Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả các tiết học về dấu câu trong Luyện từ và câu - Tiếng Việt Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả các tiết học về dấu câu trong Luyện từ và câu - Tiếng Việt Lớp 5

I. Đặt vấn đề

1. Lí do chọn đề tài

Tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống mỗi con người. Với cộng đồng, đó là phương tiện để giao tiếp và tư duy. Đối với trẻ em, tiếng mẹ đẻ cáng có vai trò quan trọng hơn.K.A. U-sin-ski chỉ rõ: “Trẻ em đi vào đời sống tinh thần của mọi người xung quanh nó duy nhất thông qua phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại, thế giới bao quanh đứa trẻ được phản ánh qua nó chỉ thông qua công cụ này.”

Bước sang thế kỉ XXI, điều kiện kinh tế xã hội nước tá có những thay đổi lớn, đất nước bước vào thồi kì hội nhập và khoa học làm chủ cuộc sống con người. Cơ cấu kinh tế, trình độ sản xuất phát triển, khoa học kĩ thuật không ngừng đổi mới, nhu cầu xã hội có nhiều biến động. Vấn đề hội nhập và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc luôn dặt ra thường ngày và trở nên cấp bách. Những thay đổi về kinh tế xã hội dẫn đến thay đổi về nguồn lực lao động mới, nhân cách con người mới. Ngành giáo dục luôn phải thay đổi nội dung và phương pháp giảng dạy, tiếp cận tri thức cho học sinh để đáp ứng nhu cầu này của xã hội. Trong đó, dạy tiếng Việt rất nhạy cảm với sự thay đổi này vì đây là ngôn ngữ giao tiếp chính của người Việt Nam, là tiếng mẹ đẻ của các em. Trong nhà trường, Tiếng Việt là một môn học độc lập có nhiệm vụ cung cấp cho HS những tri thức về thế giới quan xung quanh các em, vốn văn hoá của Việt Nam và thế giới, các kĩ năng giao tiếp cơ bản: nghe – nói – đọc – viết.

 

doc 3 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 216Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả các tiết học về dấu câu trong Luyện từ và câu - Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm
Biện pháp nâng cao hiệu quả các tiết học về dấu câu
trong Luyện từ và câu – Tiếng Việt lớp 5
I. Đặt vấn đề
1. Lí do chọn đề tài
Tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống mỗi con người. Với cộng đồng, đó là phương tiện để giao tiếp và tư duy. Đối với trẻ em, tiếng mẹ đẻ cáng có vai trò quan trọng hơn.K.A. U-sin-ski chỉ rõ: “Trẻ em đi vào đời sống tinh thần của mọi người xung quanh nó duy nhất thông qua phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại, thế giới bao quanh đứa trẻ được phản ánh qua nó chỉ thông qua công cụ này.”
Bước sang thế kỉ XXI, điều kiện kinh tế xã hội nước tá có những thay đổi lớn, đất nước bước vào thồi kì hội nhập và khoa học làm chủ cuộc sống con người. Cơ cấu kinh tế, trình độ sản xuất phát triển, khoa học kĩ thuật không ngừng đổi mới, nhu cầu xã hội có nhiều biến động. Vấn đề hội nhập và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc luôn dặt ra thường ngày và trở nên cấp bách. Những thay đổi về kinh tế xã hội dẫn đến thay đổi về nguồn lực lao động mới, nhân cách con người mới. Ngành giáo dục luôn phải thay đổi nội dung và phương pháp giảng dạy, tiếp cận tri thức cho học sinh để đáp ứng nhu cầu này của xã hội. Trong đó, dạy tiếng Việt rất nhạy cảm với sự thay đổi này vì đây là ngôn ngữ giao tiếp chính của người Việt Nam, là tiếng mẹ đẻ của các em. Trong nhà trường, Tiếng Việt là một môn học độc lập có nhiệm vụ cung cấp cho HS những tri thức về thế giới quan xung quanh các em, vốn văn hoá của Việt Nam và thế giới, các kĩ năng giao tiếp cơ bản: nghe – nói – đọc – viết.
Môn Tiếng Việt trong trường Tiểu học được chia ra thành các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn. Trong đó, phân môn Tập đọc cung cấp cho HS các kiến thức cơ bản, cách phát âm, từ, câu, đoạn văn để từ đó HS học phân môn Chính tả và Luyện từ và câu. Phân môn Chính tả giúp HS có kĩ năng trình bày văn bản đúng và chuẩn xác. Phân môn Luyện từ và câu giúp HS có hiểu biết về cấu tạo tiếng, từ, cụm từ, câu, đoạn, từ đó làm cơ sở cho việc hình thành văn bản. Phân môn Tập làm văn giúp HS vận dụng tất cả những kiến thức đã thu thập được trong các phân môn khác của Tiếng Việt để hình thành văn bản, ở đây bao gồm cả văn bản nói và văn bản viết. Khi dạy Tập làm văn, lỗi HS thường mắc phải nhiều nhất là lỗi dấu câu. HS viết bài văn trình bày bằng văn bản giống hệt văn bản nói, thậm chí không có dấu câu.
Việc ghi chép sai sót về dấu câu dẫn đến chuyện hiểu sai văn bản, người đọc không lĩnh hội được nội dung cần thông báo.
Việc ghi chép sai văn bản còn thể hiện sự thiếu hiểu biết của người viết và trình độ thập kém của HS, ảnh hưởng đến văn hoá giao tiếp và văn hoá dân tộc, đặc biệt là vấn đề chuẩn tiếng Việt.
Vì các lí do trên mà tôi chọn đề tài: Biện pháp nâng cao hiệu quả các tiết học về dấu câu trong Luyện từ và câu – Tiếng Việt 5.
2. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
Dấu câu là phương tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết. Tác dụng của nó là làm rõ trên mặt chữ viết một cấu tạo ngữ pháp bằng cách chỉ ranh giới giữa các câu, các hành phần cảu câu đơn, giữa các vế của câu ghép, giữa các yếu tố của ngữ và của liên hợp ngữ. Nói chung, nó thể hiện ngữ điệu lên trên câu văn, câu thơ. Cho nên, có trường hợp nó không phải chỉ là một phương tiện ngữ pháp mà còn là phương tiện để biểu thị những sắc thái tế nhị về nghĩ của câu, về tư tưởng, về tình cảm, về thái độ của người viết.
Dấu cấu dùng thích hợp thì bài viết được người đọc hiểu rõ hơn, nhanh hơn. không dùng hoặc dùng sai dấu câu có thể gây ra hiểu lầm, hiểu sai ngữ pháp, sai nghĩa.
Cho nên, Quy tắc về dấu câu cần được vận dụng nghiêm túc.
Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, dấu câu cso thể sử dụng linh hoạt và sáng tạo nhằm mục đích biêt thị tư tưởng, về tình cảm, về thái độ của người viết. Dó là những trường hợp không dùng dấu câu mà ranh giới về dấu câu vẫn rõ.
Hiện nay, tiềng Việt dung mười dấu câu sau:
 1. Dấu chấm .
 2. Dấu hỏi (dấu chấm hỏi) ?
 3. Dấu chấm than (dấu cảm) !
 4. Dấu lửng (dấu ba chấm) 
 5. Dấu phẩy ,
 6. Dấu chấm phẩy ;
 7. Dấu hai chấm :
 8. Dấu ngang (dấu gạch ngang) - 
 9. Dấu ngoặc đơn ( )
10. Dấu ngoặc kép “ ”
1. Dấu chấm
Dấu chấm dùng cuối câu kể, câu tả, câu tường thuật.
Ví dụ:
Dòng sông lào xào vỗ sóng. Gió chạy loạt loạt trong cỏ, trăng đã lên cao, đêm đã khuya lắm. (Nguyễn Đình Thi)
Khi đọc phải nghỉ giọng ở cuối câu. Dấu chấm có quãng ngắt hơi dài hốn với dấu phẩy và dấu chấm phẩy.
2. Dấu hỏi
Dấu hỏi đặt cuối câu nghi vấn. 
Thường gặp trong đoạn văn có lời thoại, có người hỏi, người đáp. 
Ví dụ: 
Có trường hợp tự hỏi, tự trả lời trong lời đối thoại nghệ thuật.
Ví dụ:
- Chồng ai chết trong tố cộng?
- Chồng tôi.
- Con ai chết trong dinh điền?
- Con tôi.
 (Tế Hanh)
Có trường hợp, một vế của câu ghép được cấu tạo theo kiểu nghi vấn những không phải để hỏi mà để nêu lên tiêu đề, trong trường hợp này không dùng dấu hỏi.
Ví dụ:
Văn học nghệ thuật là gì, xuă nay người ta định nghĩa nhiều rồi.
(Phạm Văn Đồng)
Khi đọc phải ngắt hơi ở dấu hỏi và thường lên giọng cuối câu.
Dấu hỏi có thể đặt trong dấu ngoặc đơn (?) để biểu thị thái độ hoài nghi đối với một lời trích thuật. Nêu dắu chấm hoặc dấu tương đương đặt cùng chỗ thì dấu này đặt sau dấu chấm.
Ví dụ:
 Bọn xâm lược Mĩ làm ra vẻ ngạc nhiên. Chúng chối biến rằng chúng không hề biết gì. (?)
(Báo Nhân dân)
3. Dấu cảm

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_cac_tiet_h.doc