Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học, được viết. Biết đọc, biết viết là cả một thế giới mới rộng lớn, mênh mông sẽ mở ra trước mắt các em.
Học chữ chính là công việc đầu tiên khi các em đến trường, vì vậy dạy chữ chính là dạy người.
Chữ viết và dạy viết được cả xã hội quan tâm, nhiều thế hệ thầy cô giáo đã trăn trở, góp công, góp sức để cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương pháp dạy học chữ viết. Tuy vậy, nhiều học sinh vẫn viết sai, viết xấu, viết chậm. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới các môn học khác.
Tiểu học là bậc học nền tảng, dạy Tiếng Việt và tập viết Tiếng Việt là chúng ta đã trao cho các em chìa khóa để mở ra những cánh cửa bước vào tương lai , là công cụ để các em vận dụng suốt đời.
Khi bước vào lớp 1, đời sống của trẻ được thay đổi, tiếp xúc với môi trường mới. Các em còn nhỏ như một tờ giấy trắng, bắt đầu phải làm quen với trách nhiệm của người học sinh. Vì thế có thể nói đây là một bước ngoặt vô cùng quan trọng.
Do vậy , ngay từ đầu người giáo viên phải đặc biệt chú ý quan tâm đến chữ viết cho học sinh chuẩn, đúng, đẹp, rõ ràng. Nó là nền tảng vững chắc cho sau này.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Sơ yếu lý lịch Họ và tên: Cấn Thị Vân Ngày tháng năm sinh: 30/7/1974. Nguyên quán: Lại Thượng - Thạch Thất - Thành phố Hà Nội. Nơi công tác: Trường Tiêủ Học Tân Xã - Thạch Thất - Thành phố hà Nội. Chức vụ hiện nay: Giáo viên. Trình độ đào tạo: Đại học. Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học . Hệ đào tạo: Từ xa. Ngày vào ngành giáo dục: Tháng 10/1993. Số năm trực tiếp giảng dạy : 16 năm. Ngày vào Đảng : 20/11/1987. Khen thường: - Giáo viên giỏi cấp huyện năm học 1999-2000. -Danh hiệu lao động tiên tiến năm học 2007-2008.. Nhiệm vụ được phân công: + Chủ nhiệm lớp 1A. +Tổ trưởng tổ 1. A-Phần mở đầu: I-Lý do chọn đề tài: Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học, được viết. Biết đọc, biết viết là cả một thế giới mới rộng lớn, mênh mông sẽ mở ra trước mắt các em. Học chữ chính là công việc đầu tiên khi các em đến trường, vì vậy dạy chữ chính là dạy người. Chữ viết và dạy viết được cả xã hội quan tâm, nhiều thế hệ thầy cô giáo đã trăn trở, góp công, góp sức để cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương pháp dạy học chữ viết. Tuy vậy, nhiều học sinh vẫn viết sai, viết xấu, viết chậm. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới các môn học khác. Tiểu học là bậc học nền tảng, dạy Tiếng Việt và tập viết Tiếng Việt là chúng ta đã trao cho các em chìa khóa để mở ra những cánh cửa bước vào tương lai , là công cụ để các em vận dụng suốt đời. Khi bước vào lớp 1, đời sống của trẻ được thay đổi, tiếp xúc với môi trường mới. Các em còn nhỏ như một tờ giấy trắng, bắt đầu phải làm quen với trách nhiệm của người học sinh. Vì thế có thể nói đây là một bước ngoặt vô cùng quan trọng. Do vậy , ngay từ đầu người giáo viên phải đặc biệt chú ý quan tâm đến chữ viết cho học sinh chuẩn, đúng, đẹp, rõ ràng. Nó là nền tảng vững chắc cho sau này. Với tình hình hiện nay, đa số các em học sinh nói chung, đặc biệt là đối với các em học sinh lớp 1 nói riêng, hầu như các em chưa có ý thức trong việc “Rèn chữ, giữ vở”. Trong các năm dạy lớp 1 tôi thường kể cho các em nghe chuyện “Văn hay nhưng chữ phải đẹp”. Nói về danh nhân Cao Bá Quát nổi tiếng là văn hay, chữ đẹp để giáo dục các em vì sao phải rèn chữ đẹp. Vì bài Văn, bài Toán, dù hay, dù đúng đến đâu mà chữ viết nguệch ngoạc, xấu, không đọc được thì bài Văn, bài Toán đó không còn giá trị vì có ai đọc được nó đâu?. Nhận thức được tầm quan trọng đó, ngay từ đầu năm học này tôi đã quan tâm đến việc dạy cho học sinh cách rèn chữ sao cho đẹp, giữ vở sao cho sạch. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “ Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 để nâng cao chất lượng cho vở sạch, chữ đẹp”. II-Mục đích chính của đề tài: Thông qua việc áp dụng đề tài này gây hứng thú cho học sinh trong giờ Tập viết và trong giờ rèn chữ. Giúp học sinh biết cách giữ gìn”Vở sạch, chữ đẹp”. Rèn luyện ý thức tự giác trong học tập, trong “Rèn chữ - giữ vở” và gây được phong trào thi đua vở sạch, chữ đẹp trong lớp. III-Đối tượng, phạm vi và thời gian thực hiện đề tài. 1-Đối tượng và phạm vi: Đối tượng gồm 31 học sinh lớp 1A Trường Tiểu học Tân Xã năm học 2008-2009. 2-Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 10/2008 đến tháng 4/2009. B-Nội dung đề tài: I-Thực trạng trước khi thực hiện đề tài. 1-Thuận lợi: - Đa số các em đều qua mẫu giáo. - Sĩ số lớp vừa, 31 học sinh nên thuận lợi trong việc quản lý và đi sâu sát đến học sinh. - Cơ sở vật chất tốt, bàn ghế đúng kích cỡ, đủ ánh sáng, không gian thoáng mát. - Ban giám hiệu quan tâm sâu sát tạo cơ sở vật chất tốt cho lớp học. - Đã có một số phụ huynh đã quan tâm đến việc học của các em, các em có đầy đủ đồ dùng học tập. 2-Khó khăn: - Đa số các em chưa có ý thức rèn chữ, giữ vở, cần đến sự nhắc nhở nhiều của giáo viên. - Một số em viết ẩu, nguệch ngoạc, không đúng nét. - Các em cầm bút nhưng chưa đúng, cầm sát ngòi bút, tay cầm bút còn đặt ngang, ngồi chưa đúng tư thế, chưa biết cách để vở đúng. - Còn rất nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của các em. - Phụ huynh chưa nắm được mẫu chữ viết theo chương trình mới. 3-Khảo sát trước khi thực hiện đề tài: Đối tượng là học sinh Mầm Non mới lên, các em chỉ được làm quen nhận dạng các con chữ qua hình vẽ, các em chưa biết đọc, biết viết, chưa biết cách cầm bút. Trong tháng 9 các em mới biết cách cầm bút để viết các nét cơ bản và các con chữ. Sang tháng 10 trở đi, nội dung của học sinh lớp 1 chủ yếu là tập đọc và nghe, viết. Lúc này đòi hỏi học sinh phải đọc nhiều và viết nhiều . Qua thực tế ở lớp 1A do tôi trực tiếp giảng dạy tôi đã khảo sát chữ viết của học sinh qua 1 giờ Tập viết tuần 4 ,đầu tháng 10, kết quả thu được phân loại như sau: TS học sinh TS bài Loại A Loại B Loại C SL % SL % SL % 31 31 3 9,7 20 64,5 8 25,8 4-Phân tích kết quả: a-Đánh giá bài viết: Nhìn vào bảng trên ta thấy số bài đạt A chiếm tỷ lệ quá thấp. Số bài đạt B chiếm tỷ lệ cao hơn, bài đạt loại C còn nhiều. Điểm yếu của bài viết khảo sát này là các em còn viết bị gãy nhất là các chữ có nét khuyết trên như b, l, h, nét thắt , nét móc 2 đầu, các nét tròn học sinh còn bị méo, độ cao các con chữ chưa