I. Mục tiêu:
Biết tính tổng nhiều số thập phân bằng cách thuận tiện nhất
• So sánh các số thập phân.
• Giải bài toán có liên quan.
• Làm được bài 1; bài 2 (a,b); bài 3, (cột 1); bài 4.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
TUẦN 11: Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2011 Tiết 1; Chào cờ: Nghe nhận xét tuần 8 ========================== Tiết3; Toán: $51 LUYỆN TẬP (52) I. Mục tiêu: Biết tính tổng nhiều số thập phân bằng cách thuận tiện nhất So sánh các số thập phân. Giải bài toán có liên quan. Làm được bài 1; bài 2 (a,b); bài 3, (cột 1); bài 4. II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ; - Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. - GV nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy – học bài mới 2.1.Giới thiệu bài: Trong tiết học này chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về phép cộng các số thập phân. 2.2.Hướng dẫn luyện tập Bài 1: - GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính cộng nhiều số thập phân. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: ? Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV yêu cầu HS làm bài. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi. - HS nghe. - 1 HS nêu, HS cả lớp theo dõi và bổ xung. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. a) 15,32 27,05 + 41,69 + 9,38 8,44 11,23 65,45 47,66 - HS nhận xét bài làm của bạn cả về đặt tính và thực hiện tính. + Bài toán yêu cầu chúng ta tính bằng cách thuận tiện. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. a) 4,68 + 6,03 + 3,97 b) 6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2 = 4,68 + 10 = (6,9 + 3,1) + (8,4 + 0,2) = 14,68 = 10 + 8,6 = 18,6 c) 3,49 + 5,7 + 1,51 d) 4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8 = 3,49 + 1,51 + 5,7 = (4,2 + 6,8) + (3,5 + 4,5) = 5 + 5,7 = 11 + 8 = 10,7 = 19 - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV yêu cầu HS giải thích cách làm của từng biểu thức trên. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: - GV yêu cầu HS đọc đề bài và nêu cách làm. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV yêu cầu HS giải thích cách làm của từng phép so sánh. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 4: - GV gọi HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ rồi giải. Tóm tắt: I I 28,4m ? m I I I I I I Ngày đầu : Ngày thứ hai: Ngày thứ ba : - GV gọi HS chữa bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố – dặn dò: GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - 1 HS nhận xét bài làm của các bạn, nếu sai thì sửa lại cho đúng. - 4 HS lần lượt giải thích. - HS đọc thầm đề bài trong SGK. - 1 HS nêu cách làm bài trước lớp: Tính tổng các số thập phân rồi so sánh và điền dấu so sánh thích hợp vào chỗ chấm. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. 3,6 + 5,8 > 8,9 7,56 < 4,2 + 3,4 5,7 + 8,9 > 14,5 0,5 > 0,08 + 0,4 - 4 HS lần lượt nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến. Ví dụ : 3,6 + 5,8 ... 8,9 3,6 + 5,8 = 9,4 9,4 > 8,6 Vậy 3,6 + 5,8 > 8,9 - HS cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. ? m - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải Số m vải người đó dệt trong ngày thứ 2 là 28,4 + 2,2 = 30,6 (m) Số m vải người đó dệt trong ngày thứ 3 là 30,6 + 1,5 = 32,1 (m) Số m vải người đó dệt trong 3 ngày là 28,4 + 30,6 + 32,1 =91,1 (m) Đáp số: 91,1 m - 1 HS chữa bài của bạn, HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài của mình. - HS chuẩn bị bài sau Tiết 4; Tập đọc: $21: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ I. Mục tiêu: 1. Đọc lưu loát, biết đọc diễn cảm bài văn, với giọng hồn nhiên, giọng hiền từ của người ông. 2. Hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài. trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. 3. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. tranh ảnh về cây hoa trên ban công, sân thượng trong các ngôi nhà ở thành phố III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ B. Bài mới 1. Giới thiệu chủ điểm; - GV giới thiệu tranh minh hoạ và chủ điểm Giữ lấy màu xanh - Bài học đầu tiên - chuyện một khu vườn nhỏ- kể về một mảnh vườn trên tầng gác của một ngôi nhà giữa phố. 2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu nội dung bài a) Luyện đọc - Một HS đọc toàn bài - GV chia đoạn: bài chia 3 đoạn Đoạn 1: câu đầu Đoạn 2: không phải là vườn Đoạn 3: còn lại - HS đọc nối tiếp lần 1 GV kết hợp sửa lỗi phát âm - Gọi HS nêu từ khó - GV đọc mẫu từ khó - Gọi HS đọc từ khó - HS đọc nối tiếp lần 2 HS nêu chú giải - HS luyện đọc theo cặp - Gọi 2 hS đọc - HD đọc. Cần nhấn giọng các từ; khoái, rủ rỉ, ngọ nguậy, bé xí, đỏ hồng nhọn hoắt, đọc rõ giọng hồn nhiên, nhí nhảnh của bé Thu; giọng hiền từ,chậm rã của người ông. - GV đọc mẫu b) Tìm hiểu bài - HS đọc thầm đoạn và câu hỏi - HS đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi ? Bé Thu Thu thích ra ban công để làm gì? ? Mỗi loài cây ở ban công nhà bé Thu có đặc điẻm gì nổi bật? Ghi: + Cây quỳnh + Hoa ti-gôn + Cây hoa giấy + Cây đa Ấn độ ? Bạn Thu chưa vui vì điều gì? ? Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công Thu muốn báo ngay cho Hằng biết? ? Em hiểu: " Đất lành chim đậu" là thế nào? GV: loài chim chỉ đến sinh sống và làm tổ hát ca ở nhỡng nơi có cây cối có sự bình yên, môi trường thiên nhiên sạch đẹp. Nơi ấy không nhất thiết phải là khu rừng , một công viên hay một cánh đồng , một khu vườn lớn mà có khi chỉ là một mảnh vườn nhỏ trên ban công ...Nếu mỗi gia đình đều yêu thiên nhiên, cây hoa chim chóc... ? Em có nhận xét gì về hai ông cháu bé Thu? ? bài văn muốn nói với chúng ta điều gì? ? Em hãy nêu nội dung bài? GV ghi nội dung bài - Nói lên tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu,có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh. c) Đọc diễn cảm - Gọi 3 HS đọc nối tiếp - Tổ chức HS đọc diễn cảm đoạn 3 + GV đọc mẫu + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - HS thi đọc - GV nhận xét bình chọn và ghi điểm 3. Củng cố dặn dò - Nhắc lại nội dung bài - Nhận xét giờ học - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau - HS nghe - 1 HS đọc toàn bài - 3 HS đọc nối tiếp - HS nêu từ khó - HS đọc - 3 HS đọc nối tiếp - HS nêu chú giải - HS đọc cho nhau nghe - 2 HS đọc - Lớp đọc thầm bài và câu hỏi - 1 HS đọc câu hỏi + Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối; nghe ông kể chuyện về từng loài cây trồng ở ban công + cây quỳnh lá dày, giữ được nước. cây hoa ti- gôn thò những cái râu theo gió ngọ nguậy như những vòi voi bé xíu. Cây đa Ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xoè những cái lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra những búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng + Thu chưa vui vì bạn Hằng ở nhà dưới bảo ban công nhà Thu không phải là vườn. + vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn + Đất lành chim đậu có nghĩa là nơi tốt đẹp thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có con người đến sinh sống làm ăn + Hai ông cháu rất yêu thiên nhiên cây cối, chim chóc. hai ông cháu chăm sóc cho từng loài cây rất tỉ mỉ. + Mỗi người hãy yêu quý thiên nhiên, làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh mình. + Bài văn nói lên tình cảm yêu quý thiên nhiên của 2 ông cháu bé Thuvà muốn mọi người luôn làm đẹp môi trường xung quanh. - 1 h/s đọc nội dung. - 3 HS đọc nối tiếp' - HS đọc theo cặp - Tổ chức HS thi đọc - HS chuẩn bị bài sau ========================== Tiết 5; Lịch sử: $11: ÔN TẬP HƠN 80 NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ (1858-1945) I. MỤC TIÊU: Giúp HS:- Lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945 và ý nghiã lịch sử của các sự kiện đó. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng kẻ sẵn bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945. - Khổ giấy to kẻ sẵn các ô chữ trò chơi: ô chữ kỳ diệu. - Cờ hoặc chuông đủ dùng cho các nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Kiểm tra bài cũ, - GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS. - GV giới thiệu bài: để thực hiện nhiệm vụ chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, nhân dân ta đã trải qua những cuộc đấu tranh nào, chúng ta cùng ôn lại các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn này. * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. Mục tiêu: Giúp HS thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến 1945. Cách tiến hành: - 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: + Em hãy tả lại không khí tưng bừng của buổi lễ tuyên bố độc lập 2-9-1945? + Cuối bản tuyên ngôn độc lập, Bác Hồ thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định điều gì? + Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong ngày 2-9-1945. - HS lắng nghe. - GV treo bảng thống kê đã hoàn chỉnh (che kín nội dung). - GV chọn 1 HS điều khiển lớp đàm thoại để xây dựng bảng thống kê. - GV theo dõi và làm trọng tài cho HS khi cần thiết. - HS đọc lại bảng thống kê làm ở nhà. - HS cả lớp làm việc. * Hoat động 2: Trò chơi - Ô chữ kỳ diệu. Mục tiêu: Giúp HS hiểu biết thêm về các sự kiện lịch sử. Cách tiến hành: - GV giới thiệu trò chơi: ô chữ gồm 15 hàng ngang và 1 hàng dọc. - GV chia lớp thành 3 đội, mỗi đội chọn 4 bạn tham gia chơi, các bạn khác làm cổ động viên: + Lần lượt các đội chơi được chọn từ hàng ngang, GV sẽ đọc các gợi ý từ hàng ngang. Trả lời đúng 10 điểm + Trò chơi kết thúc khi tìm được các từ hàng dọc. + Đội được nhiều điểm nhất giành chiến thắng. - 3 đội cùng suy nghĩ, đội phất cờ nhanh nhất giành được quyền trả lời. 2. Củng cố –dặn dò: - GV tổng kết giờ học, tuyên dương các HS đã chuẩn bị tốt. - HS trả lời. - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau. ========================== Tiết 6; Đạo đức: THỰC HÀNH GIỮA KÌ I Học xong bài này, HS biết: - Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được kết giao bạn bè. - Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày. - Thân ái, đoàn kết với bạn bè. ====================================================== Thứ ba ngày 1 tháng 11 năm 2011 Tiết 2; Toán: $52: TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN (53) I. Mục tiêu: Giúp HS : * Biết cách thực hiện phép trừ hai số thập phân. Áp dụng phép trừ hai số thập phân để giải các bài toán có liên quan. Làm được bài 1 (a,b), bài 2 (a,b), bài 3 II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Dạy – học bài mới 2.1.Giới thiệu bài: Trong tiết học này chúng ta cùng học về phép trừ hai phân số thập phân và vận dụng phép trừ hai số thập phân để giải ... ụ : Đặt tính và tính 0,46 12. - GV gọi HS nhận xét bạn làm bài trên bảng. - GV yêu cầu HS tính đúng nêu cách tính của mình. + Cách đặt tính cũng cho kết quả 1,2 3 = 3,6 (m) - HS cả lớp cùng thực hiện. - HS so sánh, sau đó 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét : * Giống nhau về đặt tính, thực hịên tính. * Khác nhau ở chỗ một phép tính có dấu phẩy còn một phép tính không có. + Đếm thấy 1,2 có một chữ số ở phần thập phân, ra dùng dấu phẩy tách ra ở tích một chữ số từ phải sang trái. + Thừa số có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân thì tích có bấy nhiêu chữ số ở phần thập phân. - 1 HS nêu như trong SGK, HS cả lớp nghe và bổ xung ý kiến. - 2 HS lên bảng thực hịên phép nhân, HS cả lớp thực hiện phép nhân vào giấy nháp. - HS nhận xét bạn tính đúng/sai. Nếu sai thì sửa lại cho đúng. - 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. • Ta đặt tính rồi thực hịên phép nhân như nhân các số tự nhiên : 0,46 + 2 nhân 6 bằng 12, viết 2 nhớ 1. 12 2 nhân 4 bằng 8, viết 8 nhớ 1 là 9, viết 9 92 + 1 nhân 4 bằng 4 viết 4. + 2 hạ 2. 46 9 cộng 6 bằng 15, viết 5 nhớ 1. 5,52 4 thêm 1 bằng 5, viết 5 • Đếm thấy phần thập phân của số 0,46 có hai chữ số, ta dùng dấu tách ra ở hai chữ số kể từ phải sang trái. • Vậy - GV nhận xét cách tính của HS. 2.2.Ghi nhớ ? Qua 2 ví dụ, bạn nào có thể nêu cách thực hiện phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên ? - GV cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK và yêu cầu học thuộc lòng tại lớp. 2.2.Luyện tập – thực hành Bài 1;- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi : ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV yêu cầu 4 HS vừa lên bảng nêu cách thực hiện phép tính của mình. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2;- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi : ? Bài tập yêu cầu chúng ta tính gì ? - GV yêu cầu HS tự làm bài. - Một số HS nêu trước, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính và tính. - 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phép tính, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - 1 HS nhận xét ý kiến, cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến. - 4 HS lần lượt nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi để nhận xét. HS nêu tương tự như cách nêu ở vd 2. - 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. + Bài tập yêu cầu chúng ta tìm tích. - HS làm bài vào vở bài tập. Thừa số 3,18 8,07 2,389 Thừa số 3 5 10 Tích 9,54 40,35 23,890 - GV gọi HS đọc kết quả tính của mình. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3;- GV gọi HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV chữa bài và cho điểm HS. 3. Củng cố – dặn dò: - GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp. HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải Trong 4h ôtô đi được quãng đường là : 42,6 x 4 = 170,4 (km) Đáp số : 170,4 km - HS chuẩn bị bài cho tiết học sau ========================== Tiết2; Kể chuyện: $11: NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON NAI I. Mục tiêu Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của GV , kể lại đượctừng đoạn và toàn bộ câu chuyện người đi săn và con nai. Phỏng đoán được kết thúc câu chuyện hợp lý. Hiểu ý nghĩa câu chuyện : GD ý thức bảo vệ thiên nhiên, không giét hại thú rừng. Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn theo tiêu chí đã giới thiệu từ tuần 1 với h/s khá. II. Đồ dùng dạy học Tranh minh hoạ trang 107 III. các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS kể chuyện về một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc nơi khác? - GV nhận xét ghi điểm B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Người đi săn và con nai 2. Hướng dẫn kể chuyện a) GV kể lần 1 b) GV kể chuyện lần 2 theo tranh c) Kể trong nhóm - Tổ chức HS kể trong nhóm theo hướng dẫn: + Yêu cầu từng em kể từng đoạn trong nhóm theo tranh + Dự đoán kết thúc câu chuyện : Người đi săn có bắn con nai không? chuyện gì sẽ xảy ra sau đó? + Kể lại câu chuyện theo kết thúc mà mình dự đoán. d) kể trước lớp - Tổ chức thi kể - yêu cầu HS kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện - Gv kể tiếp đoạn 5 - Gọi 3 HS thi kể đoạn 5 - Nhận xét HS kể 3. Củng cố dặn dò H: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? - Nhận xét kết luận về ý nghĩa câu chuyện - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị một câu chuyện em được nghe được đọc có nội dung bảo vệ môi trường. - 2 HS kể - HS nghe - HS kể trong nhóm cho nhau nghe - HS thi kể - HS kể đoạn 5 - HS nghe - 3 HS thi kể + Câu chuyện muốn nói với chúng ta hãy yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loài vật quý. Đừng phá huỷ vẻ đẹp của thiên nhiên ========================== Tiết 3; Tập làm văn: $22: LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN I. Mục tiêu: - Viết được một lá đơn (kiến nghị) đúng quy định, nội dung - Thực hành viết đơn kiến nghị về nội dung cho trước, yêu cầu viết đúng hình thức, nội dung cần thiết. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn các yêu cầu trong mẫu đơn. - Phiếu học tập có in sẵn mẫu đơn đủ dùng cho HS III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ;- Kiểm tra, chấm bài của HS viết bài văn tả cảnh chưa đạt phải về nhà viết lại. - Nhận xét bài làm của HS B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu nội dung bài 2. Hướng dẫn làm bài tập a) Tìm hiểu đề bài - Gọi HS đọc đề; - Cho HS quan sát tranh minh hoạ 2 đề bài và mô tả lại những gì vẽ trong tranh. GV; Trước tình trạng mà hai bức tranh mô tả. em hãy giúp bác trưởng thôn làm đơn kiến nghị để các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết. b) Xây dựng mẫu đơn ? Hãy nêu những quy định bắt buộc khi viết đơn - GV ghi bảng ý kiến HS phát biểu ? Theo em tên của đơn là gì? ? Nơi nhận đơn em viết những gì? ? Người viết đơn ở đây là ai? ? Em là người viết đơn tại sao không viết tên em ? Phần lí do bài viết em nên viết những gì? ? Em hãy nêu lí do viết đơn cho 1 trong 2 đề trên? c) Thực hành viết đơn - Treo bảng phụ có ghi sẵn mẫu đơn hoặc phát mẫu đơn in sẵn GV có thể gợi ý - Gọi HS trình bày đơn - Nhận xét ghi điểm 3. Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học - HS đọc dề + Tranh 1: vẽ cảnh gió bão ở một khu phố, có rất nhiều cành cây to gãy, gần sát vào đường dây điện, rất nguy hiểm +Tranh 2: vẽ cảnh bà con đang rất sợ hãi khi chứng kiến cảnh dùng thuốc nổ đánh cá làm chết cả cá con và ô nhiễm môi trường + Khi viết đơn phải tỷình bày đúng quy định: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên của đơn. nơi nhận đơn, tên của người viết, chức vụ, lí do viết đơn, chữ kí của người viết đơn. + Đơn kiến nghị/ đơn dề nghị. + Kính gửi: Công ti cây xanh xã ... UBND xã .... + Người viết đơn phải là bác tổ trưởng dân phố... + Em chỉ là người viết hộ cho bác trưởng thôn.. + phần lí do viết đơn phải viết đầy đủ rõ ràng về tình hình thực tế, những tác động xấu đã, đang, và sẽ xảy ra đối với con người và môi trường sống ở đây và hướng giải quyết. - 2 HS nối tiếp nhau trình bày. - HS làm bài - 3 hS trình bày =========================== Tiết 4; Kỹ thuật: RỬA DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG I. MỤC TIÊU: - Nắm cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình . - Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống ; biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống . - Có ý thức giúp đỡ gia đình . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: (1’) Hát . 2. Bài cũ: (3’) Bày , dọn bữa ăn trong gia đình. - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới: (27’) Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống. a) Giới thiệu bài: Nhân dân ta có câu Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm. Điều đó cho thấy là muốn có được bữa ăn ngon, hấp dẫn thì không chỉ cần chế biến món ăn ngon mà còn phải biết cách làm cho dụng cụ nấu ăn sạch sẽ, khô ráo. b) Các hoạt động: 10’ Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống. MT: Giúp HS nắm mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống. PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải. - Đặt câu hỏi để HS nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường dùng. - Nêu vấn đề: Nếu như dụng cụ nấu, bát, đũa không được rửa sạch sau bữa ăn thì sẽ thế nào KL HĐ1: Bát, đũa, thìa, đĩa sau khi được sử dụng ăn uống nhất thiết phải được cọ rửa sạch sẽ, không để qua bữa sau hay qua đêm. Việc làm này không những làm cho chúng sạch sẽ, khô ráo, ngăn chặn được vi trùng gây bệnh mà còn có tác dụng bảo quản, giữ cho chúng không bị hoen rỉ. Hoạt động lớp . - Đọc mục 1, nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu, bát, đũa sau bữa ăn. 10’ Hoạt động 2: Tìm hiểu cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống. MT: Giúp HS nắm cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống. PP: Giảng giải, đàm thoại, trực quan. - Nhận xét, hướng dẫn HS các bước như SGK : + Trước khi rửa, cần dồn hết thức ăn còn lại trên bát, đĩa vào một chỗ; sau đó tráng qua một lượt bằng nước sạch. + Không rửa ly uống nước cùng bát, đĩa để tránh mùi hôi cho chúng. + Nên dùng nước rửa bát hoặc nước vo gạo để rửa. + Rửa 2 lần bằng nước sạch; dùng miếng rửa hoặc xơ mướp cọ cả trong lẫn ngoài. + Uùp từng dụng cụ đã rửa sạch vào rổ cho ráo nước trước khi xếp lên kệ; có thể phơi khô cho ráo. - Hướng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình rửa bát . Hoạt động lớp. - Mô tả cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống sau bữa ăn ở gia đình . - Quan sát hình, đọc mục 2, so sánh cách rửa bát ở gia đình với cách rửa bát được trình bày trong SGK . 5’ Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập. MT: Giúp HS nắm được kết quả học tập của mình. PP: Giảng giải, đàm thoại, trực quan. - Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS. - Nêu đáp án của bài tập. - Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS Hoạt động lớp . - Đối chiếu kết quả bài làm với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình . - Báo cáo kết quả tự đánh giá. =========================================== Tiết4; Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu: Giúp HS Nắm được những gì đẵ đạt được và chưa đạt được trong tuần qua Nắm được phương hướng tuần tới II. Hoạt động sinh hoạt: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm điểm tuần qua GV tuyên dương những mặt đã đạt được và phê bình những việc còn hạn chề 2. Phương hướng tuần tới: Gv nêu công việc và phân công HS phụ trách 3. Sinh hoạt văn nghệ 4. Củng cố dặn dò. - Các tổ lần lượt báo cáo + Chuyên cần + Học tập + Đạo đức + Vệ sinh HS nhận nhiệm vụ HS sinh hoạt văn nghệ =============================================================
Tài liệu đính kèm: