Thiết kế bài dạy các môn lớp 5 - Tuần

Thiết kế bài dạy các môn lớp 5 - Tuần

I. Mục tiêu:

- HS thực hành đính khuy hai lỗ

- Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Đính khuy tương đối chắc chắn.

- Với HS khéo tay: Đính được ít nhất hai khuy hai lỗ đúng đường vạch dấu. Khuy đính chắc chắn.

II. Đồ dùng - dạy học:

- Mẫu đính khuy hai lỗ.

- Một số sản phẩm may mặc được đính hai lỗ.

- Một số khuy hai lỗ được làm bằng các vật liệu khác nhau.vỏ con trai, nhựa, gỗ với các màu sắc, kích cỡ, hình dạng khác nhau.

- Một mảnh vải 20 cm 30 cm .

- Chỉ khâu, kim, phấn vạch, thước.

- Hình vẽ các thao tác đính khuy hai lỗ phóng to.

III. Phương pháp:

 Trực quan, quan sát, đàm thoại, thực hành luyện tập

IV. Các hoạt động dạy – học:

 

doc 46 trang Người đăng huong21 Lượt xem 545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 5 - Tuần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
 Ngày soạn: 10/9/2012 Ngày giảng: T5/13/9/2012
Bài 1: ĐÍNH KHUY HAI LỖ. (Tiết 2). 
I. Mục tiêu:
- HS thực hành đính khuy hai lỗ 
- Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Đính khuy tương đối chắc chắn. 
- Với HS khéo tay: Đính được ít nhất hai khuy hai lỗ đúng đường vạch dấu. Khuy đính chắc chắn.
II. Đồ dùng - dạy học:
- Mẫu đính khuy hai lỗ.
- Một số sản phẩm may mặc được đính hai lỗ.
- Một số khuy hai lỗ được làm bằng các vật liệu khác nhau.vỏ con trai, nhựa, gỗ  với các màu sắc, kích cỡ, hình dạng khác nhau.
- Một mảnh vải 20 cm 30 cm .
- Chỉ khâu, kim, phấn vạch, thước.
- Hình vẽ các thao tác đính khuy hai lỗ phóng to.
III. Phương pháp:
 Trực quan, quan sát, đàm thoại, thực hành luyện tập
IV. Các hoạt động dạy – học:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ.3’
- Nhắc lại cách đính khuy hai lỗ ?
- Nhận xét 
B. Dạy bài mới.30’
1. Giới thiệu bài:Tiết trước các em học “Đính khuy hai lỗ”Bài học này các em học tiếp:
- Ghi đầu bài
2. Nội dung:
a. Quy trình thực hiện:
+Em hãy nêu quy trình thực hiện ?
- GV treo hình vẽ quy trình thực hiện trên bảng
- GV nhận xét – nhắc lại 1 số điểm cần lưu ý khi đính khuy 2 lỗ
b. Thực hành:
- GV kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1.
- GV cho HS thực hành tiếp đính khuy hai lỗ.
- GV quan sát.
- Gợi ý cho HS đọc mục III SGK
*Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm:
- GV gọi HS đã làm xong lên trình bày trước lớp
- GV đưa tiêu chí đánh giá
- GV nhận xét kết quả thực hành của HS:
 Hoàn thành A; Hoàn thành tốt A+
C.Củng cố – dặn dò.3’
- Nhắc lại ND bài 
- Hướng dẫn học ở nhà
+ Ai chưa xong về thực hiện tiếp
+ CB bài sau.
- Nhận xét giờ học
- HS nhắc lại 
- HS khác bổ sung
- HS nhắc lại đầu bài 
- Ghi đầu bài
- Gồm 2 bước:
 +Bước 1:Vạch dấu các diểm đính khuy
 +Bước 2: Đính khuy vào các điểm vạch dấu.
- HS quan sát 
- HS lên nêu lại các thao tác 
- HS nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe
- HS để bài đã làm ở tiết 1 (vạch dấu các điểm đính khuy)
- HS thực hành.
- HS đọc mục III SGK
Và thực hiện cho đúng.
- HS trình bày sản phẩm trước lớp
- HS nhận xét bài bạn theo tiêu chí GV đưa ra
HS nêu
HS lắng nghe
TUẦN 3
Ngày soạn: 17/9/2012 Ngày giảng:T5/20/9/2012
Bài 2 THÊU DẤU NHÂN (Tiết 1 )
I. Mục tiêu
 - Biết cách thêu dấu nhân.
 - Thêu được mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất 5 dấu nhân. Đường thêu có thể bị dúm.( HS nam có thể thêu dấu nhân). 
 - Với HS khéo tay: 
 + Thêu được ít nhất 8 dấu nhân. Các mũi thêu đều nhau. Đường thêu ít bị dúm.
 + Biết ứng dụng thêu dấu nhân để thêu trang trí sản phẩm đơn giản.
 II. Đồ dùng dạy- học
 - Mẫu thêu dấu nhân được thêu bằng len, sợi trên vải hoặc tờ bìa khác màu. Kích thước mũi thêu khoảng 3 - 4 cm
 - Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân
 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 + Một mảnh vải trắng hoặc màu , kích thước 35 x 35 cm
 + Kim khâu len
 + Len khác màu vải.
 + Phấn màu, bút màu, thước kẻ, kéo, khung thêu.
 III. Phương pháp:
 Trực quan, quan sát, đàm thoại, thực hành luyện tập
IV. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS
- GV nhận xét 
 B. Bài mới 
 1. Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
2. Nội dung bài 
* Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu 
- GV giới thiệu mẫu thêu dấu nhân 
 H: Em hãy quan sát hình mẫu và H1 SGK nêu đặc điểm hình dạng của đường thêu dấu nhân ở mặt phải và mặt trái đường thêu?
 H: So sánh mặt phải và mặt trái của mẫu thêu chữ V với mẫu thêu dấu nhân?
H: Mẫu thêu dấu nhân thường được ứng dụng ở đâu 
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
- Yêu cầu HS đọc mục II SGK và quan sát H2 
 H: Nêu cách vạch dấu đường thêu dấu nhân? 
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện thao tác vạch dấu 
- Y/C HS quan sát H3 và đọc mục 2a SGK 
 H: Nêu cách bắt đầu thêu? 
GV căng vải lên khung thêu và hướng dẫn cách bắt đầu thêu
Lưu ý: Lên kim để bắt đầu thêu tại điểm vạch dấu thứ 2 phía bên phải đường dấu.
- Yêu cầu HS đọc mục 2b, 2c và quan sát H4a, 4b, 4c, 4d SGK 
 H: Nêu cách thêu dấu nhân mũi thứ nhất, thứ hai?
GV hướng dẫn chậm các thao tác thêu mũi thêu thứ nhất, mũi thứ hai . 
 H: Nêu cách kết thúc đường thêu ?
- Gọi 1 HS lên thực hiện thao tác kết thúc đường thêu
- GV treo bảng phụ ghi quy trình thực hiện thêu dấu nhân và hướng dẫn lại nhanh các thao tác thêu dấu nhân
- Yêu cầu HS nhắc lại 
- HS thực hành thêu trên giấy
 C. Củng cố- dặn dò: 
- Về học bài và chuẩn bị bài sau:Tiết sau thực hành.
- Nhận xét giờ học
- HS để đồ dùng lên bàn
- HS nghe
- HS quan sát 
- Mặt phải là những hình thêu như dấu nhân. Mặt trái là những đường khâu cách đều và thẳng hàng song song với nhau
- Mặt phải khác nhau còn mặt trái giống nhau.
- Thêu dấu nhân được ứng dụng để thêu trang trí hoặc thêu chữ trên các sản phẩm may mặc như : váy, áo, vỏ gối, khăn tay, khăn trang trí trải bàn...
- HS nêu:
+ Vạch 2 đường dấu song song cách nhau 1 cm 
+ Vạch các điểm dấu thẳng hàng với nhau trên 2 đường vạch dấu 
- HS lên bảng thực hiện các đường vạch dấu
- HS nêu
- HS theo dõi
- HS đọc SGK và quan sát
- HS nêu
- Lớp quan sát 
 - 1 HS lên bảng thực hiện các thao tác thêu tiếp theo
- HS theo dõi
- HS nhắc lại 
- HS thực hành
- Lắng nghe
 TUẦN 4
 Ngày soạn: 24/9/2012 Ngày giảng:T5/27/9/2012
 Bài 2: THÊU DẤU NHÂN (Tiết 2)
II.Mục tiêu
 - HS thực hành thêu dấu nhân.
 - Thêu được mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất 5 dấu nhân. Đường thêu có thể bị dúm.( HS nam có thể thêu dấu nhân). 
 - Với HS khéo tay: 
 + Thêu được ít nhất 8 dấu nhân. Các mũi thêu đều nhau. Đường thêu ít bị dúm.
 + Biết ứng dụng thêu dấu nhân để thêu trang trí sản phẩm đơn giản.
 II. Đồ dùng dạy- học
 - Mẫu thêu dấu nhân được thêu bằng len, sợi trên vải hoặc tờ bìa khác màu. Kích thước mũi thêu khoảng 3 - 4 cm
 - Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân
 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 + Một mảnh vải trắng hoặc màu , kích thước 35 x 35 cm
 + Kim khâu len
 + Len khác màu vải.
 + Phấn màu, bút màu, thước kẻ, kéo, khung thêu.
 III. Phương pháp:
 Trực quan, quan sát, đàm thoại, thực hành luyện tập
IV. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ.3’
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
- Nhận xét chung
B.Dạy bài mới.30’
1.Giới thiệu bài:Tiết trước các em học “Thêu dấu nhân” Bài học này các em thực hành thêu dấu nhân
 2.Nội dung:
* Hoạt động 3: Thực hành 
- Gọi HS nhắc lại cách thêu dấu nhân.
- GV nhận xét 
- GV nhắc lại hệ thống cách thêu dấu nhân
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
- Yêu cầu HS nêu các yêu cầu của sản phẩm (Mục III SGK) 
- HS thực hành thêu trong thời gian 30phút
- GV quan sát uốn nắn HS còn lúng túng.
 * Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm
- Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm 
- GV đưa tiêu chí đánh giá 
- Cử 3 HS lên đánh giá sản phẩm của các bạn.
- GV nhận xét đánh giá kết quả học tập .
 C. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của học sinh.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau : Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình
- Nhận xét giờ học
- Để đồ dùng lên bàn
- Lắng nghe và ghi đầu bài
- HS nhắc lại cách thêu dấu nhân và 1 HS lên thực hành thêu mẫu lại cho cả lớp theo dõi
- HS lắng nghe 
- HS nêu 
- HS thực hành thêu dấu nhân.
- HS trưng bày sản phẩm
- 3 HS lên đánh giá bài của bạn
- HS nghe
- HS nghe
TUẦN 5
Ngày soạn: 1/10/ 2012 Ngày giảng: T5/ 4/10/2012
Bài 3: MỘT SỐ DỤNG NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG
TRONG GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu : 
 - HS biết đặc điểm., cách sử dụng ,bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình .
- Biết giữ gìn vệ sinh , an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ đun nấu , ăn uống .
- Cho HS tham quan, tìm hiểu các dụng cụ nấu ăn ở bếp ăn tập thể của trường.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Một số dụng cụ đun ,nấu , ăn uống dùng trong gia đình 
 - Tranh ảnh một số dụng cụ ăn và uống thông thường 
III. Phương pháp dạy học : 
 Đàm thoại gợi mở –luyện tập 
IV. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS
- GV nhận xét 
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
 GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
2. Nội dung bài 
*Hoạt động 1: Xác định những dụng cụ đun, nấu , ăn , uống
? Quan sát hình 1, em hãy kể tên những loại bếp đun được sử dụng để nấu ăn trong gia đình 
*Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình 
? Quan sát hình 2 em hãy nêu tên dụng cụ nấu ăn trong gia đình ?
? Hãy kể tên một số dụng cụ nấu ăn được dùng trong gia đình em
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả 
*Hoạt động 3
- Cho HS quan sát 
? Từ quan sát hình 3 và thực tế, em hãy kể tên những dụng cụ để bày thức ăn và ăn uống trong gia đình 
? Muốn bảo vệ đồ dùng này ta cần phải làm như thế nào? 
*Hoạt động 4: 
? Dựa vào hình , em hãy kể và nêu tác dụng của một số dụng cụ 
 - GV kết luận – rút ghi nhớ 
C. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của học sinh.
- Chuẩn bị bài sau : Một số loại rau, củ , quả
- Nhận xét giờ học
- HS lấy đồ dùng
- HS nghe 
- Bếp ga, bếp dầu , bếp kiềng, 
- Nồi cơm điện, nồi y lốc , chảo điện, siêu điện, 
- HS nêu 
- Các nhóm báo cáo kết quả 
- Cho HS quan sát 
- VD : Bát, đĩa, cốc chén, 
- Cẩn thận nhẹ nhàng tránh va đập, sau khi sử dụng phải rửa bằng nước sạch 
- HS nêu 
- HS đọc ghi nhớ 
- HS nghe
TUẦN 6
Ngày soạn: 8/10 / 2012 Ngày giảng: T5/ 11/10/2012
Bài 4: CHUẨN BỊ NẤU ĂN
I. Mục tiêu : 
 - HS nêu được những công việc chuẩn bị nấu ăn.
 - Biết cách thực hiện một số công việc nấu ăn . Có thể sơ chế được một số thực phẩm đơn giản, thông thường phù hợp với gia đình.
 - Biết liên hệ với việc chuẩn bị nấu ăn ở gia đình.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh ảnh một số loại thực phẩm thông thường, bao gồm một số loại rau xanh, củ, thịt trứng 
 - Một số loại rau xanh, củ quả còn tươi
III. Phương pháp dạy học : 
 Đàm thoại, gợi mở, luyện tập , trực quan, thảo luận 
IV. Các hoạt động chủ yếu : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS
- GV nhận xét 
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
 GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
2. Nội dung bài 
*Hoạt động 1: Xác định nột số công việc chuẩn bị
GV cho HS đọc sách trả lời câu hỏi 
a)  ... dụng vít
- GV quan sát giúp đỡ HS 
3. Củng cố dặn dò: 3'
- Nhận xét 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
Hoạt động của trò
-HS để đồ dùng lên bàn
- HS chọn
- HS đọc ghi nhớ
- HS thực hành lắp theo nhóm 4 :
+Lắp thân và đuôi máy bay 
+Lắp sàn ca bin và giá đỡ
+Lắp ca bin 
+Lắp cánh quạt
+Lắp càng máy bay
-Lắng nghe
Tuần 29
 Ngày giảng : T4/21/3/2012
Bài 18 : Lắp máy bay trực thăng.( tiết 3)
Hoạt động của thầy
A. Kiểm tra bài cũ:
 - KT sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới: 3
 1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu
-> Ghi đầu bài
 2. Nội dung bài
* Hoạt động 3: HS thực hành lắp máy bay trực thăng
c) Lắp ráp máy bay trực thăng H1
- HS lắp theo các bước trong SGK
-Nhắc HS khi lắp ráp cần lưu ý :
+Bước lắp thân máy bay vào sàn ca bin và giá đỡ phải lắp đúng vị trí
+Bước lắp giá đỡ sàn ca bin và càng máy bay phải được lắp thật chặt
* Hoạt động 4: Đánh gía sản phẩm
- GV tổ chức HS trình bày sản phẩm theo nhóm bàn
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III SGK
- Gọi 2 HS đánh giá bài của các nhóm
- GV đánh giá theo 2 mức: HTT, CHT
- Nhắc HS tháo rời các chi tiết 
 3. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Hoạt động của trò
-HS để đồ dùng lên bàn
- HS thực hành lắp máy bay trực thăng
- HS trình bày sản phẩm theo nhóm
- 2 HS đánh giá 
-HS tháo rời các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp
-Lắng nghe
 Tuần 30
Ngày soạn: 26/3/2012 Ngày giảng : T4/28/3/2012
Bài 19 : Lắp rô - bốt( 3 tiết)
I. Mục tiêu
HS cần phải:
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp rô - bốt.
- Biết cách lắp và lắp được rô - bốt theo mẫu . Rô - bốt lắp tương đối chắc chắn.
* Với HS khéo tay: Lắp được rô - bốt theo mẫu . Rô - bốt lắp chắc chắn. Tay rô - bốt có thể nâng lên, hạ xuống được.
II. Đồ dùng dạy học
- Mẫu rô bốt đã lắp sẵn
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. phương pháp dạy học
 Đàm thoại, thảo luận, thực hành, trực quan
VI. các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
A. Kiểm tra bài cũ:
 - KT sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới: 3
 1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu
-> Ghi đầu bài
 2. Nội dung bài
* Hoạt động 1: Quan sát nhận xét mẫu
- GV cho HS quan sát mẫu rô - bốt đã lắp sẵn
? Để lắp được rô - bốt , em cần phải lắp mấy bộ phận ? Hãy kể tên các bộ phận đó?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a) Chọn các chi tiết 
- Gọi 2 HS lên bảng chọn các chi tiết theo bảng trong SGK
- Lớp theo dõi bổ sung
- Gv nhận xét 
b) Lắp từng bộ phận 
+ Lắp chân rô - bốt H2
- Yêu cầu HS quan sát hình 2
? Để lắp được chân rô - bốt cần phải chọn những chi tiết nào và số lượng bao nhiêu?
- GV HD lắp 
+ Lắp thân rô - bốt H3
- Yêu cầu HS quan sát H3 
? Dựa vào H3 em hãy chọn các chi tiết và lắp thân rô - bốt ?
- Gọi 1 HS lên trả lời và thực hiện cách lắp.
+ Lắp đầu rô - bốt H4
-Yêu cầu HS quan sát H4
?Mối ghép này gồm mấy chi tiết ?
- Gọi 2 HS lên lắp đầu rô - bốt
- Lớp quan sát , bổ sung
+ Lắp các bộ phận khác H5
*Lắp tay rô - bốt
- Yêu cầu HS quan sát H5a
? Lắp tay rô - bốt cần có những chi tiết nào ?
- GV lắp 1 tay rô - bốt, gọi HS lên lắp tay thứ 2 của rô - bốt
*Lắp ăng – ten H5b
?Dựa vào H5b em hãy chọn các chi tiết và lắp ăng – ten?
*Lắp trục bánh xe H5c
?Dựa vào H5c em hãy chọn các chi tiết và lắp trục bánh xe ?
c) Lắp ráp rô - bốt H1
- GV hướng dẫn lắp như SGK
- KT các mối ghép, sự nâng lên đặt xuống của 2 tay rô - bốt
d) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
C. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS , tinh thần thái độ học tập , kĩ năng lắp 
- Nhắc HS cất gọn các bộ phận của rô bốt chuẩn bị bài sau : Thực hành lắp rô - bốt
Hoạt động của trò
-HS để đồ dùng lên bàn
- HS quan sát mẫu
- Cần 6 bộ phận : Chân rô - bốt; thân rô - bốt, đầu rô - bốt; tay rô - bốt; ăng ten; trục bánh xe
- 2 HS lên chọn 
- HS quan sát H2
- 2 tấm tam giác, 2 thanh thẳng 2 lỗ, 4 thanh chữ u dài, 4 thanh thẳng 3 lỗ.
- HS quan sát H3
- 1 tấm nhỏ, tấm 2 lỗ, 2 thanh chũ L ngắn 
- HS lên lắp mẫu cho cả lớp quan sát 
-HS quan sát H4
-Bánh đai, bánh xe, thanh thẳng 5 lỗ và thanh chữ u ngắn, vít dài
- HS quan sát H5a
- Cần thanh chữ L dài, tấm tam giác, thanh thẳng 3 lỗ, thanh chữ L ngắn
- HS theo dõi
- HS quan sát H5b
- HS nêu và lên lắp
- HS chọn và lắp trục bánh xe
- HS theo dõi
-Lắng nghe
Tuần 31
 Ngày giảng : T4/4/4/2012
 Bài 19 : Lắp rô - bốt( tiết 2)
Hoạt động của thầy
A. Kiểm tra bài cũ:
 - KT sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới: 3
 1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu
-> Ghi đầu bài
 2. Nội dung bài
* Hoạt động 3: HS thực hành lắp rô - bốt
a) Chọn các chi tiết
- Yêu cầu HS chọn đúng và đủ các chi tiết và xếp từng loại vào nắp hộp
- GV kiểm tra 
b) Lắp từng bộ phận
- Gọi 1 HS đọc ghi nhớ
- Yêu cầu HS phải quan sát kĩ hình và đọc nội dung từng bước lắp
-Trong quá trình HS thực hành lắp từng bộ phận, GV nhắc HS cần lưu ý :
+Lắp chân và thanh đỡ thân rô - bốt
+Lắp thân rô - bốt
+Lắp đầu rô - bốt
+Lắp các bộ phận khác
- GV quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng
3. Củng cố dặn dò: 3'
- Nhận xét 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Hoạt động của trò
-HS để đồ dùng lên bàn
- HS chọn
- HS đọc ghi nhớ
- HS thực hành lắp theo nhóm 4 :
+Lắp chân rô - bốt cần chú ý vị trí trên, dưới của thanh chữ u dài
+Lắp tay rô - bốt chú ý lắp 2 tay đối nhau
-Lắng nghe
Tuần 32
 Ngày giảng : T4/11/4/2012
Bài 19 : Lắp rô - bốt ( tiết 3)
Hoạt động của thầy
A. Kiểm tra bài cũ:
 - KT sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới: 3
 1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu
-> Ghi đầu bài
 2. Nội dung bài
* Hoạt động 3: HS thực hành lắp rô - bốt
c) Lắp ráp máy bay trực thăng H1
- HS lắp theo các bước trong SGK
-Nhắc HS khi lắp ráp cần lưu ý :
+Khi lắp thân rô - bốt vào giá đỡ thân cần phải lắp cùng với tấm tam giác
+Nhớ kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của tay rô bốt
* Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm
- GV tổ chức HS trình bày sản phẩm theo nhóm bàn
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III SGK
- Gọi 2 HS đánh giá bài của các nhóm
- GV đánh giá theo 2 mức: HTT, CHT
- Nhắc HS tháo rời các chi tiết 
 3. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Hoạt động của trò
-HS để đồ dùng lên bàn
- HS thực hành lắp ráp rô - bốt
- HS trình bày sản phẩm theo nhóm
- 2 HS đánh giá 
-HS tháo rời các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp
-Lắng nghe
Tuần 33
Ngày soạn: 20/4/2010	 Ngày giảng : T6/23/4/2010
Bài 20 : Lắp ghép mô hình tự chọn ( 3 tiết )
I.Mục tiêu:
 - Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô tự chọn.
 - Lắp ghép được mô hình tự chọn.
* Với HS khéo tay: 
 + Lắp được ít nhất một mô hình tự chọn.
 + Có thể lắp được mô hình mới ngoài mô hình gợi ý SGK.
II. Đồ dùng dạy học 
GV lắp sẵn 1 hoặc 2mô hình đã gợi ý trong SGK.
HS bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. phương pháp dạy học
 Đàm thoại, thảo luận, thực hành, trực quan
IV. Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A.Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra đồ dùng học tập của HS 
GV nhận xét sự chuẩn bị của HS.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài.
GV ghi đầu bài lên bảng.
2. Nội dung:
* HĐ1: HS chọn mô hình lắp ghép.
- Tổ chưca HĐN3. Nêu yêu cầu mỗi nhóm tự chọn một mô hình lắp ghép theo gợi ý trong SGK hoặc sưu tầm .
-GV đưa mô hình lắp máy bừa quan sát. Yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ tự sưu tầm.
? Để lắp được máy bừa cần mấy bộ phận? Nêu tên từng bộ phận.
? Lắp xe kéo cần những bộ phận nào.
? Lắp bộ phận bừa cần những chi tiết nào.
- GV nhận xét 
- Yêu cầu HS quan sát mô hình lắp băng chuyền 
? Lắp băng chuyền có mấy phần, là những phần nào. 
- Yêu cầu HS chọn mô hình 
- GV quan sát, hướng dẫn bổ sung.
3.Củng cố dặn dò 2’
 Dặn HS về tập lắp ghép những mô hình tự sưu tầm. 
 - Chuẩn bị tiết sau lắp ghép mô hình tự chọn tiếp theo.
- Tổ trưởng báo cáo.
- Lớp nghe –xác định vụ tiết học.
- HĐN3. chọn mô hình lắp ghép theo gợi ý trong SGK hoặc sưu tầm.
- Quan sát mô hình, hình vẽ và trả lời câu hỏi.
+ Cần 2 bộ phận 
- Xe kéo.
- Bộ phận bừa.
+ HS nêu 
- HS quan sát – nhận xét.
+ Gồm 2 phần 
- Giá đỡ băng chuyền 
- Băng chuyền.
- HS trong nhóm trao đổi chọn mô hình để lắp.
- Nghe- thực hiện.
 _____________________________________
 Tuần 34
 	 Ngày giảng : T6/30/4/2010
 Bài 20 : Lắp ghép mô hình tự chọn ( tiết 2 )
Hoạt động của thầy
A.Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra đồ dùng học tập của HS 
GV nhận xét sự chuẩn bị của HS.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài.
GV ghi đầu bài lên bảng.
2. Nội dung:
*HĐ2: HS thực hành lắp mô hình đã chọn.
* Chọn chi tiết.
- Yêu cầu HS chọn từng loại chi tiết theo mô hình đã chọn rồi xếp vào từng loại chi tiết.
* Lắp từng bộ phận.
- Yêu cầu HS phải quan sát kĩ các hình minh họa, hình đã chọn 
* Lưu ý kh lắp xongcần kiểm tra sự hoạt động của sản phẩm.
- GV theo dõi HS thực hành – Hướng dẫn bổ sung thêmcho những nhóm gặp khó 3.Cng cố dặn dò 
 - Dặn HS về tập lắp ghép những mô hình tự sưu tầm. 
 - Chuẩn bị tiết sau lắp ghép mô hình tự chọn tiếp theo.
Hoạt động của trò
-HS để đồ dùng lên bàn
- HS lắng nghe
- HS chọn từng loại chi tiết xếp vào nắp hộp 
- HS thực hành lắp từng bộ phận của mô hình nhóm đã chọn.
- Lắp ráp theo từng bước. Khi lắp xong phải kiểm tra hoạt động của sản phẩm.
- Nghe- thực hiện.
 _____________________________________ 
 Tuần 35
 	 Ngày giảng : T6/7/5/2010
Bài 20 : Lắp ghép mô hình tự chọn ( tiết3 )
Hoạt động của thầy
A.Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS 
- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài.
GV ghi đầu bài lên bảng.
2. Nội dung:
* HĐ3: Đánh giá sản phẩm.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
+ Lắp được mô hình tự chọn đúng thời gian quy định.
+ Lắp đúng quy trình kĩ thuật.
+ Mô hình được lắp chắc chắn, không bị xộc xệch.
- GV cử 2-3 HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của bạn 
- GV đánh giá sản phẩm của HS theo 2 mức:
+ Hoàn thành ( A)
+ Chưa hoàn thành (B)
+ Những HS chưa hoàn thành sớm,đảm bảo kĩ thuật hoặc những sản phẩm có tính sáng tạo( khác với mô hình trong SGK) được đánh giá ở mức hoàn thành tốt(A+)
- GV nhắc HS tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
 3. Củng cố dặn do
- GV nhận xét tiết học 
- Nhận xét, đánh giá sự tiếp thu môn học của HS.
Hoạt động của trò
-HS để đồ dùng lên bàn
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- 3 HS dựa vào tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm của bạn.
- Các nhóm tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí trong hộp.
-Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docKY THUAT L5.doc