Hiện nay ở các trường tiểu học việc phân tổ khối rất rõ ràng. Mồi trường đề có 5 tổ khối chuyên môn từ khối 1 đến khối 5.
Thực tế ở nhiều trường hiện nay số thành viên trong mỗi tổ khối không đồng đều: có tổ nhiều thành viên, có tổ ít thành viên do phụ thuộc vào số lượng học sinh của trường đó.
Các thành viên trong tổ khối thường không cố định mà thay đổi hàng năm do vậy về chuyên môn của giáo viên cũng có phần hạn chế.
Một số giáo viên còn bỡ ngỡ với chương trình, phương pháp.
Một số giáo viên còn hạn chế bề dày kinh nghiệm giảng dạy ở khối lớp đó.
Bất kì giáo viên nào cũng có ảnh hưởng giáo dục rộng rãi đến tập thể tổ chuyên môn và ngược lại.
Xuất phát từ những lí do trên; tôi đã chọn đề tài : "Một số biện pháp xây dựng tổ khối chuyên môn vững mạnh ."
MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN MỞ ĐẦU 2 I-LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 1-Vị trí, tầm quan trọng của giáo viên tiểu học và tổ khối chuyên môn ở tiểu học: 2 2 - Tình hình về tổ khối chuyên môn hiện nay: 2 II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 PHẦN NỘI DUNG 4 CHƯƠNG I : NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 1- Người giáo viên và tập thể tổ chuyên môn 4 2- Những tiêu chuẩn của một tập thể sư phạm vững mạnh. 5 3- Thực trạng của tổ khối chuyên môn. 5 CHƯƠNG II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TỔ KHỐI CHUYÊN MÔN VỮNG MẠNH. 6 1 - Tìm hiểu, nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên về mọi mặt. 6 2 - Sắp xếp phân công giáo viên trong tổ 6 3 - Đề xuất bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 7 4 - Coi trọng sinh hoạt tổ khối chuyên môn 7 5 - Xây dựng mối quan hệ tình bạn, tình đồng chí chân thành giữa các thành viên trong tổ 8 6 - Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tình cảm của mọi thành viên: 9 7 - Người tổ trưởng chuyên môn 7 PHẦN KẾT LUẬN 10 PHẦN MỞ ĐẦU I – Lí do chọn đề tài : Lúc còn sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn coi công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đặc biệt bồi dưỡng những cán bộ vừa hồng, vừa chuyên có tinh thần đoàn kết.Trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm cũng như trong thời bình việc xây dựng đội ngũ có tinh thần đoàn kết là vô cùng quan trọng nó là then chốt góp phần cho việc đánh thắng kẻ thù xâm lược và hoàn xuất sắc công việc. Một tập thể đoàn kết nhất trí thì việc gì cũng có thể làm được cho dù có khó khăn đến mấy. Bài thơ “ Hòn đá to” của Bác đã nói lên điều đó: Hòn đá to, hòn đá nặng, Chỉ một người, nhắc không đặng. Hòn đá nặng, hòn đá bền, Chỉ ít người, nhắc không lên. Hòn đá to, hòn đá nặng, Nhiều người nhắc, nhắc lên đặng. Biết đồng sức, biết đồng lòng, Việc gì khó, làm cũng xong. Đối với một trường tiểu học, có hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học hay không? phần lớn do quyết tâm của cá nhân và tập thể sư phạm nhà trường. Với phong trào thi đua hai tốt “ dạy tốt , học tốt” và phương châm “ tất cả tập trung cho chất lượng dạy và học ” thì hoạt động chuyên môn của trường tiểu học nói chung chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng . Nó phản ánh được thực chất của việc “ trồng người ” và hiệu quả đào tạo của nhà trường . Việc giáo dục trong nhà trường người giáo viên là chủ thể cho mọi hoạt động và luôn giữ vai trò quyết định trong việc làm cho mục tiêu giáo dục trở thành hiện thực, bảo đảm hiệu quả và chất lượng giáo dục; còn tập thể luôn giữ vị trí là nguồn lực tổng hợp tạo thành một khối vững chắc. Đối với giáo dục tiểu học điều này càng quan trọng khi tiến hành phổ cập giáo dục tiểu học đảm bảo quyền lợi cơ bản của trẻ là được học tập thành công. Người giáo viên có một chức năng cực kì quan trọng : đó là chức năng truyền đạt thông tin, kiến thức. Trong bối cảnh cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin khối lượng kiến thức con người ngày một gia tăng, các phương tiện thông tin đại chúng được phát triển mạnh mẽ, người giáo viên cần biết tổ chức hướng dẫn để học sinh tự giác, chủ động tìm tòi, phân tích lựa chọn tri thức thông tin để nâng cao hiểu biết. Chính vì vậy người giáo viên tiểu học là người giáo viên tổng thể. Mặt khác cũng có thể nói rằng người giáo viên tiểu học là người đại diện cho nhà trường tiểu học, cho xã hội tổ chức quá trình phát triển nhân cách của trẻ. Tập thể tổ chuyên môn là tổ hợp các cá thể trong môi trường giáo dục. Tổ chuyên môn là tổ chức cơ sở của bộ máy chính quyền nhà trường trực tiếp quản lí giáo viên về mặt tư tưởng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kế hoạch giáo dục và giảng dạy, kết quả đào tạo học sinh. Là nơi tổ chức thực hiện chương trình theo nội dung, phương pháp và biên chế đã qui định; nơi triển khai toàn bộ các hoạt động giáo dục tới học sinh. Trong hoạt động chuyên môn của trường tiểu học thì tổ khối chuyên môn là tổ chức quan trọng nhất đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường . Tổ khối chuyên môn tổ chức thực hiện , kiểm tra đánh giá ban đầu về kết quả giảng dạy và học tập, về phương pháp đã được dạy học, về đổi mới nội dung chương trình một cách sát thực nhất . Tổ khối chuyên môn còn là cầu nối giữa Bộ phận chuyên môn Nhà trường với giáo viên và học sinh. Tổ khối chuyên môn phải theo sát từng giáo viên trong khối để nắm bắt và khắc phục những yếu kém về phương pháp giảng dạy , học tập . Vì vậy tổ khối chuyên môn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường . Thực tế cho thấy những trường có phong trào chuyên môn mạnh thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn đều rất chú trọng đến sinh họat chuyên môn tổ khối. Bên cạnh đó vẫn còn một số tổ khối chuyên môn còn tồn tại như : tổ khối có họp nhưng không bàn về chuyên môn, biện pháp giảng dạy, sử dụng phương pháp nào phù hợp với bài của phân môn sắp dạy ; mà chỉ tập trung giáo viên trong khối lại họp “ đối phó ” hoặc bàn về các sự việc khác. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng quan trọng nhất là nhận thức của các tổ khối trưởng. Các buổi họp khối để sinh hoạt chuyên môn sẽ không có hiệu quả nếu Phó Hiệu trưởng không theo sát và khối trưởng không say mê chuyên môn chỉ sử dụng phương pháp quản lý chung chung không có kiểm tra đánh giá thì khối chỉ hoạt động hình thức. Một nguyên nhân khác là do năng lực quản lý của đội ngũ tổ khối trưởng còn hạn chế. Nhiều khối trưởng cũng nhận thức được mối liên quan chặt chẽ của hoạt động của tổ khối chuyên môn và việc nâng cao tay nghề của giáo viên, nâng cao chất lượng giảng dạy. Nhưng không biết bắt đầu từ đâu để xây dựng buổi họp khối có hiệu quả và duy trì thành nề nếp là một công việc rất khó đòi hỏi ban giám hiệu phải nhiệt tình và có quyết tâm gây dựng Hiện nay ở các trường tiểu học việc phân tổ khối rất rõ ràng. Mồi trường đề có 5 tổ khối chuyên môn từ khối 1 đến khối 5. Thực tế ở nhiều trường hiện nay số thành viên trong mỗi tổ khối không đồng đều: có tổ nhiều thành viên, có tổ ít thành viên do phụ thuộc vào số lượng học sinh của trường đó. Các thành viên trong tổ khối thường không cố định mà thay đổi hàng năm do vậy về chuyên môn của giáo viên cũng có phần hạn chế. Một số giáo viên còn bỡ ngỡ với chương trình, phương pháp. Một số giáo viên còn hạn chế bề dày kinh nghiệm giảng dạy ở khối lớp đó. Bất kì giáo viên nào cũng có ảnh hưởng giáo dục rộng rãi đến tập thể tổ chuyên môn và ngược lại. Xuất phát từ những lí do trên; tôi đã chọn đề tài : "Một số biện pháp xây dựng tổ khối chuyên môn vững mạnh ." Trong đề tài này, tôi đã tìm ra một số biện pháp xây dựng tập thể tổ khối chuyên môn vững mạnh góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục đạt kết quả cao. II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Tìm hiểu và tổng kết những vấn đề lý luận về tổ khối nói chung và nhiệm vụ của tổ khối chuyên môn của tổ khối trưởng nói riêng . Tìm hiểu nội dung và cách tiến hành một số biện pháp sinh hoạt tổ khối chuyên môn. Vai trò và chức năng người giáo viên tiểu học. Sự gắn bó giữa các thành viên trong tổ phát huy thế mạnh của mỗi cá nhân sẽ tạo nên một tập thể vững mạnh. Các hình thức nâng cao trình độ giáo viên trong tổ chuyên môn. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu tài liệu. Đọc tài liệu sách báo, sách tham khảo. Xây dựng đội ngũ giáo viên và tập thể sư phạm trường tiểu học của Tiến sỹ Vũ Văn Dụ Công tác xây dựng tập thể tổ của Nguyễn Chi Gợi ý nội dung sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường tiểu học. Các tạp chí giáo dục. Tổng kết tham khảo kinh nghiệm đồng nghiệp. Phương pháp quan sát : Thông qua dự, quan sát hoạt động của tổ khối Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng sinh hoạt tổ khối ở trường. Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức sinh hoạt tổ khối chuyên môn nắm bắt các mặt khó khăn của năm trước về sự hoat động của tổ để có sự điều chỉnh kịp thời, từ đó có những đề xuất hợp lý cho đề tài. Phương pháp thống kê : Thống kê kết quả dạy và học trong lớp về học lực, hạnh kiểm, HS lên lớp, HS lưu ban, sự tiến bộ của HS yếu. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 1- Thực trạng tình hình người giáo viên và tập thể tổ chuyên môn: Bất kì giáo viên nào cũng chịu sự ảnh hưởng giáo dục rộng rãi đên tập thể tổ chuyên môn và ngược lại. Đồng thời mỗi học sinh đều trực tiếp nhận sự giáo dục tập thể của giáo viên; chính vì vậy chât lượng học sinh không những tuỳ thuộc tinh thần trách nhiệm và năng lực của từng giáo viên mà còn tuỳ thuộc vào sự phối hợp giáo dục của các giáo viên. Tuy mỗi thành viên trong một tổ đều có những đặc điểm riêng khác nhau ( phẩm chất đạo đức, năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn ... ) nhưng họ đều có chung một mục tiêu giáo dục, nhiệm vụ kế hoạch năm học. Cái chung đó chính là cơ sở của các mối quan hệ giữa cá nhân với nhau, giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với tập thể và ngược lại. Đây là sơ đồ quan hệ chịu sự tác động qua lại nhu sau: Giáo viên Học sinh Tập thể giáo viên Quan hệ giữa cá nhân và tập thể đặc biệt quan trọng; nhiều thành viên trong tổ tốt sẽ tạo ra một tập thể vững mạnh ngược lại một tập thể vững mạnh sẽ tạo điều kiện tiến bộ của từng cá nhân. Sinh hoạt trong tập thể tổ chuyên môn là điều kiện của giáo viên phối hợp giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt, qua đó để thống nhất với nhau về mọi mặt, qua đó để thống nhất với nhau về nhận thức và hành động Khi đã nhận thức rõ mối quan hệ gắn bó giữa cá nhân với tập thể, người giáo viên sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động của tổ chuyên môn, trước hết là hoạt động tổ chuyên môn công tác chủ nhiệm. 2- Những hạn chế, khó khăn khi giải quyết vấn đề và các tiêu chuẩn của một tập thể sư phạm. Năm học 2008 – 2009 trường tiểu học Hòa Chánh 2 có 32 lớp với 691 học sinh. Được chia làm 5 tổ khối chuyên môn từ khối 1 đến khối 5 và 01 tổ Văn phòng. Việc sinh hoạt chuyên môn của các tổ khối có những hạn chế và khó khăn như sau : * Trường có nhiều điểm lẻ quá xa nhau ( Điểm lẻ Vĩnh Hưng 1 cách điểm chính 7 km). Còn điểm này cách điểm kia khoảng 2,5km cũng ảnh hưởng đến việc sinh hoạt chuyên môn khi cần thiết. Đội ngũ giáo viên, cán bộ còn biến động, có nhiều giáo viên ở xa trường chưa an tâm công tác. Không mở được đại trà lớp 2 buổi /ngày nên còn hạn chế thời gian để củng cố kiến thức cho các em. Việc chuẩn bị nội dung cho buổi sinh hoạt chuyên môn ở tổ khối còn hạn chế về công tác chuyên sâu. Nhận thức về việc sinh hoạt tổ khối của giáo viên chưa cao; mỗi tổ khối đều có cách sinh hoạt riêng và từ đó sự học hỏi lẫn nhau mà không biết cách chọn lọc dễ bị ảnh hưởng theo một khuôn khổ. Lựa chọn khả năng, trình độ chuyên môn phù hợp với khối lớp giáo ... lên ý kiến riêng chẳng hạn : phương pháp hoạt cảnh đóng vai có ưu điểm tạo ra cách ứng xử trong các trường hợp cụ thể giúp các em tích cực hoạt động . Mặt khác sử dụng phương pháp đóng vai chưa phù hợp như hành động , cử chỉ của các nhân vật chỉ được học sinh diễn lại chưa thể hiện việc tự ứng xử của các em , ngoài ra áp dụng vào những bài không thích hợp sẽ làm cho giờ học gượng gạo mất tự nhiên .vv Ví dụ : Tiết Tập Làm Văn thứ nhất nằm trong chủ điểm “Em là học sinh ” của lớp 2 . Chủ điểm này được học trong hai tuần mở đầu cho cụm chủ điểm về nhà trường . Các bài trong chủ điểm này giúp học sinh có ý thức về mình , về nhiệm vụ học tập , về cách cư sử với ông bà cha mẹ , thầy cô , anh em bạn bè và những người xung quanh . Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 là bài tập miệng , có nội dung như sau : trả lời câu hỏi : Tên em là gì ? Quê em ở đâu ? Em học lớp nào , trường nào ? Em thích những môn học nào ? Em thích làm những việc gì ? Mục đích của bài tập này là giúp học sinh biết tự giới thiệu về mình . Sau khi học sinh nắm vững được yêu cầu làm bài . GV chọn hình thức làm bài thích hợp . GV sẽ tổ chức cho học sinh đóng vai “Phóng viên truyền hình ” (1HS đóng vai là phóng viên truyền hình , 1 HS đóng vai chị phụ trách , 1 HS đóng vai sao nhi đồng ) HS có thể chơi trò chơi này theo nhóm hay đơn vị lớp , GV phổ biến cách chơi , sau khi các em nắm vững cách chơi trước khi giao việc cho các em. Sau đây là vài ví dụ hỏi đáp : Hỏi Đáp Tên bạn là gì ? Quê bạn ở đâu ? Bạn học lớp nào , trường nào ? Bạn thích những môn học n ào ? . Tên mình là : PhanNhật Nam Quê mình ở : Vĩnh Hoà Mình học lớp 2A trường Hoà Chánh 2 Mình thích môn toán. . Hình thức học nhóm có ưu điểm học sinh tích cực, chủ động tìm ra kiến thức nhưng nếu giáo viên tổ chức không chặt chẽ thì chưa phát huy được tác dụng của nó vì thực tế các thành viên trong nhóm hoạt động không đều chỉ một vài em làm việc, không có sự thảo luận, tranh luận hay phát biểu ý kiến riêng của mình trong nhóm . Tuy nhiên không phải lúc nào cũng học theo nhóm vì nếu tổ chức dạy học theo nhóm không chuẩn bị chu đáo thì vẫn dẫn đến chất lượng dạy học không có hiệu quả cao . Có những lúc không cần thiết mà ta chia nhóm thì mất thời gian vô ích. - Tuỳ theo tính chất và nội dung của bài học, tiết học có thể chia nhóm trong dạy học toán như sau : + Nhóm hỗn hợp : ( có tất cả học sinh khá, giỏi, trung bình ) loại nhóm này thường gọi là “nhóm học tập ” Tất cả học sinh đều phải hoạt động cùng giải quyết vấn đề cùng chiếm lĩnh trí thức, nhiệm vụ được giao khác, không nhiều về nội dung, ít có sự chênh lệch về độ khó, cùng chung yêu cầu . + Nhóm theo trình độ. (nhóm học sinh giỏi, nhóm học sinh trung bình) được áp dụng khi cần có sự phân hoá về mức độ khó, dễ của nội dung bài học, bài tập cho từng đối tượng .Cần tránh tâm lý tự ti trong nhóm học sinh yếu và tự kiêu trong nhóm học sinh giỏi. + Chia nhóm theo sở trường: (Chỉ dành cho các đối tựơng đặc biệt trong các hoạt động ngoại khoá tự chọn về Toán) Chẳng hạn khi tổ chức thực hành ngoài lớp học, ôn tập giải bài Toán khó . Vấn đề 5 : Sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào để nêu bật trọng tâm một bài học? Trong từng tiết học cụ thể cần những đồ dùng dạy học nào ? Trong khi sinh hoạt khối khối trưởng và giáo viên trong khối phải xem xét các bài dạy của tuần kế tiếp để từ đó qua buổi họp khối nêu lên các đồ dùng dạy học cần thiết trong từng bài . Khi sử dụng đồ dùng dạy học có phù hợp với yêu cầu bài , có khả thi không , sử dụng trong phần nào của tiết dạy ? ( trong giới thiệu hay khai thác bài hay củng cố ..vv ) . Ngoài ra để đối chiếu với danh mục thư viện xem đồ dùng dạy học đó có hay không ? nếu không có khắc phục bằng cách nào ?( Sử dụng tranh trong sách hoặc tự làm ra sao ). - Ví dụ : dạy bài “ từ đồng âm ” lớp 5 : Giáo viên chuẩn bị : những mảnh bìa hình chữ nhật ; mỗi mảnh bìa được chia làm hai bên ; một bên ( phần A ) ghi cụm từ hoặc câu ngắn, trong đó có từ cần giải nghĩa được gạch dưới, một bên ( phần B ) ghi nghĩa của từ được gạch dưới sau đó cắt rời 2 phần A ;B như sau : Ghi các mảnh bìa theo hai phần ( A/ B )với những nghĩa của từ chạy dưới đây : A B Cầu thủ chạy theo quả bóng Chạy ( người ) di chuyển thân thể bằng những bước nhanh. Đồng hồ chạy chậm Chạy: ( đồ dùng có máy móc ) hoạt động làm việc Nhà Lan phải chạy từng bữa ăn Chạy : khẩn trương lo liệu để mau đạt được điều đang rất cần. Đồ dùng dạy học trên được sử dụng trong phần luyện tập . Vấn đề 6: Củng cố phong trào vở sạch chữ đẹp như thế nào cho phù hợp với tình hình thực tiễn của trường Ông cha ta đã nhận định : “ Nét chữ, nết người”. Vì vậy việc rèn “ Vở sạch – chữ đẹp ” luôn được xã hội quan tâm. Không những viết chữ đẹp mà qua đó còn là môi trường quan trọng bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất tốt như tính : cẩn thận, tinh thần kỉ luật và óc thẩm mĩ. Vì vậy khi họp khối giáo viên các lớp phải đánh giá đựơc mức độ , tình hình của lớp từ đó nêu ý kiến cùng bàn luận . Giáo viên phải ý thức trách nhiệm là “ Luyện nét chữ – rèn nết người ” vì vậy giáo viên phải gương mẫu khi soạn giáo án , khi hướng dẫn thực hành . Ngoài ra nhà trường quy định bao theo màu từng khối lớp, thi đua giữa các lớp, các khối ..vvGiáo viên phải thường xuyên xếp loại hàng tháng , kiểm tra đôn đốc các em để từ đó giữ vững phong trào vở sạch chữ đẹp. Cụ thể qui trình tiêu chuẩn như sau : a/ Điểm : + Vở : Vở có bao bìa , dán nhãn ( 1 điểm ) + Vở không quăn góc, nhàu nát, dơ bẩn, không bỏ phí giấy, thiếu trang (1điểm ) + Trình bày vở viết đúng theo quy định ( 1 điểm ) + Viết : chữ thảng hàng, ngay ngắn ( 2 điểm ) + Chữ viết đúng mẫu, đúng cỡ ( 1 điểm ) + Đúng khoảng cách, giữa chữ với chữ ( 1 điểm ) + Viết liền nét, liền mạch bỏ dấu đúng ( 1 điểm ) b/ Xếp loại Nội dung Điểm Xếp loại Vở 3 A 2 B 1 C Viết 5 A 3-4 B 1-2 C c/ Xếp loại chung : Vở Viết Xếp loại chung A A A B A A A B B B B B C C C + Thực hiện : Thi đua mỗi ngày, mỗi tổ có một quyển vở rèn chữ luân phiên ; Vào cuối tuần giáo viên nhận xét khen thưởng nêu gương các em viết chữ đẹp từ đó tạo được niềm phấn khởi, tích cực hăng hái thi đua duy trì việc giữ gìn vở sạch chữ đẹp trong lớp. Những “ tài liệu ” ở trên Phó hiệu trưởng, khối trưởng phải “định hướng” cho giáo viên khai thác. Giáo viên là những người trực tiếp giảng dạy trên lớp và rút kinh nghiệm sau từng tiết dạy vì vậy sẽ là những người trực tiếp đóng góp ý kiến để tìm ra các phương pháp, phương án tối ưu dưới sự gợi ý “định hướng” của chuyên môn cũng như khối trưởng từ đó các tiết dạy sẽ hoàn chỉnh hơn . Ngoài ra trong các tiết dự giờ Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phải nắm bắt được những vấn đề, nội dung cần trao đổi sao cho phù hợp với yêu cầu để từ đó “tham mưu” chỉ đạo cho các tổ thực hiện sao cho đúng yêu cầu đề ra của tiết dạy, bài dạy về cả nội dung và phương pháp . Muốn đạt được các yêu cầu về chất lượng của buổi sinh hoạt chuyên môn tổ khối thì người chủ trì “ khối trưởng” phải chuẩn bị nội dung của buổi sinh hoạt tổ khối chu đáo, chủ động tạo nên “tình huống” để giáo viên tham gia thảo luận đóng góp .Nhờ các buổi họp tổ khối chuyên môn các giáo viên thảo luận, tìm ra phương pháp, những điểm cần lưu ý khi dạy phân môn, tiết cụ thể trong từng bài, trong tuần mà chất lượng giảng dạy, học tập của trường đã tiến bộ hơn . V / BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Công tác chuyên môn là công tác quan trọng trong nhiệm vụ dạy và học của trường tiểu học . Muốn chuyên môn của trường phát triển mạnh cần phải quan tâm đặc biệt và phối hợp chặt chẽ giữa ban giám hiệu và các tổ khối trưởng để làm cầu nối trong công cuộc trồng người . Muốn nề nếp quản lý chuyên môn của trường ổn định và phát triển trước hết cần đầu tư phát triển có chiều sâu các buổi họp tổ khối chuyên môn . Khi tổ khối chuyên môn chưa tổ chức tốt nề nếp sinh hoạt thì những buổi sinh hoạt đầu Hiệu trưởng , Phó hiệu trưởng chủ trì sinh hoạt để định hướng và nâng cao chất lượng giảng dạy học tập . Tuy nhiên ban giám hiệu , tổ khối trưởng phải nhiệt tình , lường trước các tình huống có thể xảy ra trong buổi sinh hoạt tổ khối chuyên môn thì mới đạt được kết quả tốt . VI/ KẾT LUẮN Trên đây là một số kinh nghiệm khi thực hiện việc chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn tổ khối . Tôi mong rằng sẽ được các đồng nghiệp giúp đỡ , nhận xét và bổ sung góp ý thêm để đề tài của tôi thêm hoàn thiện hơn , góp phần hoàn thành tốt công tác chuyên môn được các cấp tin tưởng giao phó . IV/ KẾT QUẢ Với những kinh nghiệm hướng dẫn chỉ đạo hoạt động chuyên môn của tổ khối như trên tôi thấy các khối trong trường từ khối 1 đến khối 5 đã tổ chức tốt các buổi họp tổ khối . Đã tiến bộ hơn so với những năm học trước . Sinh hoạt tổ khối đều đặn 2 lần / tháng theo hướng dẫn số 16 của Phòng Giáo dục U Minh Thượng và có chất lượng . Giáo viên đã chủ động tham gia thảo luận trong các buổi họp . Không còn tình trạng áp đặt từ khối trưởng xuống tổ viên. Không còn các buổi sinh hoạt tổ khối dưới dạng hình thức và kém hiệu quả. Phong trào thi đua hai tốt của đơn vị tiến bộ rõ rệt . Có giáo viên dạy giỏi huyện, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, có học sinh giỏi huyện, tỉnh về phong trào. Cụ thể : về phong trào thi đua hai tốt * Chất lượng giảng dạy của giáo viên : Năm học 2008 – 2009 : có 7 giáo viên dạy giỏi cấp huyện Năm học 2009 – 2010 : có 3 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh . Có 3 giáo viên giỏi vòng Huyện . * Chất lượng học tập của học sinh : Đến cuối học kỳ 2 chất lượng của các lớp được nâng lên rõ rệt lớp 5 không còn học sinh yếu kém , các lớp khác chỉ còn 2-3 em yếu/ khối . Góp phần cùng giáo viên trong trường hoàn thành nhiệm vụ năm học 2009 – 2010 và các năm học tiếp theo để góp một phần nhỏ đưa việc xây dựng tổ khối chuyên môn ở cấp tiểu học của Nhà trường nói riêng và cho toàn huyện nói chung ngày một vững mạnh . Hòa Chánh, ngày 22 tháng 4 năm 2010 Người thực hiện Phạm Văn Liêm Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT . . MỤC LỤC I - ĐẶT VẤN ĐỀ II - ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH Thuận lợi Khó khăn III - NỘI DUNG - BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ nội dung 1/Nhiệm vụ chức năng của tổ tưởng chuyên môn 2/ Kế hoạch công tác của tổ trưởng Một số biện pháp chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn tổ khối 1/ Bồi dưỡng củng cố năng lực chuyên môn cho tổ khối trưởng 2/ Củng cố phong trào thi đua hai tốt 3/ Tổ chức sinh họat tổ khối chuyên môn để tìm ra các tình huống trong tiết dạy và biện pháp khắc phục . IV – KẾT QUẢ V – BÀI HỌC KINH NGHIỆM VI – KẾT LUẮN
Tài liệu đính kèm: