Thiết kế bài dạy các môn khối 5 - Trường Tiểu học Trung Trạch - Tuần 15

Thiết kế bài dạy các môn khối 5 - Trường Tiểu học Trung Trạch - Tuần 15

MỤC TIÊU: Học xong bài này H biết:

- Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao tôn trọng phụ nữ. Trẻ em có quyền đợc đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái.

- RLKNS: Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về phụ nữ Việt Nam.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Bài cũ. Chúng ta cần có thái độ nh thế nào đối với ngời già, trẻ em? Vì sao?

2. Bài mới. Hoạt động 1. Tìm hiểu thông tin: (trang 22 SGK)

* Mục tiêu: H biết những đóng góp của những ngời phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài xa hội.

* Cách tiến hành: H đợc chia thành 8 nhóm. 2 nhóm quan sát tranh, giới thiệu nội dung bức ảnh trong SGK.

- Đại diện nhóm lên bảng trình bày. Các nhóm khác bổ sung.

* Kết luận: Bà Nguyễn Thị Định, bà Nguyễn Thị Trâm, chị Nguyễn Thuý Hiền và bà mẹ trong bức ảnh 4 đều là những ngời không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn góp phần rất lớn vào công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nớc ta, trên các lĩnh vực quân sự, khoa học, TTKT

doc 17 trang Người đăng huong21 Lượt xem 495Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn khối 5 - Trường Tiểu học Trung Trạch - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Từ 3/12 đến 7/12/2012
Thứ
Tiết
Môn dạy
Bài dạy
Thứ hai
1
2
3
4
Chào cờ
Đạo đức
Tập đọc 
Toán 
Tôn trọng phụ nữ (T1)
Buôn Chư Lênh đón cô giáo 
Luyện tập
Thứ ba
1
3
4
Toán
Luyện từ và câu
Kể chuyện
Luyện tập chung
Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc 
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Thứ tư
1
2
4
Tập làm văn
Chính tả
Toán 
Luyện tập tả người
Nghe-viết: Buôn Chư Lênh đón cô giáo 
Luyện tập chung
Thứ năm
1
2
3
4
Toán 
Tập đọc
Luyện từ và câu
Lịch sử
Tỉ số phần trăm
Về ngôi nhà đang xây 
Tổng kết vốn từ 
Chiến thắng Biên gới Thu - Đông 1950
2
 3
Tập làm văn
Toán
Luyện tập tả người
Giải toán về tỉ số phần trăm
 Ghi chú:
Soạn : 01/12/2012 
Giảng: Thứ hai, 3/12/2012
Đạo đức: 	Tôn trọng phụ nữ
I. Mục tiêu: Học xong bài này H biết:
- Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao tôn trọng phụ nữ. Trẻ em có quyền đợc đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái. 
- RLKNS: Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về phụ nữ Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ. Chúng ta cần có thái độ nh thế nào đối với ngời già, trẻ em? Vì sao?
2. Bài mới. Hoạt động 1. Tìm hiểu thông tin: (trang 22 SGK) 
* Mục tiêu: H biết những đóng góp của những ngời phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài xa hội.
* Cách tiến hành: H đợc chia thành 8 nhóm. 2 nhóm quan sát tranh, giới thiệu nội dung bức ảnh trong SGK.
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
* Kết luận: Bà Nguyễn Thị Định, bà Nguyễn Thị Trâm, chị Nguyễn Thuý Hiền và bà mẹ trong bức ảnh 4 đều là những ngời không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn góp phần rất lớn vào công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nớc ta, trên các lĩnh vực quân sự, khoa học, TTKT.
T: Em hãy kể tên các công việc của phụ nữ trong gia đình, xã hội mà em biết.
T: Trớc vai trò quan trọng của ngời phụ nữ, mọi ngời cần có thái độ nh thế nào đối với họ?
H nêu ghi nhớ.
Hoạt động 2. Làm bài tập 1 SGK.
* Mục tiêu: H biết các hành vi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ, sự đối xữ bình đẳng giữa trẻ em trai và trẻ em gái.
* Cách tiến hành: H thảo luận nhóm đôi, hoàn thành bài tập 1 SGK.
Đại diện nhóm nêu kết quả. H lớp nhận xét.
* Kết luận: Các việc làm biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ là: a, b.
Việc làm biểu hiện thái độ cha tôn trọng phụ nữ là : c, d.
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 2 SGK)
* Mục tiêu: H biết đánh giá và bày tỏ thái độ tán thành với các ý kiến tôn trọng phụ nữ, biết giải thích lý do vì sao tán thành hoặc không tán thành ý kiến đó.
* Cách tiến hành. Lớp trởng điều khiển.
Lớp trởng nêu từng ý. H bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không qua việc giơ tay. H trình bày lí do.
Kết luận: Tán thành với các ý kiến a, d. Không tán thành với các ý kiến b, c, đ.
3. Củng cố - dặn dò:H tìm hiểu và chuẩn bị giới thiệu về một ngời phụ nữ mà H kính trọng.Su tầm các bài thơ, bài hát ca ngợi ngời phụ nữ.
Tập đọc
Buôn chư lênh đón cô giáo
I. Mục tiêu:
1. Biết đọc lưu loát toàn bài, phát âm chính xác tên người dân tộc (Y Hoa, Già Rok), giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn: trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng; vui, hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ.
2. Hiểu nội dung bài: Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
ii. các hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
 HS đọc thuộc lòng những khổ thơ yêu thích trong bài thơ Hạt gạo làng ta , trả lời câu hỏi về nội dung bài.
b. dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài ( 33 phút )
a) Luyện đọc
- Một hoặc hai HS khá giỏi (nối tiếp nhau) đọc toàn bài.
- Bốn HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn:
- HS luyện đọc theo cặp - Thi đọc nhóm
- GV đọc diễn cảm bài văn (theo gợi ý mục I.1) 
b) Tìm hiểu bài
- Cô giáoY Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì?
- Người dân chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào?
- Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ”?
- Tìnhcảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?
GV chốt lại: Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với “cái chữ” thể hiện nguyện vọng thiết tha của người Tây Nguyên cho con em mình được học hành, thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- HS nêu ND, ý nghĩa bài văn.
c). Đọc diễn cảm
- HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn. GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với từng đoạn (theo gợi ý ở mục I.1)
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn trong bài. Có thể chọn đoạn 3 (GV treo bảng, lưu ý HS đánh dấu nhấn giọng, ngắt giọng trong đoạn văn.)
3. Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
- Một HS nhắc lại ý nghĩa của bài 
- GV nhận xét tiết học
Bổ sung: .
Toán: Tiết 71 Luyện tập 
I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia số thập phân cho số thập phân.
- Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân.
- Giáo dục H cẩn thận khi làm toán.
II. Các hoạt động dạy học:
A.Bài mới:: 
HĐ1:Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: (a,b,c) Đặt tính rồi tính. H làm vào vở - Chữa bài
Bài 2: (a) Tìmx T. Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
H Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số dã biết.
Bài 3: Gọi 1H đọc BT3
T Bài toán cho biết gì? T. Bài toán yêu cầu gì?
H nêu. T ghi tóm tắt bài toán lên bảng 
Tóm tắt: 	3,952 kg .... 5,2 lít
5,32 kg .... ? lít
T hướng dẫn cách giải H làm bài vào vở.
H. đọc bài giải, H khác nhận xét bổ sung cho bạn. T sửa sai cho H.
C. Củng cố - dặn dò: T HD Bài 4: Gọi 1 em đọc bài 4. Cả lớp đọc thầm.
T Bài tập 4 yêu cầu gì? H nêu cách làm
T nhận xét giờ học.
Bổ sung: .
Soạn : 02/12/2012 
Giảng: Thứ ba, 4/12/2012
Toán: Tiết 72 Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp H củng cố về:
- Chuyển số thập phân thành số thập phân. Cộng các số thập phân.
- Chuyển các hỗn số thành số thập phân. - So sánh các số thập phân.
- Thực hiện chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính với số thập phân
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Gọi 3 em lên bảng làm bài.
8640: 2,4 900 : 0,25 18,5 : 7,4
T Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm thế nào?
2. Bài mới: A/ Giới thiệu bài:
B/ Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1/72(a,b): Gọi 1H đọc yêu cầu của BT1
T: HD HS chuyển thành số thập phân.(H = 0,08 )
H thực hiện phép cộng: 100 + 7 + 0,08 = 107,08
Lưu y: H không nên thực hiện cộng một số tự nhiên với 1 phân số
H thực hành làm bài
Bài 2/72: (cột 1) T bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì?
H Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh các số.
T ghi bảng 4 .... 4,35 và hỏi H.
T Để thực hiện được phép so sánh này trước hết chúng ta phải làm gì?
H Thực hiện chuyển và nêu.
Bài 4/72: (a,c)Tìm x
Chữa bài tập 4. Gọi H đọc kết quả bài tập 4
H nhận xét bài làm của bạn. T sửa sai cho H.
3. Củng cố - dặn dò: T nhận xét tiết học.
Bổ sung: .
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: hạnh phúc
I. Mục tiêu:
1. Hiểu nghĩa của từ Hạnh phúc
2. Biết trao đổi, tranh luận cùng các bạn để có nhận thức đúngvề hạnh phúc.
II. đồ dùng dạy – học -Từ điển từ đồng nghĩa Tiếng Việt(hoặc một vài trang phô tô), Sổ tay từ ngữ Tiếng Việt tiểu học.
iii. các hoạt động dạy – học
A. kiểm tra bài cũ( 5 phút )
HS đọc lại đoạn văn tả mẹ cấy lúa (BT3, tiết Tổng kết về từ loại tuần trước)
b. dạy bài mới
1. Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập ( 33 phút ) 
Bài tập 1- HS đọc YCBT
- Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập : Trong 3 ý đã cho, có thể có ít nhất 2 ý thích hợp; các em phải chọn 1 ý thích hợp nhất.
- HS làm việc độc lập. GV chốt lại lời giải đúng: ý thích hợp nhất để giải nghĩa từ hạnh phúc là ý b.
Bài tập 2- HS đọc YCBT.
- HS làm việc theo nhóm; đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận
Bài tập 4 - HS đọc YCBT.
- GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài tập: Có nhiều yếu tố tạo nên hạnh phúc, bài tập đề nghị các em cho biết yếu tố nào là quan trọng nhất. Mỗi em có thể có suy nghĩ riêng, cần trao đổi để hiểu nhau, trao đổi với thái độ tôn trọng lẫn nhau.
- HS có thể trao đổi nhóm, sau đó tham gia tranh luận trước lớp.
