Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp xây dựng phong trào giữ vở sạch – rèn chữ đẹp ở trường tiểu học Hợp Thanh A

Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp xây dựng phong trào giữ vở sạch – rèn chữ đẹp ở trường tiểu học Hợp Thanh A

Phong trào “Giữ vở sạch - viết chữ đẹp” là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần vào việc xây dựng mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học đồng thời là một hoạt động nhằm tăng cường và đẩy mạnh hiệu quả các hoạt động toàn diện trong nhà trường Tiểu học để nâng cao chất lượng dạy và học.

Viết chữ đẹp là nguyện vọng, là mong muốn của giáo viên, học sinh, phụ huynh và mọi tầng lớp nhân dân. Bởi vì một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ em là được đến trường, được học đọc, học viết. Khi biết đọc, biết viết là khi đó cả thế giới mở ra trước mắt các em, đặc biệt là khi các em viết chữ đẹp. Môn Tập viết ở Tiểu học là một phần môn có tầm quan trọng đặc biệt. Đọc thông viết thạo là hai kĩ năng không thể thiếu và cần phải đạt của học sinh tiểu học, vì vậy nó có quan hệ mật thiết với nhau và không thể tách rời nhau. Viết đúng, đẹp học sinh sẽ có điều kiện ghi chép bài học của tất cả các môn học tốt hơn.

 

doc 18 trang Người đăng huong21 Lượt xem 748Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp xây dựng phong trào giữ vở sạch – rèn chữ đẹp ở trường tiểu học Hợp Thanh A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN MỸ ĐỨC
TRƯỜNG TIỂU HỌC HỢP THANH A
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Một số biện pháp xây dựng phong trào giữ vở sạch – Rèn chữ đẹp ở Trường Tiểu học Hợp Thanh A
Lĩnh vực	: Quản lý
Tên tác giả	: 
Chức vụ	: 
Năm học : 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG PHONG TRÀO
 “GIỮ VỞ SẠCH – RÈN CHỮ ĐẸP”
 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HỢP THANH A- HUYỆN MỸ ĐỨC- HÀ NỘI
A- ĐẶT VẤN ĐỀ
Phong trào “Giữ vở sạch - viết chữ đẹp” là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần vào việc xây dựng mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học đồng thời là một hoạt động nhằm tăng cường và đẩy mạnh hiệu quả các hoạt động toàn diện trong nhà trường Tiểu học để nâng cao chất lượng dạy và học.
Viết chữ đẹp là nguyện vọng, là mong muốn của giáo viên, học sinh, phụ huynh và mọi tầng lớp nhân dân. Bởi vì một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ em là được đến trường, được học đọc, học viết. Khi biết đọc, biết viết là khi đó cả thế giới mở ra trước mắt các em, đặc biệt là khi các em viết chữ đẹp. Môn Tập viết ở Tiểu học là một phần môn có tầm quan trọng đặc biệt. Đọc thông viết thạo là hai kĩ năng không thể thiếu và cần phải đạt của học sinh tiểu học, vì vậy nó có quan hệ mật thiết với nhau và không thể tách rời nhau. Viết đúng, đẹp học sinh sẽ có điều kiện ghi chép bài học của tất cả các môn học tốt hơn.
Ngoài ra viết chữ đẹp còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ . Chúng ta thấu hiểu sâu sắc câu nói của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng “Nét chữ - nết người” Chữ viết cũng là một sự biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như người khác khi độc bài vở của mình. Phong trào “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” nhiều năm nay được ngành giáo dục quan tâm, đầu tư rất lớn. Rèn cho học sinh Tiểu học biết “Giữ vở sạch - viết chữ đẹp” là một việc làm rất cần thiết, quan trọng và không thể thiếu được.
Thực tế hiện nay ở các trường tiểu học thì chất lượng chữ viết của học sinh cũng như giáo viên còn khá hạn chế. Nhiều phụ huynh rất buồn khi phàn nàn về chữ viết của con em mình là quá xấu, nguệch ngoạc, viết cẩu thả và tuỳ tiện. Thầy cô giáo hàng ngày phải chấm những bài làm của học sinh mà nét chữ vừa xấu vừa không đúng mẫu chữ lại viết tuỳ tiện cẩu thả, có lúc vừa chấm vừa phải “luận” chữ để hiểu ý câu cho nên đã mất đi cảm tình đối với bài viết đó Chính vì thế mà điểm bài làm của học sinh đã ảnh hưởng rất nhiều.
Bên cạnh đó nhiều người cho rằng bây giờ là thời đại của công nghệ thông tin, học sinh không cần viết chữ đẹp mà chỉ cần học được nhiều kiến thức vì viết đẹp không cần rèn luyện mà đã có các mẫu chữ đẹp, phong phú trên máy vi tính.
Lâu nay nhiều nhà giáo đã mất nhiều công sức để cải tiến mẫu chữ, kiểu chữ cho phù hợp, vậy thì chúng ta những người làm nghề giáo không thể không băn khoăn trước hiện trạng như vậy. Bản thân tôi có nhiều trăn trở suy nghĩ là muốn nâng cao chất lượng học môn Tiếng việt trong trường tiểu học thì chúng ta cần có những giải pháp cụ thể để xây dựng phong trào “ Giữ vở sạch - viết chữ đẹp”.
Chính vì vậy tôi xin mạnh dạn trình bày kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng phong trào “Giữ vở sạch- rèn chữ đẹp” ở Trường Tiểu học Hợp Thanh A- Huyện Mỹ Đức – Hà Nội .
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I- CƠ SỞ KHOA HỌC
Chúng ta biết rằng chữ viết có tầm quan trọng đặc biệt ở bậc tiểu học, học sinh phải dùng chữ viết để học tập và giao tiếp. Vì vậy chữ viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác mà góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học môn Tiếng việt trong trường tiểu học- đó là kĩ năng viết chữ. Nếu học sinh viết đúng, đẹp, rõ ràng tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện để ghi chép bài học tốt nhờ vậy mà kết quả học tập tốt hơn, ngược lại viết xấu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em.
Để học sinh viết đẹp thì trước hết phải viết đúng qua các tiết tập viết ở lớp. Bởi vì, qua đó học sinh nắm được các khái niệm về đường kẻ, dòng kẻ, toạ độ, tốc độ, tên gọi nét, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh và liên kết các chữ cái khi viết. Từ đó mới hình thành ở các em những biểu tượng về hình dáng độ cao và sự cân đối tính thẫm mĩ của chữ viết. Ngoài ra học sinh còn rèn thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, xác định được khoảng cách để hình thành kĩ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và cao hơn là viết nhanh và viết đẹp.
Chữ viết mang tính thực hành cao, ngoàiviệc học sinh nắm được các kiến thức cơ bản của việc viết chữ và kỷ thuật viết thì rèn chữ đẹp là một yêu cầu cũng hết sứcquan trọng và cần thiết vì vậy chúng ta cần chú ý rèn cho học sinh tính cẩn thận, sự sáng tạo khi viết.
II – CƠ SỞ THỰC TIỄN
Qua nhiều năm dạy học cũng như làm công tác quản lý tôi thấy một thực trạng chung là:
1. - Về phía học sinh:
Trong những năm vừa qua, học sinh học các môn học như Tiếng việt, Toán trong một buổi học, các em có vở bài tập in sẵn các bài tập nên trong cách trình bày của học sinh không được rèn luyện.
Học sinh ngại viết, không có hứng thú và lòng say mê khi viết chữ mà chủ yếu là chỉ dừng lại ở mức độ viết đúng.
Ở bậc tiểu học, ngay từ những lớp đầu cấp như lớp 1 thì kĩ năng viết chữ đúng mẫu là rất quan trọng nhưng học sinh lại không nắm được cấu tạo các con chữ và kĩ năng viết đúng dẫn đến sai ngay từ những giờ tập viết đầu tiên của cấp học.
Bên cạnh đó phụ huynh không quan tâm đến sách vở cũng như các loại bút viết của học sinh, có những em không đủ vở để viết, hoặc bố mẹ không chọn cho các em loại vở, loại bút để học sinh luyện chữ đẹp.
2 - Về phía giáo viên:
Chữ viết của một số giáo viên còn quá xấu nhưng không có ý thức rèn luyện viết chữ dẫn đến không có sự mẫu mực trong chữ viết của giáo viên ở bảng lớp cũng như khi chấm bài cho học sinh. Thậm chí có giáo viên ở bảng lớp vẫn còn cẩu thả để sai chính tả, viết tuỳ tiện trong cách trình bày. Nhất là trong thời điểm mà toàn ngành đang thực hiện việc soạn bài trên máy vi tính thì ý thức về phong trào rèn chữ đẹp bị hạn chế rất nhiều.
Chưa có mô hình, điển hình về rèn chữ viết của giáo viên trong các nhà trường để cùng nhân rộng học tập.
3 - Về phía nhà trường:
- Nhà trường chỉ mới quan tâm chăm lo chỉ đạo hoạt động về chuyên môn như học sinh giỏi các môn văn hóa, chưa coi trọng và tạo được sự chuyển biến về phong trào thi đua “Giữ vở sạch - viết chữ đẹp”.
- Một số các bậc phụ huynh còn chưa nhận thức hết tầm quan trọng của phong trào này, chỉ bắt ép học sinh học Tiếng việt, Toán mà quên rằng chữ viết của các em sẽ làm cho tâm hồn các em thêm phong phú, chữ viết xấu sẽ làm giảm đi phần điểm trình bày về chữ viết trong bài làm của các em mà bất cứ bài thi nào cũng có.
- Chưa có hình thức tuyên dương khen ngợi những học sinh có ý thức trong phong trào “ Giữ vở sạch - viết chữ đẹp”
- Cơ sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng đầy đủ cho phong trào này như bàn ghế đúng chuẩn, bảng kẻ, ánh sáng
- Qua thực tế thấy rằng chất lượng vở sạch chữ đẹp chưa cao, phong trào chưa mạnh, chưa thu hút được giáo viên và học sinh say mê trong luyện chữ đẹp.
III- CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ:
Từ những nhận thức trên và qua những gì đã chỉ đạo ở trường trong những năm qua, bản thân tôi đã rút ra được một số giải pháp nhằm chỉ đạo tốt phong trào “Giữ vở sạch - viết chữ đẹp” ở trường Tiểu học Hợp Thanh A.
1- Cần làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp để nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng phong trào “Giữ vở sạch - viết chữ đẹp”
Trước hết để giáo viên học sinh và phụ huynh nhận thức rõ về phong trào này thì ngay từ đầu năm học, trong các họp phụ huynh, sinh hoạt chuyên môn phải làm tốt công tác tuyên truyền, phân tích đầy đủ tầm quan trọng, sự cần thiết của việc học sinh viết chữ đẹp. Cùng phụ huynh học sinh và giáo viên chủ nhiệm phối hợp trong việc rèn chữ cho học sinh:
- Để thực hiện tốt kế hoạch năm học, cuộc họp phụ huynh đầu năm có một ý nghĩa hết sức quan trọng cho việc xây dựng các phong trào, đặc biệt là phong trào “Giữ vở sạch - viết chữ đẹp”. Bởi vì các bậc phụ huynh sẽ định hướng, tiếp thu các kế hoạch của năm học. Thông qua đó giáo viên sẽ hướng dẫn phụ huynh trong việc mua sắm đồ dùng sách vở, bút viết cũng như cách bao bọc sách vở cho các emvà phổ biến cho phụ huynh biết các tiêu chuẩn cụ thể khi xếp loại vở sạch chữ đẹp hàng tháng.
- Hàng tháng, hàng kì nhà trường phải làm tốt việc thông báo tình hình học tập và rèn luyện chữ viết của học sinh qua sổ liên lạc gia đình để phụ huynh có kế hoạch kèm cặp thêm ở nhà.
2 – Xây dựng nề nếp phong trào ngay từ ở các lớp:
- Vào đầu năm học mới giáo viên chủ nhiệm lớp phải tiến hành kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh, hướng dẫn học sinh nên dùng loại vở nào, dùng loại bút nào để luyện viết , hướng dẫn học sinh cách bọc vở và bảo quản, giữ gìn sách vở như thế nào trong năm học. Hướng dẫn cho học sinh các tiêu chuẩn cần phấn đấu để đạt danh hiệu “ Vở sạch - chữ đẹp”. Đồng thời cùng học sinh ra quyết tâm thực hiện các chỉ tiêu về phong tràovề rèn chữ viết và giữ gìn sách vở.
- Có thể lấy một số bài viết của một số học sinh đã đạt giải thi viết chữ đẹp cấp Huyện,Thành phố như em Nguyễn Thị Kiều Anh lớp 4A, em Phạm Anh Thư lớp 3A.để cho các em xem và học tập .
- Ngoài yêu cầu viết đúng, đẹp cần hướng dẫn cách trình bày ở vở của học sinh trong từng thể loại bài, cách kẻ vở khi hết bài, hết môn, hết ngày và hết tuần như thế nào để thống nhất trong cả lớp.
- Đối với những em có năng khiếu và viết chữ khá đẹp, giáo viên phải có định hướng từ đầu là phải luôn chú ý theo dõi, kèm cặp nhắc nhở để học sinh luôn ghi nhớ cố gắng thường xuyên bởi vì hơn ai hết giáo viên là người trực tiếp dạy dỗ, quan tâm học sinh hàng ngày nên có điều kiện thúc dục, kiểm tra và có hướng khắc phục uốn nắn kịp thời.
- Cần khảo sát phân lọai học sinh ngay từ đầu năm để có định hướng kèm cặp những học sinh còn viết xấu và có kế hoạch bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu, viết đẹp
- Hàng tháng sau khi xếp loại Vở sạch chữ đẹp giáo viên cần biểu dương và khen ngợi những học sinh có nhiều cố gắng trong phong trào này.
- Ngoài việc luyện viết ở lớp thì giáo viên cần quan tâm và kiểm tra việc luyện viết ở nhà của học sinh, hàng tuần phải kiểm tra chấm và nhận xét, động viên để học sinh cố gắng hơn ở tuần tiếp theo.
3- Dạy tốt phân môn Tập viết, chính tả trong chương trình Tiểu học để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh.
Chúng ta biết rằng muỗn viết đẹp thì t ... ần được viết rất mẫu mực không qua loa và tuyệt đối là không được sai chính tả. Bên cạnh đó là lời phê , lời nhận xét của giáo viên trong bài làm của học sinh cũng vậy, kể cả khi giáo viên ghi sổ liên lạc.
Tuy nhiên, viết chữ đẹp cũng cần một chút nhỏ sự tài hoa và không phải ai cũng việt được thật đẹp, cho nên giáo viên là người luôn phải luyện viết thường xuyên. Ngoài bộ hồ sơ giáo viên phải viết hằng ngày như sổ chủ nhiệm, hội họp, dự giờ thì giáo viên phải có vở luyện viết là vở tập viết để viết đúng mẫu chữ quy định và các bài viết luyện chữ đẹp và sáng tạo.
5- Bồi dưỡng lòng say mê và tinh thần quyết tâm thực hiện phong trào “Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp
Tôi nghĩ rằng, để gặt hái được nhiều thành công trong mọi công việc thì đều phải có lòng say mê và tinh thần quyết tâm thực hiện. Chính vì vâỵ ngoài những biện pháp trên thì người giáo viên còn phải khơi dậy ở các em lòng say mê về rèn chữ cho học sinh bằng những mẫu chữ đẹp, trang vở sạch đẹp, bộ hồ sơ mẫu mực. Giáo viên phải thổi vào học sinh luồng khí những ước mơ cao đẹp, kể cho học sinh nghe những mẫu chuyện về tấm gương rèn chữ viết của anh Nguyễn Ngọc Ký, Cao Bá Quát và gần hơn nữa là các bạn học sinh trong lớp, trong trường mình.
Cho học sinh đọc và xem những bài dự thi về “Văn hay – Chữ tốt” trên báo và tạp chí Thế giới trong ta, in mạng những bài viết đẹp mà giáo viên sưu tầm được sau đó để lại lớp cho học sinh xem hằng ngày để qua đó gợi lên ở các em lòng say mê, ham thích luyện viết chữ đẹp.
6- Công tác chỉ đạo của nhà trường đối với phong trào “Giữ vở sạch – viết chữ đẹp”
* Về công tác chỉ đạo phong trào:
- Ngay từ đầu năm học nhà trường cần lập kế hoạch cụ thể và coi đây là một tiêu chí quan trọng trong hoạt động dạy và học của nhà trường đồng thời phải có chỉ tiêu cụ thể để giao cho các tổ chuyên môn, các khối lớp và các giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Sau khi vào năm học mới, căn cứ vào kết quả về phong trào này của năm học trước để bồi dưỡng học sinh viết chữ đẹp, các giáo viên có chữ viết đẹp thường xuyên rèn luyên học sinh trong các buổi học , giờ học .
- Hàng tháng tổ chức đánh giá xếp loại vở sạch chữ đẹp của học sinh chính xác, công khai. 
- Tổ chức cho học sinh thi viết chữ đẹp một năm một lần, sau mỗi lần như vậy cần động viên khen thưởng để khích lệ phong trào.
- Sau mỗi học kì nhà trường tổ chức họp phụ huynh học sinh, giáo viên chủ nhiệm sẽ thông báo cáo tình hình rèn luyện chữ viết của học sinh trong từng tháng, từng kì trong tuần để cho phụ huynh biết.
- Qua cuộc họp phụ huynh giáo viên cần đưa ra một số cá nhân học sinh điển hình có ý thức trong việc giữ vở sạch chữ đẹp để khen ngợi và khích lệ phong trào.
- Mỗi năm nhà trường cần kết hợp các đợt sơ kết cuối kì I, tổng kết năm học hay các đợt thi đua để tổ chức triển lãm các thành quả mà học sinh đã làm được như các bài thi viết chữ đẹp, các bộ sách vở tiêu biểu để cho các em cùng các bậc phụ huynh cùng xem thấy và thấy được những thành quả con em mình đã ý thức rèn luyện để học sinh và các lớp có sự thi đua học tập lẫn nhau.
- Cần có sự động viên khen thưởng đích đáng và kịp thời đối với những cá nhân học sinh và các lớp trong phong trào “Giữ vở sạch- viết chữ đẹp” sau các đợt thi đua.
- Tổ chức trưng bày thành quả hàng năm của học sinh và chỉ đạo thực hiện tốt mô hình “Câu lạc bộ viết chữ đẹp của giáo viên và học sinh”. Từ một cá nhân viết đẹp đạt giải nhất trường về viết chữ đẹp đứng ra hướng dẫn và duy trì phong trào hoạt động theo tháng, tuần sẽ thu hút được sự quan tâm của tập thể giáo viên và học sinh.
* Về cơ sở vật chất:
- Chúng tôi quan tâm nhiều đến bàn ghế cho học sinh, tham mưu với chính quyền địa phương , các cấp thay thế dần loại bàn ghế không phù hợp với lứa tuổi và đóng loại bàn ghế đúng kích cở của học sinh vừa tầm với lứa tuổi của từng lớp. Đặc biệt là cố gắng bố trí phòng học cố định theo lứa tuổi, có thay đổi chứ không phải năm học nào các em cũng được ngồi bàn ghế đó, phòng học đó.
- Trang bị đủ các phòng học có bảng chống lóa đạt chất lượng, riêng lớp 1,2 phải có phần kẻ ô li để thuận tiện cho việc dạy tập viết và hướng dẫn học sinh luyện viết.
- Lắp đầy đủ hệ thống bóng đèn đủ ánh sáng cho học sinh, cửa sổ cửa chính phải cung cấp đủ ánh sáng cho các em không bị ảnh hưởng đến thị lực.
IV. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC:
Qua thực tế đã chỉ đạo trong nhiều năm qua, tôi đã áp dụng những giải pháp trên trong công tác chỉ đạo phong trào Vở sạch chữ đẹp và thấy rằng:
- Chất lượng chữ viết của học sinh nói chung được nâng lên rất nhiều, đa số các em đã có ý thức trong việc luyện chữ ở lớp và ở nhà.
- Học sinh viết đúng mẫu, viết đảm bảo tốc độ, kỷ thuật viết được các em vận dụng và nhiều em đã có nét chữ đẹp và sáng tạo.
- Tỉ lệ các bộ vở sạch sẽ, đẹp mắt và chuẩn mực được chọn để trưng bày ngày càng nhiều hơn, chất lượng tốt hơn.
- Phụ huynh học sinh ngày càng quan tâm lớn đến chất lượng chữ viết của học sinh và rất tự hào khi được xem bộ vở sạch chữ đẹp của con em mình được trưng bày.
- Số học sinh đạt giải về phong trào “Giữ vở sạch – viết chữ đẹp” qua các năm tăng cả về số lượng và chất lượng.
Cụ thể:
Năm học 2009– 2010 có 01 em đạt giải nhì; 01 em đạt giải khuyến khích thi viết chữ đẹp cấp Huyện; 01 em đạt giải khuyến khích thi viết chữ đẹp cấp T.P
Năm học 2010 – 2011 có 01 em đạt giải nhì; 02 em đạt giải ba thi viết chữ đẹp cấp Huyện; Toàn trường được giải nhất phần triển lãm trưng bày các sản phẩm Hội thi viết chữ đẹp cấp huyện.
( Hình ảnh góc trưng bày sản phẩm hội thi, triển lãm vở sạch chữ đẹp năm học 2010-2011 trường Tiểu học Hợp Thanh A)
(Giấy khen do Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Mỹ Đức tặng trường trong hội thi triển lãm vở sạch chữ đẹp năm học 2010 -2011)
C- KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Phong trào “Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp” nhiều năm nay đã được các nhà trường và các cấp quản lý giáo dục quan tâm đầu tư lớn. Xây dựng thành công phong trào này là một việc làm hết sức cần thiết, quan trọng và không thể thiếu trong việc tổ chức các hoạt dộng toàn diện trong nhà trường tiểu học. Bởi vì phong trào “Giữ vở sạch – viết chữ đẹp” chữ đẹp được coi trọng sẽ giúp học sinh biết giữ cẩn thận sách vở của mình, có ý thức luyện viết chữ đẹp làm cho việc học tập nói chung và học môn tiếng việt nói riêng của học sinh được dễ dàng hơn, thuận lợi hơn và hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó còn thể hiện được ý thức của con người trong quá trình học tập hay rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, kiên trì chịu khó. Chính vì vậy các nhà trường cần thiết phải tổ chức tốt phong trào này nhằm đẩy mạnh các hoạt động toàn diện.
I – BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua quá trình thực hiện, tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm là:
- Ban giám hiệu nhà trường cần có kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm học thông qua tổ chuyên môn để cùng giáo viên bàn bạc, trao đổi để đưa ra được các giải pháp phù hợp nhất, hiệu quả nhất để xây dựng phong trào.
- Chỉ đạo dạy tốt các phân môn như chính tả, tập viết ở các lớp đầu cấp để học sinh nắm vững cấu tạo cũng như nắm chắc kỹ thuật viết.
- Trong quá trình thực hiện ở các lớp giáo viên cần phải khéo léo, nhẹ nhàng và có hình thức động viên cũng như cách thức thực hiện để học sinh được phát huy hết khả năng sáng tạo của mình.
- Phải tạo được khí thế thi đua sôi nổi trong phong trào rèn chữ của giáo viên và học sinh trong nhà trường.
- Cần tổ chức được một số mô hình, điển hình tiêu biểu làm hạt nhân cho phong trào “Vở sạch – viết chữ đẹp”
- Nhà trường và giáo viên chủ nhiệm cần kết hợp tốt với gia đình trong việc rèn luyện chữ viết ở nhà cho các em.
- Quan tâm chăm lo xây dựng cơ sở vật chất như bàn ghế đúng chuẩn, bảng chống lóa, phòng học có đủ ánh sáng để không tổn hại đến thị lực của học sinh.
II. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
Để có phong trào tốt và cá nhân tiêu biểu về phong trào này tôi nghĩ rằng ngoài sự chỉ đạo đồng bộ, triệt để của Ban giám hiệu nhà trường thì sự cố gắng chăm lo của giáo viên và sự cố gắng nỗ lực của cá nhân học sinh cũng quan trọng không kém trong việc xây dựng và làm tốt phòng trào “Giữ vở sạch – viết chữ đẹp” ở các nhà trường. Vì thế tôi xin mạnh dạn đề xuất một số vấn đề như sau:
1/ Đây là vấn đề có thể áp dụng rộng rãi, rất mong sẽ được triển khai trong các nhà trường để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh.
 	2/ Cần coi trọng và thường xuyên tổ chức học tập các đơn vị thực hiện tốt phong trào này
3/ Hàng năm nên tổ chức thi “Vở sạch – chữ đẹp” các cấp để ghi nhận sự cố gắng của các tập thể nhà trường, cá nhân học sinh và các tập thể giáo viên có nhiều thành tích trong lĩnh vực xây dựng phong trào “Giữ vở sạch – viết chữ đẹp” ở các trường tiểu học.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ để xây dựng tốt phong trào vở sạch chữ đẹp mà bản thân tôi đã đúc rút được qua quá trình làm cán bộ quản lý chỉ đạo công tác chuyên môn. Chắc rằng sẽ không tránh khỏi sai sót, rất mong sự góp ý chân thành của hội đồng khoa học và bạn bè đồng nghiệp./. 
 Hợp Thanh, ngày 10 tháng 05 năm 2011
 Người viết 
Ý kiến nhận xét và đánh giá của hội đồng khoa học 
Trường Tiểu học Hợp Thanh A
Hợp Thanh, ngày tháng 05 năm 2011
 Chủ tịch hội đồng
Ý kiến nhận xét và đánh giá của hội đồng khoa học
 Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Mỹ Đức
Mỹ Đức, ngày tháng năm 2011
 Chủ tịch hội đồng

Tài liệu đính kèm:

  • docDE TAI SKKN GIAI C THANH PHO.doc