mỗi ý a,b,c đánh dấu x đúng được 2đ)
	Câu 3	= 	2 điểm (Mỗi từ điền đúng 0,5 đ)
Kết quả 
	Điểm
Môn
1-2
3-4
Dưới trung bình
5-6
7-8
9-10
Trên trung bình
Lịch sử 
0
0
0
0
7
19
26
Tỷ lệ%
0 %
0 %
0 %
0 %
27 %
73 %
100%
	Nhìn vào bảng thống kê trên đây dù nó chưa phải là tất cả nhưng đây cũng là một phần để nói rằng các em đã nắm được kiến thức lịch sử thật vững vàng. Qua những thông tin phản ánh từ phía phụ huynh học sinh, qua ánh mắt, lời nói và lòng ham mê môn học lịch sử của các em dành cho mình, tôi đã cảm nhận được lòng tin tưởng chân thành, cả sự cảm mến của phụ huynh, học sinh đã dành cho tôi trong những tháng ngày qua. Nó đã góp phần khuyến khích, động viên cá nhân tôi: “ Bạn đã đi đúng hướng rồi đấy, hãy cố gắng hơn nữa đi” .
	Qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin gửi gắm một phần nhỏ bé phương pháp dạy học lịch sử của mình vào vườn ươm của những thầy cô luôn luôn vì thế hệ tương lai của đất nước. Đó là:
Bài học kinh nghiệm
	1 - Nghiên cứu kỹ bài nắm vững nội dung, soạn bài kỹ lưỡng, chuẩn bị đồ dùng dạy học như lược đồ, tranh ảnh, phiếu bài tập, các phương án lựa chọn hay câu hỏi thảo luận...phù hợp với đặc trưng từng loại bài, kiểu bài Lịch sử.
	2 -Thay đổi cách tổ chức hoạt động dạy học, chuyển từ truyền thụ một chiều sang việc sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy họcgiúp học sinh tự phát hiện, tự khám phá, tìm hiểu kiến thức lịch sử một cách tích cực, chủ động sáng tạo.
	3 - Tăng cường tính cụ thể, tính hình ảnh, tính sinh động, khả năng gây xúc cảm của các thông tin nhân vật, sự kiện lịch sử. Khuyến khích các em có sự hợp tác, tự kiểm tra đánh giá lẫn nhau trong quá trình học tập.
	4 - Vận dụng linh hoạt các hình thức học tập gây hứng thú cho học sinh. Trong quá trình giảng dạy phải hết sức đơn giản, nhẹ nhàng, dễ hiểu dễ nhớ , tránh việc tham lam kiến thức.
	5 - Đảm bảo chung về mặt phương pháp dù là dạy rất đơn giản đó là: Tính chính xác, tính khoa học, tính tư tưởng chính trị, tính vừa sức và thực tiễn.
6- Khơi gợi tình cảm yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về truyền thống dân tộc qua mỗi bài học. Từ đó giúp các em có ý thức tôn trọng, bảo vệ di sản văn hóa mà cha ông chúng ta đã dày công xây dựng và vun đắp.
7 - Người giáo viên phải say mê, yêu thích bộ môn, tâm huyết với nghề nghiệp, đồng thời phải có tấm lòng yêu thương và tôn trọng học trò.
 Luôn luôn học hỏi, củng cố, trau dồi và mở rộng kiến thức Lịch sử .
Kính thưa hội đồng khoa học, thưa các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp ! Với niềm say mê nghề nghiệp và một bầu nhiệt huyết luôn luôn mong mỏi thế hệ măng non của đất nước yêu mến, trân trọng và bảo vệ lịch sử, bảo vệ đất nước, tôi đã mang đến cho các em một nguồn tri thức mới là như thế đấy. Tôi luôn cảm thấy mình còn rất nhiều hạn chế, ví như thời gian giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa mới được dài hơn nữa để có nhiều kinh nghiệm hơn, giảm bớt những khiếm khuyết trong phương pháp giảng dạy, hay để có thể có điều kiện cùng với tổ khối, nhà trường tổ chức các buổi ngoại khóa cho các em như: Tham quan di tích lịch sử, cuộc thi em tìm hiểu về lịch sử đất nước.v. .v.
Một nhà văn nào đó đã từng viết “Những điều ta biết chỉ như những giọt nước nhỏ trong đại dương biển cả mênh mông” Bản thân tôi sẽ còn phải học tập, tích lũy kinh nghiệm rất nhiều qua chỉ bảo của các thầy, các cô và sự góp ý quí báu, chân thành của bạn bè đồng nghiệp cũng như tham khảo nhiều sách vở. Sau khi hoàn thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi sẽ cố gắng hơn nữa, hoàn thiện những điều mà bản thân chưa làm được để thực hiện ước nguyện của mình - giúp các em học tập môn Lịch sử tốt hơn.
Kính mong các đồng chí chân thành góp ý.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN LICH SU.doc