- GV lưu ý:trừ một vài HS có nhận xét khách quan, thông thường, đa số HS sẽ dựa vào hoàn cảnh riêng của gia đình mà phát biểu. ...
3. Củng cố, dặn dò(2 phút )- T HD thêm Bài tập 3
 GV khuyến khích HS sử dụng từ điển; nhắc các em chú ý: chỉ tìm từ ngữ chưa tiếng phúc với nghĩa là điều may mắn, tốt lành.
- GV có thể yêu cầu HS tìm những từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc đặt câu với từ ngữ các em tìm được để hiểu nghĩa của từ ngữ mà không phải giải thích dài
Dặn HS ghi nhớ những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với hạnh phúc, những từ ngữ có chứa tiếng phúc vừa tìm được ở BT4; nhắc nhở HS có ý thức góp phần tạo nên niềm hạnh phúc trong gia đình mình.
Bổ sung: .
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu: 
1. Rèn kĩ năng nói:
- Biết tìm và kể được một câu chuyện đã nghe hay đã đọc phù hợp với yêucâu của đề bài.
- Biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe: chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. đồ dùng dạy – học
- Một số sách, truyện, bài báo (GV và HS sưu tầm) viết về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu.
iii. các hoạt động dạy – học
A. kiểm tra bài cũ : ( 5 phút )
HS kể lại 1-2 đoạn trong câu chuyện Pa-xtơ và em bé và trả lời câu hỏi về ý nghĩa của câu chuyện.
b. dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS kể chuyện	( 33 phút )
a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Một HS đọc đề bài, GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý: Hãy kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lac hậu, vì hanh phúc của nhân dân.
- Một số HS giới thiệu câu chuyện định kể.
b) HS thực hành KC và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi KC trước lớp.
- HS xung phong KC hoặc cử đại diện thi kể.
- Mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trả lời câu hỏi của thầy (cô), của các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người kể chuyện hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò	( 2 phút )
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện các em đã tập kể ở lớp cho người thân; chuẩn bị trước nội dung cho tiết  ... viết tỉ số giữa số học sinh giỏi và số học sinh toàn trường dưới dạng số thập phân. H viết = 
-T. Hãy viết tỉ số dưới dạng tỉ số phần trăm H viết 20%
-T. Vậy số học sinh giỏi chiếm bao nhiêu phần trăm số H toàn trường.
T giảng: Tỉ số phần trăm 20% cho ta biết cứ 100 học sinh trong trường thì có 20 em học sinh giỏi.
3. Thực hành:
Bài 1/74: H trao đổi với nhau theo nhóm đôi. T gọi 1 số H trả lời
Bài 2/74: Gọi 1H đọc BT2
T. Mỗi lần người ta kiểm tra bao nhiêu sản phẩm?(100 sản phẩm)
T. Mỗi lần có bao nhiêu sản phẩm đạt chuẩn?
T. Tính tỉ số giữa số sản phẩm đạt chuẩn và số sản phẩm được kiểm tra.
T hướng dẫn H làm bài.
3. Củng cố - dặn dò: T nhận xét giờ học.
Tập đọc
Về ngôi nhà đang xây
I. Mục tiêu:
1. Biết đọc bài thơ (thể tự do) lưu loát, diễn cảm.
2. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Hình ảnh đẹp và sống động của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới hàng ngày trên đất nước ta.
II. đồ dùng dạy – học : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
iii. các hoạt động dạy – học
A. kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
HS đọc lại bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo, trả lời câu hỏi về bài đọc.
b. dạy bài mới 
1.Giới thiệu bài : GV khai thác tranh minh hoạ để giới thiệu bài thơ.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài ( 33 phút )
a) Luyện đọc
- Một HS khá, giỏi (hoặc 2 HS tiếp nối nhau) đọc toàn bài.
- HS tiếp nối nhau đọc từng khổ tơ (2-3 lượt). GV giúp HS đọc đúng và hiểu nghĩa những từ ngữ mới và khó trong bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả: xây dở, nhú lên, huơ, huơ, tựa vào, thở ra, nồng hăng Chú ý cách nghỉ hơi ở một số dòng thơ: Chiều/ đi học về
 Ngôi nhà / như trẻ nhỏ
 Lớn lên / với trời xanh.
b) Tìm hiểu bài : - HS đọc lướt bài thơ và cho biết :
- Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây?
- Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà.?
- Tìm những hình ảnh nhân hoá làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động, gần gũi?.
- Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?
- HS nêu ND , ý nghĩa bài thơ.
