Sáng kiến kinh nghiệm Một số kiến thức cần thiết khi dạy bài “Chiến thắng điện biên phủ trên không” ở Lịch sử Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kiến thức cần thiết khi dạy bài “Chiến thắng điện biên phủ trên không” ở Lịch sử Lớp 5

I - ĐẶT VẤN ĐỀ :

Do điều kiện của ngành học nên giáo viên Tiểu học hiểu biết về lịch sử còn hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy – học môn Lịch sử hiện nay ở trường Tiểu học; hơn nữa trong thời buổi ảnh hưởng của cơ chế thị trường các bộ môn thuộc khoa học xã hội không được lớp trẻ quan tâm như trước đây. Việc thanh thiếu niên thờ ơ, thiếu hiếu biết về lịch sử dân tộc là vấn đề đang được xã hội quan tâm.

Trong lịch sử dân tộc ta, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước như một móc son chói lọi nhất. Đúng như nhận định của Đảng ta :

“Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX”.

Trong 21 năm trường kỳ của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhân dân ta đã lập được nhiều chiến công vang dội nhưng tiêu biểu nhất, vẽ vang nhất tạo bước ngoặt quyết định trên mặt trận ngoại giao là đánh thắng cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mỹ.

Trong quá trình dạy Lịch sử lớp 5, khi dạy bài chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” bản thân và đồng nghiệp gặp nhiều băn khoăn, bởi kiến thức ở sách giáo khoa, sách giáo viên thì ít ỏi, vốn kiến thức thì hạn chế mà yêu cầu và ý nghĩa của bài thì lớn. Qua quá trình giảng dạy, dự giờ và tìm hiểu tài liệu tôi đã có thêm vốn kiến thức cần thiết để phục vụ tốt việc dạy bài trận “Điện Biên Phủ trên không”.

 

