Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớp 5 - Cảm thụ văn học - Đỗ Thị Thu Hường

Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớp 5 - Cảm thụ văn học - Đỗ Thị Thu Hường

Câu 1: Trong bài Mùa thu mới, nhà thơ Tố Hữu viết:

Yêu biết mấy những dòng sông bát ngát

Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non

Yêu biết mấy, những con đường ca hát

Qua công trường mới dựng mái nhà son!

Theo em, khổ thơ trên đã bộc lộ cảm xúc của tác giả trước những vẻ đẹp gì trên đất nước chúng ta?

Gợi ý

Khổ thơ bộc lộ cảm xúc của tác giả trước những cảnh đẹp:

-Vẻ đẹp của những “dòng sông bát ngát” đang chảy giữa “đôi bờ dào dạt lúa non”. Đó cũng chính là vẻ đẹp hứa hẹn một cuộc sống ấm no cho những người dân trên đất nước chúng ta.

-Vẻ đẹp của những “ con đường ca hát” (vui, phấn khởi) vì được chạy qua công trường đang xây dựng những mái nhà ngói mới. Đó cũng chính là vẻ đẹp của hạnh phúc đầy hứa hẹn đối với nhân dân ta.

 

doc 29 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 16/03/2022 Lượt xem 393Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt Lớp 5 - Cảm thụ văn học - Đỗ Thị Thu Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cảm thụ văn học
BDHSG Lớp 5
Câu 1: Trong bài Mùa thu mới, nhà thơ Tố Hữu viết:
Yêu biết mấy những dòng sông bát ngát
Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non
Yêu biết mấy, những con đường ca hát
Qua công trường mới dựng mái nhà son!
Theo em, khổ thơ trên đã bộc lộ cảm xúc của tác giả trước những vẻ đẹp gì trên đất nước chúng ta?
Gợi ý
Khổ thơ bộc lộ cảm xúc của tác giả trước những cảnh đẹp:
-Vẻ đẹp của những “dòng sông bát ngát” đang chảy giữa “đôi bờ dào dạt lúa non”. Đó cũng chính là vẻ đẹp hứa hẹn một cuộc sống ấm no cho những người dân trên đất nước chúng ta.
-Vẻ đẹp của những “ con đường ca hát” (vui, phấn khởi) vì được chạy qua công trường đang xây dựng những mái nhà ngói mới. Đó cũng chính là vẻ đẹp của hạnh phúc đầy hứa hẹn đối với nhân dân ta.
Câu 2: Trong bài Việt Nam thân yêu (TV5-tập 1), nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết:
Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Cánh cò bay lả dập dờn,
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
Nêu những cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên.
Gợi ý
Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Hình ảnh “ biển lúa” rộng mênh mông gợi cho ta nièm tự hào về sự giàu đẹp, trù phú của quê hương. Hình ảnh “ cánh cò bay lả dập dờn” gợi vẻ nên thơ, xao xuyến mọi tấm lòng. Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi.
Câu 3: Trong cuốn Hồi kí Bác Hồ, hai nhà văn Hoài Thanh và Thanh Tịnh đã tả phong cảnh quê hương Bác như sau:
Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh, xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt mà của lúa đương thời con gái, xanh đậm của những rặng tre; đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và nhiều màu xanh khác nữa.
Đọc đoạn văn trên, em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ chỉ màu xanh? Cách dùng từ ngữ như vậy đã góp phần gợi tả đIều gì về cảnh vật trên quê Bác?
Gợi ý
Đoạn văn dùng từ ngữ chỉ màu xanh thật đa dạng và phù hợp với từng cảnh vật: ruộng mía xanh pha vàng, lúa chiêm đương thời con gái ( giai đoạn phát triển mạnh) có màu xanh rất mượt, rặng tre xanh đậm, phi lao xanh biếc. Cách dùng từ ngữ như vậy góp phần gợi tả vẻ đẹp nên thơ và tràn trề sức sống của cảnh vật trên quê hương Bác.
Câu 4: Đọc bài thơ sau:
Quê em
Bên này là núi uy nghiêm
Bên kia là cánh đồng liền chân mây
Xóm làng xanh mát bóng cây
Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời
(Trần Đăng Khoa)
Em hình dung được cảnh quê hương của nhà thơ trần Đăng Khoa như thế nào?
Gợi ý
Bài thơ cho ta thấy quê hương của nhà thơ Trần Đăng Khoa rất đẹp. Một bên có ngọn núi uy nghiêm như đứng đó từ bao đời nay. Một bên là cánh đồng rộng mênh mông, trải xa tít tắp như đến tận chân trời. ở giữa là xóm làng thân yêu được che bởi bóng cây xanh mát. Xa xa, hình ảnh dòng sông hiện trắng những cánh buồm, trông như đàn chim sải cánh bay trên trời cao. Vẻ đẹp của quê hương nhà thơ làm cho ta thêm yêu quê hương đất nước Việt Nam.
Câu 5: Trong bài Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà, nhà thơ Quang Huy đã miêu tả một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động trên công trường sông Đà như sau:
Lúc ấy
Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sang vai nhau nằm nghỉ
Chỉ còn thiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.
Khổ thơ trên có hình ảnh nào đẹp nhất? Hình ảnh ấy cho ta thấy ý nghĩa gì sâu sắc?
Gợi ý
Hình ảnh đẹp nhất được gợi lên qua câu thơ:
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.
Đó là hình ảnh mang ý nghĩa sâu sắc: giữa con người với thiên nhiên, giữa ánh trăng với dòng sông dường như có sự gắn bó, hoà quyện thật đẹp đẽ. Tiếng đàn ngân nga, lan toả trong đêm trăng như lay động cả mặt nước sông Đà, làm cho dòng sông như dòng trăng ấy trở nên lấp loáng ánh trăng đẹp.
Câu 6: Trong bài Bài ca về trái đất, nhà thơ Định Hải có viết:
Trái đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, cánh chim gù thương mến
Hải âu ơi, cánh chim vờn sang biển
Cùng bay nào, cho trái đất quay!
Cùng bay nào, cho trái đất quay!
Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được những điều gì về trái đất thân yêu?
Gợi ý
Cảm nhận về trái đất thân yêu:
-Trái đất là tài sản vô giá của tất cả mọi người.
-Trái đất được so sánh với hình ảnh quả bóng xanh bay giữa trời xanh cho thấy vẻ đẹp của sự bình yên, của niềm vui trong sáng, hồn nhiên.
-Trái đất hoà bình luôn ấm áp tiếng chim gù (hình ảnh chim bồ câu thường dùng làm biểu tượng của hoà bình).
-Trái đất đẹp và nên thơ với hình ảnh cánh chim hải âu bay chập chờn trên sóng biển.
Câu 7: Trong bài Hạt gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
Em hiểu đoạn thơ trên như thế nào? Hình ảnh đối lập trong đoạn thơ gợi cho em những suy nghĩ gì?
Gợi ý
Hạt gạo của làng quê ta đã trải qua biết bao nhiêu khó khăn thử thách to lớn của thiên nhiên: nào là bão tháng bảy (thường là bão to), nào là mưa tháng ba ( thường là mưa lớn). Hạt gạo còn được làm ra từ những giọt mồ hôI của người mẹ hiền trên cánh đồng nắng lửa: “Giọt mồ hôi sa/ Những trưa tháng sáu/ Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy”. Hình ảnh đối lập của hai dòng tơ cuối (“Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy”) gợi cho ta nghĩ đến sự vất vả, gian truân của người mẹ khó có gì so sánh nổi. Càng cảm nhận sâu sắc được nỗi vất vả của người mẹ để làm ra hạt gạo, ta càng thêm thương yêu mẹ biết bao nhiêu.
Câu 8: Tả vẻ đẹp của rừng mơ ở Hương Sơn (Hà Tây), trong bài Rừng mơ của nhà thơ Trần Lê Văn có đoạn:
Rừng mơ ôm lấy núi
Mây trắng đọng thành hoa
Gió chiều đông gờn gợn
Hương bay gần bay xa
Hãy ghi lại vài dòng cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên.
Gợi ý
Đoạn thơ giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp hấp dẫn của rừng mơ Hương Sơn. Rừng mơ bao quanh núi, rừng mơ được nhân hoá (“ôm lấy núi”) càng cho ta thấy sự gắn bó với núi một cách gần gũi, thân thiết và yêu thương. Hoa mơ nở trắng như mây trên trời đọng (kết) lại. Gió chiều đông nhẹ nhàng gờn gợn đưa hương hoa mơ lan toả khắp nơi. Có thể nói: đoạn thơ đã vẽ ra bức tranhmang vẻ đẹp của đất trời thiên nhiên hoà quyện trong rừng mơ Hương Sơn.
Câu 9: Trong bài Hoàng hôn trên sông Hương có đoạn tả cảnh như sau:
Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Đâu đó, từ khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn
(Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Em hãy cho biết: Đoạn văn trên có những hình ảnh và âm thanh nào có sức gợi tả sinh động? Gợi tả được điều gì?
Gợi ý
-Hình ảnh có sức gợi tả sinh động: khói nghi ngút cả một vùng tre trúc (khi xóm Cồn Hến nấu cơm chiều)- gợi tả vẻ ấm áp, bình yên của người dân thôn xóm ven sông, giúp người đọc tưởng tượng ra bức tranh thuỷ mặc đơn sơ nhưng có cả một không gian rộng rãi ( khói bay lên bầu trời, tre trúc và sông nước trên mặt đất).
-Âm thanh có sức gợi tả sinh động: tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước (ở đâu đó sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông) dường như có sức âm vang xa rộng trong khung cảnh tĩnh lặng, khiến tác giả có cảm giác mặt sông nghe như rộng hơn, gợi cho người đọc cảm nhận được vẻ thanh bình và nên thơ của một buổi chiều trên sông Hương.
Câu 10: Trong bài Trên hồ Ba Bể, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết:
Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể
Trên cả mây trời, trên núi xanh
Mây trắng bòng bềnh trôi lặng lẽ
Mái chèo khua bóng núi rung rinh
Theo em, đoạn thơ trên đã bộc lộ những cảm xúc của tác giả khi đi thuyền trên hồ Ba Bể như thế nào?
Gợi ý
Khi con thuyền lướt nhẹ trên Ba Bể, nhìn thấy cả mây trời, núi xanh in bang trên mặt nước, tác giả cảm thấy mình được đi trên con thuyền đang trôi trên bầu trời và ngọn núi cao, mái chèo khua nước làm cho bang núi rung rinh, cảnh vật thêm kì ảo, nên thơ. Đó là những cảm xúc trước hồ Ba Bể đẹp đẽ và thơ mộng, thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của tác giả đối với thiên nhiên dất nước tươi đẹp.
Câu 11: Kết thúc bài thơ Tiếng vọng, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều viết:
Đêm đêm tôi vừa chip mắt
Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh
Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ
Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.
Đoạn thơ cho thấy những hình ảnh nào đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả? Vì sao như vậy?
Gợi ý
Đoạn thơ cho ta thấy những hình ảnh đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả: tiếng đập cánh của con chim sẻ nhỏ như cầu mong sự giúp đỡ trong đêm cơn bão về gần sáng; những quả trứng trong tổ không có chim mẹ ấp ủ sẽ mãi mãi không nở thành chim non được. Những hình ảnh đó làm nên tiếng vọng “khủng khiếp” trong giấc ngủ và trở thành nỗi băn khoăn, day dứt khôn nguôi trong tâm hồn tác giả.
Câu 12:Trong bài Mùa thảo quả, nhà văn Ma Văn Kháng tả hương thơm trong thảo quả như sau:
Gió tây lướt thướt ba qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lung, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi rừng thảo quả về, hương thơm đạm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.
Hãy nêu nhận xét về cách dùng từ, đặt câu nhằm nhấn mạnh hương thơm của thảo quả chín trong đoạn văn trên.
Gợi ý
Tác giả đã lặp lại liên tiếp 3 lần từ “thơm” (điệp từ), dùng các từ thơm nồng, thơm đậm để nhấn mạnh hương thơm của thảo quả chín. Câu đầu của đoạn văn tuy dài nhưng được ngắt thành nhiều cụm từ diễn tả cơn gió mang hương thơm của thảo quả chín trong rừng bay đi xa rộng. Ba câu ngắn tiếp theocàng khẳng định hương thơm của thảo quả chín như lan toả, thấm đượm vào tất cả thiên nhiên, đất trời. Hương thảo quả chín còn ấp ủ trong tong nếp áo, nếp khăn của người đi từ rừng về, thơm mãi với thời gian.
Câu 13: Trong bài Mặt trời xanh của tôio, nhà thơ Nguyễn Viết Bình viết:
Rừng cọ ơi! Rừng cọ!
Lá đẹp, lá ngời ngời
Tôi yêu thường vẫn gọi
Mặt trời xanh của tôi.
Theo em, khổ thơ trên đã bộc lộ tình cảm của tác giả đối với quê hương như thế nào?
Gợi ý
Khổ thơ bộc lộ tình cảm thiết tha yêu quý của tác giả đối với rừng cọ của quê hương. Tác giả trò chuyện với rừng cọ như trò chuyện với người thân( “Rừng cọ ơi! Rừng cọ!”), tả những chiếc lá cọ vừa đẹ ... ết tha yêu nước. Theo lời phán bảo của vua Hùng, nhân dân đã dựng lầu giã gạo, đêm đêm giã gạo và hình ảnh cối gạo đầy cả nghĩa tình nước non là tượng trưng cho tấm lòng, tình cảm của người dân đối với đất nước, với vua Hùng.
Đề 62: Trong bài thơ Luỹ tre của nhà thơ Nguyễn Công Dương có đoạn:
Mỗi sớm mai thức dậy
Luỹ tre xanh rì rào
Ngọn tre cong vọng vó
Kéo mặt trời lên cao.
Trong đoạn thơ trên, em thích nhất hình ảnh thơ nào? Nói rõ vì sao em thích?
Gợi ý
Hình ảnh gay ấn tượng mạnh cho người đọc và thể hiện sự liên tưởng, tưởng tượng dộc đáo của tác giả là hình ảnh:
Ngọn tre cong vọng vó
Kéo mặt trời lên cao.
Các sự vật: ngọn tre-vọng vó-mặt trời vốn dĩ không liên quan tới nhau. Nhưng qua liên tưởng, tưởng tượng của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ trên, các sự vật này dường như có sự liên hệ với nhau: ngọn tre cong cong như cái vọng vó, cái vọng vó lại đang kéo mặt trời lên cao. Cảnh vật như hoà quyện vào nhau, tạo nên sự sống động cho hình ảnh thơ.
Đề 63:
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt cha ông của mình.
(Truyện cổ nước mình - Lâm Thị Mỹ Dạ)
Em hiểu thế nào vè nội dung của hai dòng thơ: Chỉ còn truyện cổ thiết tha-Cho tôI nhận mặt cha ông của mình?
Gợi ý
Qua hai dòng thơ Chỉ còn truyện cổ thiết tha – Cho tôi nhận mặt cha ông của mình tác giả muốn diễn tả ý: Từ xưa đến nay, từ quá khứ đến hiện tại là một kkhoảng cách thời gian dằng dặc. Các truyện cổ dân gian thực sự là cái cầu nối quá khứ với hiện tại. Qua truyện cổ, người đọc thời nay hiểu được cha ông ngày xưa, cụ thể hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức của cha ông ngày xưa. Hình ảnh của cha ông ngày xưa in dấu khá rõ trong các truyện cổ dân gian. Vì vậy, có thể nói truyện cổ đã giúp chúng ta nhận biết được gương mặt của các cha ông ngày xưa.
Đề 64: Viết lại một khổ thơ trong bài Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa mà em thích nhất; nói rõ vì sao em thích khổ thơ này?
Gợi ý
Em thích nhất khổ thơ:
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy.
Bởi vì ở khổ thơ này tác giả đã lí giải -theo cách nói của nhà thơ- hạt gạo quê hương thơm ngon là do có sự kết tụ của sự màu mỡ của đất đai, hương thơm của hoa và công sức của con người. Từ có được lặp lại nhiều lần đã góp phần nói lên điều đó.
Đề 65: 
Về thăm nhà Bác, làng Sen
 Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Có con bướm trắng lượn vòng
 Có chùm ổi chín vàng ong sắc trời.
(Về thăm nhà Bác-Nguyễn Đức Mậu)
Đoạn thơ trên có những hình ảnh đẹp nào? Theo em, tác giả sử dụng từ thắp và vàng ong có haykhông? Vì sao?
Gợi ý
-Những hình ảnh đẹp trong đoạn thơ là: hàng râm bụt thắp lửa hồng; con bướm trắng lượn vòng; chùm ổi chín vàng.
-Hai từ thắp, vàng ong được sử dụng sáng tạo và hay. Từ thắp vốn dùng để chỉ hoạt động: châm lửa cho cháy lên, thắp đèn ở đây từ thắp được dùng theo nghĩa bóng chỉ sắc đỏ của hoa râm bụt như ngọn lửa được thắp lên. Cách dùng từ này làm cho cảnh vật miêu tả trở nên sống động và gợi được ở người đọc sự liên tưởng thú vị.
-Từ vàng ong cũng được dùng rất hay. Nó vừa gợi tả được màu vàng của chùm ổi chín, vừa nêu được mối quan hệ giữa đất trời và cây cối. Cảnh sắc vàng của cây cối chính là sắc vàng của bầu trời, mặt đất, cảnh vật. Từ vàng ong cũng gợi được sự lien tưởng thú vị ở người đọc.
Đề 66: Xét về mục đích nói thì các câu sau thuộc kiểu câu gì? Em có cảm nhận như thế nào khi đọc ccác câu thơ đó?
Đẹp lắm anh ơi! Con sông Ngàn Phố!
Sáng cả đôi bờ hoa bưởi trắng phau! 
(Mùa hoa bưởi – Tô Hùng)
Gợi ý
-Xét về mục đích thì cả ba câu trong dòng thơ là câu cảm.
-Cảm nhận của em khi đọc các câu thơ đó là:
+Về cảnh vật: Mấy dòng trên gợi ra cảnh tượng: giữa mùa hoa bưởi, làng mạc dọc hai bờ sông Ngàn Phố như sáng lên với màu hoa bưởi nở trắng phau.
+Qua đó, tác giả thể hiện tình yêu tha thiết đối với quê hương tươi đẹp.
Đề 67:
Đồng chiêm phả nắng lên không
Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng.
Gió nâng tiếng hát chói chang,
Lung linh lưỡi hái liếm ngang chân trời.
(Tiếng hát mùa gặt-Nguyễn Duy)
Trong đoạn thơ trên, cánh đồng lúa chín được tả có màu sắc, âm thanh, hình ảnh gì đẹp? Tác giả tả lưỡi hái đẹp và sắc bằng những từ ngữ nào?
Gợi ý
-Trong đoạn thơ trên, cánh đồng lúa chín được tả với màu sắc, âm thanh, hình ảnh đẹp là:
+Màu sắc: vàng (của đồng lúa, của nắng).
+Âm thanh: tiếng hát.
+Hình ảnh: cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng; long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.
-Lưỡi hái đẹp và sắc được tác giả tả trong dòng thơ cuối, với các từ ngữ: long lanh lưỡi hái (lưỡi hái phản chiếu ánh mặt trời sáng long lanh); liếm ngang chân trời (hình ảnh diễn tả việc gặt lúa bằng hái của người nông dân: lưỡi hái sắc đưa ngang cắt rời thân lúa, được phóng đại thành hình ảnh lưỡi hái liếm ngang chân trời).
Đề 68: 
Hiên tây xanh mát bóng râm
Đơn sơ cây ổi cứ ngầm đơm hoa
Quả tơ nấp dưới lá già
Để sang thu bỗng oà ra ngọt ngào
Nêu nhận xét của em về nghệ thuật miêu tả trong đoạn thơ trên. Với cách miêu tả ấy, nhà thơ đã giúp em cảm nhận được hình ảnh cây ổi đẹp như thế nào?
Gợi ý
-Nghệ thuật miêu tả: Hình ảnh, màu sắc rất dịu nhẹ, khiêm nhường (xanh mát bóng râm; đơn sơ cây ổi; ngầm đơm hoa; quả tơ núp dưới lágià); Những sự vật (cây ổi) vẫn ẩn chứa một sức sống, vẫn phát triển sinh sôi mạnh mẽ (ngầm đơm hoa, quả tơ núp dưới lá chứa đựng hương thơm, vị ngọt..).
-Qua sự miêu tả mang tính nghệ thuật của nhà thơ, hình ảnh cây ổi hiện lên rất đẹp trong tâm tưởng người đọc. Cây ổi có sức sống âm thầm nhưng mạnh mẽ, mang lại hoa thơm, quả ngọt cho đời.
Đề 69:
Làng quê tôi đã khuất hẳn, nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
(Tình quê hương-Nguyễn Khải)
Đọc đoạn văn, em hiểu và có những cảm xúc gì với quê hương, làng xóm?
Gợi ý
Tình cảm của anh bộ đội trong đoạn văn này vừa tha thiết vừa mãnh liệt như không muốn rời xa nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Mỗi người đều gắn bó với nơi mình đã sinh ra và lớn lên, nơi mình từng có nhiều kỉ niệm. Nơi đó là xóm làng, là phường xã, nơi đó cũng là quê hương của mỗi người.
Đề 70: 
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
(Tre Việt Nam-Nguyễn Duy)
Em thấy đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp? Hãy nêu ý nghĩa đẹp đẽ và sâu sắc của những hình ảnh đó.
Gợi ý
Đoạn thơ trên của nhà thơ Nguyễn Duy có những hình ảnh đẹp sau đây:
-Hình ảnh (măng tre) nhọn như chông gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh, hiên ngang, bất khuất của loài tre (hay cũng chính là của dân tộc Việt Nam!).
-Hình ảnh (cây tre) lưng trần phơi nắng phơi sương có ý nói lên sự dãi dầu, chịu đựng mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống
-Hình ảnh có manh áo cộc tre nhường cho con gợi cho ta nghĩ đến sự che chở, hi sinh tất cả mà người mẹ dành cho con; thể hiện lòng nhân ái và tình mẫu tử thật cảm động
Đề 71: 
Tôi muốn ngày nào lớp cũng đông vui
Dẫu tháng ba còn đi qua năm học.
Mỗi khoảng trống trên bàn-có em vắng mặt
Là bao nhiêu khoảng trống ở trong tôi
(Tháng ba đến lớp-Thanh ứng)
Theo em, hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của khổ thơ tren? Vì sao?
Gợi ý
Hình ảnh góp phần làm nên cái hay của khổ thơ là hình ảnh khoảng trống trên bàn trong hai câu thơ:
Mỗi khoảng trống trên bàn-có em vắng mặt
Là bao nhiêu khoảng trống ở trong tôi
Bởi vì: Từ một khoảng trống ở trên bàn-dấu hiệu báo cho thầy giáo, cô giáo biết: lại có một em học sinh vắng mặt vì không còn thóc gạo để ăn trong những ngày giáp hạt tháng ba- tác giả liên tưởng đến rất nhiều khoảng trống của nỗi buồn thương tâm trong tâm hồn mình (Là bao nhiêu khoảng trống ở trong tôi). Điều đó cho thấy tấm lòng yêu thương tha thiết của thầy cô giáo đối với các em học sinh ở một vùng quê nghèo trước đây.
Đề 72:
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Những ngôi sao thức ngoài kia
Cũng chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Theo em, hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của khổ thơ trên? Vì sao?
Gợi ý
Hình ảnh góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của khổ thơ là hình ảnh ngọn gió trong câu Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. Bởi vì: Ngọn gió có tình thương yêu của mẹ làm cho con được ngủ ngon lành với những giấc mơ đẹp khi còn nhỏ; làm cho con yên tâm vững bướckhi lớn lên; luôn ở bên con để con cảm thấy sung sướng và hạnh phúc suốt cả cuộc đời.
Đề 73: Dòng thơ cuối của khổ thơ sau:
Vườn em có một luống khoai
Có hàng chuối mật với hai luống cà
Em trồng thêm một cây na
Lá xanh vẫy gió như là gọi chim
(Vườn em-Trần Đăng Khoa).
có những hình ảnh sinh động. Theo em, bằng cách nào nhà thơ đã tạo nên hình ảnh sinh động ấy?
Gợi ý
Hình ảnh sinh động trong hai câu thơ cuối: vẫy gió, gọi chim được nhà thơ tạo nên bằng cách nhân hoá và so sánh (Lá xanh vẫy gió như là gọi chim).
Đề 74:Mở đầu bài thơ Nhớ con sông quê hương, nhà thơ Tế Hanh viết:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng
Đoạn thơ trên có những hình ảnh thơ nào đẹp? Những hình ảnh ấy giúp em cảm nhận được điều gì?
Gợi ý
-Hình ảnh đẹp: con sông xanh biếc có nước trong như mặt gương để những hàng tre ngày ngày soi bóng; hình ảnh dòng sông lấp loáng phản chiếu ánh nắng trưa hè.
-Những hình ảnh ấy giúp em cảm nhận được: con sông quê hương có vẻ đẹp thật quyến rũ lòng người và tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.
Đề 75: Nhà văn Võ Văn Trực viết:
Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước với những Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua nổi tiếng vẫy gọi. Mướt mát rừng keo những đảo Hồ, đảo Sếu. Xanh ngát bạch đàn những đồi Măng, đồi Hòn. Rừng ấu thơ, rừng thanh xuân
(Vời vợi Ba Vì)
Em hãy phân tích những nét đặc sắc trong cách dùng từ, đặt câu của tác giả.
Gợi ý
-Dùng từ gợi tả sinh động, làm cho cảnh vật cũng mạng hồn người: ôm, bát ngát, mênh mông, vẫy gọi, mướt mát, xanh ngát, ấu thơ, thanh xuân.
-Cách đặt câu đảo bộ phận vị ngữ lên trước ở câu 2 và câu 3, đảo định ngữ lên trước danh từ ở câu “bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước” nhằm nhấn mạnh những ý cần diễn đạt về cảnh đẹp của Ba Vì.
-----------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_tieng_viet_lop_5_cam_th.doc