Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học theo nhóm cho một số môn, một số bài cho học sinh Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học theo nhóm cho một số môn, một số bài cho học sinh Tiểu học

I – PHẦN MỞ ĐẦU :

1. Lý do chọn đề tài :

Trong những năm lại đây nền khoa học giáo dục của thế giới đã phát triển mặt mẽ. Chính vì vậy Đảng và Nhà nưta đã có những thay đổi quan trọng và giáo dục, khẳng định lại vị trí của giáo dục “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Muốn đất nước ta bước vào thời kỳ CNH-HĐH một cách thuận lợi thì phải đầu tư cho giáo dục - đào tạo. Đảng ta đã đặc biệt coi trọng vị trí của con người, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển văn kiện hội nghị BCH Trung ương Đảng lần 4 khoá VII đã nêu “Con người phát triển càng cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực XDXH mới, đồng thời là mục tiêu của CNXH. Vì vậy mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phải quán triệt việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người”.

Đứng trước yêu cầu đó của CMGD phải có sự thay đổi để tiếp nhận và đón đầu nền giáo dục. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ CMSP cao, có lòng nhiệt tình, yêu nghề mới hoàn thành nhiệm vụ đào tạo con người mới XHCN. Chính vì vậy người thầy phải học hỏi, tìm tòi không ngừng đổi mới phương pháp dạy học thích hợp với từng trình độ của học sinh.

Hơn nữa phương pháp dạy học còn chậm đổi mới, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác, tính sáng tạo của học sinh. Phương pháp dạy lý thuyết nặng nề về thuyết trình, phương pháp dạy học thực hành còn hạn chế trong việc hướng dẫn của giáo viên nên học sinh tiếp thu một cách thụ động. Bậc học tiểu học là bậc học rất khó khăn về mặt phương pháp dạy học mà nó lại vô cùng quan trọng. Đây là bậc học làm nền tảng góp phần quan trọng trong đổi mới đất nước xây dựng XHCN.

 

doc 10 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 248Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học theo nhóm cho một số môn, một số bài cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I – Phần mở đầu :
1. Lý do chọn đề tài :
Trong những năm lại đây nền khoa học giáo dục của thế giới đã phát triển mặt mẽ. Chính vì vậy Đảng và Nhà nưta đã có những thay đổi quan trọng và giáo dục, khẳng định lại vị trí của giáo dục “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Muốn đất nước ta bước vào thời kỳ CNH-HĐH một cách thuận lợi thì phải đầu tư cho giáo dục - đào tạo. Đảng ta đã đặc biệt coi trọng vị trí của con người, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển văn kiện hội nghị BCH Trung ương Đảng lần 4 khoá VII đã nêu “Con người phát triển càng cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực XDXH mới, đồng thời là mục tiêu của CNXH. Vì vậy mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phải quán triệt việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người”.
Đứng trước yêu cầu đó của CMGD phải có sự thay đổi để tiếp nhận và đón đầu nền giáo dục. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ CMSP cao, có lòng nhiệt tình, yêu nghề mới hoàn thành nhiệm vụ đào tạo con người mới XHCN. Chính vì vậy người thầy phải học hỏi, tìm tòi không ngừng đổi mới phương pháp dạy học thích hợp với từng trình độ của học sinh.
Hơn nữa phương pháp dạy học còn chậm đổi mới, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác, tính sáng tạo của học sinh. Phương pháp dạy lý thuyết nặng nề về thuyết trình, phương pháp dạy học thực hành còn hạn chế trong việc hướng dẫn của giáo viên nên học sinh tiếp thu một cách thụ động. Bậc học tiểu học là bậc học rất khó khăn về mặt phương pháp dạy học mà nó lại vô cùng quan trọng. Đây là bậc học làm nền tảng góp phần quan trọng trong đổi mới đất nước xây dựng XHCN.
Trong tình hình thực tế của giáo dục nước nhà, cuộc vận động của Bộ giáo dục- đào tạo về “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” như một luồng sinh khí tạo cho giáo dục nước nhà một bước đột phá mạnh mẽ để đáp ứng sự mong mỏi của Đảng và đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong thời kỳ mới thì vấn đề phương pháp dạy học của giáo viên khi sử dụng trên lớp sao cho linh hoạt lại là một vấn đề hết sức cần thiết để giải quyết tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp và thực hiện tốt được cuộc vận động của Bộ GD - ĐT.
Chính vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học tìm ra từng phương pháp dạy học áp dụng cho từng bài giảng cụ thể là hết sức quan trọng trong lĩnh vực dạy học. Trong nội dung đề tài này tôi xin giới thiệu phương pháp dạy học theo nhóm cho một số môn, một số bài cho học sinh Tiểu học.
2. Mục đích nghiên cứu :
Nghiên cứu qua cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn công tác dạy học theo nhóm của lớp thực địa.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu : 
- Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng công tác giảng dạy của học sinh.
- Đề xuất phương pháp dạy học theo nhóm ở học sinh Tiểu học.
 II- Cơ sở lý luận (giải quyết đề tài).
1. Vài vấn đề quan niệm đổi mới phương pháp :
 Đổi mới phương pháp dạy học về thực chất không phải là người dạy phải tìm ra và thực hiện một cách hoàn toàn mới (điều chưa ai làm mà phải biết vận dụng sáng tạo những cách thức, những con đường tổ chức hoạt động dạy– học vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học. Qua đó thực hiện thủ pháp dạy học của mình. Người thầy là người tổ chức, hướng dẫn, quản lý, chỉ đạo – người học giữ vai trò chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng và tìm tòi tri thức mới.
 Đổi mới phương pháp dạy học giáo viên cần phải quan niệm rằng: “Trong quá trình dạy học, nó vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật”. Tính khoa học là phải tuân thủ một kế hoạch, một chương trình, một kết cấu lô gíc nhất định, từ đó giáo viên đưa ra phương pháp, thủ thuật dạy học. Tính nghệ thuật nó không đơn thuần là một môn mẫu nào không tuỳ thuộc vào mặt ai, với ý nghĩa này đối với người học nhận thức sâu hơn, nhưng cũng dễ dàng, thoải mải hơn, người dạy cảm thấy nhẹ nhàng, hưng phấn hơn.
 Từ quan điểm trên đổi mới phương pháp tôi nghĩ rằng : Đổi mới phương pháp dạy học phải phát huy được nội lực, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc nhận thức bài học. Biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn một cách linh hoạt. Khuyến khích học sinh tự học, tự nghiên cứu, gây đượng cảm xúc với trách nhiệm cho người học, từ đó tạo được kết quả tốt.
2. Thực trạng dạy học và chất lượng từ trước đến nay
 2.1. Những tồn tại chung :
Giáo viên Tiểu học là người thầy có tầm quan trọng, đặc biệt trong quá trình giảng dạy, lao động của người giáo viên nó vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật và đòi hỏi sự công phu người thầy, chính là bài học sống của học sinh. Qua điều tra vẫn còn nhiều bất cập.
Trong dạy học hiện nay tuy chương trình đã được đổi mới kéo theo phương pháp đã được đổi mới nhưng trong những năm gần đây một số học sinh như những dụng cụ thu lượm thông tin của thầy cô như một chiếc máy ghi làm cho các em phát triển tri thức và nhân cách một cách máy móc, thụ đông, đơn lẻ.
Phương pháp dạy học hiện nay đã được đổi mới sự tiếp thu và vận dụng của giáo viên chưa linh hoạt, chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong học tập của học sinh, phương pháp dạy lý thuyết còn nặng nề về thuyết trình giảng giải làm cho học sinh không muốn học, hay học đối phó không nêu cao tinh thần và trách nhiệm của người học.
Phương pháp dạy học chưa đa dạng, chưa linh hoạt các phương pháp dạy học trong một bài dạy; dạy học còn mang tính rập khuôn, giáo viên chưa thực sự đầu tư vào công tác nghiên cứu tài liệu để soạn bài, để tìm ra một phương pháp dạy thích hợp.
- Qua điều tra khảo sát chúng tôi thấy : Khi được hỏi về phương pháp dạy học có 100% em trả lời thích học theo phương pháp nhóm và trò chơi trong dạy học.