doc 6 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 216Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kiến thức cần thiết khi dạy bài “Chiến thắng điện biên phủ trên không” ở Lịch sử Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số kiến thức cần thiết khi dạy bài 
“chiến thắng Điện biên phủ trên không” ở lịch sử lớp 5.
I - Đặt vấn đề :
Do điều kiện của ngành học nên giáo viên Tiểu học hiểu biết về lịch sử còn hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy – học môn Lịch sử hiện nay ở trường Tiểu học; hơn nữa trong thời buổi ảnh hưởng của cơ chế thị trường các bộ môn thuộc khoa học xã hội không được lớp trẻ quan tâm như trước đây. Việc thanh thiếu niên thờ ơ, thiếu hiếu biết về lịch sử dân tộc là vấn đề đang được xã hội quan tâm.
Trong lịch sử dân tộc ta, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước như một móc son chói lọi nhất. Đúng như nhận định của Đảng ta :
“Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX”.
Trong 21 năm trường kỳ của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhân dân ta đã lập được nhiều chiến công vang dội nhưng tiêu biểu nhất, vẽ vang nhất tạo bước ngoặt quyết định trên mặt trận ngoại giao là đánh thắng cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mỹ.
Trong quá trình dạy Lịch sử lớp 5, khi dạy bài chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” bản thân và đồng nghiệp gặp nhiều băn khoăn, bởi kiến thức ở sách giáo khoa, sách giáo viên thì ít ỏi, vốn kiến thức thì hạn chế mà yêu cầu và ý nghĩa của bài thì lớn. Qua quá trình giảng dạy, dự giờ và tìm hiểu tài liệu tôi đã có thêm vốn kiến thức cần thiết để phục vụ tốt việc dạy bài trận “Điện Biên Phủ trên không”.
Lịch sử là bộ môn quan trọng ở bậc Tiểu học nhằm giúp học sinh có những hiểu biết đúng đắn, những biểu tượng sinh động về lịch sử Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đồng thời giáo dục họ sinh lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc “làm cho tri thức về lịch sử dân tộc ăn sâu và trí não con người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ, làm cho những tấm gương sáng ngời của ngườ xưa luôn hiển hiện trong bản lĩnh con người Việt Nam hiện đại” (giáo sư Nguyễn Đức Bình)
Hiện nay trong thực tế dạy phân môn Lịch sử ở trường Tiểu học giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, nhầm lẫn kiến thức vẫn thường gặp ở một số giáo viên. Tình trạng học sinh không nhớ sự kiện, nhầm lẫn kiến thức, không hiểu lịch sử, thường xẩy ra.
Để thực hiện đúng đặc trưng của môn Lịch sử, khi dạy giáo viên cần đảm bảo tính chân thực, chính xác, khoa học của Lịch sử. Trong quá trình dạy học giáo viên cần tái hiện lại lịch sử đúng như nó đã tồn tại, tránh nhầm lẫn sai sót trong việc truyền đạt kiến thức lịch sử cho học sinh. Đặc biệt đối với các bài về các sự kiện lịch sử tiêu biểu giáo viên cần giúp học sinh nắm được nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của sự kiện lịch sử. Đối với giáo viên Tiểu học, việc cung cấp thêm một số kiến thức lịch sử cần thiết để dạy bài “Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không” nhằm giúp giáo viên, học sinh thấy được âm mưu xảo quyệt của Đế Quốc Mỹ và tinh thần chiến đấu dũng cảm, sáng tạo của quân dân Miền Bắc nói chung và quân dân Hà Nội nói riêng.
II – Giải quyết vấn đề :
Năm 1972 bị thua đau trên chiến trường Miền nam, Mỹ phải bị động dùng không quân, hải quân trở lại đánh phá quyết liệt ở cả hai miền Nam – Bắc kết hợp với những hành động ngoại giao xảo quyệt và cuối cùng tiến hành tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội và Hải Phòng, hòng hạn chế thẳng lợi của ta, buộc ta phải chấp nhận điều kiện của Mỹ trong đàm phán, kết thúc chiến tranh có lợi cho Mỹ.
Trận chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” là chiến thắng vang dội nhất của quân dân Miền Bắc và cũng là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử không quân Mỹ và buộc Mỹ phải ký hiệp định Pa Ri buộc quân Mỹ phải rút khỏi Miền Nam Việt Nam và quân chủ lực ta ở nguyên tại chỗ.
Trong 12 ngày đêm chiến đấu anh dũng, kiên cường của quân dân ta, kiến thức ở sách giáo khoa chỉ đáp ứng được ở mức còn sơ lược qua phép so sánh hệ thống câu hỏi :
Kiến thức giáo khoa
Kiến thức cần bổ sung thêm
Hỏi : Tại sao Mỹ ném bom huỷ diệt Hà Nội ?
Hỏi : Vì sao Mỹ ném bóm huỷ diệt Hà Nội và vùng phụ cận ?
- 6 tháng đầu năm 1972 ta dành nhiều thắng lợi ở Miền Nam.
- Mỹ thua trên các chiến trường : Quảng Trị, Đông Nam Bộ dùng không quân, Hải quân đánh miền Bắc thất bại.
- Ních Xơn dùng sức mạnh bon đạn hòng làm Chính phủ ta run sợ phải ký hiệp định theo ý chúng.
- Mỹ liều lĩnh để thương lượng trên thế mạnh.
Hỏi : Hãy kể lại trận chiến đấu đêm 18/12 trên bầu trời Hà Nội 
Hàng chục lần B52 và các loại máy bay khác ném bom vào Hà Nội
Hỏi : Hãy kể lại trận chiến đấu đêm 18/12 trên bầu trời Hà Nội và vùng phụ cận ?.
- 90 lần B52
- 135 máy bay chiến thuật
- Ta bắn rơi 7 máy bay, trong đó có 3 B52
Hỏi : Hãy kể lại trận chiến đấu đêm 26/12 trên bầu trời Hà Nội ?
Hỏi : Hãy kể lại trận chiến đấu đêm 26/12 trên bầu trời Hà Nội và vùng phụ cận ? 
- Địch tập trung lực lượng lớn nhất trong chiến dịch 
- B52 : 105 lần chiếc
- Địch tập trung lực lượng lớn nhất trong chiến dịch
- B52 : 129 chiếc
Hỏi : Kết quả 12 ngày đêm chiến đấu của quân dân ta ?
Hỏi : Kết quả 12 ngày đêm chiến đấu của quân dân Hà Nội và vùng phụ cận ?
- Đập tan cuộc tập kích
- 81 máy bay hiện đại bị bắn rơi, trong đó có 34B52
Hà Nội hạ 25 B52
- Đập tan âm mưu của địch
- Diệt 81 máy bay : Có 34B52, 5F111 và 42 máy bay hiện đại khác.
Trong 12 ngày đêm chiến đấu và chiến thắng cuối năm 1972 là một chiến dịch phòng không đạt mức tiêu diệt cao nhất, oanh liệt nhất của quân và dân Miền Bắc. Đây cũng là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử không quân Mỹ. Nói về tầm vóc vĩ đại của chiến thắng oanh liệt này dư luận thế giới gọi đây là trận “Điện Biên Phủ trên không”.
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” là một minh chứng vô song về sự toàn thắng của lòng dũng cảm và trí tuệ con người với máy móc hiện đại. Chiến công này trước hết thuộc về bộ đội phòng không không quân mà chủ lực là bộ đội tên lửa. 
Trận đánh đi vào lịch sử như một dấu son của bộ đội tên lửa Việt Nam, đồng thời làm nảy sinh một huyền thoại : Ta đã nối tầng cho tên lửa SAM –2 của Liên Xô nhờ đó tên lửa mới đạt được độ cao hạ máy bay địch thực tế thì không có chuyện đó bởi tên lửa SAM –2 là vũ khí hết sức hiện đại, nếu ta muốn nối thêm tầng cũng không thể làm được, vì nền công nghiệp quốc phòng của ta thời ấy hầu như không có gì đáng kể. Vì sao lại có huyền thoại đó ? Trước hết cần khẳng định trong chiến tranh vũ khí không phải là là tất cả. Khi sử dụng tên lửa SAM-2 nếu không tìm tòi sáng tạo trong chiến đấu thì khó mà bắn trúng máy bay địch, đặc biệt B52 và F111. Bởi B52 của Mỹ được trang bị cực kỳ hiện đại và có hệ thống gây nhiều tinh xảo. Hơn nữa chúng lại luôn được các loại máy bay chiến đấu bay bảo vệ xung quanh với nhiều tầng. Chỉ riêng các chiến sỹ tên lửa Việt Nam phá được hệ thống gây nhiều tinh xảo vượt qua được hệ thống máy bay bảo vệ nhiều tầng để tìm được mục tiêu số một là những pháo đài B52 cũng được coi là những chiến công phi thường của bộ đội tên lửa Việt Nam. Chiến công đó có được chỉ bằng lòng căm thù, ý chí quyết chiến, quyết thắng và sự thông minh sáng tạo trong chiến đấu của bộ đội tên lửa Việt Nam. Đó chính là điều tạo nền huyền thoại: Ta đã cải tiến tên lửa SAM – 2.
Trong lúc cuộc chiến đấu 12 ngày đếm đang diễn ra quyết liệt trên bầu trời Hà Nội, các chiến sỹ tên lửa Việt Nam phải đương đầu với từng đàn máy bay hiện đại và hệ thống gây nhiều cực kỳ tinh xảo. Ngay cả các tổng công trình sư hàng đầu về tên lửa của Liên Xô lúc bấy giờ cũng không ngờ rằng bộ đội tên lửa Việt Nam đã có những tìm tòi thông minh, sáng tạo về cách đánh để vượt qua hệ thống gây nhiều tinh xảo, hệ thống bảo vệ dày đặc của các loại máy bay hiện đại khác để tìm được B52 là một vấn đề phi thường chứ chưa nói điều khiển tên lửa quật ngã B52.
Cùng với bộ đội tên lửa các chiến sỹ không quân nhân dân Việt Nam với lực lượng ít ỏi và non trẻ đã góp phần quan trọng đập tan cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm bảo vệ thủ đô yêu dấu.
Phải đương đầu với kẻ địch mạnh hơn, nhiều lần các chiến sỹ không quân Việt Nam phải vận dụng cách đánh bất ngờ, sáng tạo và lòng dũng cảm vô song.
Tiêu biểu như anh hùng liệt sỹ không quân LVM đã dũng cảm lao cả máy bay mang bom vào pháo đài B52 để bảo vệ thủ đô thân yêu.
Anh Hùng Phạm Tuân là chiến sĩ không quân ưu tú, là con người dũng cảm, thông minh vô hạn, cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt nhưng với ý chí quyết tâm tiêu diệt pháo đài máy bay B52 anh đã vượt quá khá năng, sức khoẻ và kỹ thuật cho phép dùng míc quật ngã B52 làm nên huyền thoại.
Sau khi B52 bị máy bay míc của ta quật ngã ngay cả phi công Mỹ và tướng tá của Mỹ cũng không tin đó là sự thật.
Trong cuộc chiến đấu 12 ngày đêm lực lượng dân quân tự vệ cùng với bộ đội pháp cao xã đã phối hợp với các binh chủng khác đã từng bước đập tan cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm bằng máy bay cuả Mỹ. Các chiến sỹ pháo cao xạ, các lực lượng dân quân tự vệ đã phối hợp chiến đấu tuyệt vời, đã góp phần không nhỏ làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”, tiêu diệt 81 máy bay, trong đó có 34 máy bay B52 và 5 máy bay F111.Chiến thắng này có vị trí và tầm vóc rất lớn : Đập tan âm mưu xảo quyệt của Níc Xơn hòng dùng vũ khí với bom đạn hiện đại để đè bẹp ý chí dân tộc Việt Nam nhằm “thương lượng trên thế mạnh”.
Với chiến thắng oanh liệt này, buộc Mỹ phải ký hiệp định PaRi theo yêu cầu của ta và thực hiện đúng lời dạy của Bác Hồ “đánh cho Mỹ cút” và chuẩn bị thời cơ “Đánh cho Nguỵ nhào” vào mùa xuân năm 1975.
III – Kết luận :
Sau khi tiếp thu thêm những kiến thức về “Trận Điện Biên Phủ trên không” bản thân, đồng nghiệp càng hiểu thêm về sự ác liệt của cụôc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, thấy rõ hơn âm mưu xảo quyệt của bọn Để quốc xâm lược và tinh thần dũng cảm, sáng tạo của quân và dân ta trong chiến đấu.
Sau khi dạy bài “Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không” giáo viên giúp học sinh hiểu về cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm bằng máy bay B52 của Mỹ, từ đó giáo dục học sinh lòng yêu nước, căm thù giặc, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc và luôn biết ơn các thể hệ cha ông đã dày công bảo vệ, xây dựng non sông đất nước và thấm thía giá trị của độc lập, tự do. Đồng thời giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc, tự hào về Hà Nội, thủ đô ngàn năm văn hiến, thủ đô của lòng dũng cảm, thông minh, sáng tạo làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”.
Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu làm đề tài này bản thân rút ra một số vấn đề cần thiết để dạy tốt phân môn Lịch sử :
- Giáo viên phải nắm vững kiến thức lịch sử một cách hệ thống, hiểu sâu sắc các sự kiện lịch sử tiêu biểu của dân tộc.
- Giáo viên phải không ngừng tham khảo, sưu tầm các tài liệu liên quan về lịch sử để cung cấp vốn kiến thức lịch sử ngày càng phong phú.
- Giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức, ngôn ngữ và vận dụng các phương pháp dạy học linh hoạt nhằm phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.
IV – khuyến nghị :
- Về chương trình : Cuộc kháng chiến chống Pháp 9 năm (1946 – 1954) chương trình môn Lịch sử lớp 5 trong sách giáo khoa dành 6 tiết, còn cuộc kháng chiến chống Mỹ 21 năm (1954 – 1975) chương trình môn Lịch sử chỉ dành 8 tiết thì quá ít. Bởi cuộc kháng chiến chống Mỹ lâu dài hơn, hy sinh nhiều người, nhiều của hơn và dành thắng lợi trọn vẹn hơn.
- Ngành giáo dục và nhà xuất bản nên có thêm tài liệu hoặc cung cấp thêm kiến thức ở sách giáo viên về những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ như : Xuân Mậu Thân 1968, thành cổ Quảng Trị 1972, trận “Điện Biên phủ trên không”, đường Trường Sơn, ngã ba Đồng Lộc v.v...
Trên đây là một số suy nghĩ của bản thân trong giảng dạy và học tập, tôi mạnh dạn trao đổi cùng đồng nghiệp. Do hoàn cảnh và điều kiện cá nhân còn hạn chế mong các đồng nghiệp góp ý bổ sung và thông cảm./.
Tháng 4 năm 2006

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_kien_thuc_can_thiet_khi_day_bai_chien_thang_dien_bien.doc