đúng. b-Nguyên nhân: -Tay viết của học sinh lớp 1 còn non yếu. - Độ cao của các con chữ học sinh mới học qua giờ học vần nên còn chưa nắm chắc. Điểm đặt bút khoảng cách giữa các con chữ còn xa nhau hoặc sát nhau, điểm dừng bút còn chưa đúng. - ý thức giữ vở sạch chưa vào nề nếp, vở còn bị quăn góc, tẩy xóa. - Với kết quả không hài lòng như trên tôi mạnh dạn đề ra một số phương pháp để rèn chữ viết cho học sinh. III-Các biện pháp tiến hành: 1-Phân loại học sinh: Tôi tiến hành phân loại học sinh: +Học sinh yếu viết chữ xếp loại C ngồi 1 dãy để có điều kiện quan tâm đi sâu, đi sát, kịp thời uốn nắn sửa sai cho những học sinh này nhiều hơn. +Học sinh viết chậm, chữ viết đạt loại B. +Học sinh viết chữ đạt loại A. 2-Chuẩn bị đồng bộ, chu đáo cho việc rèn luyện chữ viết. +Với giáo viên: - Chuẩn bị mẫu chữ viết. - Bảng có kẻ li. - Phấn màu . - Chữ viết của giáo viên phải chuẩn mực. +Với học sinh: - Bảng con có kẻ li. - Phấn không bụi. - Bút chì loại 2B, bút mực. - Giấy, vở dày không lòe , có ô li rõ. Ngay từ đầu năm giáo viên phải dạy các em cách cầm bút đúng, tư thế ngồi viết đúng. Khi viết đặt vở nằm ngang trên mặt bàn, khi viết ngòi bút úp xuống, không quay nghiêng ngòi bút. Thống nhất chung cho cho lớp một loại bút và dùng chung 1 loại mực viết để tạo điều kiện cho chữ viết rõ ràng , sạch đẹp. 3-Rèn các nét cơ bản cho học sinh: Bước đầu phải giúp học sinh nắm chắc các khái niệm thuật ngữ, học sinh phải nhớ được tên của từng nét cơ bản và từng con chữ cái. Ví dụ: Nét cong (kín, hở), nét thẳng (đứng nghiêng) , nét khuyết (trên, dưới), nét hất, nét thắt .. Sau đó giáo viên hướng dẫn cho học sinh nhớ được đâu là đường kẻ dọc, đâu là đường kẻ ngang, dòng kẻ, trên dòng kẻ có mấy ly là những ly nào ? ?. Dạy cho các em viết đứng cơ bản và nắm chắc cấu tạo của từng nét nhớ được điểm đặt bút, điểm dừng bút của từng nét và độ cao, khoảng cách gãy của từng nét chữ . Ví dụ: Với nét sổ thẳng, bước đầu hướng các em dựa vào đường kẻ dọc cho các em luyện nét thành thạo rồi chuyển nét khó hơn. Trước khi học sinh được luyện viết, giáo viên phải viết mẫu, yêu cầu 100% học sinh trong lớp phải nghe và quan sát cô viết mẫu và nêu quá trình viết. Sau đó giáo viên lại nhấn mạnh cách viết 1 lần nữa rồi học sinh viết lên không trung để định hình trong trí nhớ rồi viết vào bảng con. Giáo viên quan sát và nhận xét hướng dẫn những em học sinh viết xấu, viết sai , viết lại ngay lúc đó. Khi học sinh viết đúng, đẹp các nét cơ bản rồi thì giáo viên hướng dẫn học sinh ghép các nét cơ bản để tạo các con chữ. Ví dụ: Khi ghép nét cong tròn và nét móc ngược để được chữ. Khi ghép nét khuyết trên và nét móc 2 đầu được chữ Tóm lại: Bao giờ trước khi học sinh viết cũng phải qua các bước sau: + Học sinh quan sát chữ mẫu của cô. + Học sinh viết lên không trung để định hình trong trí nhớ. + Học sinh luyện viết bảng con. + Học sinh viết vở. + Giáo viên quan sát và sửa nét chữ cho học sinh. 4-Hướng dẫn kỹ thuật viết nối các chữ cái. Ví dụ: Khi viết chữ:. Giáo viên viết mẫu học sinh quan sát, giáo viên nêu quy trình viết. Lưu ý: Tất cả các con chữ phải được viết liền mạch và được viết nối liên kết nhau. Khoảng cách từ..sang.. cách nửa ô ly, từ sang cách 1 ô li, khoảng cách giữa các nét của chữ cách nhau 1 ô li. Cuối cùng mới viết dấu huyền trên đầu chữ .. Các chữ khác cũng hướng dẫn tương tự chữ Ví dụ 2: Khi viết chữ. Giáo viên viết mẫu học sinh quan sát. Lưu ý: Với học sinh khi viết chữ “” nên đặt bút từ góc ô li thứ 2, lượn nét cong của chữ về nửa ô li bên trái khi nét cong đi đến góc dưới của ô li thứ 2 thì phải lia bút ngay qua đường chéo của ô li thứ 2 lên góc bên của ô li thứ 2, rồi rê bút lên 2 li rưỡi và quay bút xuống đường kẻ dọc cắt nét xiên ở dòng kẻ li thứ nhất. Viết đúng như vậy thì từ chữ . sang phải có khoảng cách giống hình tam giác nhỏ. Có như vậy thì chữ. mới gọn và đúng được. Khi viết nối..với.thì lưu ý khoảng cách từ sang..cách nhau 1 ô li, từ.sang.cách nhau 1 ô li. Cuối cùng mới viết dấu huyền trên dấu chữ. Hướng dẫn học sinh viết chữ “.”; () ; “.” ; “”tương tự chữ “” Lưu ý: Với học sinh khi viết các chữ “ ..” ; “.. ..”; “” trong “ ” ; “..”; “.” ;đưa bút làm sao để từ chân nét “..”sang chữvà từ chữ” sanghay từsang cũng phải có khoảng cách ý 1 hình tam giác thì các nét khuyết trên của phụ âm đầu ghép này mới gọn và đúng được. Trong quá trình rèn luyện chữ viết giáo viên cũng phân loại chữ viết thành các nhóm để rèn luyện dứt điểm theo những trọng tâm mà giáo viên lựa chọn. Ví dụ: Kiểu chữ thường: Nhóm rèn luyện trọng tâm là nét móc ; nét khuyết. Kiểu chữ hoa: Chia nhóm tương tự theo cấu tạo nét giống nhau.., Hướng dẫn học sinh vị trí dấu thanh ở mỗi chữ viết.Dấu thanh bao giờ cũng phải đặt ở chữ cái ghi âm chính của vấn, các thanh hỏi (.); ngã ( ), huyền (.), sắc (.) đặt ở phía trên chữ cái. Thanh nặng (.) đặt ở dưới chữ cái. Ví dụ: Trước Hiện nay . 5-Uốn nắn sửa sai kịp thời cho học sinh. *Với bài tập viết: - Đảm bảo viết đúng quá trình từ điểm đặt bút tạo nét và điểm dừng bút nét hết dòng quy định. - Đảm bảo đúng mẫu chữ, cỡ chữ, viết sạch sẽ. - Chữ viết phải liền nét, không nhắc bút, khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ phải đúng quy định không “doãng” quá, không “dúm” quá. *Đối với bài chính tả nghe đọc: Yêu cầu học sinh phải viết đủ số lượng chữ theo yêu cầu đúng thời gian, tốc độ theo quy định. Trong mỗi chữ phải đủ âm, vần, dấu thanh. Dấu chấm, dấu phảy, viết hoa đầu câu. Trình bày bài sạch sẽ, nếu lỡ viết sai, không được tẩy xóa, phải viết hết dòng, khoảng cách bỏ lại cuối dòng không được bằng hoặc dài hơn chữ đầu dòng dưới. *Đối với bài rèn chữ: Trọng tâm chủ yếu là sửa lại các nét chữ học sinh viết sai, viết còn xấu giáo viên hướng dẫn cho học sinh viết lại. Hướng dẫn những học sinh viết các chữ .; ...; ..; .; ; ... chưa đúng kiểu phải viết lại, không viết ngoáy. Hướng dẫn những học sinh viết nét tròn thật tròn, nét khuyết trên, nét khuyết dưới thật đứng. Sửa lại cho học sinh khi viết .;. Trong “.”; “.” ; “.”; “.”; “.” không bị “dày” quá. Thời gian đầu năm chưa chú ý đến tốc độ viết mà chỉ chú ý đến kỹ thuật viết. Khi đạt được kỹ thuật mới nâng cao dần đến tốc độ. 6-Phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc rèn chữ. Ngay từ đầu năm học trong cuộc họp phụ huynh đầu năm giáo viên cần giải thích cho phụ huynh thấy được lợi ích và tầm quan trọng của việc rèn chữ, giữ vở. Phải quán triệt với phụ huynh khi học sinh viết bài về nhà, phụ huynh không được viết hộ con, không được viết mẫu cho con viết vì chữ bố mẹ viết mẫu không đẹp và hay sai cỡ chữ. Nếu viết mẫu phải nhìn chữ viết mẫu của cô và viết đúng giống như chữ mẫu của cô, phụ huynh cần được cô giáo giải thích mẫu chữ mà nhà trường đang thực hiện để phối hợp giúp đỡ con em mình cho thống nhất. Tốt nhất mỗi phụ huynh nên có bảng mẫu chữ treo trên góc học tập của con em mình. - Mua đủ bút mực, bút chì, bảng con, vở viết cho học sinh. - Đóng bàn ghế ở nhà cho phù hợp với học sinh. - Chăm sóc đến sức khỏe cho học sinh. - Thêm vào đó giáo viên cần liên hệ với phụ huynh để cùng hợp tác nhắc nhở cho các bài viết ở nhà của các em vì rèn chữ không phải 1 ngày, 1 buổi mà phải luyện trong suốt quá trình học tập của tất cả các môn cả ở trường lẫn ở nhà. 7-Động viên , khích lệ kịp thời , thường xuyên. Hàng tuần giáo viên dành thời gian vào 1 tiết buổi chiều thứ 2 để rèn chữ, luyện viết cho học sinh. Thường xuyên khen ngợi động viên những em viết chữ đẹp , viết tiến bộ. Mỗi tháng tổ chức thi chữ đẹp để chọn ra những bài viết đẹp trưng bày lên góc rèn chữ của trường và của lớp. So sánh đối chiếu từng tháng và trao giải thưởng cho học sinh viết đẹp để động viên khuuyến khích các em. Cuối mỗi kỳ tổ chức thi chữ đẹp cấp trường chọn học sinh đi thi chữ đẹp cấp huyện. IV-Kết quả đề tài: áp dụng các biện pháp trên ở lớp tôi thấy chữ viết của các em có nhiều tiến bộ. Qua đợt kiểm tra cuối học kỳ II để chọn học sinh dự thi chữ đẹp cấp trường do phòng giáo dục kiểm tra công nhận vở sạch chữ đẹp, đối chứng với bài kiểm tra đầu năm , giữa kỳ II, cuối kỳ I, giữa kỳ II như sau: 1-Thống kê đối tượng : Xếp loại Giai đoạn Loại A Loại B Loại C SL % SL % SL % Đầu năm 3 9,7 20 64,5 8 2,58 Giữa kỳ I 6 19,3 22 71 3 9,7 Cuối kỳ I 10 32,3 21 67,7 0 0 Giữa kỳ II 15 48,4 16 51,6 0 0 Cuối kỳ II 20 64,5 11 35,5 0 0 2-Đánh giá kết quả: So với bài khảo sát đầu năm đến cuối năm tôi thấy kết quả chữ viết loại A tăng lên rõ rệt: Với kết quả trên cho thấy việc rèn chữ của tôi có hiệu quả cao học sinh ham luyện viết, rèn tính, cẩn thận, sạch sẽ khi viết bài. Các vở khác như bài tập Toán, vở chính tả, vở Tiềng việt cũng sạch sẽ và trình bày cẩn thận hơn trước rất nhiều. Cuối năm học kết quả kiêm tra vở sạch chữ đẹp của nhà trường: Trường tiến hành xếp loại. Vở loại A: 31/31 = 100%. Chữ đạt B trở lên: 33/33 = 100%. Chữ đẹp loại A: 20/33 = 64,5%. Kết quả kiểm tra chữ đẹp của phòng giáo dục giữa tháng 5 năm 2009 là: Chữ loại A:/33 = %. Đặc biệt qua đợt thi chữ đẹp cấp huyện năm học 2008-2009 lớp tôi được chọn cử 2 em/ toàn khối có 2 lớp đi dự thi chữ đẹp cấp huyện, kết quả đạt như sau em Nguyễn Thị Minh Thu đạt giải nhì cấp huyện. C-Kết luận: I-Bài học kinh nghiệm: Qua thời gian áp dụng các biện pháp trên tôi thấy học sinh lớp tôi có những chuyển biến rõ rệt về chữ viết . Viết nắn nót, cẩn thận thành thói quen của học sinh. Các em tự giác trong học tập, sách vở luôn được giữ sạch đẹp . Phong trào “Vở sạch , chữ đẹp” của lớp được ban thi đua đánh giá cao. Vở viết của học sinh đảm bảo chất lượng, chữ viết đúng mẫu, tốc độ viết đúng quy định. Bản thân giáo viên khi dạy cũng thấy hứng thú say sưa nâng cao chất lượng giờ dạy tốt hơn. Trong khi thực hiện cần phải lưu ý: -Về khâu chuẩn bị của thầy và trò phải thật sự chu đáo, mang tính đồng bộ và thống nhất về đồ dùng học tập: bút, vở ô li - Giáo viên phải tỉ mỉ quan tâm đến từng học sinh và chấm, chữa bài, nhận xét cẩn thận , rõ ràng, kịp thời động viên các em. - Chữ viết của giáo viên phải chuẩn mực kể cả lời nhận xét của bài viết và trong các môn học khác. - Phải biết kết hợp với gia đình học sinh và phải có sự thống nhất chung giữa nhà trường và gia đình. Nói tóm lại: Rèn chữ vở sạch chữ đẹp cho học sinh là cả một công việc đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì và nhẫn nại, không nôn nóng, không những rèn cho các em viết đúng mà còn phải tiến đến viết đẹp. Với óc thẩm mĩ và năng lực sáng tạo đã giúp con người tạo ra những mẫu chữ để trang trí và phục vụ nhu cầu đời sống con người. II-Những kiến nghị và đề nghị trong quá trình thực hiện đề tài. Trong quá trình thực hiện đề tài bản thân tôi mạnh dạn có một số kiến nghị như sau: - Nên điều chỉnh lại nội dung vở Tập viết cho phù hợp với chương trình mà Bộ giáo dục quy định (HKII). - Nâng cao chất lượng vở Tiếng việt (giấy quá mỏng, học sinh viết bị nhòe nên các em phải viết bằng bút chì). Vở tập viết nên in trên giấy vở ô li để học sinh viết chuẩn hơn (Hiện nay vở Tập Viết chỉ có dòng kẻ ngang). -Học sinh lớp 1 chưa ước lượng được khoảng cách giữa các chữ vậy nên có dấu chấm điểm đặt bút như vở của học sinh lớp 2. - Cần có quy định cụ thể về thời gian cho học sinh chuyển sang cỡ chữ nhỏ để đảm bảo chất lượng chữ viết khi chuyển sang viết Chính tả. Chỉ nên cho học sinh viết chữ cỡ nhỡ hết học kỳ I, học kỳ II nên choc ác em chuyển chữ nhỏ và tô chữ hoa từ tuần 19 (Hiện nay ở vở Tập Viết học sinh viết cỡ nhỡ hết học kỳ I đến tuần 30, tuần 31 mới chuyển sang chữ cỡ nhỏ, vở chính tả học sinh phải viết cỡ nhỏ từ tuần 25 nên nhiều học sinh còn lúng túng, chữ viết xấu do các em ít có thời gian viết chữ nhỏ trước khi chuyển sang phần viết chính tả). -Hiện nay có vở ô li có mẫu chữ sẵn rất phù hợp với yêu cầu rèn chữ viết cho học sinh nhưng cần cải tiến thêm. Nên có 3 – 4 dòng chữ để học sinh tô, sau đó các em viết tiếp xuống dưới (Đối với chữ nhỏ, việc làm này rất hiệu quả vì các em sẽ xác định được rõ độ rộng, hẹp, độ cao của từng chữ). Trên đây là một vài suy nghĩ của tôi để nâng cao chất lượng “Vở sạch - chữ đẹp” của lớp. Tôi nghĩ những biện pháp nêu trên có thể áp dụng rộng rãi ở các lớp và tôi mong rằng kinh nghiệm này sẽ được nhân rộng ra các khối lớp, nhất là ở lớp 1 để chữ viết các em ngày càng đẹp hơn. Để thực hiện tốt trong phong trào “Rèn chữ, giữ vở” tôi rất mong sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn./. Tân Xã, ngày 27 tháng 4 năm 2009 Tác giả Cấn Thị Vân Đánh giá-nhận xét của hội đồng khoa học trường Tiểu học Tân xã ... ... ... ... ... Tân Xã, ngày.tháng 4 năm 2009 (Ký tên, đóng dấu) đánh giá nhận xét của hội đồng khoa học phòng gd-ĐT thạch thất ... ... ... ... ... ... ... ... ... Thạch Thất, ngày..thángnăm 2009. (Ký tên, đóng dấu)
Tài liệu đính kèm: