Sáng kiến kinh nghiệm môn Đạo đức lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm môn Đạo đức lớp 4

Đất nước ta đang trên con đường hội nhập với thế giới bên ngoài, dân tộc ta đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như: kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật, Để tận dụng được thời cơ này chúng ta cần có những con người toàn diện cả về: Đức - Trí - Thể - Mỹ. Trong đó giá trị đạo đức được đặc biệt coi trọng. Vì thế giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ là nhiệm vụ của gia đình, nhà trường mà là của cả xã hội. Trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo đối với qúa trình hình thành nhân cách của mỗi con người. Từ xa xưa ông cha ta đã dạy con cháu "Tiên học lễ - Hậu học văn", điều này lại một lần nữa được Bàc Hồ khẳng định: "Có tài mà không có đức là người vô dụng".

Trong hoàn cảnh hội nhập của đất nước đã tạo ra nhiều biến đổi tích cực về kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật, Đã và đang đem lại cho con người một cuộc sống đầy đủ về vật chất. Bên cạnh đó cũng có không ít những ảnh hưởng tiêu cực đến lối sống của một số thành phần trong xã hội như: sống buông thả, đề cao vật chất. Những ảnh hưởng của phim ảnh, văn hóa phẩm đồi truỵ, trò chơi bạo lực tràn ngập, những cảnh chém giết, nghiện ngập, trộm cắp đang còn tồn tại ở mọi ngõ ngách trong xã hội. Do đó việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ được Đảng, nhà nước, ngành giáo dục coi là khâu then chốt trong quá trình đào tạo thế hệ tương lai. Trước tình hình thực tế và yêu cầu đặt ra đòi hỏi chúng ta: những nhà quản lí giáo dục, nhà giáo dục là phải giáo dục các em trở thành những công dân tốt có đầy đủ cả: Đức - Trí - Thể -Mỹ. Vì thế mỗi chúng ta phải tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy, đạo đức lối sống để hình thành cho các em thói quen hành vi ứng xử đúng mực. Từ đó bồi dưỡng cho các em phẩm chất đạo đức trong sáng, có cảm xúc, tình cảm sâu sắc đối với những người xung quanh, với quê hương đất nước.

Từ những thực tế nêu trên và xác định tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho các em.Với mong muốn nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là học sinh khối 4.

 

doc 18 trang Người đăng hang30 Lượt xem 1029Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm môn Đạo đức lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên : Nguyễn Văn Phúc
2. Ngày 04 tháng 04 năm 1977
3. Nam : Nam 	Nữ : /
4. Địa chỉ : 35A phô ấp 2, Phi Vinh, Định Quán, Đồng Nai
5. Điện thoại: 061 361 4486 (cq)/ 061 385 2003 (nr) DĐ : 0978 03 07 09
6. Fax : /	G-mail : youvital@gmail.com
7. Chức vụ : Phó hiệu trưởng
8. Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Lê Văn Tám
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
+ Học vị ( hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất : Cao đẳng Sư phạm
+ Năm nhận bằng : 2004
+Chuyên ngành đào tạo : Giáo viên Tiểu học
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC 
+ Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giáo dục tiểu học
 Số năm có kinh nghiệm: 13
+ Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây : 
PHẦN MỘT : MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nước ta đang trên con đường hội nhập với thế giới bên ngoài, dân tộc ta đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như: kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật,Để tận dụng được thời cơ này chúng ta cần có những con người toàn diện cả về: Đức - Trí - Thể - Mỹ. Trong đó giá trị đạo đức được đặc biệt coi trọng. Vì thế giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ là nhiệm vụ của gia đình, nhà trường mà là của cả xã hội. Trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo đối với qúa trình hình thành nhân cách của mỗi con người. Từ xa xưa ông cha ta đã dạy con cháu "Tiên học lễ - Hậu học văn", điều này lại một lần nữa được Bàc Hồ khẳng định: "Có tài mà không có đức là người vô dụng".
Trong hoàn cảnh hội nhập của đất nước đã tạo ra nhiều biến đổi tích cực về kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật,Đã và đang đem lại cho con người một cuộc sống đầy đủ về vật chất. Bên cạnh đó cũng có không ít những ảnh hưởng tiêu cực đến lối sống của một số thành phần trong xã hội như: sống buông thả, đề cao vật chất. Những ảnh hưởng của phim ảnh, văn hóa phẩm đồi truỵ, trò chơi bạo lực tràn ngập, những cảnh chém giết, nghiện ngập, trộm cắp đang còn tồn tại ở mọi ngõ ngách trong xã hội. Do đó việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ được Đảng, nhà nước, ngành giáo dục coi là khâu then chốt trong quá trình đào tạo thế hệ tương lai. Trước tình hình thực tế và yêu cầu đặt ra đòi hỏi chúng ta: những nhà quản lí giáo dục, nhà giáo dục là phải giáo dục các em trở thành những công dân tốt có đầy đủ cả: Đức - Trí - Thể -Mỹ. Vì thế mỗi chúng ta phải tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy, đạo đức lối sống để hình thành cho các em thói quen hành vi ứng xử đúng mực. Từ đó bồi dưỡng cho các em phẩm chất đạo đức trong sáng, có cảm xúc, tình cảm sâu sắc đối với những người xung quanh, với quê hương đất nước. 
Từ những thực tế nêu trên và xác định tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho các em..Với mong muốn nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là học sinh khối 4.
PHẦN HAI
 THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ VĂN TÁM
Trường tiểu học Lê Văn tám được thành lập từ năm 2002 trên cơ sở tách bốn phân hiệu của trường tiểu học Nguyễn Huệ. Địa bàn trường thuộc ba ấp vùng sâu, vùng xa của xã Phú Vinh. Các phân hiệu của nhà trường cách nhau từ 4 đến 7km.
Học sinh người dân tộc thiểu số chiếm trên 50% học sinh toàn trường. Trình độ dân trí thấp, dân cư không ổn định, đời sống kính tế của người dân còn nhiều khó khăn. Tất cả giáo viên nhà trường ở cách xa trường trên 12km.
* Cơ sở vật chất
Trường có 4 điểm (3 phân hiệu), trong đó:
-Phòng học : 10 phòng.
-Văn phòng : 01 phòng.
-Thư viện : 01 phòng.
-Phòng truyền thống : 01 phòng.
* Tình hình đội ngũ nhà trường
+Tổng số CB – GV – CNV : 31/25 nữ; Đảng viên : 05/02 nữ, trong đó:
-Ban giám hiệu : 02	Đảng viên : 02
-Tổng phụ trách : 01/01 nữ
-Thư viện + Thiết bị: 01/01 nữ
-Chuyên trách : 01
-Giáo viên đứng lớp : 21/20 nữ	Đảng viên : 03/02 nữ
+Trình độ chuyên môn
-Cử nhân khoa học : 03
-Cử nhân cao đẳng : 09/08 nữ
-THSP (12 + 2) : 04/04 nữ
-THSP ( 9 + 3) : 10/09 nữ
* Đội ngũ giáo viên khối 4
Số TT
Họ và tên
NNữ
Chủ nhiệm lớp
Trình độ chuyên môn
Thâm niên
1
2
3
4
Hồ Thị Tình
Nguyễn Thị Thuý Hà
Pham Thị Quyên
Nguyễn Thị Nam
x
x
x
x
4A
4B
4C
4D
ĐHSP
THSP (9+3)
CĐSP
THSP (9+3)
7
9
2
10
* Tình hình học sinh khối 4
Tổng số
4A
4B
4C
4D
Học sinh
70
19
13
30
08
Nữ
41
12
08
16
05
1. Thuận lợi
Đội ngũ Ban giám hiệu năng động, nhiệt tình, bám trường, bám lớp, theo rõi chỉ đạo sát sao mọi hoạt động trong nhà trường.
Lực lượng giáo viên trẻ, nhiệt tình trong công tác, chịu khó học hỏi để nâng cao tay nghề.
Giáo viên được phân công dạy lớp 4 đa số trẻ, tận tình với học trò, rất nhiệt tình trong giảng dạy, được nhà trường tin tưởng, phụ huynh tín nhiệm, học sinh tin yêu.
Sĩ số học sinh mỗi lớp ít nên thuận lợi trong việc kèm cặp, giúp đỡ học sinh yếu.
Được sự giúp đỡ của cấp uỷ, chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể trong địa bàn.
Được sự quan tâm chỉ đạo của phòng giáo dục. Hội cha mẹ học sinh.
Đa số học sinh ngoan, tác phong đạo đức tốt.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học đầy đủ phục vụ công tác giảng dạy - học tập của giáo viên và học sinh mỗi lớp.
2. Khó khăn
Trường nhiều phân hiệu, phân hiệu xa nhất cách điểm chính trên 7km, giao thông khó khăn nên gặp không ít trở ngại trong việc quản lí và thông tin.
Dân cư không ổn định. Tình hình đời sống kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn. Do đó, ngoài giờ học trên lớp các em phải phụ giúp gia đình nên ảnh hưởng lớn đến công việc học tập của học sinh.
Đa số Phụ huynh đi làm rẫy xa nhà nên việc giáo dục con em mình còn khoán trắng cho nhà trường.
Chưa có các phòng học chức năng, sân thể dục thể thao.
Giáo viên không phải người địa phương và ở rất xa trường.
3. Thực trạng đạo đức của học sinh trường Tiểu học Lê Văn Tám
Qua đánh giá thực trạng đạo đức học sinh đầu năm học 2006-2007 của giáo viên chủ nhiệm:
* Đạo đức học sinh toàn trường
Tổng số học sinh 
Hạnh Kiểm
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Số lượng
Tỷ lệ 
Số lượng
Tỷ lệ 
362
348
96.13%
14
3.87%
180 (nữ)
176
97.78%
4
2.22%
Qua bảng thống kê kết quả đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh toàn trường cho thấy: đại đa số học sinh nhà trường ngoan ngoãn, lễ phép, chăm chỉ học tập, có những biểu hiện hành vi đạo đức tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số ít học sinh có những biểu hiện hành vi đạo đức chưa tốt. Đôi khi còn nói tục, chửi thề chưa chấp hành tốt nội quy của nhà trường, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp, còn nói chuyện trong giờ học cũng như khi chào cờ. Trong giờ tan học, một số em chưa thực hiện đúng luật giao thông đường bộ như : đi xe đạp hàng hai, chưa đi bên phải đường
* Đạo đức học sinh khối 4
Tổng số học sinh
Hạnh Kiểm
Hoàn thành 
Chưa hoàn thành
Số lượng
Tỷ lệ 
Số lượng
Tỷ lệ 
70
61
87.14%
9
12.86%
41 (nữ)
40
97.56%
1
2.44%
Qua đối chiếu bảng thống kê kết quả đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh khối 4 với bảng thống kê hạnh kiểm học sinh toàn trường cho ta thấy tỉ lệ hạnh kiểm học sinh khối 4 thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung toàn trường. 
Nguyên nhân chủ yếu: 
Bản thân và gia đình các em cho rằng các em đã lớn có thể tự lo cho bản thân được, vì thế gia đình ít quan tâm, chăm sóc. 
Trong khi đó môi trường xã hội nơi các em ở lại đầy dãy các tệ nạn xã hội đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ. 
Do thời kì này mới là đầu năm học, giáo viên chưa nắm bắt được hết hoàn cảnh gia đình, cá tính của từng học sinh trong lớp. Vì thế chưa có những biện pháp uốn nắn kịp thời.
PHẦN BA : NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐẠO ĐỨC
1. Khái niệm về đạo đức 
+ Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội , quy định những nguyên tắc cơ bản trong đời sống xã hội và mối quan hệ giữa cá nhân với nhau, giữa cá nhân với xã hội ở những xã hội chính trị khác nhau.
+ Trong triết học, đạo đức được hiểu là hệ thống các nguyên tắc của đời sống xã hội và hành vi của con người, nó quy định những nghĩa vụ của người này với người khác, nghĩa vụ của con người với xã hội .
+ Mỗi con người sống trong một điều kiện nhất định, khi bộc lộ thái độ của mình qua những hành vi đạo đức , những giá trị đạo đức đương thời, đều có sự lựa chọn nhất định, đó chính là sự phản ánh quá trình phát triển đạo đức của mỗi cá nhân, là sự biểu hiện tính dân tộc tương đối của đạo đức trong đời sống xã hội .
+ Đạo đức là một hiện tượng lịch sử, xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu tiên khi xã hội loài người mới hình thành, đạo đức được phát triển trong tiến trình biến đổi các quan hệ kinh tế và các quan hệ xã hội khác nhau trong quá trình phát triển và tiến bộ văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của loài người.
+ Bên cạnh những giá trị chung của nhân loại đạo đức gồm những tiêu chuẩn, những nguyên tắc, những lý tưởng có tính chất nhất thời về lịch sử và có tính giai cấp.
2. Khái niệm về giáo dục đạo đức 
+ Giáo dục đạo đức cho học sinh là làm cho nhân cách thế hệ trẻ phát triển đúng về mặt đạo đức, tạo cơ sở để họ ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ cá nhân với bản thân người khác ( gia đình, bạn bè, thầy cô, người lớn tuổi ) với xã hội  ... ạo đức cho học sinh.
Xây dựng chỉ tiêu thi đua ngay từ đầu năm cho mỗi tổ và cả lớp.
Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cả năm, từng bài.
Giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ thông qua các giờ học đạo đức mà phải giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua nội dung bài học của tất cả các môn học trong chương trình bậc tiểu học, các hoạt động ngoại khoá,
Hàng tuần có nêu gương học sinh tốt, phê phán cái xấu trong giờ sinh hoạt lớp.
Khuyến khích và giúp các em tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể, các phong trào do nhà trường, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tổ chức.
VII. BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CỦA PHÓ HIỆU TRƯỞNG
1. Đối với giáo viên
Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến một số học sinh có biểu hiện, hành vi không đúng chuẩn mực đạo đức.Nắm bắt trình độ, phương pháp giảng dạy của giáo viên, bố trí sắp xếp thời gian để giáo viên có tay nghề chưa vững được dự giờ giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy. Có kế hoạch bồi dưỡng thêm nghiệp vụ cho giáo viên và tổ chức chuyên đề thảo luận tìm ra giải pháp giáo dục cho học sinh cá biệt.
Tăng cường kiểm tra công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của giáo viên thông qua việc dự giờ và công tác chủ nhiệm của giáo viên.
Dạy đủ số tiết quy định của môn Đạo đức theo đúng thời khoá biểu. Ngoài ra còn giáo dục các em thông qua nội dung một số môn học khác .
Tổ chức cho giáo viên đăng kí chỉ tiêu thi đua của lớp, của khối nhằm thực hiện đúng kế hoạch nhiệm vụ của khối và trường trong năm học để giáo viên có hướng phấn đấu thực hiện.
2. Đối với học sinh
Quan sát các hoạt động mà học sinh tham gia như: học bài, vui chơi giải trí, quan hệ giao tiếp, Qua đó phát hiện kịp thời những sai sót ở hành vi ứng xử trong quan hệ giao tiếp để từ đó uốn nắn kịp thời giúp các em hình thành thói quen ứng xử đúng chuẩn mực đạo đức.
Tổ chức và khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động phong trào do nhà trường và các đoàn thể trong nhà trường tổ chức như: Nói lời hay - Làm việc tốt ; Làm theo năm điều Bác Hồ dạy,
Tuyên dương những tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong mọi họat động. Qua đó giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh.
PHẦN BỐN : KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Kết quả quan sát giờ dạy của giáo viên
* Về kiến thức và kĩ năng: Giáo viên nắm vững kiến thức môn Đạo đức và đã xác định đúng trọng tâm, yêu cầu của môn học. Biết khai thác các tình huống diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của các em để giáo dục. qua đó rèn một số kĩ năng cơ bản thông qua phân tích và xử lí tình huống.
* Về phương pháp: Giáo viên lựa chọn và phối hợp các phương pháp phù hợp với nội dung bài học. Tổ chức các hoạt động khá hiệu quả.
* Hiệu quả tiết dạy: Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động trong giờ dạy. Đa số các em hiểu bài, biết vận dụng kiến thức vào phân tích, xử lí tình huống.
Xếp loại tiết dạy: + Tốt : 3	Tỉ lệ: 75%
 + Khá: 1	Tỉ lệ: 25%
2. Kết quả đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh của giáo viên chủ nhiệm tính đến thời điểm gữa học kì II.
* Đạo đức học sinh khối 4
Tổng số học sinh
Hạnh Kiểm
Hoàn thành 
Chưa hoàn thành
Số lượng
Tỷ lệ 
Số lượng
Tỷ lệ 
70
70
100.0%
0
0.00%
41 (nữ)
41
100.0%
0
0.00%
Qua đối chiếu bảng thống kê kết quả đánh giá xếp lọai hạnh kiểm học sinh tính đến thời điểm giữa học kì II với bảng thống kê đánh giá hạnh kiểm đầu năm của giáo viên chủ nhiệm cho thấy học sinh đã có sự tiến bộ rõ rệt. Bước đầu các em đã biết nhận xét hành vi: đúng – sai để tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức.
PHẦN NĂM : BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Từ xa xưa ông cha ta đã dạy con cháu "Tiên học lễ - Hậu học văn"và một lần nữa được Bàc Hồ khẳng định: "Có tài mà không có đức là người vô dụng".
Bậc tiểu học là bậc học nền tảng, nó ảnh hưởng sâu sắc đến cả cuộc đời học sinh. Chính vì vậy việc giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học đã được Đảng, nhà nước và toàn xã hội coi trọng.
Tìm hiểu thực trạng đạo đức của từng học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm và trực tiếp quan sát giờ chơi, sinh hoạt tập thể và hoật động học tập của học sinh.
Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể dựa trên số liệu điều tra.
Chỉ đạo tổ chuyên môn họp bàn bạc tìm biện pháp giáo dục phù hợp chung cho tất cả học sinh đặc biệt chú ý đến các biện pháp giáo dục cụ thể cho từng học sinh cá biệt.
Giữ mối liên hệ chặt chẽ giữa Ban giám hiệu với Hội Cha mẹ học sinh; giữa giáo viên chủ nhiện với phụ huynh học sinh.
Cải tiến phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi. Giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ ở tiết học môn Đạo đức mà phải thông qua tất cả các môn học và các hoạt mà các em tham gia ở mọi lúc mọi nơi. 
Chú trọng hình thành nhân cách cho các em thông qua cách ứng xử và hành vi của chính giáo viên và ngưởi lớn đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm.
Tham mưu với chính quyền địa phương tăng cường quản lí các tụ điểm vui chơi giải trí trên địa bàn.
Sáng kiến này đã được áp dụng tại trường Tiểu học Lê Văn Tám trong hai năm gần đây, bước đầu đã thu đựơc kết quả đáng khích lệ.
PHẦN SÁU : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Đội ngũ ban giám hiệu, giáo viên đoàn kết.
Việc phối kết hợp của hiệu trưởng đối với địa phương, Hội cha mẹ học sinh và các đoàn thể trong nhà trường phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên. Qua đó khai thác được triệt để các thế mạnh, hạn chế những yếu kém trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
Hiệu trưởng và giáo viên có kế hoạch chi tiết, cụ thể phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.
Ban giám hiệu, giáo viên nắm rõ hoàn cảnh gia đình, cá tính của từng học sinh.
Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra công tác giáo dục đạo đức cho học sinh và công tác chủ nhiệm của giáo viên. Qua đó rút kinh nghiệm để làm tốt hơn.
Có hình thức khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào các phong trào thi đua, các hoạt động tập thể do trường và các đoàn thể trong trường tổ chức.
II. KIẾN NGHỊ
Qua kết quả nghiên cứu tôi xin đề xuất một số kiến nghị như sau:
1. Đối với hiệu trưởng
Duy trì và phát huy những việc đã làm tốt.
Tích cực tham mưu hơn nữa với chính quyền địa phương xây dựng môi trường xã hội ở địa bàn dân cư lành mạnh, khômg có tệ nạn xã hội. Quản lí chặt chẽ các tụ điểm kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí. 
Tăng cường việc phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc quản lí và giáo dục đạo đức cho học sinh.
Xây dựng môi trường học tập thân thiện rộng rãi ở tất cả các khối lớp.
Tăng cường thảo luận rút kinh nghiệm phương pháp giảng dạy môn Đạo đức và công tác chủ nhiệm.
Ngoài việc tổ chức cho các em thi đua nên phát động thêm một số phong trào như: tìm hiểu văn hoá dân tộc, thi vẽ: Quê hương em tươi đẹp, 
thông qua các ngày lễ của dân tộc.
Tăng cường chất lượng giờ sinh hoạt dưới cờ.
Công tác kiểm tra giờ dạy và công tác chủ nhiệm của giáo viên cần đa dạng về hình thức.
2. Đối với giáo viên
Cần xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cả năm, từng tháng, từng bài, chú ý đến biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt.
Nội dung, hình thức giáo dục cần phong phú, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của học sinh để khích thích hứng thú học tập của học sinh.
Giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ đợi đến giờ đạy Đạo đức mới giáo dục mà cần giáo dục đạo đức qua cả các môn học khác. Vì ở tiểu học môn nào cũng có tính giáo dục đạo đức, nhất là môn Tiếng Việt và Lịch sử. Giáo viên cần phải biết khai thác triệt để, vận dụng thích hợp để bồi dưỡng tình cảm, hình thành niềm tin ở các em. Tiếng Việt học được điều hay lẽ phải, ý nghĩa cuộc sống thì Lịch sử giúp học sinh có những ước mơ, hoài bão chính đáng, không cho phép mặc cảm, tự ti dân tộc.
Cần khuyến khích đông đảo học sinh tham gia vào các hoạt động tập thể, các phong trào do nhà trường và các đoàn thể tổ chức. Qua đó các em sẽ phát huy được khả năng giao tiếp, phân tích tình huống, xử lí tình huống.
Mỗi lớp cần có nội quy học tập riêng và coi đây là những quy định chuẩn mực hành vi đạo đức cơ bản nhất, để các em dựa vào đó tự điều chỉnh hành vi của bản thân.
Tóm lại: Giáo dục đạo đức cho học sinh cần đảm bảo:
Học sinh nắm được những hành vi ứng xử trong các mối quan hệ
Tính truyền thống và tính hiện đại, tính dân tộc và tính nhân loại trong mọi hành vi ứng xử.
Tính cụ thể và tính vừa sức.
tính đồng tâm, tính kế thừa phù hợp với mục tiêu giáo dục tiểu học theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Số 
TT
Họ và tên tác giả
Tên sách
Nhà xuất bản
Năm XB
1
Hà Nhật Thăng
Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức nhân văn
Nhà xuất bản Giáo dục
1998
2
Lê Trọng Túc
Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinh tiều học
Tập san Giáo dục và Thời đại
2003
3
Phạm Khắc Chương
Đạo đức học
Nhà xuất bản Giáo dục
1999
4
Đặng Vũ Hoạt
Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh
Nhà xuất bản Giáo dục
1996
5
Đỗ Quang Lưu
Hướng dẫn việc giảng dạy đạo đức cho học sinh cấp 1
Nhà xuất bản Giáo dục
1996
6
Lưu Thu Thuỷ
Sách giáo khoa đạo đức, sách giáo viên đạo đức, vở bài tập đạo đức
Nhà xuất bản Giáo dục
2005

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN mon Dao duc lop 4.doc