Tham luận: Nâng cao chất lượng giáo dục tổ 4 + 5

Tham luận: Nâng cao chất lượng giáo dục tổ 4 + 5

I - ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

1. Thuận lợi:

Được sự quan tâm sát sao của nhà trường và các đoàn thể trong đơn vị.

Đồ dùng tài liệu phục vụ cho việc dạy và học tương đối đầy đủ.

Học sinh của các lớp thuộc khối 4+5 đa số ngoan, chăm học.

Có đội ngũ giáo viên trẻ, mặt tích cực là năng nổ, nhiệt tình, sôi động.

2. Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên, tổ khối 4+5 cũng gặp phải không ít những khó khăn. Trước hết, về học sinh đại đa số là con em nông dân ở vùng nông thôn sâu, điều kiện kinh tế chậm phát triển. Mặt khác, ở vùng nông thôn, trình độ dân trí còn thấp nên ý thức cho con em được học tập cũng chưa cao.

Về phía giáo viên dù đội ngũ được trẻ hoá, năng nỗ, nhiệt tình, được đào tạo chính qui bài bản nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy.Thêm vào đó, giáo viên được phân công về tổ phần lớn không phải là người địa phương, ít nhiều không hiểu hết đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh của học sinh vùng sâu, nghèo khó.Đa số, giáo viên ở nơi khác về công tác.

 

doc 5 trang Người đăng huong21 Lượt xem 2274Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tham luận: Nâng cao chất lượng giáo dục tổ 4 + 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tham luận:
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TỔ 4+5
I - ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
Thuận lợi:
Được sự quan tâm sát sao của nhà trường và các đoàn thể trong đơn vị.
Đồ dùng tài liệu phục vụ cho việc dạy và học tương đối đầy đủ.
Học sinh của các lớp thuộc khối 4+5 đa số ngoan, chăm học.
Có đội ngũ giáo viên trẻ, mặt tích cực là năng nổ, nhiệt tình, sôi động. 
2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên, tổ khối 4+5 cũng gặp phải không ít những khó khăn. Trước hết, về học sinh đại đa số là con em nông dân ở vùng nông thôn sâu, điều kiện kinh tế chậm phát triển. Mặt khác, ở vùng nông thôn, trình độ dân trí còn thấp nên ý thức cho con em được học tập cũng chưa cao. 
Về phía giáo viên dù đội ngũ được trẻ hoá, năng nỗ, nhiệt tình, được đào tạo chính qui bài bản nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy.Thêm vào đó, giáo viên được phân công về tổ phần lớn không phải là người địa phương, ít nhiều không hiểu hết đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh của học sinh vùng sâu, nghèo khó.Đa số, giáo viên ở nơi khác về công tác. 
Về cơ sở vật chất dù được nhà trường quan tâm xây dựng bổ sung nhưng cũng thực sự cũng chưa đồng bộ, chưa có phòng học chức năng phục vụ cho các môn học đặc thù.
II - NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC:
	Trước những khó khăn và thuận lợi thực tế ở nhà trường, ngay từ đầu năm học tổ đã xây dựng kế hoạch, xác định mặt mạnh, mặt yếu của học sinh, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất. Đồng thời,cũng xác định cái nào là nguyên nhân chủ yếu.Để từ đó có biện pháp cụ thể, sát hợp với điều kiện khả thi.
Trước hết tổ nhận thấy cần phải có biện pháp thích hợp, hiệu quả để chống lưu ban; phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường, các tổ chức xã hội xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường khâu kiểm tra, đánh giá, xếp loại ; tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp,Đẩy mạnh phong trào thi đua ''Dạy tốt - Học tốt'', động viên khen thưởng kịp thời, đúng đối tượng; phát huy hiệu quả cơ sở vật chất hiện có, tự làm thêm đồ dùng dạy học cần thiết,... 
Để thực hiện được mục tiêu đó, nhà trường đã tập trung quản lý các vấn đề cơ bản sau :
	1. Quản lý hoạt động học tập của học sinh :
a)Chống lưu ban:
-Chỉ đạo công tác chủ nhiệm trong việc xây dựng nề nếp hoạt động của lớp như tổ chức thi đua, cho mỗi học sinh tự đăng kí chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ của mình; tổ chức và hướng dẫn cho học sinh xây dựng thời khóa biểu tự học, phương pháp tự học ở nhà, tự tìm hiểu kiến thức bộ môn trong sách giáo khoa. 
- Thường xuyên nhắc nhở, động viên, tâm tình, kiểm tra việc học tập của học sinh nhằm gợi cho các em động cơ học tập.Hàng tháng giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn có cuộc họp để nắm bắt tình hình học tập của lớp. Từ đó tổ giao cho mỗi giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn chỉ tiêu cụ thể mỗi giáo viên giúp từ 3 đến 4 yêú vươn lên trung bình.Nội dung và biện pháp giúp các em bằng cách là giáo viên truy bài, kiểm tra bài, hướng dẫn phương pháp học tập, giải đáp những kiến thức bộ môn các em chưa hiểu.
-Yêu cầu mỗi giáo viên chủ nhiệm trong năm phải đến nhà gặp gỡ gia đình học sinh của lớp mình,trường hợp có hiện tượng học sinh bỏ học, phải tìm hiểu được nguyên nhân, từ đó giáo viên đề xuất cùng nhà trường có biện pháp giúp các em trở lại trường
b) Giáo dục hạnh kiểm ,tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn cho học sinh :
	Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu-kém và thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường, thì nguồn gốc sâu xa là các em mất hoặc chưa định hướng được ý nghĩa của việc học tập. Từ đó, dẫn đến các em không nhẫn nại vượt khó, kiên trì học tập, tập trung với bạn bè lười học có những hành vi trốn học. Do đó, ngay từ đầu năm nhà trường quan tâm, tăng cường nhiều biện pháp giáo dục hạnh kiểm và khơi dậy động cơ hứng thú học tập bằng cách: 
	-Sinh hoạt lớp thông qua hình thức tự quản, tự các em xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp, chỉ tiêu, biện pháp, nhất là thành lập các nhóm học tập các em tự giúp nhau. Trong đó vai trò của giáo viên chỉ là người hướng , tổ chức cho lớp.
	-Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm, dùng tiết sinh hoạt dưới cờ tổ chức các hoạt động thảo luận, trao đổi theo chủ đề của nhà trường như học tập có lợi ích gì ?, phương pháp học tập, gương học tốt, tình bạn, ước mơ định hướng chọn nghề trong tương lai ...
- Quan tâm đến việc giáo dục học sinh có ý thức xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; tổ chức viết bài dự thi do trường đề ra với nội dung theo từng tháng nhằm xây dựng cho các em ý thức việc học tập,đẩy mạnh phong trào thi đua trang trí trường lớp, thi đua trồng cây xanh, cây cảnh tạo vẻ mỹ quan cho nhà trường; góp phần xây dựng môi trường, cảnh quan Xanh - Sạch - Đẹp.
	-Đồng thời ,cũng thông qua giờ dạy của mình, giáo viên góp phần giáo dục cho các em về tinh thần, thái độ học tập bằng cách có sự chuẩn bị bài tốt trước khi lên lớp, cặn kẽ hướng dẫn cho các em dễ hiểu bài và vận dụng kiến thức bài học bằng những bài tập từ dễ đến khó.Chú ý đến những học sinh yếu kém môn học mà tổ đã giao nhiệm vụ giúp đỡ vươn lên.
2. Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên :
	a) Tổ chức và hướng dẫn cho học sinh học tập :
Ngoài những công việc quản lý về hồ sơ chuyên môn,công việc chuẩn bị giờ lên lớp như soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học, giờ lên lớp, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của giáo viên, tổ chú trọng hơn đến việc tổ chức và hướng dẫn của giáo viên cho học sinh học tập, bởi vì đây là nhược điểm lớn của giáo viên là ít quan tâm sâu sát đến tình hình đối tượng học sinh học ở lớp.Do đó, ngay từ đầu năm học với sự hướng dẫn của nhà trường mỗi tổ chuyên môn phải xây dựng được kế hoạch chung về hướng dẫn cho học sinh học bộ môn của mình, đồng thời trên cơ sở đó mỗi giáo viên cụ thể hoá kế hoạch của tổ.Nội dung công việc hướng dẫn cho các em chủ yếu tập trung việc chuẩn bị bài, làm bài,phương pháp học tập ở nhà và thái độ học tập ở lớp.
	b) Nâng cao hiệu quả các hoạt động của tổ chuyên môn.
	Đặc điểm của tổ là giáo viên trẻ chiếm tỷ lệ lớn, vì vậy công việc làm trước tiên và làm lâu dài là phải xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng nâng cao tay nghề , trong thời gian nhất định phải dạy được toàn cấp.Ngoài những quy định dự giờ, thao giảng, tự rèn luyện kiến thức bộ môn. 
 	Các tổ chuyên môn đổi mới nội dung sinh hoạt tổ, chú trọng công tác chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh. Mỗi lần sinh hoạt tổ phải đặt ra được một vấn đề nhỏ cho tập thể bàn bạc, ví dụ nội dung kiến thức từng bài học, từng chương chưa rõ ràng ; phương pháp giảng bài học, sử dụng đồ dùng dạy học  
- Thống nhất trọng tâm chương trình toàn khối của các bộ môn, truyền thụ cho học sinh những kiến thức thật cơ bản về môn học, giúp các em tìm ra con đường ngắn nhất để tiếp cận vấn đề để kích thích động cơ học tập của học sinh.
-Tổ chức hướng dẫn và rèn cho học sinh có thói quen tự học một cách thường xuyên, đều đặn; không nhồi nhét kiến thức, không học tủ, học vẹt, học theo thời điểm trước khi thi,...
- Đổi mới, tăng cường thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá,xếp loại về hoạt động dạy của giáo viên và học tập của học sinh.
- Chú trọng chất lượng mũi nhọn, tổ đã thực sự quan tâm đến việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Bằng nhiều hình thức kết hợp giữa các giáo viên chủ nhiệm trong việc lập kế hoạch phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ lớp đầu cấp; hàng năm tổ chức thi vòng trường để tuyển chọn và lập nên đội tuyển.
-Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi, tiếp tục cử giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi của phòng.
 Ngoài kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy còn cần phải có một tình thương mới có thể giúp các em khơi lên động cơ học tập
III - KẾT QUẢ - BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
1. Kết quả:
- Về hạnh kiểm: Nhiều năm qua không có học sinh yếu kém; tỉ lệ học sinh THĐĐ chiếm 100%
- Về học lực :
+ Chất lượng đại trà các năm qua đã thực sự nâng dần tỉ lệ học sinh khá giỏi, số học sinh yếu kém vẫn còn nhưng đã giảm hơn rất nhiều so với trước. 
+ Chất lượng mũi nhọn : Hàng năm vẫn có học sinh đạt giải nhưng số lượng vẫn còn hạn chế và giải cũng không cao. 
+ Tỉ lệ HTCTTH đúng độ tuổi các năm qua từng bước đã được nâng lên rõ rệt. 
2. Bài học kinh nghiệm:
-Trong quá trình quản lý lớp học phải biết xác định những mặt yếu kém và nguyên nhân nào là chủ yếu từ đó có những biện pháp thích hợp.Để đảm bảo được hiệu quả cần kiên trì, nhẫn nại, không nôn nóng.
-Việc giúp đỡ học sinh yếu kém vươn lên đòi hỏi thật sự thông cảm cho các em thực ra không học sinh nào muốn học yếu. Chỉ trừ những học sinh muốn bỏ học.
Trên đây là những biện pháp mà tổ 4+5 đã thực hiện trong các năm học qua, nhất là năm học 2009-2010 tổ đã cố gắng nổ lực hoàn thành nhiệm vụ. Tham luận mang tính đóng góp những kinh nghiệm thực tiễn của tổ, rất mong sự đóng góp của đồng nghiệp.
-----------------------HẾT -------------------

Tài liệu đính kèm:

  • dochong.doc