Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn Địa lí

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn Địa lí

III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KĨ THUẬT:

Mục tiêu của giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện. Tất cả các môn học trong các bậc học đều góp phần thực hiện mục tiêu đó. Môn Địa lí trong trường Tiểu học cũng vậy. Đây là môn học không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự vật hiện tượng và các mối quan hệ địa lí mà còn hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát sự vật hiện tượng địa lí, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học. Đồng thời từng bước phát triển ở học sinh những thái độ và thói quen ham học hỏi, thích tìm hiểu môi trường xung quanh, qua đó giáo dục tình yêu thiên nhiên, con người, quê hương đất nước, tôn trọng, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên.

Tuy nhiên, trong thực tế, vì nhiều lí do khác nhau, học sinh ít thích, thậm chí là không thích học môn Địa lí. Một số giáo viên còn có suy nghĩ: Địa lí là môn phụ nên dạy qua loa, chiếu lệ. Do đó môn Địa lí nói riêng và một số môn học khác như (Lịch sử, Khoa học, Kĩ thuật, ) nói chung chưa được quan tâm nhiều. Song về lâu dài, với nếp dạy, nếp nghĩ như thế, các em sẽ có tâm lí ỷ lại và cũng xem các môn học đó là môn phụ; không học cũng chẳng sao cả, chỉ cần giỏi Toán và Tiếng Việt là được. Nhưng liệu có thể chấp nhận không khi mà một học sinh Giỏi lại chỉ biết mù mờ về quê hương, đất nước của mình, chẳng biết Việt Nam nằm ở đâu trên bản đồ thế giới ? Có bao điều kì diệu, mới mẻ trong môn Địa lí. Và những điều kì diệu ấy có thể thấy ở xung quanh các em. Thế giới của trẻ thơ là thế giới của thích tìm hiểu, thích khám phá, muốn chứng tỏ bản thân. Môn địa lí lại ẩn chứa bao điều kì diệu, mới mẻ như vậy nhưng tại sao học sinh lại không thích học, không thích tìm hiểu, khám phá? Với thực tế đó nên tôi quyết định thực hiện để tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn địa lí”

 

doc 12 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 475Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT QUẢNG ĐIỀN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường Tiểu học số 1 Quảng Công Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Quảng Công, ngày 24 tháng 5 năm 2011
SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KĨ THUẬT
(Đề nghị công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở)
I.SƠ LƯỢC LÍ LỊCH:
Họ và tên: Ngô Văn Phong	Bí danh: Không	Nam, nữ: Nam
Ngày tháng năm sinh: 20 – 8 – 1976
Quê quán: thôn 2, xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế
Nơi thường trú: thôn 2, xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học số 1 Quảng Công
Chức vụ hiện nay: giáo viên giảng dạy bộ môn: Khoa học, Lịch sử, Địa lí lớp 4-5 và Tự nhiên & Xã hội lớp 3.
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
Những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ:
*Thuận lợi :
- Trong quá trình công tác, bản thân tôi luôn được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, sự phối hợp trong công tác của đồng nghiệp.
- Phụ huynh có quan tâm đến việc học hành của con em. Luôn có sự phối hợp tay ba giữa nhà trường-gia đình-xã hội trong quá trình giáo dục học sinh.
- Học sinh chăm ngoan, lễ phép biết vâng lời và tích cực, chủ động trong học tập.
- Đa số học sinh ở gần nhau, thuận lợi cho việc học tổ, học nhóm.
*Khó khăn :
- Địa phương thuộc khu vực vùng xa, bãi ngang ven biển, kinh tế còn nhiều khó khăn. Một số phụ huynh quan tâm chưa đúng mức đến việc học tập của con em.
- Chất lượng học sinh trong lớp và giữa các lớp không đồng đều, độ bền kiến thức không cao.
- Một số học sinh cá biệt ít vâng lời, chưa chịu khó học tập.
- Học sinh chỉ chú trọng học tập các môn công cụ (Toán và Tiếng Việt) và coi nhẹ các bộ môn còn lại.
II. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ:
	Quảng Công là một xã thuộc khu vực bãi ngang ven biển, cách xa trung tâm huyện lị, điều kiện đi lại của cán bộ giáo viên và nhân dân nói chung còn nhiều khó khăn cách trở. Đại bộ phận nhân dân làm nông nghiệp và đánh bắt tôm cá, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Do đặc thù nghề nghiệp nên phụ huynh ít có thời gian và điều kiện để quan tâm đến việc học tập của con em. Một số phụ huynh còn khoán trắng việc học tập của con em cho nhà trường.
 Tuy nhiên được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng uỷ, chính quyền địa phương, của các cấp các ngành, của Ban đại diện cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội nên trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Chất lượng đại trà được củng cố, số lượng học sinh khá giỏi ngày càng tăng, chất lượng mũi nhọn được quan tâm đầu tư và đã có học sinh đạt học sinh giỏi huyện, giỏi tỉnh. Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi được duy trì. Huy động 100% học sinh 6 tuổi vào lớp 1. Làm tốt công tác số lượng cũng như chất lượng. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên không ngừng được nâng cao, nhiều giáo viên có trình độ Cao đẳng, Đại học, có trình độ tay nghề vững vàng năng nổ nhiệt tình trong công tác và đã đạt được nhiều thành tích như giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở Công tác thi giảng, thao giảng, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học không ngừng được củng cố và tăng cường. Kết quả, năm học 2010-2011 nhà trường đã có 2 giáo viên đạt Giáo viên dạy giỏi cấp Huyện và bản thân tôi đạt giải Nhì cấp Tỉnh trong Hội thi Bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin. Các hoạt động văn hoá văn nghệ, TDTT được tổ chức tạo niềm vui, hứng thú cho học sinh sau những giờ học căng thẳng. Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được đầu tư hoàn thiện, các thiết bị nghe nhìn hiện đại được đầu tư mua sắm, phòng giáo dục nghệ thuật được tranh bị đàn Ogan, tivi, loa máy, giá vẽ để học sinh phát triển năng khiếu mĩ thuật, âm nhạc; phòng vi tính kết nối mạng Internet để tạo điều kiện để giáo viên và học sinh học tập, tìm kiếm thông tin. Thư viện đạt chuẩn, số lượng đầu sách phong phú, nhiều chủng loại, phòng đọc rộng rãi, thoáng mát. Sân chơi bãi tập an toàn, sạch đẹp. Cảnh quan môi trường từng bước được đầu tư đồng bộ và có hệ thống. Phòng học, lớp học được trang hoàng khang trang, bài bản. Học sinh tích cực, chăm ngoan cùng với nhà trường xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, hoàn thành tốt các chỉ tiêu, kế hoạch đã để ra.
III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KĨ THUẬT:
Mục tiêu của giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện. Tất cả các môn học trong các bậc học đều góp phần thực hiện mục tiêu đó. Môn Địa lí trong trường Tiểu học cũng vậy. Đây là môn học không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự vật hiện tượng và các mối quan hệ địa lí mà còn hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát sự vật hiện tượng địa lí, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học. Đồng thời từng bước phát triển ở học sinh những thái độ và thói quen ham học hỏi, thích tìm hiểu môi trường xung quanh, qua đó giáo dục tình yêu thiên nhiên, con người, quê hương đất nước, tôn trọng, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên. 
Tuy nhiên, trong thực tế, vì nhiều lí do khác nhau, học sinh ít thích, thậm chí là không thích học môn Địa lí. Một số giáo viên còn có suy nghĩ: Địa lí là môn phụ nên dạy qua loa, chiếu lệ. Do đó môn Địa lí nói riêng và một số môn học khác như (Lịch sử, Khoa học, Kĩ thuật,) nói chung chưa được quan tâm nhiều. Song về lâu dài, với nếp dạy, nếp nghĩ như thế, các em sẽ có tâm lí ỷ lại và cũng xem các môn học đó là môn phụ; không học cũng chẳng sao cả, chỉ cần giỏi Toán và Tiếng Việt là được. Nhưng liệu có thể chấp nhận không khi mà một học sinh Giỏi lại chỉ biết mù mờ về quê hương, đất nước của mình, chẳng biết Việt Nam nằm ở đâu trên bản đồ thế giới? Có bao điều kì diệu, mới mẻ trong môn Địa lí. Và những điều kì diệu ấy có thể thấy ở xung quanh các em. Thế giới của trẻ thơ là thế giới của thích tìm hiểu, thích khám phá, muốn chứng tỏ bản thân. Môn địa lí lại ẩn chứa bao điều kì diệu, mới mẻ như vậy nhưng tại sao học sinh lại không thích học, không thích tìm hiểu, khám phá? Với thực tế đó nên tôi quyết định thực hiện để tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn địa lí” 
IV. NHỮNG GIẢI PHÁP CHÍNH CỦA SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KĨ THUẬT:
Muốn có những biện pháp giảng dạy thích hợp trước hết người giáo viên phải nắm được trình độ, khả năng của mọi đối tượng học sinh. Bởi vậy, ngay từ khi nhận lớp, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh với những câu hỏi, bài tập liên quan đến môn Địa lí lớp 4. Kết quả:
Tổng số học sinh được khảo sát
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
62
7
10
30
15
Để giúp học sinh học tốt môn Địa lí, tôi mạnh dạn áp dụng một số biện pháp sau:
Biện pháp 1: Giúp học sinh xác định phương hướng trên bản đồ(lược đồ).
Xác định phương hướng một cách chính xác trên bản đồ (lược đồ) là hết sức quan trọng. Bởi vì, việc xác định vị trí hoặc mô tả một đối tượng địa lí sẽ khó khăn, thậm chí là không chính xác nếu không xác định đúng phương hướng của bản đồ (lược đồ), và đây cũng là công việc đầu tiên mỗi khi làm việc với bản đồ(lược đồ).
Cách xác định phương hướng trên bản đồ (lược đồ) các em đã được học ở lớp 
4, nhưng lên lớp 5 vẫn phải tiếp tục được củng cố, rèn luyện. Người ta thường quy ước: phía trên bản đồ là hướng Bắc, phía dưới là hướng Nam, bên phải là hướng Đông thì bên trái là hướng Tây. Quy ước này tuy đơn giản nhưng bắt buộc học sinh phải thuộc và ghi nhớ.
Sau khi học sinh nắm được bốn hướng chính trên bản đồ (lược đồ), giáo viên cần giúp học sinh nắm thêm bốn hướng phụ khác. Ví dụ: giữa Bắc và Đông là Đông Bắc, giữa Tây và Bắc là Tây Bắc, giữa Đông và Nam là Đông Nam, Giữa Tây và Nam là Tây Nam.
Bắc
Đông
Tây
Nam
Đông
Bắc
Tây
Bắc
Tây
Nam
Đông
Nam
Việc rèn luyện kĩ năng xác định phương hướng cho học sinh phải được tiến hành thường xuyên trong học tập môn Địa lí.
Biện pháp 2: Giúp học sinh xác định vị trí, giới hạn của các đối tượng địa lí trên bản đồ (lược đồ).
Nếu coi việc xác định phương hướng trên bản đồ (lược đồ) là công việc đầu tiên thì việc xác định vị trí, giới hạn của một quốc gia, khu vực, một châu lục hay một vùng biển, đại dương. là công việc tiếp theo cần phải làm. Thông qua việc xác định vị trí, giới hạn của các đối tượng địa lí đó, học sinh biết được hình dạng cũng như xác lập được mối quan hệ địa lí, hình thành biểu tượng về không gian của các đối tượng.
Để học sinh xác định chính xác vị trí, giới hạn của các đối tượng địa lí, giáo viên hướng dẫn qua hai bước:
+ Bước 1: Quan sát bản đồ (lược đồ)
+ Bước 2: Xác định vị trí, giới hạn của các đối tượng địa lí.
* Ví dụ : Bài 23 Châu Phi
Dựa và Lược đồ tự nhiên châu Phi và cho biết: Châu Phi giáp các châu lục và đại dương nào?
Sau khi quan sát, học sinh xác định vị trí, giới hạn của châu Phi là: Châu Phi nằm ở phía Nam châu Âu, phía Tây Nam của châu Á; phía Đông giáp Ấn Độ Dương, phía Tây giáp Đại Tây Dương, phía Bắc giáp biển Địa Trung Hải. 
