Thiết kế bài dạy các môn khối 5 (chuẩn) - Tuần 29

Thiết kế bài dạy các môn khối 5 (chuẩn) - Tuần 29

A.Mục tiêu

Giúp HS :Ôn tập biểu tượng về phân số;tính chất bằng nhau của phân số ;so sánh phân số.

B. Các hoạt động dạy- học chủ yếu

Hoạt động 1: Thực hành ôn tập biểu tượng phân số;đọc,viết phân số

 

doc 30 trang Người đăng huong21 Lượt xem 621Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn khối 5 (chuẩn) - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29:
Thứ hai ngày ...... tháng 3 năm 2012
Tiết 1; Chào cờ:
Nghe nhận xét tuần 28
==========================
Tiết3; Toán:
T,141: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (tiếp theo)
A.Mục tiêu 
Giúp HS :Ôn tập biểu tượng về phân số;tính chất bằng nhau của phân số ;so sánh phân số.
B. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động 1: Thực hành ôn tập biểu tượng phân số;đọc,viết phân số
Bài 1:-Yêu cầu HS đọc đề bài tự làm bài vào vở.
- Gọi HS còn yếu đọc kết quả.
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 2:-Yêu cầu HS đọc đề bài,tóm tát và giải.
- Gọi HS trung bình trả lời miệng, nếu không làm được GS gợi ý.
- Hãy viết phân số biểu thị số bi từng màu so với toàn bộ số bi ?
- Xét xem trong các phân số viết được có phân số nào băng 1 ?
 4
Bài 1:- HS tự làm ,khoanh được câu D.
Bài 2:-HS đọc và tóm tắt đề.
Có tất cả 20 viên bi
Màu nâu: 3 viên Màu xanh: 4 viên 
Màu đỏ: 5 viên Màu vàng: 8 viên
 1 số bi màu.................?
 4
- Khoanh được vào câu B là kết quả đúng.
Hoạt động 2: Ôn tính chất bằng nhau của phân số 
Bài 3:- Yêu cầu HS đọc đề, làm bài vào vở.
- Gọi HS đọc kết quả.
- Gọi HS khác nhận xét bổ xung.
- GV nhận xét chữa bài.
? Nêu tính chất bằng nhau của phân số
Bài 3: - HS tự làm ,kết quả:
3 = 15 = 9 = 21 ; 5 = 20 
2 25 15 35 8 32
-HS nhận xét ,chữa bài.
-Nêu cùng nhân (hoặc chia )cả tử số và mẫu số của một phân số với một số tự nhiên ta được một phân số bằng phân số đã cho.
Hoạt động 3: Ôn tập cách so sánh phân số và quan hệ thứ tự trên các phân số
Bài 4:- Yêu cầu HS đọc đề bài, tự làm bài vào vở.
- Gọi ý: Nhận xét các cặp phân số đã cho xem có thể sử dụng quy tắc so sánh nào ?
? Hãy thảo luận cách so sánh và nêu kết quả ,giải thích cách làm ?
- Gọi HS trình bầy kết quả.
- Gọi 1 HS khác nhận xét.
-GV xác nhận.
Bài 5:- Yêu cầu HS đọc đề bài và thảo luận.
? Bài yêu cầu gì ?
? Muốn sắp xếp đúng trước hết ta phải làm gì?
- Yêu cầu tự làm vào vở. 
- Gọi 1 Hs khá lên bảng trình bầy.
- GV hỏi: Đối với (b) có mấy cách làm?Cách nào thuận tiện hơn?
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục ôn tâp jcách đọc ,viết phân số,ôn tính chất bằng nhau của phân số và cách so sánh phân số ;rút gọn và quy đồng mẫu các phân số .
Bài 4: - HS nhận xét :
a)Hai phân số 3 và 2 khác mẫu.
 7 5
b) 5 và 5 cùng tỉ số.
 9 8
c) 8 ; và 7 (so sánh với đơn vị)
 7 8
-HS Nêu kết quả,giải tích cách làm.
Bài 5 :- HS đọc thảo luận.
- Sắp xếp các phân số theo thứ tự.
a) Bé đến lớn .
b) Lớn đến bé.
- Cần so sánh 3 phân số đã cho.
Bài giải :
Cách 2:Quy đồng mẫu số .
Cách 1 làm nhanh và thuận tiện.
3. Củng cố dặn dò: 4'
- Nhận xét tiết học 
===========================
Tiết 4; Tập đọc:
MỘT VỤ ĐẮM TÀU
I. Mục tiêu, yêu cầu
1- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm nước ngoài: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta.
2- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; sự âm thầm, dịu dàng của Giu-li-ét-ta; đức tính hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.
III. Các hoạt động dạy – học.
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1
Giới thiệu bài
1’
 Trong tiết Tập đọc hôm nay, các em sẽ được học bài Một vụ đắm tàu. Qua bài học, các em sẽ hiểu được ý nghĩa của câu chuyện. Câu chuyện ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta. Vậy tình bạn giữa hai bạn nhỏ như thế nào? Để biết được điều đó chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài học
- HS lắng nghe.
2
Luyện đọc
11’-12’
HĐ1: GV hoặc HS đọc toàn bài
- GV đưa tranh minh hoạ lên và giới thiệu chủ điểm: Nam và nữ.
HĐ2: Cho HS đọc đoạn nối tiếp
- GV chi đoạn: 5 đoạn
 • Đoạn 1: Từ đầu đến “... về quê sống với họ hàng”
 • Đoạn 2: từ “Đêm xuống” đến “....băng cho bạn”
 • Đoạn 3: Từ “Cơn bão dữ dội” đến “... Quang cảnh thật hỗn loạn”
 • Đoạn 4: Từ “Ma-ri-ô” đến “...mắt thẫn thờ tuyệt vọng”.
 • Đoạn 5: Phần còn lại.
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
- Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: Ma-ri-ô, Li-vơ-pun, Giu-li-ét-ta
HĐ3: Luyện đọc trong đoạn
HĐ4: GV đọc diễn cảm bài văn
 • Đoạn 1: giọng đọc thong thả, tâm tình.
 • Đoạn 2: đọc nhanh hơn, căng thẳng với những câu tả, kể.
 • Đoạn 3: đọc với giọng gấp gáp, căng thẳng...
 • Đoạn 4: giọng hồi hộp.
 • Đoạn 5: Lời Ma-ri-ô thể hiện sự giục giã thốt lên từ đáy lòng. Lời Giu-li-ét-ta nức nở, nghẹn ngào.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc hết bài.
- HS quan sát tranh và lắng nghe lời giới thiệu.
- HS dùng búi chì đánh dấu đoạn trong SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn.
- HS luyện đọc từ theo hướng dẫn GV.
- Các nhóm luyện đọc đoạn nối tiếp (2 lần).
3
Tìm hiểu bài
10’-11’
• Đoạn 1+2 - Cho HS đọc thành tiếng + đọc thầm
? Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta.
 GV giảng thêm: Đây là hai bạn nhỏ người i-ta-li-a, rời cảng Li-vơ-pun ở nước Anh về i-ta-li-a.
? Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương?
• Đoạn 3+4
- Cho HS đọc thầm + đọc thành tiếng.
? Tai nạn bất ngời xảy ra như thế nào?
? Ma-ri-ô phản ứng thế nào khi những người trên xuống muốn nhận đứa bé nhỏ hơn?
? Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu?
• Đoạn 5
? Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong chuyện.
- 1HS đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm theo.
- Ma-ri-ô: bố mới mất, về quê sống với họ hàng, còn Giu-li-ét-ta đang trên đường về nhà gặp lại bố mẹ.
- Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dúi, Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịc dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc để băng vết thương cho bạn.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
- Cơn bão dữ dội ập tới, sóng lớn phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang, con tàu chìm dần giữa biển khơi...
- Ma-ri-ô quyết định nhường chỗ cho bạn.
Cậu hét to: Giu-li-ét-ta, xuống đi...nói rồi cậu ôm ngang lưng bạn ném xuống nước.
- Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- HS phát biểu tự do.
VD: Ma-ri-ô là người cao thượng, đã nhường sự sống của mình cho bạn, còn Giu-li-ét-ta là một người bạn gái tốt bụng, giàu tình cảm....
4
Đọc diễn cảm
5’-6’
- Cho HS luyện đọc diễn cảm.
- GV đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn 5 lên để luyện cho HS.
- Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay nhất.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm đoạn 5 của bài văn.
- HS luyện đọc đoạn theo hướng dẫn của GV.
- Một vài HS lên thi đọc.
- Lớp nhận xét.
5
Củng cố, dặn dò3’
H: Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học.
- Ca ngợi tình bạn giữa hai bạn nhỏ; sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô.
==========================
Tiết 5; Lịch sử:
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG CẢ NƯỚC
( TỪ 1975 ĐẾN NAY )
HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
I. MỤC TIÊU :
Sau bài học HS nêu được: - Những nét chính về cuộc bầu cử và những kì họp đầu tiên của quốc hội khoá VI (Quốc hội thống nhất ) .
- Kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI đánh dấu sự thống nhất đất nước về mặt Nhà nước .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Các hình minh hoạ trong SGK .
HS sưu tầm các tranh ảnh,tư liệu về cuộc bầu cử Quốc hội khoá VI ở địa phương .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠy HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
KIỂM TRA BÀI CŨ- GIỚI THIỆU BÀI MỚI
-GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS .
-GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 1, 2 trong SGK và hỏi :
+Hai tấm ảnh gợi cho em nhớ đến sự kiện lịch sử nào của dân tộc ta ?Năm 1956 vì sao ta không tiến hành được Tổng tuyển cử trên toàn quốc ?
-Lần lượt 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi .
+Các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội :
+Khoá 1 ngày 6-1-1946 lần đầu tiên nhân dân cả nước đi bỏ phiếu bầu Quốc hội lập ra nhà nước của chính mình .
+Sau năm 1954, do Mĩ phá hoại Hiệp Định Giơ-ne-vơ nên cuộc tổng tuyển cử mà ta dự định tổ chức vào tháng 10-1956 không thực hiện được .
Hoạt động 1
CUỘC TỔNG TUYỂN CỬ NGÀY 25-4-1976
-GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc SGK và tả lại không khí của ngày Tổng tuyển cử Quốc hội khoá VI theo các câu hỏi gợi ý :
? Ngày 25-4-1976, trên đất nước ta diễn ra sự kiện lịch sử gì ?
? Quang cảnh Hà Nội, Sài Gòn và khắp nơi trên đất nước trong ngày này như thế nào ?
? Tinh thần của nhân dân ta trong ngày này ra sao ?
? Kết quả của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trên cả nước ngày 25-4-1976.
-GV tổ chức cho HS trình bày diễn biến của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước .
GV hỏi HS: Vì sao nói ngày 25-4-1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta ?
-HS đọc SGK và tự rút ra câu trả lời .
Kết quả làm việc tốt là :
+Ngày 24-4-1976, Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước .
+Hà Nội , Sài Gòn, và khắp nơi trên cả nước tràn ngập cờ, hoa ,biểu ngữ.
+Nhân dân cả nước phấn khởi thực hiện quyền công dân của mình.Các cụ già tuổi cao sức yếu vẫn đến tận trụ sở bầu cử cùng con cháu .Các cụ muốn tự tay bỏ lá phiếu của mình. Lớp thanh niên 18 tuổi thể hiện niềm vui sướng vì lần đầu tiên được vinh dự cầm lá phiếu bầu quốc hội thống nhất .
+Chiều 25-4-1976, cuộc bầu cử kết thúc tốt đẹp,cả nước có 98,8% tổng số cử tri đi bầu cử 
-2 HS lần lượt trình bày trước lớp,HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến .
-HS nêu: Vì ngày này là ngày dân tộc ta hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước sau bao nhiêu năm dài chiến tranh hi sinh gian khổ .
Hoạt động 2
NỘI DUNG QUYẾT ĐỊNH CỦA KÌ HỌP THỨ NHẤT, QUỐC HỘI KHOÁ VI Ý NGHĨA CỦA CUỘC BẦU CỬ QUỐC HỘI THỐNG NHẤT 1976 .
GV tổ chức cho HS làm việc heo nhóm để tìm hiểu nhng74 quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên, Quốc hội khoá VI, Quốc hội thống nhất . 
-GV gọi Hs trình bày kết quả thảo luận .
-GV tổ chức cho HS cả lớp trao đổi về ý nghĩa của cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội chung trên cả nước :
+Sự kiện bầu cử Quốc hội khoá VI gợi cho ta nhớ tới sự kiện lịch sử nào trước đó ?
GV nhấn mạnh:Sau cuộc bầu cử Quốc Hội thống nhất và kì họp thứ nhất của quốc hội thống nhất nước ta có một bộ máy nhà nước chung thống nhất,tạo điều kiện để cả nước cùng đi lên xã hội chủ nghĩa .
- HS làm việc theo nhóm, cùng đọc SGK và rút ra kết luận :Kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI đã quyết định :
* Tên nước ta là : Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam .
* Quyết định Quốc huy.
* Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng.
* Quốc ca là bài Tiến quân ca .
* Thủ đô là Hà Nội .
* Đổi tên thành phố Sài Gòn- Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh .
-1 HS trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến .
-HS nghe câu hỏi của GV, trao đổi với nhau và nêu ý kiến, các HS khác theo dõi và bổ sung ... t yếu.
- HS trưng bày
- HS nêu 
============================
Tiết 4; Toán:
T,144: ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG 
I. Mục tiêu: 
 Giúp HS củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng; cách viết các số đo độ dài và các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
II. Đồ dùng dạy học:
 -Bảng phụ kẻ bảng đơn vị đo như phần a,b (bài 1)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (4’) Yêu cầu Hs làm bài tập sau: Viết các số sau theo thứ tự:
Từ bé đến lớn: 6,3 ; 6,25 ; 3,97 ; 5,78 ; 6,03.
Từ lớn đến bé: 9,32 ; 8,86 ; 10 ; 10,2 ; 8,68.
 - Sửa bài, ghi điểm, nhận xét việc kiểm tra bài cũ.
2. Luyện tập:
* Giới thiệu bài mới: (1’)
T.gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
22’
11’
02’
HĐ 1: Củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng.
Bài 1/152:- Yêu cầu Hs làm bài vào vở, 2Hs lên bảng làm bài. 
- Sửa bài, nhận xét. Yêu cầu Hs đọc các đơn vị đo độ dài hoặc đơn vị đo khối lượng trong bảng, trả lời các câu hỏi ở phần c.
Bài 2/152:- GV yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- Chấm, sửa bài, nhận xét và yêu cầu Hs phải ghi nhớ mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài; các đơn vị đo khối lượng thông dụng.
HĐ2: Củng cố cách viết số đo độ dài và số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
Bài 3/153:- Gọi Hs đọc yêu cầu đề.
- GV hướng dẫn Hs quan sát và làm theo mẫu.
- Chấm, sửa bài, nhận xét.
HĐ 3: Củng cố, dặn dò.
- Yêu cầu Hs nêu bảng đơn vị đo độ dài và đo khối lượng; nêu nhận xét về mối quan hệ giữa 2 đơn vị liền kề.
- Làm bài vào vở.
- Nhận xét, đọc và trả lời câu hỏi.
- Làm bài vào vở.
- Nhận xét.
- Đọc đề.
- Quan sát; làm bài vào vở.
a/ 1872m = 1km 872m
b/ 34dm = 3m4dm = 3,4m
- Nhận xét.
- Trả lời.
==============================
Tiết 5; BDHSYK
=======================================================
Thứ sáu ngày ........... tháng ........ năm 2012
Tiết 1; Toán:
T,145: ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG (tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
Giúp HS ôn tập, củng cố về:- Viết các số đo độ dài và khối lượng dưới dạng số thập phân.
	- Mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng thông dụng.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Kiểm tra bài cũ: (4’) Yêu cầu Hs làm bài tập sau: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
4956m = kmm = ,km b. 4657g = .kgg =,kg
 2098m = kmm = ,km 3025g = .kgg =,kg
 267cm = mcm =,m 7526kg = tấnkg = ,tấn
 504cm = mcm =,m 4063kg = tấnkg = ,tấn
- Sửa bài, nhận xét việc kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: (1’)
T.gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
17’
17’
01’
HĐ 1: Củng cố viết các số đo độ dài và khối lượng dưới dạng số thập phân.
Bài 1/153:- GV yêu cầu Hs đọc đề và làm bài vào vở.
-Chấm, sửa bài, nhận xét. Khuyến khích Hs nêu cách làm của một số phép đổi.
Bài 2/153- GV yêu cầu Hs đọc đề và làm bài vào vở.
-Chấm, sửa bài, nhận xét. Yêu cầu Hs so sánh cách viết số đo độ dài và số đo khối lương dưới dạng số thập phân.
HĐ 2: Củng cố mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và khối lượng thông dụng.
Bài 3/153: - GV gọi Hs đọc đề.
-Yêu cầu Hs làm bài vào vở.
-Chấm, sửa bài, nhận xét. Yêu cầu Hs nêu cách làm.
Bài 4/153: -GV gọi Hs đọc đề.
-Yêu cầu Hs làm bài vào vở.
-Chấm, sửa bài, nhận xét. Yêu cầu Hs nêu cách làm.
HĐ 3: Củng cố, dặn dò.
-Yêu cầu Hs về nhà xem lại bài.
-Đọc đề và làm bài.
a/ 4km382m = 4,382km
b/ 7m4dm = 7,4m
-Nhận xét, nêu cách làm.
-Đọc đề và làm bài.
a/ 2kg350g =2,350kg
b/ 8tÊn 760kg = 8,760 tÊn
-Nhận xét, so sánh.
-Đọc đề.
-Làm bài vào vở.
a/ 0,5m = 0,50m = 50cm
b/ 0,064kg = 64g
-Nhận xét, nêu cách làm.
-Đọc đề.
-Làm bài vào vở.
a/ 3576m = 3,576 km
b/ 53cm = 0,53 m
-Nhận xét, nêu cách làm.
==========================
Tiết2; Kể chuyện:
LỚP TRƯỞNG LỚP TÔI
I. Mục tiêu, yêu cầu
1- Rèn luyện kĩ năng nói:
 - Dựa vào lời kể của thầy cô và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi và kể lại được toàn bộ câu chuyện theo lời một nhân vật (Quốc, Lâm hoặc Vân ).
 - Hiểu câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi lớp trưởng nữ vừa học giỏi, vừa chu đáo, xốc vác công việc của lớp, khiến các bạn nam trong lớp ai cũng nể phục.
2- Rèn kĩ năng nghe:
- Chăm chú nghe thầy (cô) kể chuyện, nhớ câu chuyện.
- Theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
II. Đồ dùng dạy – học
- Tranh minh hoạ trong SGK. - Bảng phụ ghi tên các nhân vật trong câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
4’
- Kiểm tra 2HS: 
- GV nhận xét + cho điểm
 - 2 HS lần lượt kể lại câu chuyện nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc kể một kỉ niệm về thầy (cô) giáo.
Bài mới
1 
Giới thiệu bài
1’
 Một số bạn thường nói con trai làm lớp trưởng tốt hơn con gái vì con trai hoạt bát, mạnh mẽ. Liệu ý kiến ấy có đúng không? Nghe cô kể chuyện Lớp trưởng lớp tôi xong, các em nêu ý kiến của mình cho các bạn cùng nghe.
- HS lắng nghe.
2
HĐ1: GV kể chuyện lần 1
 • Đoạn 1: Kể với giọng thể hiện sự coi thường bạn lớp trưởng.
 • Đoạn 2+3: Giọng kể thể hiện sự thay đổi cách nhìn về lớp trưởng của các bạn Quốc, Lâm.
 • Đoạn 4+5: giọng kể thể hiện sự khâm phục, tự hào của các bạn về lớp trưởng mình.
- GV treo bảng phụ ghi tên các nhân vật lên + giới thiệu cho HS rõ.
- GV giải nghĩa các từ ngữ khó cho HS hiểu.
 • Hớt hải: tự gợi tả giáng vẻ hoảng sợ lỗ rõ ở nét mặt, bộ dạng.
 • Xốc vác: có khả năng làm được nhiều việc, đặc biệt là những việc nặng nhọc, vất vả.
 • Củ mỉ, cù mì: lành, ít nói và hơi chậm chạp.
 • Tranh 1: Vân được bầu làm lớp trưởng, mấy bạn trai trong lớp bình luận sôi nổi sau lưng Vân. Các bạn cho rằng Vân thấp bé, ít nói, học không giỏi, chẳng xứng đáng làm lớp trưởng.
 • Tranh 2: Không ngờ, trong giờ trả bài kiểm tra môn Địa lí, Vân đạt điểm 10, trong khi đó các bạn trai coi thường Vân chỉ đạt điểm 5.
 • Tranh 3: Quốc hốt hoảng đến phiên mình làm trực nhật mà ngủ quên mất, vào lớp đã thấy lớp sạch như lau, bàn ghế kê ngay ngắn. Thì ra lớp trưởng đã làm giúp. Quốc thở phào nhẹ nhõm.
 • Tranh 4: Vân có sáng kiến mua kem về cho các bạn đang lao động giữa buổi chiều nắng. Quốc tấm tắc khen lớp trưởng, cho rằng lớp trưởng rất tâm lí.
 • Tranh 5: Các bạn nam bây giời rất phục Vân, tự hào về Vân – một lớp trưởng nữ không chỉ học giỏi mà còn gương mẫu, xốc vác trong mõi công việc của lớp. 
- HS lắng nghe GV kể
- HS đọc tên nhân vật trên bảng.
3
HS kể chuyện
20’-21’
HĐ1: Hướng dẫn HS kể chuyện + trao đổi ý nghĩa câu chuyện trong nhóm.
- Cho HS đọc yêu cầu 1 trong SGK. 
- GV: Dựa vào các tranh, từng cặp kể cho nhau nghe và trao đổi thống nhất với nhau về ý nghĩa của câu chuyện.
HĐ2: Cho HS thi kể theo lời của một nhân vật trong truyện.
- GV nhận xét + khen những HS kể hay, nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện: Khen ngợi một lớp trưởng nữ vừa học giỏi, vừa chu đáo, xốc vác công việc của lớp, khiến các bạn nam trong lớp ai cũng nể phục.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- Từng cặp kể chuyện + thống nhất ý nghĩa của câu chuyện.
- Đại diện các nhóm lên thi kể. Có thể kể theo lời nhân vật Quốc, Lâm, Vân
- Lớp nhận xét.
4
Củng cố, dặn dò
3’
H: Có phải cứ con trai thì làm lớp trưởng giỏi hơn con gái không?
- GVnhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị cho tiết Kể chuyện tuần 30.
- HS phát biểu tự do.
==========================
Tiết 3; Tập làm văn:
TRẢ BÀI VĂN TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu, yêu cầu
1- Biết rút kinh nghiệm về cách bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày bài văn tả cây cối.
2- Biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi thầy cô yêu cầu; phát hiện và sửa lỗi đã mắc phải trong bài làm của mình; biết viết lại một đoạn trong bài làm của mình cho hay hơn.
II. Đồ dùng dạy – học
- Bảng phụ ghi 5 đề bài của tiết Kiểm tra viết (Tả cây cối, tuần 27); một số lỗi điển hình cần chữa chung trước lớp.
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ 4’
- Kiểm tra đọc phân vai.
- GV nhận xét + cho điểm
- 2 nhóm đọc lại một trong hai màn kịch đã học ở tiết Tập làm văn trước.
Bài mới
1 Giới thiệu bài
1’
 Tuần trước các em đã làm bài kiểm tra về tả cây cối. Hôm nay, cô sẽ trả bài cho các em. Sau đó, chúng ta sẽ sửa một số lỗi các em còn mắc phải để các em có thể khắc phục những lỗi đó trong lần viết sau.
- HS lắng nghe.
2
Nhận xét
10’
HĐ1: Nhận xét chung
 - GV đưa bảng phụ đã viết 5 đề văn của tiết Kiểm tra viết bài ( tả cây cối).
 - GVđặt câu hỏi cho HS xác định rõ yêu cầu của đề bài.
 - GV nêu những ưu điểm chính của HS.
 - GV nêu những thiếu sót, hạn chế...
HĐ2: GV thông báo điểm cụ thể
- HS lần lượt trả lời.
3
Chữa bài
HĐ1: Hưỡng dẫn chữa lỗi chung
 - GV cho một số HS lên chữa lỗi.
- GV nhận xét + khẳng định các lỗi HS đã sửa đúng ( nếu HS còn sai, GV sửa lại cho đúng).
HĐ2: Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài
- GV theo dõi, kiểm tra
HĐ3: Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay, bài văn hay.
 - GV đọc những đoạn, bài văn hay.
HĐ4: Hướng dẫn HS viết lại đoạn văn
- GV nhận xét + chấm một số đoạn hay các em vừa viết lại.
- Một vài em lên bảng sửa lỗi.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc lời nhận xét của GV và tự sửa lỗi.
- HS đổi bài cho nhau để sửa lỗi ( ghi lỗi sửa ra lề)
- HS lắng nghe, trao đổi thảo luận với bạn bên cạnh về cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
VD: Cách dùng từ ngữ, cách sử dụng phép nhận hoá, so sánh...
- Mỗi HS chọn một đoạn văn trong bài viết chưa hay, chưa đạt viết lại cho hay hơn.
- Một số HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn vừa viết lại.
4
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại cả bài văn.
- Về nhà chuẩn bị trước cho bài học tiết Tập làm văn tuần 30.
- HS lắng nghe.
===========================
Tiết 5: BDHSYK
===========================================
Tiết6; Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu: 
Giúp HS Nắm được những gì đẵ đạt được và chưa đạt được trong tuần qua
Nắm được phương hướng tuần tới
II. Hoạt động sinh hoạt:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm điểm tuần qua
GV tuyên dương những mặt đã đạt được và phê bình những việc còn hạn chề
2. Phương hướng tuần tới:
Gv nêu công việc và phân công HS phụ trách 
3. Sinh hoạt văn nghệ
4. Củng cố dặn dò.
- Các tổ lần lượt báo cáo
+ Chuyên cần
+ Học tập 
+ Đạo đức 
+ Vệ sinh
HS nhận nhiệm vụ 
HS sinh hoạt văn nghệ
=============================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29.doc