- Qua kết quả khảo sát tôi thấy đội ngũ giáo viên còn yếu về chất lượng chưa được bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ, các tiết dạy còn mang lỗi dạy biểu diễn và thuyết trình chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp vào bài dạy đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến kết quả thấp, đại bộ phận giáo viên là chưa chuẩn.
Bảng 1 : Điều tra giáo viên sử dụng phương pháp dạy học nhóm :
Thời gian
Số lượng GV
Không biết SD
Biết SD
SD nhuần nhuyễn
Ghi chú
SL
%
SL
%
SL
%
Đầu năm
20
17
85
2
10
1
5
Hết kỳ I
20
4
20
6
30
10
50
Cuối năm
20
0
0
4
20
16
80
- Thực tế cho thấy trong những năm trước đây chất lượng đại trà và trình độ giáo viên chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới. Điều này cho thấy rằng sự lựa chọn phương pháp dạy học của giáo viên chưa phù hợp với chương trình.
- Với yêu cầu thực tế của giáo dục hiện nay được xem là “Quốc sách hàng đầu”, giáo dục Tiểu học là nền móng rất trong trọng, để có kiến thức vững vàng, vì thế đặt ra cho giáo viên một yêu cầu cao, giáo viên phải nâng cao tầm hiểu biết, nâng cao kiến thức, tìm hiểu thực tế một cách sâu rộng để rút ra cho mình những phương pháp phù hợp với bài dạy học sinh nắm được kiến thức.
- Giáo viên dạy học các môn một cách máy móc và hình thức giáo viên đã chia nhóm học sinh nhưng chưa phát huy được khả năng và vai trò của nhóm.
- Trong giờ dạy giáo viên chỉ chú ý đến những học sinh khá giỏi còn lại đa số học sinh ngồi tiếp thu thụ động và lo sợ cô giáo gọi trả lời chưa chú ý đến đối tượng này.
- Lớp học trầm lắng, học sinh nhàm chán không hứng thú học.
- Trong tiết học chưa sử dụng nhiều đồ dùng trực quan hầu như chỉ sử dụng một số tranh ảnh trong sách giáo khoa và tư liệu của thư viện, chưa phát huy được đồ dùng tự làm các tranh ảnh, vật thực. Đây là những tồn tại còn tiềm ẩn trong mỗi tiết dạy để rồi giáo viên tự dấu đi kiến thức những tài năng sẵn có và những gì lĩnh hội, góp nhặt ở trường Sư phạm dần dần mất đi.
Với đặc điểm của nhà trường là một vùng miền núi nhưng giáo dục có nhiều ưu thế. Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp luôn luôn học hỏi, tìm tòi những phương pháp dạy học thích hợp, thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau trong công tác giảng dạy, soạn bài, thường xuyên thao giảng, dạy thể hiện, đúc rút kinh nghiệm, học sinh ngoan ngoãn lễ phép có phong trào học tập, đồ dùng sách vở đầy đủ, đại bộ phận là con em nông dân.
Qua khảo sát điều tra chúng tôi thấy dạy học hiện nay đang còn có những hạn chế nhất định về mặt phương pháp, với phương châm tạo cho học sinh một niềm say mê học tập, đa dạng hoá các phương pháp học. Chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài phương pháp dạy học nhóm ở Tiểu học.
.2.2. Điều tra khảo sát thực tế học sinh :
Bảng 2 : Kết quả khảo sát đầu năm :
Thời gian
Lớp
Số lượng HS
Môn toán
Môn TNXH
KG
TB
Y
KG
TB
Y
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Cả năm
5B
29
9
31
10
48
10
31
6
21
14
48
9
31
4A
26
4
15
11
42
11
42
7
26
12
48
5
27
3C
27
6
18
13
39
8
24
3
9
45
44
9
27
III – Thực nghiệm phương pháp đang học theo nhóm lấy học sinh làm trung tâm:
Để phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh, giáo viên phải kết hợp các điều kiện thực tế : Nội dung, kiến thức – tâm lý, trình độ của học sinh, đặc biệt là ở học sinh Tiểu học.
 Lộ trình của lối dạy theo nhóm.
Giáo viên
Giao việc
Nhận xét chốt ý quan trọng
Các nhóm trưởng
Các nhóm thảo luận
Các nhóm nêu kết quả và thảo luận trước lớp
GV yếm trợ về mặt SP
Cả nhân độc lập suy nghĩ
Thảo luận đưa ra cách giải quyết
Các nhóm lần lượt nêu KQ của
nhóm mình
Các nhóm cùng nghe thảo luận
1. Quy trình tổ chức nhóm : 
Tuỳ vào từng nội dung bài học để phân chia tổ chức dạy học theo nhóm tôi đã tiến hành các bước sau:
1.1. Hình thành các nhóm : Tuỳ vào nội dung từng bài cụ thể giáo viên có thể chia học sinh theo nhóm 5 - 8 em, việc chia này có thể chia theo thứ tự, theo tổ, theo trình độ hay theo số trường.
1.2. Cử nhóm trưởng : Việc cử nhóm trưởng do giáo viên chỉ định cũng có thế mỗi nhóm, cả nhóm làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng cùng thảo luận đưa ra ý kiến chung.
1.3 Giao và nhận việc : Giáo viên giao việc cho mỗi nhóm và nhóm trưởng nói rõ yêu cầu về nội dung công việc và thời gian thực hiện.
1.4. Các nhóm làm việc : Nhóm trưởng điều khiển hoạt động các thành viên của nhóm đem ra các ý kiến của mình, độc lập suy nghĩ trước khi trao đổi, giúp đỡ nhau, làm việc không được ỷ lại, giáo viên yếm trở các nhóm trưởng để giải quyết vướng mắc về mặt sư phạm. 
1.5. Các nhóm trình bày mỗi nhóm cử một vài đại diện không nhất thiết là nhóm trưởng, trình bày kết quả làm việc của nhóm mình trước tập thể lớp. Cả lớp cùng tìm hiểu công việc của nhóm khác.
1.6. Tổng hợp và kết luận: Giáo viên tổng hợp ý kiến của các nhóm và kết luận đúng – sai, động viên khích lệ học sinh.
2. Giới thiệu một số hình thức dạy nhóm đã áp dụng :
2.1. Chia nhóm theo ngẫu nhiên : Được tiến hành khi không cần phân bộ đối tượng học sinh. Tất cả cùng hoạt động giải quyết một vấn đề, chiếm lĩnh tri thức, nhiệm vụ được giao khác nhau không nhiều về nội dung, ít chênh lệch về trình độ.
Ví dụ : Khi dạy về bài “Chia cho số có hai chữ số” ở toán 4 các bài tập trong phần này có mức độ khó – dễ gần giống nhau không chênh lệch nhiều.
- Nếu cả lớp cùng giải theo thứ tự thì không đủ thời gian và tạo cho học sinh một sự rập khuôn, nhàm chán. Trong tình thế này giáo viên dạy có thể chia nhóm học sinh làm theo từng nhiệm vụ.
- ở bài tập 1 : Giáo viên chia thành 2 nhóm mỗi nhóm làm bài ở cột a và bài ở cột b.
2.2. Chia cùng trình độ : Tuỳ vào nội dung bài dạy ở mức độ khá, dễ, có sự phân hoá các bài tập được áp dụng cho từng loại đối tượng ở nhóm cùng trình độ này được chia thành 4 nhóm, gồm những học sinh giỏi, những học sinh khá, những học sinh trung bình, những học sinh yếu kém.
Ví dụ 1 : Khi dạy về “tìm hai số khi biết hiệu và tỷ số của hai số đó” toán 4 có bài tập 4 phần “luyện tập” như sau : Nêu bài toán rồi giải theo sơ đồ sau :
Số cây cam
Số cây dưa 
- Giáo viên chia cả lớp thành 3 nhóm : Khá giỏi, trung bình và yếu.
- Nhóm học sinh yếu được giáo viên gợi ý kèm cặp cụ thể. Đầu tiên là từ tóm tắt của bài toán.
Giáo viên gợi ý : Theo sơ đồ thì hiệu số bằng nhau là bao nhiêu học sinh tìm tòi nêu ra : 6 phần- 1 phần = 5 (phần)
Vậy số cây cam là bao nhiêu
Học sinh : 170 : 5 = 34 (cây)
Vậy số cây mía là bao nhiêu
Học sinh : 34 x 6 = 204 (cây)
- Nhóm học sinh trung bình giáo viên cho các em tự giải không cần gợi ý.
- Nhóm học sinh khá giỏi ngoài việc giải bài toán còn giao thêm nhiệm vụ nêu lại bài toán, với cách làm này bài toán sẽ giải quyết một cách nhẹ nhàng mà các đối tượng học sinh đều nắm được bài tốt theo 3 mức độ khác nhau.
Ví dụ 2 : Khi dạy tiết 45 bài “lá cây” môn TNXH lớp 3
- Giáo viên chia học sinh thành 3 nhóm theo trình độ khả giỏi, trung bình, yếu.
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm.
+ Nhóm yếu quan sát về hình dạng, kích thước của lá cây giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát cụ thể, so sánh hình dáng, kích thước của từng loại cây trên thực tế.
+ Nhóm trung bình quan sát và nêu đặc điểm của cây, nhóm này giáo viên cho học sinh tự quan sát rút ra kết luận.
+ Nhóm khá giỏi: Giáo viên yêu cầu học sinh ngoài quan sát lá và đặc điểm ra còn phải nêu được tác dụng của cây và cách bảo vệ chúng.
2.3. Chia theo nhóm tương trợ (nhóm đủ trình độ)
Đây là nhóm có nhiều trình độ, trong 1 nhóm thường dùng trong hoạt động cần có sự giúp đỡ lẫn nhau, như khi ôn tập, hoặc giải toán khó, ngoại khoá.
Ví dụ: Cũng trong bài tập 4 sách giáo khoa toán 4, trang 151 như sau nêu bài toán và giải bài toán theo sơ đồ.
- Khi phân tích ta thấy khác ở chỗ chưa có đề bài mà chỉ dựa vào sơ đồ và khi đặt ra đề xong phải tự giải lấy bài.
Đối với loại hình nhóm này có thể 1 lớp chia làm nhiều nhóm nhỏ có đủ trình độ khả giỏi, trung bình, yếu để học sinh giúp đỡ lẫn nhau.
2.4. Chia theo nhóm sở trường : Cách chia nhóm này giáo viên có thể nêu tên, nêu tiêu chuẩn các nhóm để học sinh cùng sở trường hứng thú, xung phong. ở loại nhóm này thường ở các tiết ngoại khoá.
2.5. Chia theo nhóm chuyên sâu : Loại nhóm này là nhóm có những học sinh có nắm vững thông tin tất cả cùng làm nhiệm vụ có kiến thức cao hơn, sâu hơn.
Ví dụ : Khi dạy bài “so sánh 2 phân số khác mẫu số” môn toán lớp 4 ta thực hiện như sau :
- Đồ dùng dạy học : Giáo viên chuẩn bị cho mỗi nhóm 15 băng giấy lần lượt được chia thành 1 phần – 2 phần, 3 phần... 15 phần
* Hoạt động chính 
- Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm, cử nhóm trưởng
- Giáo viên giao việc : Mỗi nhóm nhận 15 băng giấy do giáo viên chuẩn bị, cả nhóm suy nghĩ và thảo luận để so sánh các phân số sau :
- Yêu cầu thứ nhất : Bằng cách thực hành trên băng giấy học sinh củng cố so sánh 2 phân số cùng mẫu số.
1. và 	2. và 	
- Yêu cầu thứ 2 : Bằng cách thực hiện trên băng giấy học sinh rút ra kết luận khi so sánh 2 phân số cùng tử số.
3) và ị = 
 	 = vậy >
4) và ị 
- Yêu cầu thứ 3 : Bằng cách thực hiện trên băng giấy, học sinh đưa ra kết quả đúng của phép so sánh các phân số sau đó học sinh đặt liên tiếp các băng giấy ở (5) với các băng giấy được chia thành 15 phần băng giấy (6) với băng giấy được chia thành 10 phần từ đó rút ra nhận xét.
5) và 	6) và 
- Giáo viên yêu cầu học sinh của các nhóm làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng với sự yếm trợ sư phạm của giáo viên để học sinh tìm ra kết quả so sánh.
- Giáo viên cho các nhóm thảo luận và đưa ra kết quả của mình và ghi vào giấy các yêu cầu để trả lời đặc biệt là yêu cầu 3, học sinh phải chỉ ra được.
 = 
 vậy > 
= vậy > 
 = 
= vậy > 
= 
= vậy > 
Sau khi học sinh nhận xét cả lớp thảo luận giáo viên kết luận và cho học sinh rút ra quy tắc so sánh 2 phân số khác mẫu.
3 - Kết quả đạt được :
Qua thời gian thực nghiệm, qua công tác giảng dạy của giáo viên các em đã tiếp thu bài học một cách nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn qua phương pháp dạy theo nhóm và đạt được kết quả sau.
Bảng 3 : Kết quả khảo sát cuối kỳ I và cuối năm :
Thời gian
Lớp
Số lượng HS
Môn toán
Môn TNXH
KG
TB
Y
KG
TB
Y
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Hết kỳ I
5B
29
11
38
14
48
4
34
10
34
16
55
3
10
4A
26
10
38
11
42
5
19
11
42
13
30
2
8
3C
27
12
44
12
44
3
11
9
33
14
52
4
15
Cuối năm
5B
29
15
51
14
48
0
16
55
13
45
0
4A
26
13
50
13
50
0
14
53
12
47
0
3C
27
15
56
11
41
1
3
15
56
12
43
0
4. Bài học kinh nghiệm :
Từ phương pháp mà tôi đã áp dụng vào thực tiễn dạy học tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm sau : 
- Với phương pháp dạy học theo nhóm này rất phù hợp tình hình thực tế của học sinh vùng sâu, vùng xa đảm bảo thực hiện tốt theo tinh thần Công văn 896 của Bộ GD- ĐT, đồng thời nhằm tích cực góp phần thực hiện thành công cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”
- Hình thành và xây dựng có các em ý thức làm việc theo tổ nhóm, các em ít khi gặp những vấn đề khó khăn, có cần phải quyết định thì phải tập trung bàn bạc thảo luận trước khi đưa ra quyết định. Xây dựng tính dân chủ, rèn luyện khả năng diễn đạt trước tập thể.
- Đổi mới lứa tuổi Tiểu học, người giáo viên phải biết kết hợp các phương pháp dạy học để phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh để tiết dạy diễn ra nhẹ nhàng và hiệu quả.
- Tạo mọi điều kiện để học sinh được thể hiện mình, bộc lộ khả năng của mình trong việc lĩnh hội tri thức mới, hình thành khả năng độc lập suy nghĩ của bản thân.
- Luôn tôn trọng sự tiến bộ của học sinh trong khi học sinh có thể trả lời chưa đầy đủ.
- Rèn luyện cho các em khả năng làm việc khoa học và nền nếp, xác định được trách nhiệm của bản thân và tập thể.
- Giáo viên thực sự là người chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn học sinh làm việc đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình sách phổ thông.
 IV - Kết luận :
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phương pháp dạy học và kinh nghiệm giảng dạy tôi nghĩ rằng : Để hình thành kiến thức và rèn luyện khả năng hoạt động độc lập của các em đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng các phương pháp dạy học, sử dụng các phương tiện dạy học để có hiệu quả “phương pháp dạy học nhóm lấy học sinh làm trung tâm” của tôi là một kinh nghiệm nhỏ, rất mong sự góp ý chân thành của đồng nghiệp.
V- Kiến nghị - đề xuất :
 Tổ chức cho giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên về mặt sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp daỵ học.
 Tăng cường công tác dự giờ ở các nhà trường có hiệu quả hơn, đặc biệt là dự giờ dạy thể hiện.
 Những thiếu sót trong quá trình thực hiện chương trình chắc không tránh khỏi. Rất mong được sự góp ý chân thành từ phía bạn bè, đồng nghiệp.
Tôi xin cảm ơn./.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hoc_theo_nhom_cho_mot.doc