I/ HOÀN CẢNH NẨY SINH VÀ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:
1/ Cơ sở lý luận:
“Cách dạy trẻ,cần làm cho chúng biết:Yêu Tổ quốc,thương đồng bào ,chuộng lao động,giữ kỷ luật ,biết vệ sinh ,học văn hóa ( Hồ Chí Minh ).Vậy dạy đạo đức ,dạy nhân cách cho học sinh không phải áp đặt rập khuông các môn học mà phải làm tốt công tác chủ nhiệm.
Thuận tiện cho mỗi giáo viên bậc tiểu học là GV bám lớp ,gần gũi với học sinh nhiều ,GV chủ nhiệm cũng giống như người mẹ thứ hai của các em,là người chị, người bạn .
PHÒNG GD-ĐT PR-TC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường Tiểu Học Đạo Long Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc. ------o0o-------- ----------o0o----------- Tên đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Tên tác giả: NGUYỄN THỊ THANH HẢI Chức vụ : Giáo viên I/ HOÀN CẢNH NẨY SINH VÀ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: 1/ Cơ sở lý luận: “Cách dạy trẻ,cần làm cho chúng biết:Yêu Tổ quốc,thương đồng bào ,chuộng lao động,giữ kỷ luật ,biết vệ sinh ,học văn hóa ( Hồ Chí Minh ).Vậy dạy đạo đức ,dạy nhân cách cho học sinh không phải áp đặt rập khuông các môn học mà phải làm tốt công tác chủ nhiệm. Thuận tiện cho mỗi giáo viên bậc tiểu học là GV bám lớp ,gần gũi với học sinh nhiều ,GV chủ nhiệm cũng giống như người mẹ thứ hai của các em,là người chị, người bạn . 2/Cơ sở thực tế: Qua 5 năm làm công tác chủ nhiệm tại các trường khác nhau tôi rút ra một kinh nghiệm cho bản thân : “Muốn học sinh học tốt không phải truyền thụ kiến thức là các em tiếp thu tốt mà chúng ta phải tạo ra không khí lớp học giữa thầy và trò, giữa trò và tro”ø. Trường tiểu học Đạo Long tuy là trường nội thị nhưng tình hình học sinh có hoàn cảnh gặp nhiều khó khăn , hoàn cảnh gia đình rất khác nhau nên đã một phần nào đã ảnh hưởng đến việc học của các em. Là một giáo viên tôi luôn băn khoăn nghĩ làm sao giúp các em có thể bám trường, bám lớp và học tốt là một việc rất quan trọng trong công tác chủ nhiệm. 3/ Giới hạn đề tài: Trong đề tài này tôi chỉ giới hạn lớp tôi chủ nhiệm (lớp 5C- trường tiểu học Đạo Long) trong năm học 05-06. II/ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP: Cũng như nhiều đồng nghiệp trong trường đầu năm học 05-06 ,được sự phân công của nhà trường,tôi nhận nhiệm vụ dạy lớp 5C. Khi được phân công nhận lớp 4C cũ tôi rất ngại.Vì nhiệm vụ được phân công cũng như lương tâm của một GV tư tưởng lo ngại không còn nữa và quyết tâm hoàn thành tốt được giao. Bước đầu tôi tìm hiểu lớp qua GVCN cũ, GVbộ môn và các GV trong trường được biết: Lớp 4C ( nay là lớp 5C ) là một lớp trong năm học trước sự thay đổi GVCN nhiều lần ( do điều kiện tình hình chung) .Bởi vì thế đã một phần nào đó làm cho nề nếp lớp chưa được tốt .Bên cạnh đó ,tình hình hoàn cảnh của các em trong lớp rất khó khăn : + Cha( mẹ) không sống chung : 5/27 em. + Ở với ông bà : 5/27 em. + Cha mẹ đi làm thuê, làm nông : 16/27 em. + Cha mẹ CB-CNVC : 1/27 em. + Lớp có học sinh khuyết tật, có 4 em gia đình rất nghèo nhưng không có sổ hộ nghèo. + Vì điều kiện hoàn cảnh gia đình có em đi bán vé số, một số em phụ cha mẹ làm nông, một số khác vì cha mẹ không biết chữ hoặc lo mưu sinh nên không quan tâm các em dẫn đến việc chơi bời lêu lỏng là một việc không tránh khỏi . Trước tình hình đó, bản thân là một GVCN cũng là một người làm công tác giáo dục nên tôi suy nghĩ làm cách nào để giúp đõ các em học tốt.Tôi dã áp dụng các kinh nghiệm trong 5 năm công tác giảng dạy. Các bước tiến hành : Mỗi ngày tôi dành 15 phút đầu giờ để tiếp xúc ,gần gũi với các em để tìm hiểu hoàn cảnh, động viên, giúp đỡ các em trong học tập.Như dã nói ở trên đa số các em có hoàn cảnh khó khăn ,cha mẹ không quan tâm nên các em lơ là trong học tập dẫn đến chuỗi kiến thức ngày càng mất dần làm cho các em nản học,quậy phá,không tập trung nghe cô giảng.Trước tình hình đó tôi cho những em học khá – học chậm ngồi cạnh nhau để có thể giúp đỡ nhau.Trong lúc giảng GV nên giảng chậm lấy ví dụ cụ the,å gần gũi giúp các em hiểu bài lấy lại kiến thức để các em tự tin tiếp tục học, tôi thường động viên các em xây dựng bài vừa giúp các em mạnh dạn vừa làm cho lớp học sôi động. Vào các tiết sinh hoạt cuối tuần của lớp tôi không nặng nề như các em thường nghĩ là chỉ trích, phê bình .Tôi đã tạo không khí tiết sinh hoạt là một tiết vừa giáo dục vừa vui chơi. + Giáo dục: Tôi láy những tấm gương vượt khó học tập,vượt khó bản thân ,ở những câu chuyện trong sách giáo khoa, những câu chuyện trong trường trong lớp Giáo dục theo cách ông bà ta thường nói “Mưa dầm thấm đất”. + Vui chơi : Tôi tạo cho các em vui chơi sinh hoạt bằng nhiều hình thức khác nhau,tạo các em tinh thần tập thể,tinh thần đoàn kết bằng hình thức trò chơi, đố vui, tuy các hình thức khác nhau nhưng đều có nội dung học tập ,tìm hiểu môi trường xung quanh, bên cạnh đó cho các em sinh hoạt hát từ đây GV có thể phát hiện nhiều điều ở các em. Không phải tôi nói như trên là quên đi việc đánh giá hoạt động và phương hướng của lớp .Mà chúng ta giáo dục các em nhẹ nhàng .Giáo viên không đánh giá chỉ trích học sinh trước toàn thể học sinh trong lớp mà chưa rõ nguyên nhân,chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân rồi xử phạt đúng người đúng tội.Giáo viên phải công bằng trong mọi việc của học sinh đó cũng là một bài học cho mỗi học sinh . Những lúc các em không khoẻ GV nên quan tâm tận tình tạo cho các em tình thương ấm áp, GV động viên ,tuyên truyền về các hoạt động từ thiện đó chính là một phần giáo dục các em lòng tương thân tương ái mà còn làm cho các em thấy được tấm lòng rộng mở ,sự quan tâm của mọi người xung quanh. “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần ,còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội ,trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn”( Hồ Chí Minh ). Bởi vậy, tôi thường xuyên gặp gỡ phụ huynh bằng nhiều cách khác nhau: Họp PHHS, tới gia đình gặp gỡ, mời lên trường gặp riêng.Phối hợp với nhà trường trong công tác chủ nhiệm . GVCN cần quan tâm các em ngay cả việc vệ sinh cá nhân (quần áo, đầu tóc, ) gần gũi các em tạo cho các em một tình cảm thân mật không xa cách làm thế các em sẽ thấy an tâm ,các em có thể giãi bày tâm sư ïvới GVCN. GVCN lớp có nhiều học sinh khó khăn về kinh tế cuộc sống như lớp tôi thì việc thu các loại quỹ là một việc làm khó khăn để đạt chỉ tiêu cuối năm của nhà trường giao. Không vì thế mà chúng ta chỉ trích nêu ra trước lớp một cách không tế nhị nếu làm như thế chúng ta sẽ thất bại trong việc vận động học sinh ra lớp.Do đó,GVCN cần có biện pháp vận động nhẹ nhàng, nhắc nhở động viên và nói rõ việc thu các loại quỹ có mục đích gì.Bản thân tôi lập ra một quyển sổ nhỏ ghi chi tiết số tiền các em nộp lí do các em sẽ nộp theo ngày .Ví như lớp tôi có em mỗi ngày nộp cho tôi 3000- 5000 đồng ,tôi cũng phải thu đó là lí do vì sau đến cuối năm lớp tôi nộp đủ số tiền qui định. Trên bàn tay còn có ngón ngắn ngón dài huống hồ chi trong lớp 27 em là 27 hoàn cảnh khác nhau,là 27 tính nết khác nhau vì vậy là GV chúng ta phải hiểu tâm lí ,hoàn cảnh của từng em thì công tác chủ nhiệm mới tốt hơn. III/ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH NGHIỆM: Từ khi tôi áp dụng những kinh nghiệm trên tôi thấy lớp tôi tiến bộ rõ rệt cả về việc học tập, nề nếp,tinh thần đoàn kết Kết quả thu chi : * Chỉ tiêu : 3.685.000 đồng * Đã thu : 3.685.000 đồng (100%) Tham gia mọi hoạt động của trường: * Thi điền kinh cấp thị : 7 em. * Thi điền kinh cấp tỉnh : 1em . * Tham gia đố vui học tập : Giải nhất * Tham gia các phong trào: “ Vòng tay bạn bè”...., Kết quả học tập: HỌC LỰC HẠNH KIỂM Giỏi Khá TBình Yếu Tốt KTốt Đầu năm 2 7 9 9 17 10 Học kỳ I 3 9 13 3 20 7 Đến thời điểm hiện nay (15/4/2006) 4 10 13 0 24 3 IV/ KẾT LUẬN : Từ biện pháp và kết quả đạt được tôi nhận thấy kinh nghiệm đã giúp tôi thực hiện tốt công việc được giao. Cô giáo không những như người mẹ hiền mà còn là người chị , người bạn gần gũi , thương yêu hoà đồng, hiểu các em giúp các em tự tin, dạn dĩ ...”Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo,khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”như một bài hát đã nói. Qua bài này, tôi muốn đóng góp một chút kinh nghiệm nhỏ nhoi giúp các đồng nghiệp làm tốt công tác chủ nhiệm của mình,bản thân mong sự đóng góp ý kiến chân thành của đồng nghiệp. Nhận xét của tổ chuyên môn Đạo Long, ngày 15 tháng 4 năm 2006 Người viết Nguyễn Thị Thanh Hải Nhận xét của Hội đồng khoa học đơn vị
Tài liệu đính kèm: