Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém

Mỗi năm học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu, rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. trong vác môn học, ở tiểu học cùng với môn tiếng việt, môn toán có vị trí rất quan trọng bởi vì:

- Các kiến thức, kĩ năng ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống,chúng rất cần thiết cho người lao động rất cần thiết để học tốt các môn học khác ở tiểu học và chuẩn bị cho việc học tốt môn toán ở bậc trung học.

- Môn toán giúp học sinh nhận biêt những mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực.

 - Môn toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp giải quyết vấn đề, góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ đọc lập, linh hoạt, khả năng ứng xử và giải quyết những tình huống nảy sinh trong học tập và trong cuộc sống, nhờ đó mà hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động mới.

 

doc 4 trang Người đăng huong21 Lượt xem 568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm
 Đề tài:Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém
PHẦN THỨ NHẤT 
Đặt vấn đề:
 -Mỗi năm học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu, rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. trong vác môn học, ở tiểu học cùng với môn tiếng việt, môn toán có vị trí rất quan trọng bởi vì:
- Các kiến thức, kĩ năng ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống,chúng rất cần thiết cho người lao động rất cần thiết để học tốt các môn học khác ở tiểu học và chuẩn bị cho việc học tốt môn toán ở bậc trung học.
- Môn toán giúp học sinh nhận biêt những mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực.
 - Môn toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp giải quyết vấn đề, góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ đọc lập, linh hoạt, khả năng ứng xử và giải quyết những tình huống nảy sinh trong học tập và trong cuộc sống, nhờ đó mà hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động mới. 
 -Với nhu càu ngày một đi lên của xã hội, ngành Giáo dục được coi là ngành quan trọng nhất được sự đầu tư và quan tâm của chính phủ để ngành Giáo dục ngày càng phát triển.Trước sự đi lên đó thì ngành Giáo dục trong cả nước nói chung và giáo dục ở một số địa phương nói riêng vẫn gặp những khó khăn từ dư âm của "Bệnh thành tích", học sinh ngồi "nhầm lớp ", học sinh bỏ học, lưu ban... Tình trạng này vẫn còn xảy ra ở một số nơi nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn. Là một giáo viên công tác trong ngành và giảng dạy ở vùng nông thôn bản thân tôi và đồng nghiệp cũng phải đối mặt với tình trạng này .Có em học yếu môn toán hoặc yếu môn Tiếng Việt, có em học yếu cả môn toán và môn Tiếng Việt . Trong lớp có đối tượng học sinh yếu kém, thì quá trình truyền thụ kiến thức của giáo viên gặp rất nhiều khó khăn, kéo dài thời gian tiết học. Trong khi đó môn toán là môn học trừu tượng , kiến thức liên quan tới các kiến thức của lớp dưới . Từ thực tế giảng dạy ở lớp 4 , tôi thấy kiến thức toán lớp 4 rất đa dạng và phức tạp, do đó các em học yếu môn toán .Sau đây là một số lý do 
-Bị hổng kiến thức từ lớp dưới , do đó không theo kịp kiến thức toán lớp đang học.
Một số em có trí nhớ chậm , không thuộc bảng nhân, chia, tính toán chậm.
 -Phương pháp của giáo viên không phù hợp với từng đối tượng của học sinh.
 -Do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, sự quan tâm của phụ huynh với các em chưa cao.
 - Tính ham chơi hơn ham học của các em chưa được quan tâm kịp thời. Từ những lí
 do trên dẫn tới các em học yếu các môn học nói chung và môn toán nòi riêng. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy , tôi đã nghiên cứu tìm tòi một số biện pháp nhằm giúp đỡ
 các em có kiến thức chuẩn về các môn học để các em tự tin hơn với kiến thức của lớpđang học. Từ đó, làm cho các em ham học , ham đến trường hơn.....
PHẦN THỨ HAI
.Những biện pháp giải quyết vấn đề.
1-Biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém bị hổng kiến thức toán lớp dưới.
 Đối với học sinh có học lực yếu thì trong quá trình tiếp thu kiến thức của các em rất nhiều khó khăn.Kiến thức của lớp dưới các em không hiểu được , nắm được thì khi nghe thầy , cô giảng bài các em không hiểu gì, tiếp thu không kịp .Kiến thức ở lớp này , phần này mà các em không hiểu thì dẫn đến kiến thức của lớp đang theo học ,phần tiếp theo sẽ không học được. Trong trường hợp này người giáo viên phải quan tâm kịp thời tới các em kiểm tra xem các em còn thiếu kiến thức ở phần nào thì bổ xung, chỉ bảo ngay phần đó để các em hiểu kiến thức trước mới học được kiến thức sau.Giáo viên nên giảng dạy cho từng cá nhân học sinh trên từng bài tập cụ thể để các em nhớ lại kiến thức cũ .Cho các em thực hành ngay phần kiến thức mà giáo viên vừa giảng giải bằng những bài tập tương tự (Thay số hoặc thay từ)...Nếu các em thực hành ngay được thì giáo viên động viên khen ngợi và cho các em làm thêm bài tập về phần kiến thức đó để cho các em khắc sâu .
2- Biện pháp giúp đỡ các em đọc thuộc bảng nhân, chia, tính toán.
 Ngay từ những ngày học đầu tiên của năm học tôi kiểm tra bảng nhân ,chia của từng học sinh dưới mọi hình thức :Cho học sinh đọc một bảng nhân , chia nào đó theo thứ tự từ 1 đến 10 trong một bảng . Để tránh sự đọc vẹt của học sinh tôi sẽ đọc một số nhân, chia trước yêu cầu học sinh đọc số tiếp theo .để tạo thêm hứng thú cho học sinh ,tôi cho học sinh chơi trò chơi học sinh với học sinh với hình thức đoán , đố: Là học sinh nêu số nhân hoặc số chia để mời bạn trả lời kết quả . Cho học sinh thực hành bài tập ngay trên các chữ số mà các em vừa đọc .Khi tính toán , thì số thập phân và số tự nhiên cũng khác nhau . Cho các em thực hành trên các bài tập cụ thể dễ hiểu , dễ nhớ.
3- Biện pháp giảng dạy cho từng đối tượng học sinh:
 Giáo viên nên nghiên cứu phương pháp dạy cho từng đôi tượng học sinh đối với các học sinh yếu kém thì giáo viên phải gần gũi, quan tâm ân cần có những câu hỏi dễ hiểu, dễ chả lời cho các em yếu kém. Khi giảng dạy giáo viên nên gọi những học sinh yếu kém trả lời câu hỏi với khả năng của các em. Giảng giải riêng cho từng em sau khi giảng giải kiến thức chung cho cả lớp. Luôn luôn động viên khen ngợi các em kịp thời kể cả phần trả lời chưa đúng cảu các em
4-Biện pháp giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn:
 Cần làm tốt công tác chủ nhiệm, điều tra hoàn cảnh của các em.Giúp các em giảm bớt đi những mặc cảm về hoàn cảnh gia đình, bản thân.Hòa đồng, chú tâm vào việc học tập coi việc học là quan trọng và cần thiết, lấy học sinh giúp đỡ học sinh, phân công cho học sinh khá giỏi giúp bạn trong mọi lúc, mọi nơi. Luôn luôn quan tâm tới các em về với tập thể, về với học tập. Chú ý với phụ huynh nên quan tâm, nhắc nhở các em học hành ở nhà5- biện pháp giúp đỡ các em ham học thường xuyên tổ chức các trò chơi dưới mọi hình thức: học mà chơi , chơi mà học, hình thức đoán đố.... cho học sinh chơi với học sinh. Tổ chức các trò chơi ngay sau khi học tập.....để tạo hứng thú học tập cho các em. Từ đó giúp các em ngoài việc lĩnh hội kiến thức từ thầy cô giáo mà còn học tập kiến thức từ bạn bè của các em, luôn luôn khen thưởng động viên các em .
PHẦN THỨ 3
 Kết quả và việc phổ biến ứng dụng kinh nghiệm và thực tiễn:
Từ các biện pháp trên tôi đã áp dụng vào các năm học gần đây nhất. Kết quả học tập của học sinh tịnh tiến dần qua chất lượng kì thi khảo sát. Học sinh khá giỏi tăng , giảm bớt học sinh yếu kém . Kết quă cụ thể của năm học này lớp 4D có 17 HS, tỉ lệ học sinh yếu toán như sau:
Kiểm tra khảo sát
Học sinh yếu kém
Đạt %
Đăng kí chỉ tiêu
4
23,53
Kiểm tra học kì 1
1
5.85
Kiểm tra học kì 2
1
5.85
Cả năm
1
5.85
 -học sinh ham đến trường tình trạng học sinh bỏ học giảm đi rõ rệt trong những năm gần đây sĩ số lớp tôi chủ nhiệm đảm bảo 100%
 -học sinh nắm chắc kiến thức khi bước vào các bậc học tiếp theo , xóa đi sự mặc cảm về lực học yếu kém của mình trở thành người ham học hơn. Từ sự ham học của các em giúp các em học giải hơn. Đối tượng học sinh yếu kém trong lớp giảm đi tình trạng lưu ban , bỏ học của các năm học cũng giảm. Đây là 1 trong những cách thức giúp cho công tác PC-CMC của xã hội hiệm nay.
 Từ những kinh nghiện và kết quả đạt được của tôi tôi đx traio đổi kinh nghiệm với các đồng chí trong tổ khối và các tổ khối khác và kết quả đật được cũng tương đối cao , giảm tỉ lệ học sinh yếu kém cho toàn trường.
 Trên đây là một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của quý bạn đọc cho bản sáng kiến này được hoàn thiện hơn . Tôi xin chân thành cảm ơn.
TÂN PHÚ NGÀY18/10/2010
NGƯỜI THỰC HIỆN
 QUÁCH THỊ THÚY ĐIỆP
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài : một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém.
Tên tác giả : Quách Thị Thúy Điệp
Trường tiểu học Tân Phú
Phòng GD&ĐT Thới Bình
Nội dung
Xếp loại
Nội dung
Xếp loại
- Đặt vấn đề
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến, ứng dụng
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo
..............
..............
..............
..............
..............
- Đặt vấn đề
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến, ứng dụng
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo
..............
..............
..............
..............
..............
Xếp loại chung : 
Ngày tháng năm 2010
 Hiệu trưởng
Xếp loại chung : 
 Ngày tháng năm 2010
 Thủ trưởng đơn vị
	Căn cứ kết qủa xét, thẩm định của Hội đồng khoa học ngành GD&ĐT cấp tỉnh, Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau thống nhất công nhận SKKN và xếp loại : ........................
 Ngày 18 tháng 10 năm 2010
GIÁM ĐỐC

Tài liệu đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM(4).doc