Lược đồ tự nhiên châu Phi
Thông qua việc nhận biết vị trí, giới hạn của châu Phi, học sinh có được biểu tượng về hình dáng lãnh thổ của châu Phi.
Biện pháp 3: Giúp học sinh tìm và chỉ vị trí của các đối tượng địa lí trên bản đồ (lược đồ).
Để tìm và chỉ được vị trí của các đối tượng địa lí trên bản đồ (lược đồ) trước hết học sinh phải biết cách làm việc với bản đồ (lược đồ). 
Làm việc với bản đồ không chỉ đơn thuần là xem bản đồ (lược đồ) thể hiện cái gì? Mà thông qua bản đồ (lược đồ), học sinh tìm ra đặc điểm cũng như mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí đồng thời tìm được kiến thức chứa đựng trong bản đồ (lược đồ).
 - Để tìm và chỉ vị trí của các đối tượng địa lí trên bản đồ (lược đồ), học sinh tiến hành theo ba bước:
* Bước 1:Đọc tên bản đồ(lược đồ)
Việc đọc tên bản đồ (lược đồ) giúp học sinh biết được bản đồ đó thể hiện nội dung gì.
+Ví dụ: Lược đồ kinh tế một số nước châu Á, Lược đồ mật độ dân số Việt Nam; Lược đồ nông nghiệp Việt Nam;
*Bước 2:Xem bảng chú giải
Bảng chú giải giúp học sinh biết được hệ thống kí hiệu, ước hiệu và tên gọi của các đối tượng địa lí.
+Ví dụ: Dựa vào bảng chú giải của Lược đồ kinh tế một số nước châu Á học sinh biết được kí hiệu và tên gọi của các đối tượng: khai thác dầu, sản xuất ô tô, lúa mì, lúa gạo, bông, chăn nuôi trâu, bò
*Bước 3: Tìm và chỉ các đối tượng địa lí trên bản đồ(lược đồ).
Để tìm và chỉ được các đối tượng địa lí trên bản đồ (lược đồ) thì học sinh phải dựa vào các kí hiệu, ước hiệu, biểu tượng của các đối tượng địa lí được quy định ở bảng chú giải.
Khi học sinh chỉ vị trí, giới hạn của các đối tượng địa lí. Tuỳ vào vị trí của đối tư ... hia nằm sát nhau và có chung đường biên giới..
Biện pháp 4: Giúp học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ (lược đồ).
Phần Địa lí lớp 5 gồm 28 bài học, 1 bài ôn tập và 2 tiết dành cho địa lí địa phương nhưng lại có tới 23 bản đồ(lược đồ). Ngoài ra, để giúp học sinh tiếp thu tốt nội dung bài học, trong quá trình lên lớp người giáo viên còn sử dụng thêm nhiều bản đồ(lược đồ) khác nữa. Như vậy số lượng bản đồ(lược đồ) mà các em được làm quen là không ít. Mặt khác, bản đồ (lược đồ) không chỉ có tác dụng minh họa cho kênh chữ mà nó còn giúp cho học sinh khai thác những kiến thức chứa đựng trong nó. Như vậy Bản đồ (lược đồ) là một kênh thông tin quan trọng, đặc biệt là đối với môn Địa lí.
 Để khai thác được kiến thức từ bản đồ (lược đồ), học sinh tiến hành theo hai bước:
* Bước 1: Quan sát bản đồ (lược đồ)
* Bước 2: Trả lời câu hỏi, bài tập.
Ví dụ: Bài 10 Nông nghiệp
Dựa vào Lược đồ nông nghiệp Việt Nam hãy:
1.Kể tên một số cây trồng ở nước ta.
2.Cho biết loại cây nào được trồng nhiều hơn cả?
3.Lúa gạo, cây công nghiệp lâu năm(chè, cà phê, cao su,) được trồng chủ yếu ở vùng nào?
Lược đồ nông nghiệp
Sau khi quan sát, trao đổi học sinh đưa ra trả lời: Một số loại cây trồng của nước ta như: lúa, cao su, cây ăn quả, cà phê, chè; trong đó loại cây được trồng nhiều hơn cả là cây lúa. Lúa gạo được trồng chủ yếu ở đồng bằng, cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su,) được trồng chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên.
Biện pháp 5: Giúp học sinh xác lập mối quan hệ địa lí (ở mức độ dơn giản)
Giữa các đối tượng địa lí luôn có mối quan hệ đan xen, tác động và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Việc tìm ra mối quan hệ qua lại giữa các đối tượng địa lí là việc làm không hề đơn giản đối với học sinh Tiểu học. Thông qua việc tìm ra mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí giúp học sinh khái quát được vấn đề; đồng hình thành và phát triển tư duy phân tích, tổng hợp.
 Để xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí, học sinh tiến hành theo hai bước:
* Bước 1: Quan sát bản đồ (lược đồ)
* Bước 2: Dựa vào bản đồ (lược đồ) và kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, hoàn thành phiếu học tập,
Ví dụ: 
A. Xác lập mối quan hệ địa lí giữa địa hình với sông ngòi:
* Bài 4: Sông ngòi
Quan sát Lược đồ sông ngòi trả lời:
1.Sông ngòi ở miền Trung có đặc điểm gì?
2.Vì sao sông ngòi ở miền Trung lại có đặc điểm đó?
Học sinh quan sát, và cộng với kiến thức đã được học ở bài trước (bài Địa hình), học sinh trả lời: Sông ngòi miền Trung thường ngắn và dốc, do địa hình miền Trung hẹp ngang, có độ dốc lớn.
Hình 1. Lược đồ sông ngòi
Học sinh tìm ra mối quan hệ giữa địa hình – sông ngòi: Địa hình miền Trung hẹp ngang và dốc sông ngắn, dốc.
B. Xác lập mối quan hệ địa lí giữa khí hậu với sông ngòi 
Mưa to, mưa nhiều
(Mùa mưa)
(Nước sông nhiều)
Ít mưa, khô hạn
(Mùa khô)
(Nước sông ít)
Nước sông thay đổi theo mùa
Khí hậu
 Điền tiếp vào ô trống từ ngữ thích hợp để thể hiện mối quan hệ giữa khí hậu với sông ngòi:
(Phần in nghiêng, in màu trong ngoặc là phần học sinh điền vào)
Sau khi hoàn thành bài tập học sinh rút ra được kết luận: Ở nước ta, sự thay đổi lượng mưa theo mùa đã làm chế độ nước của các dòng sông cũng thay đổi theo. Mùa mưa, mưa to và mưa nhiều làm nước sông dâng cao, gây ngập lụt. Mùa khô, ít mưa, sông ít nước, trơ đáy, gây hạn hán. Việc nước sông thay đổi theo mùa đã gây nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất của nhân dân.
Mối quan hệ giữa khí hậu với sông ngòi: Mùa mưa mưa nhiều nước sông nhiều; mùa khô mưa ít nước sông ít.
C. Xác lập mối quan hệ giữa vị trí - khí hậu - thực vật - động vật:
Bài 23. Châu phi
Quan sát Lược đồ tự nhiên châu Phi và kết hợp với phần kênh chữ ở SGK/117, 
118, cho biết:
1. Đường xích đạo đi qua phần lãnh thổ nào của châu Phi?
2. Phần lớn diện tích của châu Phi là gì?
3. Khí hậu châu Phi có đặc điểm gì?
4. Khí hậu có tác động như thế nào đến thực vật và động vật?
Học sinh quan sát, tìm hiểu và trả lời: Đại bộ phận diện tích châu Phi nằm giữa hai chí tuyến, có đường xích đạo đi ngang qua giữa châu lục. Phần lớn diện tích là hoang mạc và các xa-van, chỉ có một phần ven biển và gần hồ Sát, bồn địa Công-gô là có rừng rậm nhiệt đới. Sở dĩ như vậy vì khí hậu của châu Phi rất khô, nóng bậc nhất trên thế giới nên cả thực vật và động vật đều khó phát triển.
Mối quan hệ giữa vị trí - khí hậu - thực vật - động vật: Đường xích đạo đi qua giữa châu lục khí hậu nóng, khô thực vật, động vật nghèo nàn.
Biện pháp 6 : Giúp học sinh khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lí.
- Tranh ảnh dùng trong sách giáo khoa địa lí lớp 5 nhằm giới thiệu, minh hoạ về thiên nhiên, con người và hoạt động sản xuất của các dân tộc trên đất nước ta cũng như các dân tộc trên thế giới.
- Trong dạy học địa lí, tranh ảnh được sử dụng ở nhiều khâu nhưng nhiều hơn cả là khâu hình thành kiến thức mới. 
Để khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lí, học sinh tiến hành theo hai bước:
* Bước 1: Quan sát tranh ảnh
* Bước 2: Dựa vào tranh ảnh và kiến thức đã học, đã tìm hiểu để trả lời câu hỏi, hoàn thành phiếu bài tập,
Ví dụ Bài 24 Châu Phi (tiếp theo)
Quan sát hình 3 SGK/118, hãy:
1.Mô tả đặc điểm bên ngoài của người dân châu Phi.
2. Bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì về điều kiện sống của người dân châu Phi?
Học sinh quan sát và trả lời: Người dân châu Phi có nước da đen. Tóc xoăn, ăn mặc quần áo nhiều màu sắc sặc sỡ. Bức ảnh cho thấy cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn, người lớn và trẻ em trông đều vất vả, buồn bả.
Biện pháp 7 : Kết hợp sử dụng bản đồ (lược đồ) với tranh ảnh địa lí.
-Việc sử dụng kết hợp bản đồ (lược đồ) với tranh ảnh giúp học sinh dễ dàng hình thành được các biểu tượng. Tranh ảnh tạo ra biểu tượng cụ thể về đối tượng địa lí, còn bản đồ (lược đồ) giúp học sinh có biểu tượng không gian về vị trí của đối tượng đó. 
Để Kết hợp sử dụng bản đồ (lược đồ) với tranh ảnh địa lí, học sinh tiến hành theo hai bước:
* Bước 1: Quan sát tranh ảnh ( để có hình ảnh cụ thể về đối tượng địa lí )
* Bước 2: Tìm vị trí của các đối tượng địa lí đó trên bản đồ (lược đồ).
Ví dụ: Bài 25: Châu Mĩ
 Quan sát các ảnh trong hình 2/122, rồi tìm trên hình 1/121 các chữ cái a, b, c, d, e, g; cho biết các ảnh đó được chụp ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ và điền thông tin vào bảng:
e)Hoang mạc A-ta-ca-ma
 (Chi-lê)
a) Núi An-đét (Pê-ru)
g) Một bãi biển ở vùng Ca-ri-bê
b)Đồng bằng trung tâm Hoa Kì
d) Sông A-ma-dôn (Bra-xin)
c) Thác Ni-a-ga-ra (Hoa Kì)
Ảnh minh họa
Vị trí
Mô tả đặc điểm thiên nhiên
a. Núi An-đét (Pê-ru)
Phía Tây của Nam Mĩ
Đây là dãy núi cao, đồ sộ, chạy dọc theo bờ biển phía Tây của Nam Mĩ. Trên đỉnh núi quanh năm có tuyết phủ.
b. Đồng bằng trung tâm (Hoa Kì)
Bắc Mĩ
Đây là vùng đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng do sông Mi-xi-xi-pi bồi đắp, đất đai màu mỡ. Dọc hai bên bờ sông cây cối xanh tốt, nhiều đồng ruộng.
c. Thác Ni-a-ga-ra (Hoa Kì)
Bắc Mĩ
Ở vùng này, sông ngòi tạo ra các thác nước đẹp như thác Ni-a-ga-ra và đổ vào các hồ lớn như hồ Mi-si-gân, hồ Thượng.
d. Sông A-ma-dôn (Bra-xin)
Nam Mĩ
Sông A-ma-dôn bồi đắp nên đồng bằng A-ma-dôn. Rừng rậm A-ma-dôn ngút ngàn một màu xanh của cây lá.
e. Hoang mạc A-ta-ca-ma (Chi-lê)
Bờ tây dãy An-đét (Nam Mĩ)
Cảnh vật chỉ có núi và cát, không có động-thực vật.
g. Bãi biển ở vùng Ca-ri-bê
Trung Mĩ
Bãi biển đẹp, thuận lợi cho ngành du lịch biển.
(Phần in Nghiêng, in màu là phần của học sinh điền vào)
Như vậy sau khi mô tả được đặc điểm thiên nhiên của châu Mĩ, học sinh có biểu tượng về một số cảnh quan tiêu biểu của châu Mĩ như: đồng bằng trung tâm Hoa Kì, thác Ni-a-ga-ra (Hoa Kì), hoang mạc A-ta-ca-ma (Chi-lê), núi An-đét (Pê-ru), sông A-ma-dôn (Bra-xin), bãi biển ở vùng Ca-ri-bê đồng thời hình thành được biểu tượng và xác định được vị trí của các cảnh quan đó trên bản đồ (lược đồ).
V. NÊU DỰ ĐOÁN KẾT QUẢ VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CÓ SỨC LAN TOẢ TRONG PHẠM VI TOÀN HUYỆN MÀ SÁNG KIẾN KĨ THUẬT CÓ THỂ MANG LẠI:
Tóm lại, để học sinh tiếp thu, lĩnh hội tốt kiến thức, người giáo viên cần áp dụng linh hoạt các biện pháp trên. Các biện pháp dạy học trên không đứng riêng lẻ, độc lập mà nó đan xen vào nhau và đan xen vào trong các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học. Không có biện pháp nào là tối ưu, duy nhất. Không phải tiết học, bài học nào người giáo viên cũng áp dụng tất các biện pháp trên mà tuỳ vào nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức để lựa chọn biện pháp dạy học cho phù hợp.
Sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi thấy học sinh mạnh dạn, tích cực, hứng thú, tự tin tham gia xây dựng bài, thích tìm hiểu về thiên nhiên, con người của Việt Nam cũng như trên thế giới. Tìm, xác định chính xác vị trí, phương hướng bản đồ cũng như các đối tượng địa lí. Biết cách làm việc, khai thác kiến thức từ bản đồ (lược đồ) và tranh ảnh địa lí. Lớp học sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh. Không khí lớp học vui vẻ, thân thiện.
Qua một năm nghiên cứu, áp dụng bản thân tôi đã thu được những kết quả như sau:
Các kì kiểm tra
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
Khảo sát
7
10
30
15
Kiểm tra cuối kì I
29
15
10
8
Kiểm tra cuối kì II
55
7
0
0
Với những kết quả đã đạt được, tôi thấy đây là những biện pháp hay và bổ ích cần được phổ biến, nhân rộng để các đơn vị bạn cùng áp dụng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 
VI. KẾT LUẬN:
Theo tôi, để một Sáng kiến cải tiến kĩ thuật đi vào thực tế dạy học thì cần phải có một quá trình nghiên cứu và thực nghiệm bài bản. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu không dài, phạm vi áp dụng không rộng, chỉ diễn ra trong một khối lớp 5 nên vẫn chưa lường trước hết những vấn đề có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện. Tuy vậy, đề tài cũng giúp bản thân tôi và đồng nghiệp thấy được một số vấn đề cần khắc phục trong dạy học địa lí hiện nay, đồng thời có những biện pháp, giải pháp kịp thời nhằm khơi dậy lòng say mê học tập, tính tò mò thích khám phá thiên nhiên, đất nước, con người trong mỗi một học sinh. Qua đề tài, bản thân tôi cũng rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, xây dựng của quý thầy cô giáo, quý cấp quản lí giáo dục để cho sáng kiến cải tiến kĩ thuật của tôi ngày càng được hoàn thiện và áp dụng rộng rãi hơn.
Xin chân thành cám ơn.
Người viết sáng kiến cải tiến kĩ thuật
Ngô Văn Phong
NHẬN XÉT, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG XÉT
 SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KĨ THUẬT
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 QUẢNG CÔNG
.....
.....
.....
.....
.....
.....
.....
.....
.....
NHẬN XÉT, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG XÉT
 SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KĨ THUẬT
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HUYỆN QUẢNG ĐIỀN
.....
.....
.....
.....
.....
.....
.....
.....

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_h.doc