Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học

I - ĐẶT VẤN ĐỀ:

1. Cơ sở lý luận :

Như chúng ta đã biết giáo viên Tiểu học là người cầm ngọn đuốc sống trong đêm trường cho học sinh tiếp bước.

Thật khác với cấp học trên giáo viên chỉ dạy 1-2 tiết trong 1 buổi ở 1 lớp là xong, hơn nữa đối tượng của họ là có nhận thức.

Còn giáo viên Tiểu học là người trực tiếp theo dõi, điều hành mọi hoạt động học tập, rèn luyện, vui chơi. của học sinh trong quảng thời gian các em học ở trường và một điều đáng nói ở đây đối tượng của giáo viên Tiểu học là những tâm hồn trẻ thơ, trong trắng cũng giống như những tờ giấy trắng vậy.

Chúng ta sẽ vẽ gì, viết gì lên đó; phải chăng vai trò của người giáo viên góp một phần quan trọng việc quyết định con đường đi của Mầm non tương lai sáng lạn.

Nếu ta coi lớp học là cái thuyền thì giáo viên là những người cầm lái, là người duy trì trật tự trong lớp mình chủ nhiệm, mọi về nề nếp sinh hoạt, mọi ý thức của lớp học đều chủ yếu do giáo viên quyết định, giáo viên Tiểu học chính là người xây dựng, phát huy truyền thống tốt đẹp của lớp, của học sinh, từng cá nhân trong lớp về rèn luyện đạo đức, hình thành nhân cách, về học tập, sinh hoạt tập thể và xã hội.

 

doc 8 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 273Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục 
toàn diện cho học sinh Tiểu học
I - Đặt vấn đề:
1. Cơ sở lý luận :
Như chúng ta đã biết giáo viên Tiểu học là người cầm ngọn đuốc sống trong đêm trường cho học sinh tiếp bước.
Thật khác với cấp học trên giáo viên chỉ dạy 1-2 tiết trong 1 buổi ở 1 lớp là xong, hơn nữa đối tượng của họ là có nhận thức.
Còn giáo viên Tiểu học là người trực tiếp theo dõi, điều hành mọi hoạt động học tập, rèn luyện, vui chơi... của học sinh trong quảng thời gian các em học ở trường và một điều đáng nói ở đây đối tượng của giáo viên Tiểu học là những tâm hồn trẻ thơ, trong trắng cũng giống như những tờ giấy trắng vậy.
Chúng ta sẽ vẽ gì, viết gì lên đó; phải chăng vai trò của người giáo viên góp một phần quan trọng việc quyết định con đường đi của Mầm non tương lai sáng lạn.
Nếu ta coi lớp học là cái thuyền thì giáo viên là những người cầm lái, là người duy trì trật tự trong lớp mình chủ nhiệm, mọi về nề nếp sinh hoạt, mọi ý thức của lớp học đều chủ yếu do giáo viên quyết định, giáo viên Tiểu học chính là người xây dựng, phát huy truyền thống tốt đẹp của lớp, của học sinh, từng cá nhân trong lớp về rèn luyện đạo đức, hình thành nhân cách, về học tập, sinh hoạt tập thể và xã hội.
Ta thấy dễ dàng phong trào của mỗi lớp đều gắn liền với sự chỉ dẫn của giáo viên. Phong trào đó dâng lên hay chìm xuống hoàn toàn do sự gần gũi sự tích cực và trách nhiệm của giáo viên.
Do vậy, người ta thường nói giáo viên Tiểu học là linh hồn của lớp, là người mẹ thứ hai của học sinh lớp đó.
Giáo viên còn là người tập hợp Hội phụ huynh học sinh để phổ biến chính xác giáo dục của Đảng, chủ trương giáo dục của Nhà nước, tập hợp tất cả các nguyện vọng của họ để có đường lối, phương hướng giáo dục cho phù hợp với tình hình chung cũng như tình hình riêng. Vì vậy, giáo viên chúng ta phải hết sức sáng tạo, vận dụng hết mọi năng lực của bản thân và khách quan để giáo dục, chỉ đạo học sinh lớp mình được tốt, như thế mới quán triệt được tinh thần giáo dục, nhằm mục đích giáo dục học sinh theo 5 điều Bác Hồ dạy.
Để hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục năm học 2006-2007 nên giáo viên Tiểu học phải thực sự là tấm gương sáng về mọi mặt để có sức thuyết phục học sinh, giáo dục học sinh toàn diện.
2. Cơ sở thực tiễn :
Trong giai đoạn hiện nay ngành giáo dục đang giẫy lên phong trào chống tiêu cực và bệnh thành tích, xây dựng trường chuẩn Quốc gia giai đoạn II. Bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn, một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, dẫn đến kết quả khảo sát chất lượng chung toàn trường có đạt kết quả như sau về mọi mặt.
a) Hạnh kiểm toàn trường :
SL toàn trường
Thực hiện đầy đủ
Thực hiện chưa đầy đủ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
176
173
98,2
3
18
b) Văn hoá toàn trường 
Môn Tiếng việt và Toán 
Môn học
Tổng số HSKS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Tiếng Việt
176
35
20
62
35
64
36
15
9
Toán
176
35
20
81
46
51
29
9
5
c) Vở sạch chữ đẹp toàn trường :
Loại A
Loại B
Loại C
Loại D
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
108
61,4
55
31,2
13
7,4
0
II – Giải quyết vấn đề : 
1. Nắm chắc tình hình từng lớp :
- Giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu học sinh về mọi mặt ở năm học vừa qua, thông qua giáo viên dạy lớp đó. Nghiên cứu kỹ hồ sơ bàn giao của giáo viên chủ nhiệm cũ, nhất là sổ điểm, học bạ, sổ chủ nhiệm, kết quả thi đua của lớp đó để thấy được mặt mạnh, mặt yếu của từng học sinh, từ đó đề ra những biện pháp và cách thực hiện cho thích hợp.
Ban giám hiệu cũng GVCN phân loại học sinh, nắm rõ từng đối tượng học sinh khá giỏi, yếu kém, trung bình. Có kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo nhằm nâng cao chất lượng. Từ đó đề ra cụ thể từng mặt giáo dục học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm: Phải nắm chắc hệ thống cơ cấu của tầng lớp (lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, các tổ học tập, tìm hiểu năng khiếu cụ thể của từng học sinh.
- Những em học lực giỏi 
- Những em học lực khá 
- Những em học lực yếu kém 
- Những học sinh yếu mà khuyết tật 
Thì giáo viên chủ nhiệm của lớp đó phải dạy hoà nhập cộng đồng, có giáo án riêng cho những đối tượng khuyết tật.
Ví dụ : Như lớp 3, có học sinh khuyết tật thì giáo viên phải dạy có phần giáo nói riêng có đối tượng.
- Khi giáo viên chủ nhiệm nắm chắc tình hình của lớp thì giáo viên bắt đầu lập kế hoạch và chương trình hoạt động trong năm học, tìm cách chỉ đạo xử lý mọi tình huống của lớp.
c) Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp :
Qua một tuần theo dõi thấy đội ngũ cán bộ lớp năng lực lãnh đạo còn yếu, do đó bước đầu tiên giáo viên phải chấn chỉnh lại đội ngũ cán bộ lớp. Đây là việc quan trọng phải thực hiện được, lấy học sinh tự quản lý là chính.
Ví dụ : Một tuần đầu em A làm lớp trưởng có ưu điểm là nhanh nhẹn, hoạt bát, nhưng tính nóng nảy, không tranh thủ hết sự đồng tình của bạn bè, vì thế hiệu quả công tác chưa cao, giáo viên cho lớp bình xét lớp trưởng, bạn B được các bạn trong lớp suy tôn làm lớp trưởng nên trong quá trình công tác rất thuận lợi và đạt kết quả cao.
Đầu tiên để giúp em bồi dưỡng năng lực lãnh đạo giáo viên nêu gần gũi nhiều với cán bộ lớp (tập huấn 1 buổi/1 tuần) trình bày cách lãnh đạo lớp thật kỹ cho các em hiểu. Cho các em đứng lên làm chủ buổi sinh hoạt lớp (nhận xét theo hoạt động của lớp và đề ra phương hướng dựa theo 5 mặt dưới sự chỉ đạo của giáo viên hướng dẫn trực tiếp). Tiếp tục làm nhiều lần như vậy thì dần dần các em sẽ có thói quen đứng trước tập thể và phong cách lãnh đạo đúng đắn. Điều không thể thiếu được là giáo viên đã gửi vào các em một sự tin tưởng. Giao việc cho cán bộ lớp được sự lãnh đạo và kiểm tra của mình để các em làm việc tốt, giáo viên phải nâng cao uy tín các em lên bằng lời khen, một mặt động viên các em có trọng lượng trước tập thể lớp thì điều đầu tiên phải chọn những học sinh vào loại giỏi; có uy tín trong lớp làm cán bộ, giáo viên quan tâm các em về cả mặt vật chất, (sổ sách, bút mực) để tạo điều kiện cho các em làm việc. Đồng thời bồi dưỡng năng lực cho các em xử lý mọi việc trong lớp.
3. Xây dựng nề nếp tự quản :
- Chất lượng giờ dạy phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng nề nếp tự quản cực kỳ quan trọng đối với lớp học, đặc biệt là học sinh lớp khối 1, 2, 3 vì ý thức tự quản của các em thường chưa cao, giáo viên phải tiếp tục thông qua nề nếp của lớp theo 5 mặt cho lớp và đưa ra nghị quyết chung của lớp có biên bản rõ ràng, giao lại biên bản này cho đội ngũ cán bộ lớp thi hành. Nhưng không phải khoán trắng cho các em, mà tôi thường xuyên giám sát, kịp thời tập trung ý kiến của cán bộ lớp để ngăn chặn những hành vi xấu.
Nhất quán quan điểm và tư tưởng là : Để lãnh đạo và lời nói của giáo viên có trọng lượng thì mọi việc trong lớp phải rõ ràng, chính xác, tất cả mọi việc phải đánh giá khách quan và dứt khoát.
Giáo viên không bao giờ coi nhẹ tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt sao, lớp có thi đua hàng tuần, xét tổ điển hình, có bảng xếp loại thi đua công khai trước lớp để khích lệ các tổ, các cá nhân phấn đấu đi lên và còn cho các tổ đánh giá chéo lẫn nhau để các em có ý thức nhắc nhở nhau, quản lý nhau thực hiện đúng nề nếp của lớp.
Tóm lại: Điều đầu tiên ta dễ thấy và thực tế sẽ như vậy đó là : Một đội ngũ cán bộ đó là vững vàng, với một tập thể có nề nếp tốt thì việc xuất hiện những cá nhân sống tuỳ tiện, buông thả sẽ hạn chế tới mức tối đa, tuy nhiên không có cái gì là triệt để. Vậy nên mỗi một giáo viên cần phải làm gì tiếp theo.
4. Giáo dục đạo đức.
- Đối với những học sinh yếu về các mặt, giáo viên cần gặp riêng tìm hiểu tâm sự nguyện vọng của các em từ kết quả điều tra cơ bản, giáo viên ghi số liệu cần thiết vào sổ để có biện pháp giáo dục thích hợp.
Trong quá trình giáo dục giáo viên nên chú ý đến phương pháp nêu gương người tốt. Lấy tập thể giáo dục cá nhân và điều đầu tiên giáo viên phải thực sự làm là tấm gương sáng mẫu mực cho các em noi theo.
Đối với người trong lớp thiếu chú ý, hay bỏ học thì giáo viên phải tìm hiểu rõ nguyên nhân, chẳng hạn do học lực yếu.
Ví dụ : Em A, em B, em C.
Giáo viên phải chú ý đến tâm lý lứa tuổi để giáo dục cho phù hợp, giáo viên phải gặp riêng để trao đổi giáo dục, không trách nạt các em đến lớp cho các em thấy được năng lực của các em không thua bạn bè, lòng mong mỏi của bố mẹ và bạn bè đối với các em. Để các em tự ý thức và sửa chữa. Khi các em đã tiến bộ thì giáo viên nâng dần uy tín bằng cách động viên và khen ngợi các em trước tập thể.
Riêng những em chậm tiến qua giáo dục nhiều lần vẫn không chuyển biến.
- Giáo viên gặp nhiều lần trao đổi, thành lập từng nhóm bạn cùng chơi, cùng tiến bộ, cùng học...
Tóm lại : Giáo dục hạnh kiểm đạo đức cho học sinh tôi luôn luôn lấy tình thương làm lẽ phải trên cơ sở 5 điều Bác Hồ dạy để học sinh luyện nói lời hay, làm việc tốt mà tiến bộ nhiều dần. Nếu học sinh có sai trái giáo viên bình tĩnh ôn hoà, không nóng nảy xúc phạm các em, chọn nơi, chọn lúc thích hợp để uốn nắn những lệch lạc của các em, tránh để cho các em mặc cảm về bản thân, về cô giáo từ đó không muốn làm điều gì trái ý cô, trái ý nội quy nhà trường.
5. Giáo dục văn hoá :
Đầu tiên là chú ý đến đối tượng học sinh không bỏ sót một đối tượng nào (giỏi, khá, trung bình, yếu) để có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu nâng cao chất lượng.
Cụ thể : Trong các giờ học giáo viên ra đầy đủ các loại bài tập hệ thống câu hỏi phù hợp đối với các đối tượng học sinh để em nào cũng có việc làm, bạn nào cũng được phát huy tối đa năng lực của mình và khi chữa bài giáo viên cũng phân theo năng lực của học sinh.
- Không những thế giáo viên phải luôn sắp xếp chỗ ngồi cho các em một cách hợp lý. Chúng ta đã biết học bạn cũng rất quan trọng, làm sao học sinh khá kèm được học sinh yếu trở thành “đôi bạn cùng tiến bộ”.
Đồng thời kiểm tra việc học bài, bài tập ở nhà là một việc làm không thể nào thiếu được trong từng tiết học như thế mới thôi thúc học sinh “học và hành” để nắm bắt kiến thức được vững vàng hơn.
- VSCĐ: Như ta đã biết chữ viết giữ vai trò quan trọng trong chương trình Tiểu học (yêu cầu đọc thông viết thạo) “chữ viết cũng là thể hiện nết người”. Nên vấn đề này giáo viên ngay từ đầu năm tôi đã phổ biến về yêu cầu sách vở, chữ viết cho các em rõ, tôi luôn luôn động viên nhắc nhở các em giữ vở sạch, viết chữ đẹp”.
Đối với những em viết chữ xấu, cấu thả, chưa có ý thức giữ gìn sách vở.
Ví dụ : Bạn Sơn B, Nguyên, Tý, Mạnh, Dũng 3A, Ninh 4B....
Giáo viên phải luôn quan tâm uốn nắn từng li, từng tý, từ cách ngồi, cách cầm bút, cách trình bày và thường xuyên kiểm tra sách vở của các em. Ngoài ra giáo viên phải yêu cầu học sinh viết thêm 1 ngày 1 trang chính tả nộp cho cô giáo.
Từ đó để sửa chữa lỗi dần cho học sinh ý thức trao dồi chữ viết, giữ gìn sách vở. Đúng vậy, bước sang học kỳ II của năm học này trường tôi tỷ lệ viết chữ xấu đã giảm xuống đáng kể, chỉ còn tỷ lệ % rất thấp, xếp loại VSCĐ loại C.
Vậy, để giáo dục văn hoá tôi luôn luôn chỉ đạo giáo viên chú ý mọi đối tượng, phải hiểu rõ nguyên nhân, đặc biệt những học sinh cá biệt thì giáo viên phải kiên trì, chịu khó không nóng nảy, đặt vị trí mình vào các em thì giáo dục mới có hiệu quả.
6. Giáo dục thể chất : 
Luôn luôn kết hợp giữa gia đình và xã hội. Các tổ chức trong nhà trường để giáo dục các em, đặc biệt là tổ chức Đội, các hoạt động Đội sao tôi cùng giáo viên quán triệt tham gia đầy đủ, hăng say.
Ngoài ra tôi còn chú ý những điều nhỏ nhặt như đầu tóc, cách ăn mặc của các em làm sao cho dễ nhìn, cho đẹp mắt và hợp thời tiết.
7. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và xã hội.
Để giáo dục học sinh trong mọi nơi, mọi lúc tôi đã kết hợp chặt chẽ, nhà trường, gia đình và cộng đồng.
Việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là không thể thiếu được, đối với học sinh yếu, học sinh cá biệt, tôi cùng với giáo viên chủ nhiệm lớp gặp gia đình, trao đổi tình hình học tập ở trường, ở lớp, nhất là những giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi cụ thể, thông qua việc thăm gia đình giáo viên có những đề xuất với gia đình cùng giáo dục.
8. Nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên.
Để giáo dục kiến thức toàn diện cho học sinh tôi đã không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ về mọi mặt, luôn cải tiến phương pháp dạy đạt hiệu quả và gây niềm tin cho các em trong học tập. Trong giảng dạy tôi luôn lấy học sinh làm trung tâm để các em tự giác chủ động tiếp thu kiến thức một cách thoái mái hơn, tôi đặc biệt chú ý đến các tiết thực hành chữa bài tập, giúp học sinh có phương pháp, phong cách học tập sáng tạo.
Ngoài kinh nghiệm của bản thân tôi còn gặp các giáo viên có kinh nghiệm để tranh thủ sự giúp đỡ chỉ vẽ của học, tôi tìm đọc các tài liệu, tập san để học các kinh nghiệm điển hình trong giáo dục đã được phổ biến. Hàng ngày có những biện pháp gì hay đạt kết quả về giáo dục học sinh tôi ghi lại, những thất bại tôi cũng né tránh.
Tôi còn thường xuyên nêu những truyền thống tốt đẹp của trường, của lớp, của các anh chị đã trưởng thành. Qua đó giáo dục các em lòng yêu trường, noi theo truyền thống học tập và rèn luyện tốt.
- Sau khi sử dụng những biện pháp vừa nêu trên tôi thấy chất lượng mọi mặt của lớp, của trường, của từng học sinh được nâng lên rõ rệt.
III – Kết quả đạt được :
a) Hạnh kiểm :
Thực hiện đầy đủ : 100%
Không có em nào xếp loại hạnh kiểm thực hiện chưa đầy đủ.
b) Kết quả kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II
Môn Toán và Tiếng việt :
Môn học
Tổng số HSKS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Toán
176
38
21,5
52
29,5
78
44
8
5
Tiếng việt
176
40
23
73
42
59
33
4
2
- VSCĐ : Có tiến bộ rất nhiều, tổng số học sinh viết yếu, kém loại C chỉ còn 2 em toàn trường.
Tỷ lệ % loại A được tăng lên rõ rệt.
Trường đã tổ chức nhiều đợt thi VSCĐ ở trường. Nhiều em đạt giải cao chọn thi huyện.
c) Các hoạt động khác :
Công tác Đội sao, trường tôi đi đầu trong phong trào bề nổi của trường liên cụm.
Để được những kết quả ấy là nhờ phần đóng góp to lớn của việc thực hiện các biện pháp trên và trong việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện.
Iv – Bài học kinh nghiệm :
Giáo viên Tiểu học có vị trí hết sức quan trọng trong việc giáo dục học sinh phát huy toàn diện, mà làm tốt việc đó thật là khó, để đạt kết quả người giáo viên Tiểu học cần thực hiện:
1. Trong quá trình công tác phải hết sức nhiệt tình, gương mẫu bám lớp, bám trường, hết sức gần gũi với học sinh.
2. Đặc biệt giáo viên phải phối hợp chặt chẽ, có phương pháp cụ thể trong việc giáo dục học sinh ở các mặt : Đạo đức, văn hoá, thể chất, lao động....
3. Bản thân là giáo viên, phải thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, xứng đáng là người mẹ hiền thứ 2 của các em.
4. Phải có phương pháp lãnh đạo khoa học, tỷ mĩ, quan tâm đến việc chọn và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp, chú ý xây dựng lớp tự quản, chú ý đến học sinh cá biệt.
5. Luôn kết hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường giáo dục gia đình và xã hội để giáo dục các em.
6. Bản thân giáo viên không thể bằng lòng những điều mình đã có mà phải luôn luôn học hỏi, trao dồi kiến thức trau, đổi kinh nghiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho “Xây dựng Mầm non đất nước”
Trên đây là những việc làm thực tế của bản thân tôi đối với học sinh, phần nào có ảnh hưởng tốt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho các em. Mong cấp trên, bạn đọc gần xa xét duyệt và góp ý chân thành để công tác giáo dục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh của bản thân tôi, cũng như trường tôi đạt kết quả tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc