Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng giải toán cho học sinh Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng giải toán cho học sinh Lớp 4

II. Thực trạng của vấn đề viết kinh nghiệm:

1. Những tồn tại trong thực tiễn:

- Trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều.

- Giáo viên không kiểm tra được thực tế việc học tập tại gia đình của từng học sinh.

 2. Những mâu thuẫn cần giải quyết:

- Phân loại đối tượng học sinh.

- Giao nhiệm vụ cho từng học sinh.

- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện của học sinh.

- Giáo viên nghiên cứu kỹ chương trình ở SGK, sách tham khảo, hướng dẫn có liên quan đến bài dạy. Giáo viên thực sự nhập thân vào bài dạy, hiểu sâu sắc bài dạy để truyền thụ cho học sinh.

- Đổi mới hình thức trong giờ học: Xây dựng lớp học thành một môi trường khuyến khích từng học sinh chủ động học tập, phát huy sự sáng tạo của học sinh để các em vươn tới kết quả cao nhất có thể đạt được. Kích thích cho học sinh hứng thú học toán, mong được học toán để có dịp thể hiện tài trí của mình, được thầy cô khen. Qua đó, khơi dậy tính tò mò, muốn tìm ra những điều lạ cho học sinh.

-Tất cả những điều đó đều khẳng định sự đổi mới của thầy, quyết định sự tiến bộ của trò.

 

