Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5

Chương trình toán của tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn. Toán học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về số học, các số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản, giải toán có lời văn ứng dụng thiết thực trong đời sống và một số yếu tố hình học đơn giản.

Môn toán ở tiểu học bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quán hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, phát triển hợp lý khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng bằng lời, bằng viết, các, suy luận đơn giản, góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt sáng tạo.

Mục tiêu nói trên được thông qua việc dạy học các môn học, đặc biệt là môn toán. Môn này có tầm quan trọng vì toán học với tư cách là một bộ phận khoa học nghiên cứu hệ thống kiến thức cơ bản và sự nhận thức cần thiết trong đời sống sinh hoạt và lao động của con người. Môn toán là ''chìa khoá'' mở của cho tất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết của người lao động trong thời đại mới. Vì vậy, môn toán là bộ môn không thể thiếu được trong nhà trường, nó giúp con người phát triển toàn diện, nó góp phần giáo dục tình cảm, trách nhiệm, niềm tin và sự phồn vinh của quê hương đất nước.

 

doc 16 trang Người đăng huong21 Lượt xem 863Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN LƯƠNG SƠN
TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀ SƠN A
 - - - - - - - o0o - - - - - - -
SÁNG KIẾN 
Năm học 2005-2006
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO 
CHẤT LƯỢNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN 
CHO HỌC SINH LỚP 5
HỌ VÀ TÊN: Trịnh Thị Thu Hà
CHỨC VỤ:	 Giáo viên
ĐƠN VỊ : Trường tiểu học Hoà Sơn A	
	 Hoà Sơn - Lương Sơn - Hoà Bình
LƯƠNG SƠN, THÁNG 05 NĂM 2006
Phần thứ nhất
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương trình toán của tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn. Toán học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về số học, các số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản, giải toán có lời văn ứng dụng thiết thực trong đời sống và một số yếu tố hình học đơn giản.
Môn toán ở tiểu học bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quán hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, phát triển hợp lý khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng bằng lời, bằng viết, các, suy luận đơn giản, góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt sáng tạo.
Mục tiêu nói trên được thông qua việc dạy học các môn học, đặc biệt là môn toán. Môn này có tầm quan trọng vì toán học với tư cách là một bộ phận khoa học nghiên cứu hệ thống kiến thức cơ bản và sự nhận thức cần thiết trong đời sống sinh hoạt và lao động của con người. Môn toán là ''chìa khoá'' mở của cho tất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết của người lao động trong thời đại mới. Vì vậy, môn toán là bộ môn không thể thiếu được trong nhà trường, nó giúp con người phát triển toàn diện, nó góp phần giáo dục tình cảm, trách nhiệm, niềm tin và sự phồn vinh của quê hương đất nước.
Trong dạy - học toán ở tiểu học, việc giải toán có lời văn chiếm một vị trí quan trọng. Có thể coi việc dạy - học và giải toán là '' hòn đá thử vàng'' của dạy - học toán. Trong giải toán, học sinh phải tư duy một cách tích cực và linh hoạt, huy động tích cực các kiến thức và khả năng đã có vào tình huống khác nhau, trong nhiều trường hợp phải biết phát hiện những dữ kiện hay điều kiện chưa được nêu ra một cách tường minh và trong chừng mực nào đó, phải biết suy nghĩ năng động, sáng tạo. Vì vậy có thể coi giải toán có lời văn là một trong những biểu hiện năng động nhất của hoạt động trí tuệ của học sinh.
Dạy học giải toán có lời văn ở bậc tiểu học nhằm mục đích chủ yếu sau:
-Giúp học sinh luyện tập, củng cố, vận dụng các kiến thức và thao tác thực hành đã học, rèn luyện kỹ năng tính toán bước tập dược vận dụng kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành vào thực tiễn.
-Giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kỹ năng suy luận, khêu gợi và tập dượt khả năng quan sát, phỏng đoán, tìm tòi.
-Rèn luyện cho học sinh những đặc tính và phong cách làm việc của người lao động, như: cẩn thận, chu đáo, cụ thể.....
 	Ở học sinh lớp 5, kiến thức toán đối với các em không còn mới lạ, khả năng nhận thức của các em đã được hình thành và phát triển ở các lớp trước, tư duy đã bắt đầu có chiều hướng bền vưỡng và đang ở giai đoạn phát triển. Vốn sống, vốn hiểu biết thực tế đã bước đầu có những hiểu biết nhất định. Tuy nhiên trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều, yêu cầu đặt ra khi giải các bài toán có lời văn cao hơn những lớp trước, các em phải đọc nhiều, viết nhiều, bài làm phải trả lời chính xác với phép tính, với các yêu cầu của bài toán đưa ra, nên thường vướng mắc về vấn đề trình bày bài giải: sai sót do viết không đúng chính tả hoặc viết thiếu, viết từ thừa. Một sai sót đáng kể khác là học sinh thường không chú ý phân tích theo các điều kiện của bài toán nên đã lựa chọn sai phép tính.
Với những lý do đó, trong học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp Năm nói riêng, việc học toán và giải toán có lời văn là rất quan trọng và rất cần thiết. Để thực hiện tốt mục tiêu đó, giáo viên cần phải nghiên cứu, tìm biện pháp giảng dạy thích hợp, giúp các em giải bài toán một cách vững vàng, hiểu sâu được bản chất của vấn đề cần tìm, mặt khác giúp các em có phương pháp suy luận toán lôgic thông qua cách trình bày, lời giải đúng, ngắn gọn, sáng tạo trong cách thực hiện. Từ đó giúp các em hứng thú, say mê học toán. Từ những căn cứ đó tôi đã chọn đề tài " Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5'' để nghiên cứu, với mục đích là:
- Tìm hiểu nội dung, chương trình và những phương pháp dùng để giảng dạy toán có lời văn.
- Tìm hiểu những kỹ năng cơ bản cần trang bị để phục vụ việc giải toán có lời văn cho học sinh lớp Năm.
- Khảo sát và hướng dẫn giải cụ thể một số bài toán, một số dạng toán có lời văn ở lớp Năm, từ đó đúc rút kinh nghiệm, đề xuất một số ý kiến góp phần nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn.
Phần thứ hai
 NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KHOA HỌC:
1/ Cơ sở lý luận:
Giải toán là một thành phần quan trọng trong chương trình giảng dạy môn toán ở bậc tiểu học. Nội dung của việc giải toán gắn chặt một cách hữu cơ với nội dung của số học và số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản và các yếu tố đại số, hình học có trong chương trình.
Vì vậy, việc giải toán có lời văn có một vị trí quan trọng thể hiện ở các điểm sau:
a) Các khái niệm và các quy tắc về toán trong sách giáo khoa, nói chung đều được giảng dạy thông qua việc giải toán. Việc giải toán giúp học sinh củng cố, vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm hạc thiếu sót của các em về kiến thức, kỹ năng và tư duy để giúp các em phát huy hoặc khắc phục.
b) Việc kết hợp học và hành, kết hợp giảng dạy với đời sống được thực hiện thông qua việc cho học sinh giải toán, các bài toán liên hệ với cuộc sống một cách thích hợp giúp học sinh hình thành và rèn luyện những kỹ năng thực hành cần thiết trong đời sống hàng ngày, giúp các em biết vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống.
c) Việc giải toán góp phần quan trọng trong việc xây dựng cho học sinh những cơ sở ban đầu của lòng yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, thế giới quan duy vật biện chứng: việc giải toán với những đề tài thích hợp, có thể giới thiệu cho các em những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta và các nước Anh em, trong công cuộc bảo vệ hoà bình của nhân dân thế giới, góp phần giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường, phát triển dân số có kế hoạch v.v... Việc giải toán có thể giúp các em thấy được nhiều khái niệm toán học, ví dụ: các số, các phép tính, các đại lượng v.v... đều có nguồn gốc trong cuộc sống hiện thực, trong thực tiễn hoạt động của con người, thấy được các mối quan hệ biện chứng giữa các dữ kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm v.v..
d) Việc giải toán góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và những đức tính tốt của con người lao động mới. Khi giải một bài toán, tư duy của học sinh phải hoạt động một cách tích cực vì các em cần phân biệt cái gì đã cho và caí gì cần tìm, thiết lập các mối liên hệ giữa các dữ kiện giữa cái đã cho và cái phải tìm; Suy luận, nêu nên những phán đoán, rút ra những kết luận, thực hiện những phép tính cần thiết để giải quyết vấn đề đặt ra v.v... Hoạt động trí tuệ có trong việc giải toán góp phần giáo dục cho các em ý trí vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, chu đáo làm việc có kế hoạch, thói quen xem xét có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm, óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo v.v...
* Nội dung chương trình Toán lớp 5:
	1/ Ôn tập về số tự nhiên.
	2/ Ôn tập về các phép tính số tự nhiên.
	3/ Dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9.
	4/ Phân số( ôn tập bổ sung).
	5/ Các phép tính về phân số.
	6/ Số thập phân.
	7/ Các phép tính về số thập phân.
	8/ Hình học – chu vi, điện tích, thể tích của một hình.
	9/ Số đo thời gian – Toán chuyển động đều.
2/ Cơ sở thực tiễn:
Toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế. Nội dung bài toán được thông qua những câu văn nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, có liên quan đến cuộc sống thường xẩy ra hành ngày. Cái khó của bài toán có lời văn là phải lược bỏ những yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất toán học của bài toán, hay nói cách khác là chỉ ra các mối quan hệ giỡa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài toán và nêu ra phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số bài toán.
Đề bài của bài toán có lời văn bao giờ cũng có hai phần:
- Phần đã cho hay còn gọi giả thiết của bài toán.
- Phần phải tìm hay còn gọi kết luận của bài toán.
Ngoài ra, trong đề toán có nêu mối quan hệ giữa phần đã cho và phần phải tìm hay thực chất là mối quan hệ tương quan phụ thuộc vào giả thiết và kết luận của bài toán.
Quy trình giải toán có lời văn thường thông qua các bước sau:
- Nghiên cứu kỹ đầu bài: Trước hết cần đọc cẩn thận đề toán, suy nghĩ về ý nghĩa bài toán, nội dung bài toán, đặc biệt chú ý đến câu hỏi bài toán. Chớ vội tính toán khi chưa đọc kỹ đề toán.
- Thiết lập mối quan hệ giữa các số đã cho và diễn đạt nội dung bài toán bằng ngôn ngữ hoặc tóm tắt điều kiện bài toán, hoặc minh hoạ bằng sơ đồ hình vẽ.
- Lập kế hoạch giải toán: học sinh phải suy nghĩ xem để trả lời câu hỏi của bài toán phải thực hiện phép tính gì? Suy nghĩ xem từ số đã cho và điều kiện của bài toán có thể biết gì, có thể làm tính gì, phép tính đó có thể giúp trả lời câu hỏi của bài toán không? Trên các cơ sở đó, suy nghĩ để thiết lập trình tự giải toán.
- Thực hiện phép tính theo trình tự đã thiết lập để tìm đáp số. Mỗi khi thực hiện phép tính cần kiểm tra đã tính đúng chưa? Phép tính được thực hiện có dựa trên cơ sở đúng đắn không?...
Giải xong bài toán, khi cần thiết, cần thử xem đáp số tìm được có trả lời đúng câu hỏi của bài toán, có phù hợp với các điều kiện của bài toán không? Trong một số trường hợp, giao viên nên khuyến khích học sinh tìm xem có cách giải khác gọn hay không?
Ví dụ 1: Thùng to có 21 lít nước mắm, thùng bé có 15 lít nước mắm. Nước mắm được chứa vào các chai như nhau, mỗi chai có 0,75 lít. Hỏi có tất cả bao nhiêu chai nước mắm?
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện bài toán trên bằng cách dùng phương pháp hỏi đáp, kết hợp với minh hoạ bằng tóm tắt đề toán.
+ Phân tích nội dung bài toán: Giáo viên dùng hai câu hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Để học sinh thấy rõ nội dung: 
- Thùng to có 21 lít nước mắm.
- Thùng nhỏ có 15 lít nước mắm.
- Mỗi chai chứa 0,75 lít nước mắm.
- Hỏi có tất cả bao nhiêu chai nước mắm ?
 + Tóm tắt bài toán: Theo những câu trả lời của học sinh, giao viên hướ ...  đây là các dạng bài nâng cao mà tôi đã thực hiện trong các tiết dạy để nâng cao tính hiểu biết của học sinh đồng thời bồi dưỡng học sinh giỏi.
	Ví dụ 1:
	Hai người thợ cùng làm chung một công việc thì sau 5 giờ sẽ xong. Sau khi làm được 3 giờ thì người thợ cả bận việc phải nghỉ, chỉ còn người thợ thứ hai phải làm nốt công việc còn lại trong 6 giờ. Hỏi nếu mỗi người thợ làm một mình thì mất mấy giờ mới xong công việc ?
Bài giải:
Hai người làm chung thì hết 5 giờ mới xong. Vậy mỗi giờ 2 người làm được công việc.
Trong 3 giờ, hai người làm được là:
 x 3 = (công việc)
Phân số chỉ công việc người thứ hai làm một mình là:
1 - = (công việc)
Mỗi giờ người thứ hai làm được là:
 : 6 = (giờ)
Thời gian người thứ hai làm một mình là:
1 : = 15 (giờ)
Mỗi giờ người thứ nhất làm được là:
 - = (công việc)
Thời gian người thứ nhất làm một mình là:
1 : = 7 giờ = 7 giờ 30 phút
Đáp số:	1) 7 giờ 30 phút;
2) 15 giờ.
	Ví dụ 2:
	Mạnh, Hùng, Dũng và Minh có 1 số quyển vở. Mạnh lấy số vở để dùng, Hùng lấy còn lại, Dũng lấy còn lại, cuối cùng Minh dùng nốt 8 quyển vở. Hỏi lúc đầu cả 4 bạn có tất cả bao nhiêu quyển vở ?
Tóm tắt:
Mạnh
Hùng
Dũng
Minh 8 vở
Bài giải:
Số vở của Dũng và Minh là:
8 : 2 x 3 = 12 (quyển)
Số vở của Dũng, Minh, và Hùng là:
12 : 2 x 3 = 18 (quyển)
Số vở của 4 bạn lúc đầu là:
18 : 2 x 3 = 27 (quyển)
Đáp số: 27 quyển.
V/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
	Qua một thời gian nghiên cứu đề ra một số biện pháp giải toán có lời văn ở lớp 5, tôi đã mạnh dạn đề xuất với Ban Giám hiệu tổ chức thực hiện chuyên đề toán, về phương pháp, về cách giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 đã được nâng cao và đạt hiệu quả cao. Do vậy đã được triển khai áp dụng thực hiện ở các lớp trong khối 5.
	- Kết quả đạt được cụ thể ở lớp 5A như sau:
Thời gian kiểm tra
Tổng số học sinh
Kết quả
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Giữa kỳ I
31
5
16,1%
13
41,9%
13
41,9%
0
Cuối kỳ I
31
6
19,4%
13
41,9%
13
41,9%
0
Cuối năm
31
7
22,6%
14
45,2%
10
32,3%
0
	Về học sinh giỏi cấp tỉnh: Lớp do tôi phụ trách có 03 em được công nhận là học sinh giỏi cấp tỉnh, riêng môn Toán có 02 em.
	Từ những kết quả đạt được nêu trên, tôi thấy dạy học giải toán có lời văn ở lớp 5 không những chỉ giúp cho học sinh củng cố vận dụng các kiến thức đã học, mà còn giúp các em phát triển tư duy, sáng tạo trong học toán và biết vận dụng thực thành vào thực tiễn cuộc sống.
Phần thứ ba
KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:
Hướng dẫn và giúp học sinh giải toán có lời văn nhằm giúp các em phát triển tư duy trí tuệ, tư duy phân tích và tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá, rèn luyện tốt phương pháp suy luận lôgic. Bên cạnh đó đây là dạng toán rất gần gũi với đời sống thực tế.
	Do vậy, việc giảng dạy toán có lời văn một cách hiệu quả giúp các em trở thành những con người linh hoạt, sáng tạo, làm chủ trong mọi lĩnh vực và trong cuộc sống thực tế hàng ngày.
Những kết quả mà chúng tôi đã thu được trong quá trình nghiên cứu không phải là cái mới so với kiến thức chung về môn toán ở bậc tiểu học, song lại là cái mới đối với bản thân tôi. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã phát hiện và rút ra nhiều điều lý thú về nội dung và phương pháp dạy học giải toán có lời văn ở bậc tiểu học. Tôi tự cảm thấy mình được bồi dưỡng thêm lòng kiên trì, nhẫn lại, sự ham muốn, say xưa với việc nghiên cứu. Tuy nhiên đề tài này của tôi là giai đoạn đầu nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học nên không thể tránh khỏi những kiến khuyết. Tôi mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, của các bạn đồng nghiệp và những ai quan tâm đến vấn đề giải toán có lời văn cho học sinh ở bậc tiểu học nói chung, giải Toán có lời văn ở lớp 5 nói riêng.
II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT:
Qua thực tế giảng dạy môn toán ở Trường tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng, tôi thấy người giáo viên phải luôn luôn tìm tòi học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Từ những kinh nghiệm thực tế trong những năm giảng dạy, để giúp học sinh thích học và giải toán có lời văn, tôi kiến nghị với các nhà soạn sách giáo khoa hãy lựa chọn, sắp xếp hệ thống các bài tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để các em có thể vận dụng tốt các kiến thức đã học.
Đối với giáo viên, ở mỗi dạng toán cần hướng dẫn học sinh nhận dạng bằng nhiều cách: đọc, nghiên cứu đề, phân tích bằng nhiều phương pháp ( Mô hình, sơ đồ đoạn thẳng, suy luận ....) để học sinh đễ hiểu, dễ nắm bài hơn. Không nên dừng lại ở kết quả ban đầu ( giải đúng bài toán ) mà nên có yêu cầu cao hơn đối với học sinh.
Ví dụ: Như yêu cầu học sinh ra một đề toán tương tự hoặc tìm nhiều lời giải khác nhau....
Giáo viên phải luôn đổi mới phương pháp dạy bằng nhiều hình thức như: trò chơi, đố vui.... phù hợp với đối tượng học sinh của mình: " Lấy học sinh để hướng vào hoạt động học, thầy là người hướng dẫn, tổ chức, trò nhận thức chủ động trong việc giải toán ''.
Trong giảng dạy giáo viên cần chú ý phát triển tư duy, khả năng phân tích, tổng hợp, khả năng suy luận lôgíc, giúp các em nắm chắc kiến thức cụ thể. Với toán có lời văn, đó là cách giải và trình bày lời giải, sử dụng tốt tất cả các phương pháp đã nêu ở trên.
Không nên dừng lại ở kết quả ban đầu ( giải đúng bài toán ) mà nên có yêu cầu cao hơn đối với học sinh. Ví dụ: Như yêu cầu một học sinh ra một đề toán tương tự hoặc tìm nhiều lời giải khác nhau.....
Trong khi giải phải yêu cầu học sinh đặt câu hỏi: '' Làm phép tính đó để làm gì ?'' , từ đó có hướng giải đúng, chính xác.
Sau mỗi bài giải, học sinh phải biết xem xét lại kết quả mình làm để giúp các em tự tin hơn khi giải quyết một vấn đề gì đó.
Qua cách dạy đã nêu trên đây, so với các lớp học theo chỉ dẫn của sách giáo khoa và sách giáo viên, tôi nhận thấy học sinh dễ hiểu bài hơn, dễ áp dụng hơn. Qua kết quả học tập của học sinh lớp tôi, các đồng nghiệp trong khối cũng nhận thấy cách hướng dẫn trên là hay và có hiệu quả.
 Hoà Sơn, ngày 20 tháng 05 năm 2006
 Người thực hiện
	 Trịnh Thị Thu Hà
Đánh giá xếp loại của 
Hội đồng xét duyệt sáng kiến các cấp
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGai toan co loi van l5.doc