Thăm dò ảnh hưởng của chế phẩm phân Bokashi đến khả năng sinh trưởng của cây cải xanh (Brassica juncea (L.) Czern.)

Thăm dò ảnh hưởng của chế phẩm phân Bokashi đến khả năng sinh trưởng của cây cải xanh (Brassica juncea (L.) Czern.)

Trong bữa ăn hàng ngày, rau tươi có vai trò đặc biệt quan trọng. Lượng protid và lipid trong rau tươi không đáng kể, nhưng chúng cung cấp cho cơ thể nhiều chất có hoạt tính sinh học, đặc biệt là muối khoáng, các vitamin, các chất pectin, axit hữu cơ, xenlulose và các loại đường đơn dễ hấp thu. Do vậy, trong chế độ dinh dưỡng của con người, rau không thể thiếu và ngày càng quan trọng. Theo tính toán của viện dinh dưỡng, hiện nay mỗi người cần trung bình 250 – 300 gam rau/ngày [5].

Trong các loại rau thì cải xanh (Brassica juncea (L.) Czern.) là loại rau có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, được nhiều người ưa chuộng. Thành phần dinh dưỡng trong cải xanh khá cao, đặc biệt là thành phần diệp hoàng tố và vitamin K. Ngoài ra, cải xanh còn có rất nhiều vitamin A, vitamin B, vitamin C, riboflavin, tiamin và các chất khoáng khác như Fe, Ca Theo đông y cải xanh có tính ôn, vị cay, thuộc vào kinh phế tỳ, có tác dụng giải cảm hàn, thông đàm, lợi khí Cải xanh là một loại rau dễ trồng, nhanh cho thu hoạch, có thể trồng nhiều vụ trong năm, chi phí đầu tư thấp, việc tiêu thụ khá dễ dàng. [1].

 

doc 57 trang Người đăng huong21 Lượt xem 524Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thăm dò ảnh hưởng của chế phẩm phân Bokashi đến khả năng sinh trưởng của cây cải xanh (Brassica juncea (L.) Czern.)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
 1.1. Lý do chọn đề tài
	Trong bữa ăn hàng ngày, rau tươi có vai trò đặc biệt quan trọng. Lượng protid và lipid trong rau tươi không đáng kể, nhưng chúng cung cấp cho cơ thể nhiều chất có hoạt tính sinh học, đặc biệt là muối khoáng, các vitamin, các chất pectin, axit hữu cơ, xenlulose và các loại đường đơn dễ hấp thu. Do vậy, trong chế độ dinh dưỡng của con người, rau không thể thiếu và ngày càng quan trọng. Theo tính toán của viện dinh dưỡng, hiện nay mỗi người cần trung bình 250 – 300 gam rau/ngày [5].
Trong các loại rau thì cải xanh (Brassica juncea (L.) Czern.) là loại rau có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, được nhiều người ưa chuộng. Thành phần dinh dưỡng trong cải xanh khá cao, đặc biệt là thành phần diệp hoàng tố và vitamin K. Ngoài ra, cải xanh còn có rất nhiều vitamin A, vitamin B, vitamin C, riboflavin, tiamin và các chất khoáng khác như Fe, CaTheo đông y cải xanh có tính ôn, vị cay, thuộc vào kinh phế tỳ, có tác dụng giải cảm hàn, thông đàm, lợi khíCải xanh là một loại rau dễ trồng, nhanh cho thu hoạch, có thể trồng nhiều vụ trong năm, chi phí đầu tư thấp, việc tiêu thụ khá dễ dàng. [1].
Sản xuất nông nghiệp trải qua nhiều giai đoạn từ nông nghiệp truyền thống chủ yếu sử dụng các loại phân hữu cơ như: phân chuồng, rác, lá cây đốtđến nông nghiệp hóa học, đây chính là nền nông nghiệp làm năng suất thu hoạch tăng lên mạnh mẽ, góp phần đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của con người. Bên cạnh lợi nhuận mà nó mang lại thì tác hại của nông nghiệp hóa học cũng rất lớn. Dư lượng của các chất hóa học trong các loại phân này gây ra những hậu quả vô cùng tai hại như: Phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, làm cho dinh dưỡng của đất sút kém, sự sống trong đất giảm mạnh, tồn dư độc hại trong sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng, an toàn thực phẩm giảm sút từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe con người. 
Vì vậy những năm gần đây, nhiều nước đang hướng đến phát triển một nền nông nghiệp bền vững, đó là nền nông nghiệp quay về với tự nhiên nhưng vẫn đảm bảo năng suất cao tối ưu cho cây trồng, tăng tính an toàn của sản phẩm thu hoạch và đảm bảo tính bền vững của môi trường sản xuất. Theo hướng này, giáo sư T.Higa, đã phân lập nhiều nhóm vi sinh vật có lợi và chế tạo thành công chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM (Effective microorganisms) và ứng dụng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp bền vững [15].
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Namđã sử dụng phân Bokashi, phân Bokashi được chế từ EM gốc. Khi sử dụng loại phân này mang lại những hiệu quả cao trong trồng trọt và tác động đồng thời làm tăng năng suất phẩm chất thu hoạch, cải tạo đất, ngăn ngừa được bệnh hại cây trồngngoài ra EM còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác như nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, xử lí rác thải, bảo vệ môi trường [14]
	Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và cơ sở lí luận trên nên tôi chọn đề tài “Thăm dò ảnh hưởng của chế phẩm phân Bokashi đến khả năng sinh trưởng của cây cải xanh (Brassica juncea (L.) Czern.)”
 1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
 1.2.1. Mục đích nghiên cứu	
	- Đánh giá tác động của phân vi sinh lên sự sinh trưởng của cây rau cải xanh.
	- So sánh và tìm ra tỉ lệ phân phù hợp mà tại đó cây cải xanh sinh trưởng tốt, cho năng suất cao.
 1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
	- Tiến hành thực nghiệm trồng rau cải xanh với các công thức thí nghiệm khác nhau.	
	- Theo dõi các chỉ tiêu sinh lí và sinh trưởng của cây cải xanh qua các giai đoạn.
	- Lập sơ đồ so sánh sự tác động của từng công thức, tìm ra tỉ lệ ảnh hưởng mạnh nhất đến sự sinh trưởng của cây.
	- Đánh giá kết quả và đưa vào thực tiễn sản xuất. 
PHẦN II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
 2.1. Giới thiệu chung về cây cải xanh.
 2.1.1. Nguồn gốc và phân loại
	Cây cải xanh [Brassica juncea (L.) Czern] hay còn gọi là cải canh, cải sen, hạt cải xuất phát từ Trung Quốc và Ấn Độ. Có bộ nhiễm sắc thể n = 18. Trồng lấy lá để làm rau ăn, có vị nồng cay, phân bố rộng khắp, có nguồn gốc từ miền nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, có nhiều ở vùng Trung Á hay Trung Đông. Ở nước ta cây được trồng khắp cả nước, có thể trồng quanh năm trừ những tháng nóng và mưa nhiều. Vị nồng là do Benzil – isotiocianat.[6]
	Cải xanh thuộc bộ màn màn: Bộ gồm những cây nhỏ, hoặc thân cây cỏ. Bộ này xuất phát từ những đại diện nguyên thủy của bộ hoa tím (Họ mùng quân). Nó không chỉ gần gũi với bộ hoa tím về cấu tạo bộ nhụy, mà còn ở nhiều dấu hiệu khác như tuyến mật cũng từ đế hoa phát triển lên, noãn cấu tạo giống nhau... Bộ gồm 5 họ, ở nước ta gặp đại diện của 3 họ, trong đó hay gặp là họ cải.[6]
	Họ cải ( Brassicaceae) : Cây thân cỏ, sống hằng năm, rất hiếm khi là cây nữa bụi hoặc cây bụi. Lá đơn, mọc cách, không có lá kèm. Hoa tập hợp thành cụm hoa chùm đơn hay chùm kép, hoặc hình ngù, không có lá bắc. Hoa thường nhỏ, đều, mẫu 2, đài 4 mảnh, xếp thành 2 vòng chéo chữ thập. Qủa thuộc loại quả cải (quả do hai noãn dính với nhau thành bầu 1 ô, nhưng bị ngăn đôi thành 1 vách giả, làm thành cái khung mang hạt. Khi chín mở bởi 4 kẻ nứt dọc theo 2 khung bên này để tách thành 2 mảnh vỏ. loại quả này đặc trưng cho các cây họ cải...[8]
	Họ cải là một họ lớn với hơn 350 chi và khoảng 3000 loài phân bố chủ yếu ở Bắc bán cầu, đặc biệt ở vùng Địa Trung Hải và Trung Á. Ở nước ta có 6 chi và độ 20 loài [9] 
 2.1.2. Giá trị của cây cải xanh 
	2.1.2.1. Giá trị về dinh dưỡng 
	Cải xanh có rất nhiều giống có thể gieo trồng từ Bắc đến Nam.
	Trong cải xanh có nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như: chất béo, đạm, đường và các chất khoáng khác như: Ca, P, Fe...Trong cải xanh còn có nhiều loại Vitamin: A, B1, B2, C, PP...[12]
	Cải xanh còn cung cấp một lượng lớn chất xơ, tuy không có giá trị về mặt dinh dưỡng, song do bản thân chúng xốp nên có tác dụng nhuận tràng và làm tăng khả năng tiêu hóa [4]
	Cải xanh có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu. Cải xanh dùng làm rau sống khi cây có 2 lá mầm, thức ăn được chế biến từ cải xanh rất đa dạng với nhiều màu sắc đẹp mắt, hương vị đa dạng góp phần tạo nên những bữa ăn ngon miệng và hấp dẫn như: làm gỏi (3-4 lá thật), nấu lẫu, xào, luộc, làm dưa muối...[3, 12]
	Bảng 1.2: Hàm lượng dinh dưỡng trong rau cải xanh.
Nông sản
Năng suất trung bình (tấn/ha)
Protein (kg/ha)
carotene
(g/ha)
Vitamin C
(kg/ha)
Cải xanh
39,7
707
537
20,6
	2.1.2.2. Giá trị về kinh tế 
	Nhìn chung cải xanh có thời gian sinh trưởng ngắn, kỹ thuật trồng đơn giản, năng suất cao. Cải xanh là một trong những cây rau dễ trồng, nhanh cho thu hoạch, chỉ từ 30 – 45 ngày và có thể gieo trồng được nhiều vụ trong năm. Hơn nữa, chi phí đầu tư thấp mà lợi nhuận lại cao, việc tiêu thụ dễ dàng và được người tiêu dùng ưa chuộng nên đây là loại rau được trồng rất phổ biến hiện nay. [4, 12]
 2.1.3. Đặc điểm hình thái của cây cải xanh [8, 4] 
	- Hệ rễ: Hệ rễ của cây cải xanh nông, cạn, chủ yếu phân bố ở tầng đất mặt. Nhìn chung hệ rễ chịu hạn kém. 
	- Thân: Ở giai đoạn đầu thân sinh trưởng và phát triển kém, chỉ đến khi cây bắt đầu có nụ thì thân mới vươn cao và phân thành nhiều nhánh.
	- Lá: Lá có hai phần chủ yếu là cuống lá và phiến lá. Cuống lá nhỏ hơi tròn. Phiến lá nhỏ hẹp, bản lá mỏng có màu xanh từ xanh vàng đến xanh đậm. Diện tích lá thường lớn nên không chịu được hạn do nước bị bốc hơi nhiều. 
	- Hoa, quả và hạt: Hoa màu vàng, khi nở có 4 cánh đều nhau, thụ phấn nhờ côn trùng (ong). 
- Quả: Quả của cây cải xanh thuộc loại quả có 2 mảnh vỏ. Khi quả chín già và khô, quả tách ra làm hai, hạt rơi ra ngoài. 
	- Hạt của cây cải xanh rất nhỏ, màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm, hạt nhẵn 
 2.1.4. Đặc điểm sinh thái [4, 11]
	- Nhiệt độ: Nhìn chung các nhóm cải ưa thích khí hậu ôn hoà, mát mẻ. Nhiệt độ thích hợp cho cải xanh là 10 – 270 C. Do phạm vi nhiệt độ rộng nên có thể trồng gần như quanh năm. Cải trồng mùa nắng cho năng suất cao hơn mùa mưa nhưng phải tưới đủ nước. Cây cải xanh có khả năng chịu rét khá cao.
	- Ánh sáng: Ánh sáng mặt trời là nguồn năng lượng vô tận để cây quang hợp. Cải xanh yêu cầu cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng vừa phải, có khả năng chịu bóng râm hơn các cây rau khác. Do đó việc bố trí mùa vụ cũng như sắp xếp các cây trồng xen, trồng gối tạo ánh sáng thích hợp để cây sinh trưởng tốt, tạo năng suất cao nhất.
- Nước: Rau cần rất nhiều nước và yêu cầu tưới nước đầy đủ trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Tùy vào từng giai đoạn phát triển của cây để bổ sung nước cho phù hợp. Các giống cải xanh có hệ rễ cạn, lá nhiều và lớn vì vậy cần độ ẩm thường xuyên trong thời gian sinh trưởng. Cải sau khi trồng cần tưới nước ngay, mỗi ngày 1 lần, mùa khô nên tưới phun 2 lần/ngày. Nên tưới đủ nước và trực tiếp vào gốc cho đến khi cây bén rễ hồi xanh, để cây sinh trưởng phát triển tốt, sau đó chỉ tưới khi đất thiếu ẩm. Độ ẩm đất từ 70 - 85% và độ ẩm không khí cao sẽ có lợi cho sự sinh trưởng thân lá.
 2.2. Giới thiệu chung về chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM 
 2.2.1. Lược sử nghiên cứu [21, 25]
	Công nghệ EM do Giáo sư - Tiến sĩ Teruo Higa, giảng viên Trường Đại Học Tổng hợp Ruykyu Okinawa (Nhật Bản) sáng tạo ra và được áp dụng vào thực tiễn từ năm 1980 ở nhiều nước trên thế giới. Ông được sinh ra ở Okinawa, Nhật Bản vào năm 1941. Ông tốt nghiệp khoa nông nghiệp, chuyên nghiên cứu nông nghiệp và tập trung vào việc trồng cây ăn quả. Từ đó ông bắt đầu giảng dạy tại Ryukyus và tiến hành nghiên cứu về vi sinh vật không gây bệnh có thể cùng tồn tại. Đó là trong nghiên cứu một số chất thải ở một số nhà máy gần đó. Thời gian trôi qua, ông nhận thấy rằng các cây đã tiếp xúc với các hỗn hợp chất thải có các vi sinh vật cực kỳ sôi động. Các vi sinh vật này đã có một tác dụng có lợi lên sự tăng trưởng của thực vật.
	Tiến sĩ Higa sử dụng dữ kiện này và tiếp tục nghiên cứu của mình về các vi sinh vật hỗn hợp, điều chỉnh nó cho đến khi cuối cùng ông đã sáng chế ra công nghệ EM. Kết quả là một sự pha trộn tối ưu hóa của vi khuẩn axit lactic, nấm men, và các vi khuẩn quang dưỡng có thể làm việc kết hợp với môi trường xung quanh để tạo ra những hiệu ứng có lợi. Với một loạt các loại EM lần đầu tiên được bán trên thị trường tại Nhật Bản vào năm 1982 và hiện đang được sử dụng tại hơn 120 quốc gia trên toàn thế giới. Ngày nay, EM bokashi sử dụng lớn nhất được tìm thấy ở châu Á, Australia, và New Zealand. 
 2.2.2. Nguyên lí cho ra đời chế phẩm EM [16]
	Với quan điểm: Sử dụng các chủng vi sinh vật có ích trong nông nghiệp, việc sản xuất ra chế phẩm EM được dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau đây:
	- Nguyên lý thứ nhất:
	Sản xu ... o đổi chất và năng lượng diễn ra mạnh mẽ. Tôi đã tiến hành xác định hoạt hoạt độ catalaza vào tuần thứ nhất và tuần thứ 2 và thu được kết quả ở bảng 3.4 và biểu đồ 3.4.
Bảng 3.4: Hoạt tính enzim catalase của cây cải xanh qua các thời kì theo dõi (ml O2/g/3 phút )
CT
 Tuần 1
Tuần 2
% SĐC
% SĐC
ĐC
6.167a
100
13.250a 
100
I
6.000a
97.29
13.500a 
101.87
II
5.917a
95.95
9.744b
73.54
III
5.750a
93.24
9.458a 
71.38
(Trong cùng một cột có ít nhất một chữ cái giống nhau là không khác nhau ở 
P < 0.05 )
Biểu đồ 3.4: Hoạt tính enzim catalase của cây cải xanh qua các thời kì theo dõi (ml O2/g/3 phút ).
 Qua bảng số liệu trên tôi thấy rằng: Ở tuần 1, tuần 2 hoạt tính enzim của các công thức đều thấp hơn đối chứng. Vào tuần 1 thấp hơn ĐC vào khoảng 2.71 - 6.76%. Ở tuần 2 thấp hơn khoảng 26.46 - 28.64% so với đối chứng, trong đó công thức III thấp nhất và thấp hơn ĐC 28.64%, tiếp đến là công thức II thấp hơn 26.81%, riêng công thức I có tăng hơn so với đối chứng nhưng không đáng kể. Sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê. 
Qua kết quả trên chúng tôi nhận thấy Bokashi chưa tác động có hiệu quả đến hoạt tính enzim catalase trong giai đoạn đầu.
 3.5. Ảnh hưởng của chế phẩm phân Bokashi đến hàm lượng vitamin C của cây cải xanh vào thời kì thu hoạch
	Như chúng ta đã biết vitamin C được gọi là ascorbve, chỉ với một số lượng nhỏ nhưng rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể sống.
	Để xác định chất lượng của cây cải xanh, chúng tôi tiến hành phân tích hàm lượng vitamin C vào thời kì thu hoạch. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.5 và biểu đồ 3.5.
Bảng 3.5: Hàm lượng vitamin C của cây cải xanh vào thời kì thu hoạch 
CT
 Thu hoạch
% SĐC
ĐC
0.040c
100
I
0.065b
162.50
II
0.082a
205.00
III
0.090a
225.00
(Trong cùng một cột có ít nhất một chữ cái giống nhau là không khác nhau ở
 P < 0.05 )
Bảng 3.5: Hàm lượng vitamin C của cây cải xanh vào thời kì thu hoạch 
	Qua bảng và biểu đồ chúng tôi thấy:
	Vào thời kỳ thu hoạch, hàm lượng vitamin C tăng lên vượt trội ở các công thức thí nghiệm, tăng từ 16.50 - 125% so với công thức đối chứng. Các công thức đều mang lại hiệu quả cao, trong đó CT3 tăng cao nhất 125% so với ĐC, tiếp đến là CT2 tăng 105%. CT1 cho kết quả thấp nhất trong 3 công thức thí nghiệm nhưng vẫn cao hơn công thức ĐC 62.5%. Như vậy chúng ta có thể kết luận rằng Bokashi đã ảnh hưởng mạnh đến quá trình tổng hợp vitamin C ở cây cải xanh.
 3.6. Ảnh hưởng của chế phẩm phân Bokashi đến diện tích lá của cây cải xanh
Cải xanh là loại rau ăn lá nên việc tăng diện tích lá là vấn đề rất quan trọng. Bề mặt lá chính là cơ quan quang hợp để tạo ra các chất hữu cơ cung cấp cho toàn bộ cơ thể và dự trữ trong các cơ quan tạo nên năng suất cây trồng. Vì vậy, về nguyên tắc thì tăng diện tích lá là biện pháp quan trọng để tăng năng suất cây trồng.
	Để xác định diện tích lá cũng như ảnh hưởng của Bokashi đến chỉ tiêu này, tôi đã tiến hành đo diện tích lá vào thời điểm thu hoạch theo phương pháp pháp kích thước thẳng của lá và thu được kết quả sau:
Bảng 3.6: Diện tích lá của cây cải xanh vào thời kì thu hoạch (cm2)
CT
Thu hoạch
% SĐC
ĐC
44.913d
100
I
59.587c
132.67
II
82.103b
182.80
III
109.643a
244.12
(Trong cùng một cột có ít nhất một chữ cái giống nhau là không khác nhau ở
 P < 0.05 )
Bảng 3.6: Diện tích lá của cây cải xanh vào thời kì thu hoạch (cm2)
Qua bảng số liệu, biểu đồ cho thấy: 
	Các công thức có Bokashi đều mang lại hiệu quả cao hơn đối chứng. Diện tích lá vào thời kì thu hoạch dao động trong khoảng 44.913 - 109.643 cm2. Vào thời kì thu hoạch số lá/cây chênh lệch giữa các công thức là rất lớn. Trong đó, công thức III cho diện tích lá cao nhất, cao gấp 2.5 lần so với đối chứng, tăng 144.12%. Công thức 2 tăng cũng khá cao 82.80% so với đối chứng và tiếp đến là công thức 1 tăng 32.67% so với đối chứng. 
	Rõ ràng, Bokashi có ảnh hưởng rất sâu sắc đến diện tích lá. Như vậy sử dụng Bokashi là một trong những biện pháp làm tăng diện tích lá mà không cần phải sử dụng đến hóa chất nông nghiệp.
3.7. Ảnh hưởng của chế phẩm phân Bokashi đến năng suất của cây cải xanh vào thời kì thu hoạch.
	Năng suất và chất lượng nông sản là mục đích cuối cùng của việc sản xuất đồng thời nó sẽ quyết định tới lợi nhuận của người lao động. Cây cải xanh là loại rau ăn lá nên năng suất chủ yếu là do lá tạo nên. Số lá càng nhiều, diện tích lá càng lớn thì năng suất cao. Ngoài ra yếu tố mật độ cũng ảnh hưởng đến năng suất. Để đánh giá ảnh hưởng của Bokashi đến năng suất của rau cải xanh, chúng tôi tiến hành xác định các chỉ tiêu liên quan đến năng suất bao gồm: Năng suất lí thuyết (NSLT) và năng suất thực thu (NSTT). Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.7 và đồ thị 3.7 như sau:
Bảng 3.7: Năng suất lí thuyết (NSLT) và năng suất thực thu (NSTT) của cây cải xanh vào thời kì thu hoạch (tạ/ha)
CT
Số cây/m2
 NSLT (Tạ/ha)
NSTT (Tạ/ha)
% SĐC
% SĐC
ĐC
32
3.467c
100
1.647d 
100
I
32
4.800b
138.45
2.200c 
133.58
II
32
5.547b
159.99
3.567b
216.58
III
32
6.933a
199.97
4.267a 
259.08
(Trong cùng một cột có ít nhất một chữ cái giống nhau là không khác nhau ở
 P < 0.05 )
	Biểu đồ 3.7: Năng suất lí thuyết (NSLT) và năng suất thực thu (NSTT) của cây cải xanh vào thời kì thu hoạch (tạ/ha)
	Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở hầu hết các công thức thí nghiệm đều có sự sai khác có ý nghĩa so với đối chứng. Công thức 3 cả NSLT và NSTT đều đạt khối lượng cao nhất, trong đó NSTT đạt 4.267 tạ/ha tăng 159.08% so với đối chứng; NSLT đạt 6.933 tạ/ha tăng 99.97% so với đối chứng. Tiếp đến là công thức 2 và công thức 1. Như vậy sử dụng Bokashi đã mang lại năng suất cao cho cây cải xanh.
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận
	- Nhìn chung kết quả thu được từ các chỉ tiêu theo dõi, chúng tôi nhận thấy rằng có sự tương quan giữa các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cây cải xanh. 
	- Khi sử dụng Bokashi bón cho cây đều mang lại kết quả cao hơn so với đối chứng. Đối với cây cải xanh, Bokashi chỉ có tác dụng vào giai đoạn tuần thứ 3 trở đi.
	- Lượng bón Bokashi có ảnh hưởng rất rõ rệt đến quá trình sinh trưởng và năng suất rau cải xanh. Có thể dùng các công thức CT1, CT2, CT3 để trồng cải xanh nhưng để đạt năng suất tốt nhất vẫn là CT3. Có thể xếp thứ tự ảnh hưởng của Bokashi đến năng suất của cải xanh như sau: Tác động mạnh nhất là công thức 3, tiếp đến là công thức 2 rồi đến công thức 1.
4.2 Đề nghị
	- Trong quá trình tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài này chúng tôi còn gặp một số khó khăn như sau: 
	+ Điều kiện thời gian nghiên cứu gấp rút nên tôi chưa có điều kiện lặp lại thí nghiệm nhiều lần nên kết quả chỉ tương đối.
	+ Hạn chế về mặt kinh phí và trang thiết bị còn nhiều thiếu thốn nên tôi chỉ tiến hành thí nghiệm với quy mô nhỏ và chỉ phân tích một số chỉ tiêu.
 	+ Điều kiện thời tiết không thuận lợi, mưa bão nhiều nên việc thực nghiệm gặp rất nhiều khó khăn. 
	- Do vậy để cải thiện chất lượng và tạo điều kiện thuận lợi cho những nghiên cứu sau, chúng tôi có một số kiến nghị:
	+ Đối với các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa cần được lặp lại nhiều lần để có kết luận chính xác hơn.
	+ Mở rộng quy mô nghiên cứu để đạt được những kết quả tốt nhất nhằm ứng dụng sản xuất, tăng năng suất cây trồng, phát triển nền nông nghiệp nước nhà.
	+ Cơ sở vật chất cung cấp cho việc nghiên cứu cần được quan tâm và đầu tư hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tiếng Việt
	1. Mai Thị Phương Anh, (7/1996), giáo trình cao học và nông học “ Rau và trồng rau”, NXB Nông nghiêp. Trang 11.
	2. Tạ Thu Cúc (2007), Kỹ thuật trồng rau sạch, trồng rau ăn lá, Nxb phụ nữ.
	3. Tạ Thị Thu Cúc và CS (2000), Giáo trình cây rau, NXB Nông nghiệp Hà Nội. Trang 1 – 4.
	4. PGS. Ts.Tạ Thu Cúc ,Giáo trình Kỹ thuật trồng rau. NXB Hà Nội. Trang 5 – 8, 19 – 28, 88 - 89.
	5. Quách Đĩnh - Nguyễn Văn Tiếp - Nguyễn Văn Thoa (10/2008), Bảo quản và chế biến rau quả, NXB Khoa học và kỹ thuật.
	6. Phạm Hoàng Hộ (2003).Cây cỏ Việt Nam, quyển I. NXB trẻ TPHCM, trang 602.
	7. Hoàng Thị Sản (2003), Phân loại học thực vật, NXB GD.
	8. Hoàng Thị Sản (chủ biên)_ Trần Văn Ba, (2001). Hình thái _ Giải 
phẫu học thực vật. NXB giáo dục. Trang 147 
	9. Hoàng Thị Sản, (2007). Phân loại học thực vật. NXB Giáo Dục. Trang 115.
	10. Đoàn Đức Lân Khoa Sinh – Hoá, Chế phẩm EM – Một sản phẩm độc đáo của công nghệ sinh học Nhật bản. Đánh giá tác động của EM trên cây đậu tương giống DT 84 tại vườn thực nghiệm Đại học Tây Bắc.
	11. Trần Khắc Thi, sổ tay người trồng rau, NXB nông nghiệp Hà Nội, 2001, trang 68 – 72.
	12. Th.s Nguyễn Thị Quỳnh Trang, (2009). Nghiên cứu môi trường dinh dưỡng thích hợp trồng cây cải xanh (Brassica juncea (L) Czern) bằng phương pháp thủy canh, Đề tài khoa học và công nghệ cấp trường, trang 7.
	13. Trung tâm ứng dụng khoa học và công nghệ ở tỉnh Đak lak (2000). Thử nghiệm và ứng dụng công nghệ vi sinh vật hữu hiệu EM (Effective microorganisms) trong nông nghiệp và môi trường. 
	14. Trung tâm phát triển công nghệ Việt – Nhật (1999). Nông nghiệp thiên nhiên cứu thế và công nghệ vi sinh vật hữu hiệu – hướng dẫn sử dung EM.
	15. Nghiên cứu quy trình sản xuất và ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM phục vụ trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tại Bình Định (2003). Trung tâm tư vấn đầu tư phát triển khoa học công nghệ và môi trường.
	16. Sở khoa học công nghệ và môi trường Thái Nguyên, Trung tâm ứng dụng dịch vụ KH - CN và MT, (2001). Hướng dẫn sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM trong sản xuất và đời sống.
	17. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Thái Bình. Hướng dẫn sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM trong sản xuất và đời sống. (1998).
	II. Tài liệu Tiếng Anh
	18. Le Khac Quang, Nguyen Quang Thach, Vu Van Liet, Vu Quang Sang, Nguyen Viet Trung, Tran Trong Hieu, 2006, EM Technology Application in Viet Nam. Http: //www.envismadrasuniv.org/pdf/emtv.pdf
	19. Teruo Higa and James F. Parr, 1994. Beneficial and effective microorganisms for a sustainable agriculture and environment. International Nature Farming Research Center Atami, Japan. 
	III. Website
	20. 
	21. 
	22. 
	23. 
	24. 
	25. 
PHỤ LỤC
Ảnh về chế phẩm EM và phân Bokashi
EM
Rỉ đường
Bokashi
Ảnh cải xanh vào tuần 1
CT2
CT3
CT1
ĐC
Ảnh cải xanh vào tuần 2
ĐC
CT1
CT2
CT3
Ảnh cây cải xanh vào tuần thứ 3
ĐC
CT1
CT2
CT3
Ảnh cải xanh vào ngày thu hoạch.
ĐC
ĐC
CT1
CT2
CT3
CT1
CT2
CT3

Tài liệu đính kèm:

  • docBokashi.doc