doc 9 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 444Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng giải toán cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Kinh nghiệm 
Rèn kĩ năng giải toán lớp 4
đặng thị Hà -Phó hiệu trưởng 
Trường tiểu học xuân tân a
Phần mở đầu:
 I. Lý do chọn đề tài:
- Toán học là một môn khoa học đòi hỏi sự chính xác cao. Đặc biệt người học toán cần phải có kỹ năng làm toán tốt thì mới đem lại kết quả cao trong học tập. Mặt khác, học giỏi toán cũng là công cụ cần thiết để học các môn học khác cũng như nhận thức thế giới xung quanh và thực tiễn một cách có hiệu quả.
- Khả năng giáo dục nhiều mặt của Môn Toán rất to lớn, nó là tiền đề để phát triển tư duy lôgic đồng thời bồi dưỡng và phát triển những thao tác mang tính chất trí tuệ để nhận thức thế giới hiện thực như: Trừu tượng hoá, khái quát hoá, phân tích, tổng hợp, dự đoán, chứng minh. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy luận, giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học, toàn diện, chính xác; nó có nhiều tác dụng trong việc phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt, sáng tạo, góp phần giáo dục ý chí và những đức tính tốt như cần cù, nhẫn nại của con người.
 Từ những nhận thức trên cùng với những điều đã học hỏi của đồng nghiệp và những kinh nghiệm của bản thân, tôi đã quyết định nghiên cứu, áp dụng vào giảng dạy “Rèn kỹ năng giải toán cho học sinh lớp 4” trong năm học 2009 – 2010 này.
 II. Mục đích:
 Qua việc giảng dạy để tìm ra biện pháp rèn học sinh có kỹ năng giải toán tốt.
 III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
 Học sinh lớp 4A.
 IV. Nhiệm vụ của đề tài:
- Tìm hiểu đối tượng học sinh.
- Khảo sát chất lượng học tập.
- Đánh giá kết quả học tập.
 V. Phương pháp nghiên cứu:
- Khảo sát.
- Điều tra.
- Đánh giá.
 VI. Những đóng góp mới:
 Đơn giản hoá kiến thức bằng cách dạy từ đơn giản đến phức tạp, từ kiến thức đã học để tìm kiến thức mới, đưa từ bài toán khó về những bài toán đơn giản để học sinh dễ tìm cách giải.
Nội dung:
 I. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:
 1. Sơ lược về những vấn đề nghiên cứu:
Khảo sát tình hình học sinh lớp 4A, phân loại học lực:
Tổng số: 35 học sinh.
- Học lực giỏi : 10 học sinh.
- Học lực khá: 18 học sinh.
- Học lực trung bình: 7 học sinh.
 2. Một số cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn:
- Hướng dẫn học sinh thực hành.
- Theo dõi quá trình học tập của học sinh.
- Kiểm tra, đánh giá từng đợt.
 II. Thực trạng của vấn đề viết kinh nghiệm:
Những tồn tại trong thực tiễn:
- Trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều.
- Giáo viên không kiểm tra được thực tế việc học tập tại gia đình của từng học sinh.
 2. Những mâu thuẫn cần giải quyết:
- Phân loại đối tượng học sinh.
- Giao nhiệm vụ cho từng học sinh.
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện của học sinh.
- Giáo viên nghiên cứu kỹ chương trình ở SGK, sách tham khảo, hướng dẫn có liên quan đến bài dạy. Giáo viên thực sự nhập thân vào bài dạy, hiểu sâu sắc bài dạy để truyền thụ cho học sinh.
- Đổi mới hình thức trong giờ học: Xây dựng lớp học thành một môi trường khuyến khích từng học sinh chủ động học tập, phát huy sự sáng tạo của học sinh để các em vươn tới kết quả cao nhất có thể đạt được. Kích thích cho học sinh hứng thú học toán, mong được học toán để có dịp thể hiện tài trí của mình, được thầy cô khen. Qua đó, khơi dậy tính tò mò, muốn tìm ra những điều lạ cho học sinh.
-Tất cả những điều đó đều khẳng định sự đổi mới của thầy, quyết định sự tiến bộ của trò.
-Trong các giờ học nói chung và giờ học toán nói riêng thì học sinh phải là “trung tâm của quá trình dạy học”. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn và mọi học sinh đều được hoạt động.
- Do mục đích của môn học là dạy cho các em trở thành người linh hoạt, sáng tạo, làm theo mẫu chuẩn nên mỗi khi có nội dung học mới, dạy bài tập mới cần có những mẫu chuẩn để có tác dụng hướng dẫn sự suy nghĩ, tìm tòi lời giải và trình bày bài giải chuẩn mực nhất.
- Để học sinh có kỹ năng giải toán tốt, giáo viên cần cho học sinh thực hành nhiều bài tập trong một dạng bài. Cần sử dụng nhiều hình thức và phương pháp giảng dạy trong một giờ học để thu hút mọi học sinh vào hoạt động học tập. Mặt khác phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học phù hợp với từng giờ học: phương pháp trực quan, quan sát, thảo luận, thực hành, chơi trò chơi,...
- Việc sử dụng đồ dùng dạy học trong một tiết học cũng là một hình thức để học sinh ghi nhớ bài học trong việc rèn kỹ năng học toán.
 III. Những bài học kinh nghiệm và những giải pháp:
* Trước hết phải dạy cho học sinh nắm được phương pháp cơ bản để giải một bài toán:
- Nắm chắc kiến thức cơ bản: Cộng, trừ, nhân, chia trong bảng, cách nhẩm, ...
- Nắm được đặc trưng của từng dạng bài tập.
- Với bài toán có lời văn thì biết cách tóm tắt bài toán bằng cách ghi ngắn gọn hoặc bằng sơ đồ, hình vẽ.
 Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến 3 bước tính, trong đó có các bài toán về tìm số trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó, tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỷ số của 2 số đó.
 Ngoài việc giải quyết những mâu thuẫn cần thiết trong quá trình giảng dạy giáo viên cần có những biện pháp hoàn thiện các phương pháp dạy 
học thì mới thực hiện rèn kỹ năng học toán cho học sinh.
* Cá biệt hoá trong dạy học, đó là dạy sát từng đối tượng trong lớp, tạo điều kiện cho học sinh nắm được bài và giáo viên phân loại được các đối tượng.
 - Đối với những học sinh giỏi thì:
 + Củng cố vững chắc và đào sâu các kiến thức đã học thông qua những gợi ý hay câu hỏi hướng dẫn đi sâu vào nội dung bài, kiến thức trọng tâm. Thông qua đó yêu cầu học sinh tự tìm các ví dụ minh hoạ, phản ví dụ dễ, các ví dụ cụ thể hoá các kiến thức chung. Đặc biệt thông qua vận dụng, thực hành để giáo viên kiểm tra kiến thức đã tiếp thu.
 + Ra thêm một số bài tập khó hơn trình độ chung để đòi hỏi học sinh vận dụng sâu khái niệm đã học hoặc vận dụng những phương pháp giải linh hoạt, sáng tạo. 
 Ví dụ: Khi học về dạng toán “Trung bình cộng” rồi, giáo viên có thể nêu ra bài tập dạng như:
 “Một đội xe tải gồm 5 chiếc xe, trong đó xe A và xe B, mỗi xe chở 3 tấn hàng. Hai xe C và D, mỗi xe chở 4 tấn rưỡi. Còn xe E chở nhiều hơn mức trung bình cộng của toàn đội là 1 tấn hàng. Hỏi xe E chở mấy tấn hàng?”
 Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, phân tích kỹ đề bài để hiểu cụm từ “Hơn mức trung bình cộng”
 Dựa vào cách tìm số trung bình cộng để giải bài toán. Cụ thể là:
 Đổi 4 tấn rưỡi=45 tạ.
 Xe C và xe D chở được là:
 45 x 2 = 90 (tạ)
 Đổi 90 tạ = 9 tấn
 Số tấn hàng cả 4 xe A, B, C, D chở là:
 9 + 3 x 2 = 15 (tấn)
 Trung bình cộng số tấn hàng toàn đội chở là:
 (15 + 1) : 4 = 4 (tấn)
 Số tấn hàng xe E chở là: 
 4 + 1 = 5 (tấn)
 Đáp số: 5 tấn.
 Từ bài toán này, học sinh cũng tìm ra cách giải bài toán ở dạng “kém” hay “ít hơn trung bình cộng” một cách dễ dàng.
 + Với học sinh khá, giỏi thì giáo viên yêu cầu học sinh giải bài toán bằng nhiều cách. Phân tích, so sánh tìm ra cách giải hay nhất, hợp lý nhất.
 + Tập cho học sinh tự lập đề toán và giải được đề toán đó.
 + Giới thiệu ngoại khoá các nhà toán học, nhằm giáo dục tình cảm và lòng yêu thích môn toán. Từ đó học sinh có hoài bão vươn lên.
 + Tổ chức thi “giải toán tuổi thơ” qua các số báo hàng tháng ở phạm vi trong lớp. 
 + Bồi dưỡng cho các em phương pháp học toán và tự học toán ở gia đình trên cơ sở của SGK, sách bài tập và tài liệu về toán học. Kết hợp với gia đình tạo điều kiện cho các em học tập.
 + Chú ý bồi dưỡng khả năng sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt trong quá trình học toán. 
 Những việc làm trên đây cần tính toán đến những điều kiện, thời gian để học sinh không bị quá tải.
- Đối với những học sinh gặp khó khăn về toán:
 + Giáo viên cần theo dõi thường xuyên, cụ thể kết quả học tập, sớm phát hiện các trường hợp học sinh gặp khó khăn trong học tập và đi sâu tìm hiểu cụ thể, phân tích đúng nguyên nhân.
 + Phân loại học sinh yếu theo những nguyên nhân chủ yếu và có kế hoạch giúp đỡ từng đối tượng. Giáo viên cần giúp đỡ thường xuyên và điều chỉnh kế hoạch giúp đỡ thích hợp.
 + Giáo viên cần tìm phương pháp giảng dạy thích hợp, có trọng tâm nhằm vào các yêu cầu quan trọng nhất với mức độ vừa sức và nâng dần lên, tránh định kiến thiếu tin tưởng vào sự tiến bộ của học sinh.
+ Kiểm tra kịp thời sự tiếp thu bài giảng, cách suy luận của các em và hướng dẫn cụ thể cách học bài và làm bài.
+ Tổ chức cho các em khá, giỏi giúp đỡ các em yếu hơn về phương pháp học tập, cách vận dụng kiến thức như học theo nhóm, học theo tổ.
+ Tổ chức kèm cặp, phụ đạo trong thời gian quy định. ở các buổi học này chủ yếu củng cố, kiểm tra các kiến thức cơ bản giảng dạy trên lớp, đồng thời rèn kỹ năng và thực hiện việc ở nhà, chữa kỹ một số bài tập có phân tích cụ thể, xác thực cái sai lầm học sinh mắc phải và hướng dẫn phương pháp giải.
+ Phối hợp với gia đình tạo điều kiện cho các em học tập và đôn đốc thực hiện kế hoạch học tập ở trường, ở nhà của học sinh.
* Phát triển thái độ tìm tòi sáng tạo của học sinh. Biện pháp thường được sử dụng trong các tình huống có vấn đề. Quá trình nhận thức hình thành và phát triển là do nhu cầu giải quyết những mâu thuẫn với những điều đã biết hoặc giải quyết những khó khăn khi tự học sinh được giải quyết hoặc giáo viên giúp đỡ giải quyết. Điều đó sẽ giúp học sinh dễ dàng giải quyết được vấn đề và nâng cao được hiểu biết của mình một cách tích cực.
 Ví dụ: “Năm nay, tổng số tuổi của bà, mẹ và Mai là 120 tuổi. Tính tuổi mỗi người, biết rằng tuổi của Mai bao nhiêu ngày thì tuổi của mẹ bấy nhiêu tuần và tuổi của Mai bao nhiêu tháng thì tuổi của bà bấy nhiêu năm”
 Với bài toán này, tôi đã thay đổi cách phát biểu bài toán bằng một bài toán khác tương tự với nó nhưng quen thuộc hơn, dễ hiểu hơn như sau: “Năm nay, tổng số tuổi của bà, mẹ và Mai 120 tuổi. Tính tuổi của mỗi người biết rằng tuổi của mẹ gấp 7 lần tuổi của Mai và tuổi của bà gấp 12 lần của Mai”.
 Theo cách phát biểu này học sinh hiểu ngay đây là dạng toán “Tìm số khi biết tổng và tỷ số của 2 số đó” đã quen thuộc với học sinh và học sinh giải bài toán một cách dễ dàng.
kết luận và đề xuất kiến nghị:
 Năm học 2009 – 2010 vừa qua, tôi đã vận dụng những kinh nghiệm trên vào quá trình giảng dạy, rèn kỹ năng giải toán cho học sinh lớp 4A và chất lượng môn học đã có tiến bộ vượt bậc. Kết quả là:
 - 100% học sinh của lớp 4A đều được xếp loại học lực môn Toán khá và giỏi không có học sinh trung bình, yếu, kém. Điều đó khẳng định rằng học sinh lớp tôi đã có khả năng giải toán thành thạo.
 - Học sinh giỏi do tôi bồi dưỡng cũng đạt thành tích xuất sắc, có nhiều học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện và được xếp thứ 2/29 trường.
 Năm học qua số bài giải của học sinh lớp tôi gửi tạp chí toán tuổi thơ khá nhiều và có tới 5 lần được đăng bài và nhận phần thưởng.
 Trên đây là một số kinh nghiệm nho nhỏ của tôi rút ra từ thực tế giảng dạy môn Toán lớp 4. Rất mong được sự quan tâm giúp đỡ và góp ý của các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy và các bạn đồng nghiệp để giúp tôi có phương pháp giảng dạy tốt hơn nữa, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục như mong muốn của ngành.
 Tôi cũng tha thiết mong đợi sự quan tâm tạo điều kiện và chỉ đạo về chuyên môn thường xuyên của các cấp lãnh đạo để tôi bổ sung thêm được những kinh nghiệm hay, những bài học quý và tích luỹ, sử dụng trong quá trình giảng dạy ở các năm học tiếp theo.
 Tôi xin trân trọng cảm ơn!
 Xuân Tân, ngày 4 tháng 5 năm 2010.
 Người viết
 Đặng Thị Hà
Hội đồng khoa học trường tiểu học A Xuân Tân
đánh giá - Xếp loại
Hội đồng khoa học phòng GD & ĐT huyện Xuân Trường
đánh giá - Xếp loại 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_giai_toan_cho_hoc_sinh_lop.doc