Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn chính tả lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn chính tả lớp 2

I/ Lời nói đầu :

1/ Lý do chọn đề tài.

 Trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta không phải lúc nào cũng chỉ giao tiếp bằng ngôn ngữ nói mà còn phải giao tiếp bằng ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ nói và viết đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong giao tiếp giữa người với người ở các quốc gia nói chung, cũng như ở Việt Nam nói riêng. Mà trong thời gian gần đây nền kinh tế nước ta phát triển mạnh, lượng thông tin trên văn bản giấy tờ cũng gia tăng, đòi hỏi chữ viết phải rõ ràng, đúng chính tả để thể hiện đúng ngữ nghĩa và đúng nội dung văn bản.

 Tiếng việt là môn học cơ bản nhất được coi là công cụ để học sinh thực hiên giao tiếp. Đặc biệt, môn tiếng Việt đóng góp một phần rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách, phẩm chất con người tạo điều kiện để học sinh học tốt các môn học khác.Ngoài ra còn giáo dục các em yêu quý tiếng mẹ đẻ và có ý thức giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt.

 

doc 12 trang Người đăng hang30 Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn chính tả lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHẦN I: LÝ LỊCH
Họ và tên: 	Dương Văn Mẫn
Chức vụ: 	Giáo Viên lớp: 2/5 
Đơn vị công tác: 	Trường tiểu học thị trấn GR 2
Tên đề tài:“Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn chính tả lớp 2”.
PHẦN II: NỘI DUNG
I/ Lời nói đầu :
1/ Lý do chọn đề tài.
	Trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta không phải lúc nào cũng chỉ giao tiếp bằng ngôn ngữ nói mà còn phải giao tiếp bằng ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ nói và viết đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong giao tiếp giữa người với người ở các quốc gia nói chung, cũng như ở Việt Nam nói riêng. Mà trong thời gian gần đây nền kinh tế nước ta phát triển mạnh, lượng thông tin trên văn bản giấy tờ cũng gia tăng, đòi hỏi chữ viết phải rõ ràng, đúng chính tả để thể hiện đúng ngữ nghĩa và đúng nội dung văn bản.
	Tiếng việt là môn học cơ bản nhất được coi là công cụ để học sinh thực hiên giao tiếp. Đặc biệt, môn tiếng Việt đóng góp một phần rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách, phẩm chất con người tạo điều kiện để học sinh học tốt các môn học khác.Ngoài ra còn giáo dục các em yêu quý tiếng mẹ đẻ và có ý thức giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt.
	Ơ bậc tiểu học dạy chính tả là một vấn đề đang được quan tâm nhằm nâng cao chất lượng dạy môn tiếng Việt trong nhà trường. Dạy chính tả không những giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng tiếng Việt, mà còn đòi hỏi phải giúp học sinh nắm vững quy tắc chính tả, rèn tính cẩn thận và óc thẩm mỹ. Vậy làm thế nào để học sinh học tốt phân môn này? Đó là vấn đề bức xúc, đòi hỏi người giáo viên phải nhìn lại việc dạy chính tả của mình .Từ đó tôi ra sức tìm tòi, học hỏi và quyết tâm nghiên cứu đưa ra “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn chính tả lớp 2”.Nhằm từng bước nâng cao chất lượng lớp mình phụ trách.
2/ Sơ lược lịch sử vấn đề:
	Dạy học chính tả ở các trường tiểu học hiện nay còn ảnh hưởng nhiều về chính tả phương ngữ. Từ xa xưa ông bà, cha mẹ các em đã có thói quen phát âm theo phương ngữ địa phương dẫn đến các em bị ảnh hưởng khá nặng ở gia đình nên cũng phát âm sai, mà phát âm sai chắc chắn sẽ viết sai chính tả. Vì vậy, việc dạy học sinh viết đúng chính tả là việc làm rất khó khăn của người giáo viên và cả học sinh trong các trường tiểu học.
3/ Phạm vi đề tài:
	“Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn chính tả lớp 2” 
II/ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
1/ Thực trạng tình hình:
-Đầu năm lớp tôi có hơn 80% học sinh viết sai chính tả, đa số học sinh lại là con em những gia đình nghèo, khó khăn về văn hoá và kinh tế nên ít được quan tâm chăm sóc. Từ đó học yếu trong đó có phân môn chính tả.
-Khi trao đổi với một số đồng nghiệp về vấn đề chữa lỗi chính tả cho học sinh, hầu hết giáo viên đều cho rằng: học sinh mắc lỗi âm đầu là khá phổ biến. Nhưng cách khắc phục các lỗi thì giáo viên đều vướng mắc về phương pháp và chưa dám mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình. Đa số giáo viên lại quá trung thành với sách giáo khoa nên trong giảng dạy còn quá máy móc nên chưa đem lại kết quả như mong muốn.
Sau những giờ thực dạy tôi nhận thấy , vấn đề được đặt ra là các lỗi chính tả mà học sinh mắc phải thì giáo viên sửa như thế nào để học sinh khắc sâu và viết ra cách đúng. Bản thân còn lúng túng ở vấn đề này, nên chỉ đưa ra bài tập trong sách giáo khoa để sửa cho học sinh. Sau mỗi giờ dạy số bài khảo sát học sinh thu về cho thấy việc ghi nhớ và sử dụng từ ngữ đó trong văn bản khác còn sai nhiều. Tỉ lệ mắc lỗi về âm đầu luôn chiếm 30% trở lên. Đó là con số mà giáo viên đứng lớp cần phải lưu ý.
Trong giảng dạy, một số giáo viên phát âm vần chưa đúng chuẩn . Hơn nữa, bản thân giáo viên khi giảng dạy vẫn chưa trang bị cho mình kiến thức về ngữ âm học, về từ vựng, ngữ nghĩa học có liên quan đến chính tả. Cụ thể: Giáo viên chưa biết vận dụng về kiến thức ngữ âm học tiếng Việt vào phân loại lỗi chính tả, phát hiện đặc điểm của từng loại lỗi. Còn thiếu sự quan tâm đến học sinh. Người dạy chưa thực sự coi trọng việc giảng dạy, hướng dẫn rèn luyện cho học sinh viết đúng, chấm và trả bài chưa thật sự được coi trọng.
Một số giáo viên sử dụng phương pháp trực quan, so sánh, giảng giải chưa thấy được ưu – khuyết điểm của phương pháp đó. Vì vậy chưa tận dụng mặt ưu điểm và khắc phục khuyết điểm mà còn ảnh hưởng đến đặc điểm phương ngữ đặc trưng tồn tại.
Ngoài ra còn phải kể đến nguyên nhân tồn tại khiến các em viết sai chính tả là do thời gian dành để sửa lỗi chính tả quá ít chỉ 5 phút thì không thể sửa cho lớp có từ 30 – 35 em. Như vậy, lỗi chính tả vẫn “Lọt lưới”.
2/ Những khó khăn. 
-Trường tiểu học Thị Trấn Giồng Riềng 2 là một trong ba trường tiểu học nằm trong địa bàn Thị Trấn là trung tâm văn hoá huyện Giồng Riềng. Trường được xây dựng rải rác trên 4 khu vực của Thị Trấn. Nên điều kiện trao đổi học hỏi nhau không được thuận tiện.
-Chính tả chữ Việt được bàn khá nhiều và đã được nhiều thành tựu đáng kể. Song cho đến nay vẫn chưa được giải quyết hoàn toàn. Tình trạng không thống nhất về chính tả vẫn tồn tại ở cách viết trong nhà trường và trên báo chí. Trong tiếng Việt hiện đại, bên cạnh hiện tượng phát âm không phù hợp với tiêu chuẩn lại có trường hợp trong đó một từ đồng thời mang lại biến thể phát âm (VD: Trời # Giời; nhanh # Lanh) chưa được khẳng định rõ ràng. Đó chưa kể đến trường hợp nan giải, tập trung vào cặp con chữ d/gi. Và chính đều này đã “Góp thêm phần” làm cho học sinh tiểu học viết sai chính tả. Cách phát âm của ba vùng phương ngữ chính đều có những chỗ chưa chuẩn xác, còn sai lệch cụ thể:
+Phương ngữ Bắc bộ: Phát âm chưa phân biệt rõ các cặp phụ âm đầu: Tr/Ch, S/X, R/d/gi.
+Phương ngữ Trung bộ: Chưa phân biệt rõ 2 thanh điệu: Thanh hỏi và thanh ngã, vần Ui/Uôi; ươi/ưi; im/iêm; ...
+Phương ngữ Nam bộ: Chưa phân biệt rõ các âm đầu V/d/gi và vần có âm cuối t/c; i/y; n/ng ...như ât/âc; ăt/ăc; an/ang; ân/âng; en/eng; ươn/ương; iên/iêng; uôn/uông; ai/ay...
Để giúp học sinh học tốt phân môn chính tả lớp 2. Tôi đã đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh học yếu? Sau đây là những nguyên nhân mà tôi đã gặp:
2.1.Do trình độ học sinh không đều.
2.2.Do học sinh đọc chậm, phát âm sai những từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
2.3.Do học sinh chưa hiểu nghĩa của từ nên dẫn đến viết sai chính tả.
2.4.Do chữ viết các em quá cẩu thả.
2.5.Do thiếu tranh ảnh đồ dùng dạy học.
2.6.Nhiều học sinh nghèo, gia đình không quan tâm, xem thường lớp 1, lớp 2. Chỉ coi trọng lớp học cuối cấp, họ không nghĩ rằng lớp một, lớp hai là nền tảng về sau.
2.7.Có một số em mồ côi cha mẹ, bị cha mẹ bỏ rơi chỉ sống với ông bà, nên các em thiếu sự quan tâm và thường xuyên bỏ học.
2.8.Do độ tuổi còn quá nhỏ nên các em chưa ý thức được việc học là cần thiết.
III/ NHỮNG BIỆN PHÁP VÀ KẾT QUẢ GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÂN MÔN CHÍNH TẢ:
1/ Biện pháp:
Là giáo viên yêu nghề mến trẻ, nên tôi không thể làm ngơ trước học sinh của mình, nhất lá các em yếu. Tôi thấy trong tất cả các môn học, môn nào cũng quan trọng. Riêng phân môn chính tả là môn học mà các em cho là khó nhất và cũng là môn học mà học sinh học yếu nhiều nhất ở lớp 2.
Nếu các em học yếu chính tả thì chắc chắn các em sẽ học yếu các môn khác. Sau đây tôi xin kể lại câu chuyện xảy ra ở lớp tôi vào đầu năm học. Ngày học đầu tiên ở lớp 2, cũng là tiết học đầu tiên tôi dạy môn tập đọc, đó là bài: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” tôi gọi em Nguyễn Hoàng Vẹn đứng lên đọc bài, câu đầu tiên của bài là : “Ngày xưa, có một cậu bé làm việc gì cũng mau chán”.Mà em Hoàng Vẹn lại đọc là: “Ngày xưa, có “mộ” cậu bé làm “diệt dì” cũng “mao chá”. Cả lớp phì cười, Hoàng Vẹn đỏ mặt, tôi liền nói: Các em đừng cười bạn, bạn Hoàng Vẹn lúc đầu đọc vậy, nhưng bạn về nhà siêng năng đọc sách thì chắc chắn Hoàng Vẹn sẽ đọc đúng và lưu loát như các em thôi. Sau đó tôi kể cho các em nghe câu chuyện “Có chí thì nên”.
Rồi lại đến ngày hôm sau là ngày thứ ba có tiết chính tả sau khi thu bài chấm thì ra lớp tôi có nhiều “Nhân vật” học yếu chính tả. Đoạn văn mà tôi đọc cho cả lớp viết, thì có em lại viết thành một đoạn tiếng anh, tôi chấm điểm mà buồn cười, cười rồi nhưng lại rất thương. Vậy phải làm gì để các em học tốt hơn về chính tả. 
1.1. Học được một tuần là tôi chọn được những em yếu lên ngồi bàn nhất, học sinh trung bình cho ngồi bàn kế đó, còn học sinh khá, giỏi thì cho ngồi những bàn sau đó. Cho những học sinh ngồi bàn nhất để tiện theo dõi và hướng dẫn các em khi viết.
	Ví dụ: Viết chính tả nghe - viết bài: “Trên chiếc bè” đoạn viết có tất cả 35 chữ, đối với học sinh khá - giỏi thì phải viết đủ 35 chữ. Học sinh trung bình viết 30 chữ, còn những học sinh yếu thì viết 25 chữ mà thôi. Vì những em yếu bao giờ cũng viết chậm, chưa nắm chắc được những âm - vần và những dấu thanh. Nên khi viết các em thường đánh vần và ghép chữ rất lâu, có như vậy giáo viên mới đảm bảo thời gian trong một tiết dạy và những học sinh yếu mới có hướng theo kịp bạn bè.
Với cách trên, sau một thời gian tôi nhận thấy những em yếu và trung bình có hướng tiến bộ rõ rệt. Sau đó tôi vẫn giữ nguyên những em yếu ngồi bàn trên, còn những em khá - giỏi ngồi lẫn lộn để cho những em khá giỏi kèm những em trung bình. Ông bà ta thường nói “Học thầy không tày học bạn”.
1.2. Mặc khác, khi dạy phân môn tập đọc giáo viên phải kiểm tra bài củ thường xuyên, sang phần bài mới cũng vậy, tôi thường cho các em luyện đọc thật nhiều, nhất là những em yếu. Ví dụ: Phần luyện đọc tôi thường rút ra những tiếng từ khó sau đó ôn lại cách xếp từ cho học sinh đọc nhiều lần, phần từ ngữ tôi thường kết hợp giải nghĩa các từ mới trong bài và một số từ học sinh chưa nắm rõ nghĩa một cách rõ ràng để học sinh dễ phân biệt và nhớ lâu. Có như vậy các em mới nhớ được mặt chữ và nghĩa để viết chính tả và đặt dấu thanh đúng qui định.
Tôi thường chia lớp theo bốn tổ, tổ một là những em yếu, số học sinh còn lại là tổ hai, tổ ba, tổ bốn. những ngày có tập đọc, tôi thường đến lớp trước 20 phút để trực tiếp kiểm tra bài cũ những em học sinh yếu. Các tổ còn lại tôi cho các em dùng phương pháp đối tác, tức là tổ hai kiểm tra tổ ba, tổ ba kiểm tra tổ bốn, tổ bốn kiểm tra tổ hai, tổ trưởng báo cáo kết quả với giáo viên.
Như vậy, tất cả học sinh trong lớp đều được kiểm tra bài cũ thì chắc chắn các em về nhà học bài. tất cả các bài tập đọc đều được kiểm tra đều đặn như thế, thì tất nhiên các em sẽ đọc lưu loát và chắc chắn các em sẽ học tốt hơn về chính tả.
Là một giáo viên đứng lớp thì phải gương mẫu về mọi mặt; về tác phong đạo đức cũng như lời nói nhất là phải làm tốt công tác soạn giảng và có sự chuẩn bị tốt cho giờ dạy...  ...  chữ có thanh hỏi, thanh ngã. Khi đọc những chữ có thanh ngã thì kéo dài hơn những chữ có thanh hỏi.
1.3. các em còn nhỏ thường đọc sao viết vậy, chưa phân biệt nghĩa của từ nên thường lẫn lộn. Tuy được thay đổi sách không có chính tả so sánh, chỉ có chính tả nghe-viết và tập chép thôi, nhưng ở tiết nào tôi cũng giải nghĩa từ.
Ví dụ:
Va # da: Va là va chạm, còn da là da thịt vv...
Che # tre: che là che chở, còn tre là cây tre vv...
Nắn # nắng: Nắn la viết nắn nót, còn nắng là màu vàng của ánh nắng vv...
Lô # nô: lô là chiếc ba lô, còn nô là nô đùa vv... 
Bài # bày: Bài là bài học, còn bày là trình bày vv...
Ở các tiết chính tả giáo viên nhắc nhở các em thường xuyên là; Phụ âm gh, ngh, k, chỉ đứng trước ba âm đó là: i, e, ê mà thôi. Đó là luật chính tả các em cần phải nhớ. Các em đã nắm được luật chính tả và phân biệt được sự khác nhau về ý nghĩa của mỗi từ, dần dần các em sẽ viết đúng chính tả.
1.4. Ngoài hoạt động giảng dạy ra, tôi thấy công tác chủ nhiệm cũng không kém phần quan trọng. Ví dụ: Các em viết chính tả được nhưng chữ viết quá cẩu thả thì đọc cũng không ra, chữ này đọc thành chữ khác. 
Vì vậy, tôi phải uốn nắn chữ viết cho các em thường xuyên qua từng môn học, mà nhất là phân môn tập viết, chứ không riêng gì phân môn chính tả. Lớp tôi ở đầu năm chữ viết xếp loại A-B được một vài em, còn lại là xếp loại C, sau một thời gian rèn luyện số em xếp loại A-B tăng rõ rệt nhờ vậy mà không còn học sinh xếp loại C nữa.
1.5. Muốn có đồ dùng để sử dụng đều đặn trong mỗi tiết dạy thì tôi tranh thủ làm đồ dùng vào những ngày thứ bảy, chủ nhật, chứ thiết bị trường còn hạn chế.
Trong giờ học chính tả muốn cho học sinh có hứng thú, say mê học thì giọng nói của giáo viên phải nhẹ nhàng êm dịu, nét mặt vui tươi. Khi kiểm tra bài cũ thì gọi những học sinh yếu lên bảng nhiều một tí để xem các em về nhà có học bài không, có luyện viết bảng con không. Điều quan trọng nữa là phải có đồ dùng trong mỗi tiết dạy.
Ví dụ: Như khi dạy (chính tả nghe-viết) bài “Gọi bạn” thì giáo viên phải có tranh để giới thiệu, dẫn dắt các em vào bài học một cách hấp dẫn.
Lúc giới thiệu bài cũng như lúc nêu câu hỏi gợi ý. Câu hỏi như thế này: Bê vàng và Dê trắng gặp phải hoàn cảnh khó khăn như thế nào? Dứt lời giáo viên đưa ngay ra tranh Bê vàng và Dê trắng lên cho học sinh quan sát để trả lời ngay là: “trời hạn hán, suối cạn hết nước, cỏ cây khô héo, không có gì nuôi sống đôi bạn”.
Giáo viên thường sử dụng đồ dùng như vậy thì học sinh thích học và trả lời câu hỏi nhanh thì mới đảm bảo thời gian.
Bước kế tiếp là cho học sinh viết bảng con hơi nhiều để các em nắm được những tiếng khó, từ khó. Từ đó các em viết ít sai.
Tôi thường dặn dò những em học yếu, nếu các em thấy những bài tập nào khó thì đến hỏi thầy. Vì tôi dạy điểm lẽ không có phòng dành riêng cho giáo viên nên tôi ở lại tại lớp, từ đó các em học yếu có điều kiện gặp để tôi hướng dẫn bài . Mỗi lần các em gặp tôi hỏi bài tập khó, tôi vui vẻ hướng dẫn cho các em ngay, rồi sau đó tôi hỏi thăm hoàn cảnh từng gia đình của các em. Đó là cách tạo điều kiện để các em gần gũi với tôi giúp các em mạnh dạn, tự tin trong mỗi ngày đến trường.
1.6. Hiểu được hoàn cảnh gia đình của các em ngoài giờ lên lớp tôi còn tranh thủ đi thăm gia đình học sinh mà cha mẹ không quan tâm. Tôi thường tâm sự với phụ huynh: Lớp một, lớp hai là lớp đầu cấp, các em nắm vững kiến thức, có nền tảng từ lớp dưới thì chắc chắn lên lớp trên các em mới học giỏi, còn ngược lại nếu các em mất căn bản từ lớp dưới thì lên lớp ba, lớp bốn, lớp năm các em sẽ không theo kịp chương trình, kiến thức càng hụt hẩng thì các em sẽ học yếu luôn.
Cộng với những phiên họp phụ huynh, nhà trường nêu tầm quan trọng của lớp đầu cấp, từ đó đã cảm hoá được những phụ huynh có ý nghĩ sai lầm mà tôi đã nói ở trên.
Theo chương trình thì mỗi tuần có hai bài tập đọc.Sau hai tiết trong tuần thì tôi thưởng cho những em đạt điểm 10. Còn những bài yếu tôi lựa riêng ra.Nhằm đưa bài viết của em đạt điểm cao hơn bài viết trước để thưởng như các em đạt điểm 10, ý để động viên khuyến kích em học tốt hơn.
Ví dụ: Bài kỳ trước em đó điểm bốn, mà tiết này đạt điểm năm là đã được thưởng rồi và khen trước lớp nữa. Nếu bài viết vẫn đạt như tiết trước thì tôi vẫn động viên em cố gắng tiết sau nhé.
Thứ sáu hàng tuần vào tiết sinh hoạt lớp tôi tuyên dương những em học yếu mà tiến bộ trước lớp. Làm cho các em phấn khởi và hăng hái học tập tốt hơn.
1.7. Lớp tôi có em Huỳnh Dương Thanh cha mẹ bỏ nhau sống nhờ vào ông nội già yếu. Em này thường hay bỏ học để đi bắt cá, hái rau. Ba năm vẫn chưa học hết lớp hai vì mỗi năm học gần hết học kỳ II là em bỏ lớp không đi học nữa. Tôi đã tiếp xúc gia đình và biết được hoàn cảnh khó khăn của em. Nên tôi đã dành một ít tiền lương eo hẹp của mình để mua đồ dùng học tập, quần áo cộng vào quà dự án của trường để ưu tiên cho em nhiều hơn một tí, lớp tôi có tổ chức đóng góp quỹ tấm lòng vàng hàng tháng cũng đủ mua sách vở, bút mực cho em. Từ đó em này học đều, học giỏi đạt học sinh xuất sắc trong lớp.
1.8. Như tôi đã nói trên: “Các em là tuổi thần tiên thích học thì ít, thích chơi thì nhiều”.
	Nên tôi dụ các em rằng: Các em phải đi học cho đều và làm theo những điều thầy dặn thì buổi học cuối tuần thầy sẽ kể cho các em nghe một hai câu chuyện và khi phát phiếu liên lạc thầy sẽ thưởng cho các em nào học chính tả có nhiều tiến bộ.
Nói thì phải giữ lời nếu không thì sẽ mất lòng tin ở các em. Từ đó, ngoài giờ lên lớp tôi kiếm mượn những cuốn truyện cổ tích (Ngoài chương trình tham khảo thêm ) để kể cho các em nghe vào buổi thứ sáu hàng tuần.
Bên cạnh đó tôi còn mua vài cuốn truyện thiếu nhi mà học sinh thích đọc tặng thưởng cho các em như truyện ĐôRêMon, truyện bà lão và cây cam, truyện ba chị em, truyện sự tích trái thơm,... Vừa là động viên khuyến khích các em, vừa làm cho các em luyện thêm về phần đọc. Cộng thêm với Văn Phòng Phẩm tôi nhận về như phấn màu, tôi lấy một ít thưởng cho các em. Từ đó học sinh lớp tôi đi học rất chuyên cần và sự học tập của các em ngày một tiến bộ rõ rệt, đặt biệt là phân môn chính tả. Và em Hoàng Vẹn mà tôi đã kể trên nay đọc lưu loát và viết chính tả khá lắm rồi.
*Tóm lại: Để giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn chính tả tôi đã:
- Giúp học sinh kế thừa luật chính tả ở lớp 1 Ví dụ: Đứng trước e, ê, i âm c phải viết bằng con chữ k , âm ng phải viết bằng ngh là âm g phải viết bằng gh .
- Hướng dẫn học sinh đặt dấu thanh đúng chỗ: 
+ Dấu thanh luôn luôn đặt ở trên hoặc dưới âm chính của tiếng .
+ Đối với tiếng có âm đôi: iê, uô, ươ: 
* Không có âm cuối viết: ia, ua, ưa và đặt dấu thanh ở con chữ thứ nhất của âm đôi ví dụ: trá , mùa, chứa, ....
* Có âm cuối viết: iê, uô, ươ, và đặt dấu thanh ở con chữ thứ hai của âm đôi, ví dụ: tiến, muộn, tưởng, ....
+ Đối với tiếng chứa vần có âm đệm phải đặt dấu thanh ở ngay âm chính. Ví dụ tiếng thuỷ có âm đầu là ( th) âm đệm ( u), âm chính ( y) và thanh hỏi thì phải đặt dấu hỏi trên âm chính (y )...
- Luôn nhắc nhở học sinh ngồi viết đúng tư thế và rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp. 
- Gìơ chính tả phải phân tích tiếng khó gồm âm đầu - vần – thanh để học sinh nắm chắc cấu tạo của tiếng. đồng thời chấm và sửa bài thật nghiêm túc, cẩn thận. 
- Bản thân giáo viên phải chuẩn bị tốt khâu soạn- giảng và rèn phát âm chuẩn xác để giúp học sinh viết đúng vì ở lớp 2 học sinh vẫn còn hiện tượng nghe thế nào viết thế nấy.
2/ Kết quả đạt được:
Nhờ vào lòng quyết tâm với mong muốn học sinh mình học tốt phân môn chính tả nên tôi đã áp dụng những biện pháp nêu trên vào năm học 2008-2009. Kết quả rất khả quan lớp tôi không còn học sinh yếu kém, học sinh khá giỏi lại gia tăng.
Tổng số
Đầu năm
Cuối năm
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Giỏi
Khá
TB
Yếu
16/8
2
4
5
5
7
7
2
0
IV/ KẾT LUẬN
1/Tóm lượt biện pháp.
Thông qua phân môn chính tả chúng ta có thể giúp học sinh đọc, viết đúng chính âm tiếng Việt. Bỡi lẽ, như đã nói ở trên học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp hai nói riêng, được rèn luyện chữ viết một cách có hệ thống, có phương pháp, từ đó học sinh sẽ có cơ sở và kỹ năng về chính tả tiếng Việt. Trên thực tế, bằng những phương pháp cụ thể, những hình thức tổ chức dạy học tiến bộ, tích cực là cơ sở cho học sinh tiếp thu vốn kiến thức tiếng Việt một cách có hiệu quả. Riêng những bài học trong sách giáo khoa tiếng Việt cũng đủ để cho học sinh tiểu học có kỹ năng sử dụng âm đầu và thanh. Song, do đặc điểm ngôn ngữ của học sinh một số vùng nông thôn đã chịu ảnh hưởng về phương ngữ thì cần xây dựng thêm một số giải pháp nhằm rèn luyện kỹ năng đọc, viết một cách công phu hơn. Từ đó giúp học sinh hình thành kỹ năng nghe - nói - đọc - viết chính tả một cách tốt hơn.
2/ Phạm vi áp dụng của đề tài. 
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn chính tả lớp hai có thể áp dụng trên phạm vi trường Tiểu học Thị Trấn Giồng Riềng 2 và toàn huyện Giồng Riềng.
3/ Bài học kinh nghiệm.
Từ những thực trạng đã phân tích thông qua các biện pháp khắc phục và kết quả đạt được tôi nhận thấy muốn học sinh học tốt phân môn chính tả lớp hai đòi hỏi: Người giáo viên phải thật sự yêu nghề mến trẻ, hết lòng vì học sinh thân yêu, biết kế thừa những kiến thức chính tả học sinh đã lĩnh hội ở lớp một. Biết lắng nghe ý kiến chỉ đạo của chuyên môn và ý kiến đóng góp xây dựng của đồng nghiệp để kịp thời khắc phục những sai sót nhằm trang bị cho mình những kiến thức chính tả chắc chắn để dẫn dắt học sinh trong quá trình học tập.
-Phải chú ý sửa lỗi chính tả cho học sinh ngay trong tất cả các môn học để giúp các em viết đúng, viết đẹp trong học tập cũng như trong giao tiếp để thể hiện nét đẹp văn hoá của con người về mặt ngôn ngữ.
-Thường xuyên dự giờ các đồng nghiệp để học hỏi, giúp nhau hiểu về luật chính tả.Ngoài tự bản thân cần phải rèn luyện nhiều hơn để có kiến thức chuẩn xác, tự tin khi đứng lớp, truyền thụ kiến thức cho các em học sinh thân yêu của mình và đúng nghĩa một người thầy mẫu mực.
Kiến nghị: 
Nếu có thể xin trang bị cho thư viện trường vài cuốn từ điển tiếng Việt và từ điển chính tả để anh chị em giáo viên có điều kiện tham khảo nhằm dạy tốt môn tiếng Việt và nhất là dạy tốt phân môn chính tả.
Trên đây là “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn chính tả lớp hai”. Mà tôi đã áp dụng dạy ở lớp mình đạt kết quả tốt. Nếu có gì chưa hay, chưa đúng mong quý thầy (Cô), Ban giám khảo, Hội đồng chấm Sáng Kiến Kinh Nghiệm đóng góp ý kiến để đề tài sau hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thị Trấn ngày 20 tháng 04 năm 2009
 Người viết 
 Dương văn Mẫn

Tài liệu đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM-MAN 2009.doc