c). Đọc diễn cảm - GV hướng dẫn HS đọc toàn bài ; tập trung hướng dẫn kĩ cách đọc 1-2 khổ thơ;
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm các khổ thơ đó.
3. Củng cố, dặn dò	( 2 phút )
- GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về nhà HTL 2 khổ thơ đầu của bài.
Bổ sung: .
Luyện từ và câu
Tổng kết vốn từ
I. Mục tiêu:
1. HS liệt kê được những từ ngữ chỉ người, nghề nghiệp, các dân tộc anh em trên đất nước; từ ngữ miêu tả hình dáng của người; các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn.
2. Từ những từ ngữ miêu tả hành động cua người, viết được đoạn văn miêu tả hình dáng của một người cụ thể.
ii. các hoạt động dạy – học
A. kiểm tra bài cũ	( 5 phút )- 
HS làm 1 bài tập trong tiết LTVC trước.
B. dạy bài mới
1. Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập 	( 34 phút )
Bài tập 1- HS đọc YC BT
- HS thảo luận nhóm đôi.
- 4 HS trình bày trên bảng ( a,b,c,d ).
- HS khác NX – GVchốt ý đúng :
GV lưu ý: chấp nhận ý kiến khi HS liệt kê các từ ngữ chỉ nghề nghiệp vừa có ý nghĩa khái quát (như công nhân) , có ý nghĩa cụ thể (như thợ xây, thợ điện, thợ nước), tương tự như vậy với nông dân (nghề nghiệp khái quát), thợ cấy, thợ cày, thợ gặt (nghề nghiệp cụ thể)
Bài tập 2:- HS đọc YCBT.
- HS trao đổi nhóm viết ra giấy nháp những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao tìm được. (Để tiết kiệm thời gian. HS chỉ viết mấy chữ đầu của thành ngữ, tục ngữ, ca dao đó. GV chia nhỏ việc cho mỗi nhóm : nhóm tìm những câu nói về quan hệ gia đình; nhóm tìm những câu nói về quan hệ thầy trò; nhóm khác – những câu nói về quan hệ bạn bè.)
- HS viết VBT mỗi nhóm thành ngữ, tục ngữ ít nhất 2 câu.
Bài tập 3:Cách tổ chức thực hiện tương tự BT2.
Bài tập 4:
- HS viết đoạn văn nhiều hơn 5 câu, không nhất thiết câu nào cũng cần có từ ngữ miêu tả hình dáng.
3. Củng cố, dặn dò	( 1 phút )
 GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà hoàn chỉnh hoặc viết lại đoạn văn ở BT4 cho hay hơn.
Bổ sung: .
Lịch sử: chiến thắng Biên giới thu đông 1950
I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh biết:
- Tại sao ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu đông 1950.
- ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu đông 1950.
- Nêu được sự khác biệt giữa chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 và chiến thắng Biên giới thu đông 1950.
II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ hành chính Việt Nam (đẻ chỉ biên giới Việt Trung). Lược đồ chiến dịch Biên giới thu đông 1950.Tư liệu về chiến dịch Biên giới thu đông 1950.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: T. Nêu y nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947?
T. Sau 75 ngày đêm đánh địch ta đã thu được kết quả gì?
2. Bài mới: - T giới thiêu bài
* Hoạt động 1: Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu đông 1950
H thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi.
+T. Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu đông 1950?
giới, củng cố và mở rộng căn cứ địc Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.
+T. Vì sao quân ta chọn cụm cứ điểm Đông Khê làm điểm tấn công để mở màn chiến dịch?
+T. Chiến thắng Biên giới thu đông 1950 có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến của ta?
* Hoạt động 2: Diến biến, kết quả chiến dịch Biên giới thu đông 1950
H thảo luận nhóm cùng đọc SGK sử dụng lược đồ để trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới thu đông 1950.
+T. Trận đánh mở màn cho chiến dịch Biên giới thu đông 1950 là trận Đông Khê. ngày 16 tháng 9 năm 1950 ta nổ súng tấn công Đông Khê. Địch ra sức cố thủ trong các lô cốt và dùng máy bay bắn phá suốt ngày đêm. Với tinh thần quyết thắng, bộ đội ta đã anh dũng chiến đấu. Sáng 18 tháng 9 năm 1950 quân ta chiếm được cứ điểm Đông Khê.
+T. Sau khi mất Đông Khê, địch làm gì? Quân ta làm gì trước hành động đó của địch?
+T. Nêu kết quả của chiến dịch Biên giới thu đông 1950.
* Hoạt động 3: Y nghĩa của chiến thắng Biên giới thu đông 1950
+T. Nêu điểm khác chủ yếu của chiến dịch Biên giới thu đông 1950 và chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947
+T. Chiến thắng Biên giới thu đông 1950 có tác động thế nào đến địch?
Mô tả những điều em thấy ở trong hình 3.
* Hoạt động 4: Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950. Gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu. H Quan sát hình 1 (SGK T33)
+T. Quan sát tranh vẽ và nói rõ suy nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950.
+T. Hãy kể những điều em biết về gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu. Em có suy nghĩ gì về anh La Văn Cầu và tinh thần chiến đấu của bộ đội ta.
3. Củng cố - dặn dò: 
Chuẩn bị bài sau: Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới.
Bổ sung: .
Soạn : 5/12/2012 
Giảng: Thứ sáu, 7/12/2012
Tập làm văn Luyện tập tả người
(Tả hoạt động)
I. Mục tiêu:
1. Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói.
2.Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của em bé.
ii. các hoạt động dạy – học
A. kiểm tra bài cũ( 5 phút )
GV chấm đoạn văn tả hoạt động của một người (tiết TLV trước) đã được viết lại.b. dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học 
2. Hướng dẫn HS luyện tập	( 33 phút )
- HS nêu yêu cầu của bài tập.- GV Kiểm tra kết quả quan sát ở nhà.
- HS chuẩn bị dàn ý vào VBT và trình bày dàn ý trước lớp (một số HS trình bày bằng giấy to trên bảng lớp). GV cùng cả lớp góp ý, hoàn thiện dàn ý:
Mở bài: Bé Bông – em gái tôi, đang tuổi bi bô tập nói, chập chững tập đi.
Thân bài:1. Ngoại hình (không phải trọng tâm)
a) Nhận xét chung: bụ bẫm
b) Chi tiết
- Mái tóc: thưa, mềm như tơ, buộc thành một túm nhỏ trên đỉnh đầu.
- Hai má: bầu bĩnh, hồng hào.
- Miệng: Nhỏ, xinh, hay cười.
- Chân tay: trắng hồng, nhiều ngấn
2. Hoạt động 
a) Nhận xétchung: như một cô bé búp bê biết đùa nghịch, khóc, cười,
b) Chi tiết
- Lúc chơi: lê la dưới sàn với một đống đồ chơi, ôm mèo, xoa đầu, cười khanh khách,
- Lúc xem ti vi:+ Thấy cách sử dụng quảng cáo thì bỏ chơi, đang khóc cũngnín ngay.
+ Ngồi xem, mắt chăm chú nhìn màn hình
+ Ai đùa nghịch lấy tay che mắt bé, đẩy tay ra, hét toáng lên.
- Làm nũng mẹ:+ Kêu aakhi mẹ về
+ Vịn tay vào thành giường lẫm chẫm từng bước tiến về phía mẹ.
+ Ôm mẹ, rúc mặt vào ngực mẹ, đòi ăn.
Kết bài: Em rất yêu Bông. Hết giờ học là về nhà ngay với bé.
Bài tập 2- HS đọc YCBT.
- GV đọc cho HS cả lớp nghe bài mẫu- HS viết bài.
- GV chấm điểm một số đoạn viết hay, đánh gía cao những đoạn viết chân thật, tự nhiên, thể hiện sự quan sát có cái riêng, sáng tạo.
4. Củng cố, dặn dò	- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại cho hoàn chỉnh.
Bổ sung: .
Toán: Tiết 75 giải toán về tỉ số phần trăm
I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Giáo dục H cẩn thận khi làm bài.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Gọi 2 em lên bảng làm bài.
Viết thành tỉ số phần trăm a, = = 50% 	b, = = 50%
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn giải toán về tỉ số phần trăm
* Giới thiệu cách tìm tỉ số phân ftrăm của hai số 315 và 600. Gọi 1H đọc ví dụ SGK T75. T ghi tóm tắt lên bảng.
T: Viết tỉ số của số học sinh nữ và số học sinh toàn trường (315 : 600)
+T. hãy tìm thương 315 : 100 = 0,525
+T. Hãy nhân 0,525 với 100 rồi lại nhân cho 100.
+T. Hãy viết 52,5 : 100 thành tỉ số phần trăm.
+T. Các bước trên chính là các bước chúng ta đi tìm tỉ số phần trăm giữa số học sinh nữ và số học sinh toàn trường.
Vậy tỉ số phần trăm giữa số học sinh nữ và số học sinh toàn trường là 52,5%
+T. Ta có thể rút gọn các bước tính trên nhu sau:
315 : 600 = 0,525 = 52,5%
+T. Em hãy nêu lại các bước tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600
* áp dụng vào giải bài toán có nội dung tìm tỉ số phần trăm.
H đọc bài toán trong sách giáo khoa.
T hướng dẫn cách làm bài, các em làm vào vở.
c) Luyện tập thực hành
Bài 1/75: Viết thành tỉ số phần trăm - H nêu miệng
Bài 2/75: (a,b) Tính tỉ số phần trăm của hai số - H làm vở - Chữa bài
Bài 3/75: H đọc bài toán
T. Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu gì?
T. Để biết số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh của lớp đó ta làm thế nào?
H tự làm bài vào vở, nhắc nhở những em tính toán còn chậm cần cố gắng hơn nữa trong lúc làm bài.
Gọi 2H đọc kết quả BT3
H cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung bài làm của bạn.
3. Củng cố - dặn dò: 
T nhận xét giờ học. Tuyên dương những em làm bài tốt. Chuẩn bị giờ sau: Luyện tập
Bổ sung: .

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 15-L5 SANG.doc