II. Lý do chọn đề tài:
Do môn Tin học được đưa vào chương trình giáo dục tiểu học là môn tự chọn và chỉ mới được áp dụng gần đây vì thế chưa có sự thống nhất về phương pháp cũng như quy trình giảng dạy, phù hợp cho đối tượng HS tiểu học.
Cùng với việc môn tin học được đưa vào chương trình tiểu học, thì một sân chơi mới mẻ, hấp dẫn được phát triển - Hội thi “Tin học trẻ không chuyên” hứa hẹn là một ngày hội lớn cho những ai yêu thích tin học, cũng như là một thách thức cho các thi sinh. Chất lượng hội thi ngày càng cao thì chất lượng thí sinh tham gia cũng càng ngày càng được nâng lên. Thí sinh phải giỏi hơn, toàn diện hơn. Thí sinh phải có kĩ năng sử dụng phần mềm tốt vừa phải có tư duy tốt. Thí sinh vừa phải có kiến thức cơ bản về máy tính, một số phần mềm cơ bản vừa phải biết ứng dụng một số phần mềm cơ bản để phục vụ cho một số công việc nhất định, ví dụ như là sử dụng phần mềm Paint để vẽ tranh hay sử dụng phần mềm Word để soạn thảo văn bản. Sử dụng phần mềm Paint để tranh là một trong hai nội dung thi khó nhất của thí sinh. Bởi vì, học sinh tiểu học vừa mới tiếp cận với tin học, vừa mới làm quen với việc sử dụng chuột để hoàn thành một bức tranh thay cho bút chì và giấy mà việc sử dụng bút để vẽ cũng không dễ dàng gì.
Vì vậy, “Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Tin học phân môn vẽ hình” nhằm nêu lên một số biện pháp nhằm bồi dưỡng học sinh năng khiếu Tin học phân môn vẽ hình. Giúp học sinh phát huy được hết khả năng vẽ của mình, càng vẽ càng tự tin hơn, vẽ đẹp hơn. Cũng như là mang đến hội thi “Tin học trẻ không chuyên” những thí sinh có chất lượng. Để đạt được mục tiêu ấy, bản thân tôi không ngừng học hỏi tìm tòi nghiên cứu để hoàn thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm này.
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT: Sáng kiến kinh nghiệm: SKKN. Phương pháp dạy học: PPDH. Giáo viên: GV. Học sinh: HS. Đồ dùng dạy học: ĐDDH Công nghệ thông tin: CNTT A. PHẦN MỞ ĐẦU: I. Bối cảnh của đề tài: Trong giai đoạn hiện nay, sự bùng nổ của khoa học mà nhất là ngành khoa học máy tính – CNTT đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy và xác định rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của Tin học cũng như yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Ở tỉnh Bến Tre, từ năm học 2007 – 2008 thì một số trường tiểu học trọng điểm được SGD&ĐT Bến Tre đầu tư phòng máy tính để đưa môn học tự chọn Tin học vào bậc tiểu học nhằm tạo điều kiện cho học sinh được tiếp xúc, làm quen với máy tính có những hiểu biết ban đầu về máy tính, biết được lợi ích của máy tính trong đời sống và học tập; giúp học sinh có khả sử dụng máy tính điện tử trong việc học nhưng môn khác, trong sinh hoạt cũng như trong vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và tạo điều kiện để trẻ em thích ứng với đời sống xã hội hiện đại.Việc học sinh tiểu học được học tin học đã tạo nền tảng cơ sở ban đầu để tiếp tục nâng cao trong các cấp học tiếp sau và định hướng ban đầu cho các em có sở thích và năng khiếu để nghiên cứu khoa học theo ngành khoa học công nghệ cao. II. Lý do chọn đề tài: Do môn Tin học được đưa vào chương trình giáo dục tiểu học là môn tự chọn và chỉ mới được áp dụng gần đây vì thế chưa có sự thống nhất về phương pháp cũng như quy trình giảng dạy, phù hợp cho đối tượng HS tiểu học. Cùng với việc môn tin học được đưa vào chương trình tiểu học, thì một sân chơi mới mẻ, hấp dẫn được phát triển - Hội thi “Tin học trẻ không chuyên” hứa hẹn là một ngày hội lớn cho những ai yêu thích tin học, cũng như là một thách thức cho các thi sinh. Chất lượng hội thi ngày càng cao thì chất lượng thí sinh tham gia cũng càng ngày càng được nâng lên. Thí sinh phải giỏi hơn, toàn diện hơn. Thí sinh phải có kĩ năng sử dụng phần mềm tốt vừa phải có tư duy tốt. Thí sinh vừa phải có kiến thức cơ bản về máy tính, một số phần mềm cơ bản vừa phải biết ứng dụng một số phần mềm cơ bản để phục vụ cho một số công việc nhất định, ví dụ như là sử dụng phần mềm Paint để vẽ tranh hay sử dụng phần mềm Word để soạn thảo văn bản. Sử dụng phần mềm Paint để tranh là một trong hai nội dung thi khó nhất của thí sinh. Bởi vì, học sinh tiểu học vừa mới tiếp cận với tin học, vừa mới làm quen với việc sử dụng chuột để hoàn thành một bức tranh thay cho bút chì và giấy mà việc sử dụng bút để vẽ cũng không dễ dàng gì. Vì vậy, “Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Tin học phân môn vẽ hình” nhằm nêu lên một số biện pháp nhằm bồi dưỡng học sinh năng khiếu Tin học phân môn vẽ hình. Giúp học sinh phát huy được hết khả năng vẽ của mình, càng vẽ càng tự tin hơn, vẽ đẹp hơn. Cũng như là mang đến hội thi “Tin học trẻ không chuyên” những thí sinh có chất lượng. Để đạt được mục tiêu ấy, bản thân tôi không ngừng học hỏi tìm tòi nghiên cứu để hoàn thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm này. III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Tin học là một môn học còn mới mẽ. Vẽ tranh lại là phân môn khó của môn này. Tổng thời gian dành cho phân môn này ở chương trình tiểu học chỉ chưa đầy 40 tiết chia đều cho ba khối lớp. Đối với khối ba, học sinh vừa mới được làm quen với hộp màu, cách tô màu cũng như là tẩy xoá những hình mẫu (có sẵn). Đối với khối bốn, học sinh vừa mới làm quen với một số công cụ vẽ hình đơn giản và sử dụng các công cụ đó để vẽ một số hình rời rạc. Vì vậy, “Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Tin học phân môn vẽ tranh” chỉ có thể áp dụng đối với học sinh khối năm nói chung và phù hợp nhất là dành cho học sinh năng khiếu tin học– vì những học sinh này có khả năng sử dụng bàn phím, chuột và sử dụng phần mềm Paint tốt cũng như có một kiến thức nhất định về mĩ thuật. IV. Mục đích của đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm này chỉ tập trung vào 3 nội dung: - Cách chọn ra những học sinh năng khiếu. - Nêu lên nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi Tin học ở phân môn vẽ hình. - Đưa ra một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Tin học ở phân môn vẽ hình. B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận: Ngay từ đầu năm học, đa số các em HS lớp năm đã có một số kiến thức căn bản về mĩ thuật cũng như là sử dụng gần như tất cả các công cụ của phần mềm Paint. Bên cạnh đó, với vai trò của giáo viên đứng lớp, trực tiếp chọn và bồi dưỡng học sinh năng khiếu, tôi thấy mình cần phải đầu tư nghiên cứu tìm ra phương pháp phù hợp nhất để giảng dạy phù hợp nhất cho học sinh thân yêu của mình, đặc biệt là hoàn thiện kĩ năng vẽ tranh của các em. II. Thực trạng vấn đề: Tin học là môn học còn mới mẻ, tài liệu tham khảo còn rất ít nếu không nói là không có gì ngoài bộ sách giáo khoa nhưng thầy và trò cùng nhau nổ lực dạy và học để đạt được kết quả cao nhất trong năm học. Học sinh năng khiếu mĩ thuật cũng rất ít. Tỉ lệ học sinh vừa giỏi mĩ thuật vừa có kĩ năng sử dụng máy tính tốt lại càng ít hơn. Vì vậy, làm thế nào để học sinh có thể vẽ tự tin hơn, vẽ đẹp hơn, sinh động hơn luôn là thôi thúc tôi tìm ra biện pháp tốt nhất để giảng dạy cho các em. III. Biện pháp thực hiện: Ngay từ đầu mỗi năm học tôi đã lập ra kế hoạch bồi dưỡng, xây dựng nội dung bồi dưỡng và thời gian chi tiết cho từng nội dung. Nội dung trọng tâm trong toàn bộ kế hoạch đó là: 1.Cách chọn học sinh năng khiếu: dựa vào các tiêu chí như sau - Học sinh có thái độ học tập tích cực – đây là điều kiện tiên quyết - Học sinh yêu thích và học giỏi môn tin học (có những kiến thức cơ bản về máy tính và kĩ năng sử dụng bàn phím, chuột tốt) – điều kiện quan trọng nhất. - Học giỏi các môn học khác như: Mĩ thuật, Toán, Anh văn, - Gia đình có tâm huyết và tạo điều kiện tốt để con em mình phát huy hết năng khiếu. 2. Nội dung bồi dưỡng : Trọng tâm của thời gian bồi dưỡng là học sinh sử dụng phần mềm Paint để vẽ một số bức tranh về các chủ đề như: các ngày hội, ngày lễ, vẽ về trường em,quê em, bảo vệ môi trường, sinh hoạt vui chơi của các em, 3. Phương pháp bồi dưỡng: Chủ yếu là học sinh tự thực hành vẽ tranh trên máy tính, theo hai mức độ sau: - Mức 1: Giáo viên gợi ý hoặc cho phép học sinh sáng tạo thêm ở các bức vẽ của mình trong giờ học chính khóa. Đây cũng là một cách nhằm phát huy sự sáng tạo của học sinh và để phát hiện ra những học sinh năng khiếu vẽ tranh. - Mức 2: là bồi dưỡng học sinh trong giờ học năng khiếu. Học sinh kết hợp vừa vẽ theo mẫu vừa vẽ theo cảm nhận riêng của bản thân. GV trợ giúp khi các em cần cũng như là sửa những chỗ chưa phù hợp. Mức này được tiến hành theo các bước và thời lượng như sau: - Cho học sinh xem tranh về các chủ đề trong các hội thi vẽ tranh các cấp hằng năm – thời lượng : 2 tiết - Học sinh tập vẽ cây cối, hoa lá, con vật đặc trưng nhằm giúp học sinh có kĩ năng vẽ hình nhanh, đẹp – thời lượng : 4 tiết - Học sinh tập vẽ người, một số dáng người thường thấy như: đi, đứng, chạy, vui chơi, lao động, . – thời lượng : 4 tiết - Kết hợp tất cả các chi tiết trên để hoàn thành bức tranh theo một chủ đề cho trước. Ở bước này, học sinh chuẩn bị ý tưởng từ trước, sau đó sử dụng máy tính thể hiện ý tưởng của mình trong giờ học năng khiếu – thời lượng : 20 tiết. Trong những giờ học bồi dưỡng đó, tôi cũng không quên: - Kết hợp với giáo viên mĩ thuật để lưu ý, chỉnh sửa bài vẽ của học sinh. Để bài vẽ đạt được các yêu cầu về bố cục và màu sắc. - Cùng với học sinh nêu lên những điểm hay, điểm chưa hay trong bài vẽ của học sinh để các em học tập, rút kinh nghiệm cho bài vẽ sau được tốt hơn. - Thường xuyên kiểm tra bài làm học sinh, tổ chức cho học sinh thi đua với nhau nhằm đánh giá sự tiến bộ của học sinh, kịp thời biểu dương khuyến khích học sinh. III. Kết quả thực hiện: Qua 3 năm bồi dưỡng và tham dự hội thi “tin học trẻ không chuyên” cấp huyện và tỉnh đã đã được kết quả như sau : Năm học Thi cấp huyện Thi cấp tỉnh 2007 – 2008 Không tổ chức Đạt 1 Giải III, 1 giải Khuyến Khích 2008 – 2009 Không tổ chức 1 giải II 2009 -2010 3 giải III và 1 giải Khuyến Khích Không tham dự C. PHẦN KẾT LUẬN: I. Những bài học kinh nghiệm: - Khi học sinh vẽ tranh thì vẽ người là phần khó nhất, học sinh vẽ không đẹp nên rất ngại vẽ người. Vì vậy, giáo viên phải động viên, khuyến khích học sinh vẽ. Vẽ cùng với học sinh hay sửa một số lỗi để các em có hình vẽ đẹp hơn. Cho các em xem các hình vẽ của các bạn học khóa trước để các em rút kinh nghiệm. - Tham khảo sách mĩ thuật và các ý kiến của giáo viên mĩ thuật về cách vẽ cây, cỏ, hoa, lá, người,.. như thế nào là phù hợp với mức độ tiểu học để giáo viên có những hình minh họa và yêu cầu phù hợp với lứa tuổi các em. - Tôn trọng và giúp đỡ để học sinh phát huy ý tưởng sáng tạo khả thi của học sinh trong quá trình học tập. - Giáo viên rút kinh nghiệm sau mỗi năm học, nhất là sau mỗi lần tham dự hội thi tin học trẻ, từ đó để có hướng điều chỉnh thích hợp hơn, hoàn thiện kế hoạch cho lần sau tốt hơn. - Cuối cùng là, thầy và trò cùng thực hiện hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra. II.Ý nghĩa của SKKN: Trên đây là một số công việc đã thường xuyên được thực hiện trong các giờ dạy tin học cũng như là trong thời gian bồi dưỡng học sinh năng khiếu Tin học. Với biện pháp này đã giúp học sinh phát huy được hết khả năng vẽ của mình, càng vẽ càng tự tin hơn và vẽ đẹp hơn. Giúp các em có sân chơi lí thú, bổ ích, phần nào có cái nhìn tổng thể đối với sự vật, hình ảnh quen thuộc xung quanh. Đây cũng là một yếu tố giúp các em học các môn khác tốt hơn. Tuy nhiên, đây mới là ý tưởng của riêng bản thân tôi, rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp. Người viết Nguyễn Minh Cường
Tài liệu đính kèm: