Thiết kế bài dạy các môn lớp 5 - Tuần 4 năm học 2012 - 2013

Thiết kế bài dạy các môn lớp 5 - Tuần 4 năm học 2012 - 2013

I. Mục tiêu :

- Biết một dạng quan hệ tỷ lệ (đại lượng này gấp bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp bấy nhiêu lần).

- Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.Lưu ý: Bài 1.

II. Các hoạt động dạy học :

 

doc 30 trang Người đăng huong21 Lượt xem 499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 5 - Tuần 4 năm học 2012 - 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 17 tháng 9 năm 2012
Tiết 1: Toán : Ôn tập và bổ sung về giải toán.
I. Mục tiêu :
- Biết một dạng quan hệ tỷ lệ (đại lượng này gấp bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp bấy nhiêu lần). 
- Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.Lưu ý: Bài 1.
II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ : 
-Gọi 2 HS làm bài tập 1 ở VBT
-Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài :
b. Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỷ lệ 
-GV nêu ví dụ a SGK 
-Kẻ sẵn bảng :Mỗi giờ đi được 4 km .Vậy 2 giờ đi được bao nhiêu km ?	
-GV ghi số liệu vào bảng .
-Tương tự với 3 giờ .
-Em có nhận xét gì về số giờ, số km ?
c. Giới thiệu bài toán và cách giải :
-GV nêu bài toán :
-Tóm tắt bài toán như SGK .
-Phân tích bài toán, gợi ý để HS tìm ra cách giải .
+ Cách 1: tìm tỷ số .
+ Cách 2: rút về đơn vị .	
-Nhận xét, kết luận.
d. Thực hành :	
Bài 1:	
-Gọi HS nêu bài toán.
-Yêu cầu HS giải vào vở.
 - GV gợi ý để HS yếu giải. 
-Gọi 1 HS lên bảng giải.
- Nhận xét, chữa bài, ghi điểm .
3. Củng cố, dặn dò : 
-Nhận xét giờ học . 	
-2 HS làm bảng làm BT 1 
-Nhận xét bài bạn.
-HS theo dõi.
-HS quan sát bảng .
-HS : 8 km 
-HS nhận xét : Số giờ tăng thì số km tăng và ngược lại .
-HS theo dõi bài toán.
- 1 HS lên bảng giải .
- 1 HS khác giải cách 2.
- HS nêu bài toán .
- HS giải bài toán vào vở .
- 1 HS giải bảng.
- Chú ý
Tiết 2: Tập đọc : Những con sếu bằng giấy .
I. Mục tiêu :
- Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài ; bước đầu đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu ý nghĩa của bài : Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân ; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :	 
-Cho HS phân vai đọc lại vở kịch “Lòng dân”
-Nêu nội dung ý nghĩa của vở kịch .
-Nhận xét, ghi điểm .
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài :
b, Luyện đọc :	
-Gọi 1 HS đọc toàn bài
-GV chia đoạn .
-Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó .
-Giúp HS giải nghĩa một số từ khó .
-Cho HS luyện đọc theo cặp
-GV đọc diễn cảm toàn bài .
c, Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
+ Xa - da - cô bị nhiễm phóng xạ 
khi nào ? 	 
+ Cô bé hy vọng kéo dài cuộc sống 
bằng cách nào ?
+ Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình 
đoàn kết với Xa - da - cô ?	 
+ Các bạn đã làm gì để bày tỏ 
nguyện vọng hoà bình ?
+ Nếu được đứng trước tượng đài 
 em sẽ nói gì với Xa - da - cô ?
+ Câu chuyện muốn nói với em
 điều gì ?	 
 * GV nhận xét, rút nội dung, ghi bảng .
c, Hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
-Hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn. 
-Cho HS thi đọc diễn cảm
-GV cùng HS bình chọn HS đọc hay nhất .
3. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét giờ học .
- Dặn :Về nhà luyện đọc bài văn .
-2 nhóm HS phân vai đọc vở kịch : Lòng dân 
-HS theo dõi
-1 HS khá đọc toàn bài .
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp .
- HS luyện đọc theo cặp .
-HS theo dõi SGK
- HS đọc thầm đoạn 1.
-HS trả lời .
-HS trả lời .
-HS trả lời
-HS nói theo suy nghĩ của mình .
-HS nói
-HS nhắc lại.
-HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn.
-HS thi đọc trước lớp .	
- Lắng nghe
Tiết 3 : Chính tả ( Nghe - viết ) : Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ . 
I. Mục tiêu :
- Nghe và viết đúng chính tả bài : Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ, trình bày đúng hình thức văn xuôi .
- Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có ia, iê (BT2, BT3). .
II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
-Yêu cầu HS viết vần của các tiếng : chúng, tôi, mong, thế, giới, này, mãi, mãi, hoà, bình vào mô hình cấu tạo sẵn .
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài :
b. Hướng dẫn HS nghe - viết :
- GV đọc bài chính tả.	
- GV nêu câu hỏi tìm hiểu bài.	
- GV đọc cho HS viết bài vào vở. 	
- GV đọc dò lại bài.
-Yêu cầu HS đổi vở dò bài.	
- GV nắm thông tin từ HS.	 
- GV chấm 7 - 10 bài	
- Nhận xét chung .
c. Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài tập 2 : 	
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 2.
-GV giúp HS hiểu yêu cầu .
-Yêu cầu HS làm bài cá nhân.	
- GV phát phiếu cho 2 HS.	
- Nhận xét, chốt ý đúng.	 
Bài tập 3 : 	
- Khi viết một tiếng dấu thanh đặt ở đâu ?
-GV hướng dẫn, yêu cầu HS thực hiện theo cặp.
-Gọi HS trình bày.
- Nhận xét, chốt ý đúng.
3. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét giờ học 
- Dặn ghi nhớ quy tắc chính tả .	
- 1 HS lên bảng viết.
- HS nhận xét .
- HS theo dõi ở SGK.	
- HS trả lời.
- HS viết bài .
- HS soát bài .
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau .
-HS nộp vở chấm.
- HS nêu yêu cầu của bài .
- HS làm bài cá nhân .
- 2 HS làm bài văn vào phiếu, dán ở bảng.
- Nhận xét.
- HS trả lời.
- HS nêu yêu cầu, làm bài theo cặp .
- HS trình bày.
- HS chú ý
Buổi chiều
Tiết 1 + 2: Tin học: (GV bộ môn)
Tiết 3: Thể dục: (GV bộ môn)
----------------------------------------------------
 Thứ ba ngày 18 tháng 9 năm 2012
Tiết 1: Đạo đức : Có trách nhiệm về việc làm của mình ( tiết 2 )
I. Mục tiêu : HS học xong bài này cần biết : .
- HS hiểu rõ trách nhiệm của mình trong mỗi hoàn cảnh.
- Biết giải quyết công việc một cách có trách nhiệm .
- Giáo dục HS dám nhận trách nhiệm khi làm hỏng việc và sẵn sàng làm lại cho tốt.
 II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc phần ghi nhớ.
-Nhận xét , đánh giá .
2/ Bài mới :
a, Giới thiệu bài :
b, Hoạt động 1 : Xử lý tình huống.
-Gọi HS đọc nội dung bài tập 3 – SGK
- GV nêu yêu cầu giao nhiệm vụ.
-Cho HS thảo luận theo nhóm 4.
-Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV cùng HS nhận xét , kết luận .
c. Hoạt động 2 : Liên hệ bản thân
- Yêu cầu HS nhớ lại việc làm dù rất nhỏ, chứng tỏ mình có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm .
-Cho HS trao đổi theo cặp và trình bày trước lớp.
-GV nhận xét , kết luận .	 
3/ Củng cố, dặn dò :
-Nhận xét giờ học 
-Dặn dò HS về nhà học bài và xem trước bài mới.
- 2 HS lên bảng đọc thuộc ghi nhớ.
-HS theo dõi.
-1 HS đọc bài 3
-HS theo dõi
- HS thảo luận theo nhóm .
- HS trình bày .
- HS nhớ lại việc làm dù rất nhỏ, chứng tỏ mình có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm .
- HS trao đổi theo cặp và trình bày trước lớp .
- Vài HS nhắc lại ghi nhớ. 
Tiết 2: Kể chuyện : Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai .
I. Mục tiêu :
- HS dựa vào lời kể của giáo viên, những hình ảnh minh hoạ và lời thuyết minh kể lại được câu chuyện đúng ý, ngắn gọn, rõ các chi tiết trong truyện. 
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi người Mỹ có lương tâm dũng cảm đã ngăn chặn và tố cáo tội áccuat quân đội Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Một số tranh ảnh minh hoạ phim trong SGK . 
- Bảng lớp viết sẵn ngày tháng năm xảy ra vụ thảm sát Sơn Mỹ.
 II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :	
- Gọi 1, 2 HS kể việc làm tốt góp phần xây quê hương đất nước của một người mà em biết .
- GV nhận xét, ghi điểm .
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài :
b. GV kể chuyện :
- GV kể lần 1 kết hợp chỉ các dòng kèm chức vụ chữ ghi ngày tháng , tên riêng, công việc của những người lính Mĩ.	
- GV kể lần 2 kết hợp giới thiệu hình 
ảnh minh hoạ (SGK) .	
c. GV hướng dẫn HS kể, trao đổi 
về ý nghĩa câu chuyện :	 
-Yêu cầu HS nhìn tranh kể lại từng đoạn câu chuyện.
-Yêu cầu HS kể theo nhóm.
-Gọi 1 số HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Cho HS trao đổi và nêu ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét, ghi điểm HS kể hay.
3. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét giờ học .
- Xem trước bài mới .
- 1, 2 HS kể việc làm tốt góp phần xây quê hương đất nước của một người mà em biết .
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe GV kể .
- HS nghe và quan sát tranh
-HS kể từng đoạn theo tranh.
- HS kể chuyện theo nhóm.
- Thi kể chuyện trước lớp và nêu ý nghĩa 
- HS bình chọn bạn kể chuyện hay .
-HS nêu ý nghĩa.
- Chú ý
Tiết 3: Toán : Luyện tập
I. Mục tiêu :
- Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
 II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 . Bài cũ : 
-Gọi 1 HS lên bảng giải BT1-VBT. 
- Nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài :
b. Luyện tập :
Bài 1:
-Gọi HS nêu bài toán.
-GV hướng dẫn HS giải vào vở.
-Gọi 1 số HS trình bày bài giải.
- Nhận xét, chữa bài, ghi điểm .
Bài 3 : 
-Gọi 1 HS đọc đề bài toán.
-GV hướng dẫn cách thực hiện.
-Gọi 1 HS lên bảng giải.
-Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở.
- Nhận xét, chữa bài, ghi điểm .
Bài 4 : 
-Yêu cầu HS giải vào vở.
-GV chấm vở, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò : 
- Nhận xét giờ học . 
-1 HS lên bảng giải BT1-VBT. 
- Nhận xét.
- Lắng nghe
- HS nêu bài toán .
- HS giải bài toán vào vở .
-1 vài HS trình bày.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc đề toán.
- 1 HS lên bảng giải .
-Cả lớp giải vào vở
- Nhận xét.
-HS thực hiện vào vở
-Nộp vở chấm.
- Hoàn thành các BT ở VBT.	
Tiết 4: Luyện từ và câu : Từ trái nghĩa .
I. Mục tiêu :
-Hiểu thế nào là từ trái nghĩa , tác dụng của từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau(ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ (BT1) ; biết tìm từ trái nghĩa cho từ cho trước (BT2, BT3).
Lưu ý: HS khá, giỏi đặt được câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT3.
II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ : 
- Kiểm tra phần bài tập của HS .
- GV nhận xét, ghi điểm .
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài :
b. Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài tập 1 : 
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 1.
- GV ghi lên bảng : Phi nghĩa - chính nghĩa, yêu cầu HS giải nghĩa.	
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
-GV rút kết luận: Phi nghĩa và chính nghĩa là hai từ trái ngược nhau .
Bài tập 2 : 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài
-GV giúp HS hiểu yêu cầu bài
-Cho HS làm bài theo cặp.
-Yêu cầu HS trình bày.
-GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
sống / chết ; vinh / nhục .
Bài tập 3 : 
-Gọi HS đọc yêu cầu bài 3
-Yêu cầu HS làm bài và trình bày kết quả.
-GV nhận xét, chốt ý đúng
c. Ghi nhớ : 
- Thế nào là từ trái nghĩa ?
- Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh 
nhau có tác dụng gì ?	
d. Luyện tập : 
Bài 1::	
-Cho ... ̃, khôn //dại, thông minh // ngu dốt, hèn nhát //dũng cảm
- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau
Tiết 2: Toán Ôn luyện Toán 
I. Mục tiêu :
-Giúp học sinh tiếp tục giải bài toán với 2 dạng quan hệ tỉ lệ
- Áp dụng để thực hiện các phép tính và giải toán.
- Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Hoạt động1 : Củng cố kiến thức.
Gọi HS nhắc lại cách giải:
+ Rút về đơn vị
+ Tìm tỉ số.
- Cho HS nêu cách giải tổng quát với các dạng bài tập trên.
Hoạt động 2: Thực hành
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Xác định dạng toán, tìm cách làm
- HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài 1: 14 người làm một công việc phải mất 10 ngày mới xong.Nay muốn làm trong 1 tuần thì cần bao nhiêu người làm?
Bài 2: Có 5 máy bơm làm liên tục trong 18 giờ thì hút cạn một hồ nước. Nay muốn hút hết nước ttrong 10 giờ thì bao nhiêu máy bơm như thế?
Bài 3 : (HSKG)
 Cứ 15 công nhân sửa xong một đoạn đường phải hết 6 ngày. Nay muốn sửa xong đoạn đường đó trong 5 ngày thì cần bổ xung thêm bao nhiêu công nhân?
3.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS nêu 
Lời giải :
 Đổi : 1 tuần = 7 ngày.
Làm trong 1 ngày thì cần số người là :
 14 x 10 = 140 (người)
Làm trong 7 ngày thì cần số người là :
 140 : 7 = 20 (người)
 Đáp số : 20 người.
Lời giải:
Làm trong 1 giờ cần số máy bơm là: 
 5 x 18 = 90 (máy bơm)
Làm trong 10 giờ cần số máy bơm là: 
 90 : 10 = 9 (máy bơm)
 Đáp số : 9 máy bơm
Bài giải:
 Làm trong 1 ngày cần số công nhân là:
 15 x 6 = 90 (công nhân)
 Làm trong 5 ngày cần số công nhân là:
 90 : 5 = 18 (công nhân)
Số công nhân cần bổ xung thêm là :
 18 – 15 = 3 (công nhân)
 Đáp số : 3 công nhân
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 3: Phụ đạo HS yếu:môn Toán
I. Mục tiêu :
- Giúp cho những HS yếu nắm được các cách giải toán các dạng đã học
- Các em vận dụng để giải được những dạng bài cơ bản
 II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- GV đưa ra các bài toán thuộc các dạng đã học
- Hướng dẫn HS nắm cách giải các dạng toán này
Yêu cầu HS làm một số bài toán 
Bài 1: Tổng của hai số là 420 . Tỉ số của hai số đó là 3 / 4. Tìm hai số đó?
Bài 2: Biết rằng 7/10 số học sinh của lớp 5B là 21 bạn. Hỏi lớp 5B có bao nhiêu học sinh?
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề và vẽ được sơ đồ tóm tắt từng bài toán
- Yêu cầu lớp làm nháp, gọi 2 HS lên bảng làm
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại
Bài 3 : (HSKG)
 Có 15 máy bơm thì bơm đầy nước vào bể trong 6 giờ. Hỏi muốn bơm đầy bể trong 5 giờ thì cần tăng thêm bao nhiêu máy bơm nữa?
- Yêu cầu HS giải vào vở
-Gọi HS lên bảng chữa bài
- GV nhận xét, ghi điểm
3Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS theo dõi
- HS nhắc lại cách giải
- HS đọc lại đề và tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng
-HS làm vở nháp
- 2 HS lên bảng chữa bài
- HS khác nhận xét
- HS giải vào vở
- 1 em lên chữa bài
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 4: Kỹ thuật: THÊU DẤU NHÂN ( tiết 2)
I. Mục tiêu :
: HS cần phải:
- Biết cách thêu dấu nhân.
- Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được.
II. ĐỒ DÙNG DAY HỌC :
- Mẫu thêu dấu nhân.
- Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
* Hoạt động 3 : HS thực hành
- Gọi HS nhắc lại cách thêu dấu nhân.
- Nhận xét và hệ thống lại cách thêu dấu nhân.
- Lưu ý HS nên thêu các mũi thêu có kích thước nhỏ để đường thêu đẹp.
- Kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của HS.
- Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm, quan sát uốn nắn những HS còn lúng túng.
* Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm
- Tổ chức các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
2/ Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò HS chuẩn bị một mảnh vải, kim, chỉ, kéo, bút chì để học bài “Cắt khâu, thêu túi xách tay đơn giản”.
- Lắng nghe
- HS nhắc lại.
- Nêu yêu cầu của sản phẩm và thực hành.
- HS nêu yêu cầu đánh giá và đánh giá sản phẩm được trưng bày.
- Chú ý
Tiết 1: Ôn luyện : Toán 
I. Mục tiêu :
 Giúp học sinh :
- Nhận diện được 2 dạng toán : Quan hệ ti lệ
- Biết cách giải 2 dạng toán đó.
- Áp dụng để thực hiện các phép tính và giải toán . 
II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Hoạt động1 : Củng cố kiến thức.
Gọi HS nhắc lại cách giải:
+ Rút về đơn vị
+ Tìm tỉ số.
- Cho HS nêu cách giải tổng quát với các dạng bài tập trên.
Hoạt động 2: Thực hành
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Xác định dạng toán, tìm cách làm
- HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài 1: Mua 20 cái bút chì hết 16000 đồng . Hỏi mua 21 cái bút chì như vậy hết bao nhiêu tiền ? 
- Gv đưa bài toán ra 
- HS đọc bài toán , tóm tát bài toán 
- HS tìm cách giải 
Bài 2: Có một nhóm thợ làm đường , nếu muốn làm xong trong 6 ngày thì cần 27 công nhân . Nếu muốn xong trong 3 ngày thì cần bao nhiêu công nhân? 
Bài 3 : Cứ 10 công nhân trong một ngày sửa được 37 m đường . Với năng suất như vậy thì 20 công nhân làm trong một ngày sẽ sửa được bao nhiêu m đường? 
Bài 4 : (HSKG)
 Có một số quyển sách, nếu đóng vào mỗi thùng 24 quyển thì cần 9 thùng. Nếu đóng số sách đó vào mỗi thùng 18 quyển thì cần bao nhiêu thùng?
3.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS nêu 
Lời giải :
 1 cái bút mua hết số tiền là:
 16 000 : 20 = 800 (đồng) 
 Mua 21 cái út chì hết số tiền là:
 800 x 21 = 16800 ( đồng )
 Đáp số : 16800 đồng
Lời giải :
3 ngày kém 6 ngày số lần là :
 6 : 3 = 2 (lần)
Làm xong trong 3 ngày cần số công nhân là : 27 x 2 = 54 (công nhân)
 Đáp số : 54 công nhân
Bài giải :
20 công nhân gấp 10 công nhân số lần là :
 20 : 10 = 2 (lần)
20 công nhân sửa được số m đường là :
 37 x 2 = 74 (m)
 	Đáp số : 74 m.
Bài giải :
 Số quyển sách có là :
 	24 x 9 = 216 (quyển)
 Số thùng đóng 18 quyển cần có là :
 216 : 18 = 12 (thùng).
 Đáp số : 12 thùng.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 5: Ôn luyện Tiếng Việt 
I. Mục tiêu :
- Củng cố cho HS những kiến thức về từ trái nghĩa
- HS vận dụng kiến thức đã học về từ trái nghĩa, làm đúng những bài tập về từ trái nghĩa.
- Giáo dục HS lòng say mê ham học bộ môn.
- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn.
 II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra: Cho HS nhắc lại các kiến thức về từ trái nghĩa.
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài 1: Tìm từ trái nghĩa trong đoạn văn sau.
 a) Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay, 
Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm.
 b) Đời ta gương vỡ lại lành
Cây khô cây lại đâm cành nở hoa.
 c) Đắng cay nay mới ngọt bùi
Đường đi muôn dặm đã ngời mai sau.
 d) Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất
Nơi con tìm ra sức mạnh Việt Nam.
Bài tập 2: Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các câu tục ngữ sau.(gạch chân)
Lá lành đùm lá rách.
Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
Chết đứng còn hơn sống quỳ.
Chết vinh còn hơn sống nhục.
Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng.
Bài tập 3. Tìm từ trái nghĩa với các từ : hiền từ, cao, dũng cảm, dài, vui vẻ, nhỏ bé, bình tĩnh, ngăn nắp, chậm chạp, sáng sủa, chăm chỉ, khôn ngoan, mới mẻ, xa xôi, rộng rãi, ngoan ngoãn
3. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên hệ thống bài. 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
- HS nêu
Bài giải: 
ngọt bùi // đắng cay 
ngày // đêm
vỡ // lành 
 tối // sáng
Bài giải: 
Lá lành đùm lá rách.
Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
Chết đứng còn hơn sống quỳ.
Chết vinh còn hơn sống nhục.
Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng.
Bài giải:
hiền từ // độc ác; cao // thấp; dũng cảm // hèn nhát; dài // ngắn ;
vui vẻ // buồn dầu; nhỏ bé // to lớn; bình tĩnh // nóng nảy; sáng sủa //tối tăm;
ngăn nắp // bừa bãi ; mới mẻ // cũ kĩ; 
chậm chạp // nhanh nhẹn; 
khôn ngoan // khờ dại ; 
rộng rãi // chật hẹp ;
ngoan ngoãn // hư hỏng.
xa xôi // gần gũi 
- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau
Tiết 1 : Ôn luyện Tiếng Việt 
I. Mục tiêu :
- Học sinh biết làm bài văn tả cảnh theo dàn ý đã chuẩn bị.
- Biết chuyển dàn ý thành 1 đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày.
- Giáo dục HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên.
 II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: 
- Cho HS nhắc lại dàn bài văn tả cảnh. 
Giáo viên nhận xét và nhắc lại.
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Cho HS nhắc lại dàn bài đã lập ở tiết tập làm văn trước.
- Giáo viên nhận xét, sửa cho các em.
- Cho HS dựa vào dàn ý đã viết sẵn để viết 1 đoạn văn tả cảnh 1 buổi sáng (trưa hoặc chiều) trên cánh đồng, trong vườn, làng xóm.
- Giáo viên hướng dẫn và nhắc nhở HS làm bài.
Bài làm gợi ý:
Có tiếng chim hót véo von ở đầu vườn, tiếng hót trong trẻo, ngây thơ ấy làm tôi bừng tỉnh giấc. Lúc này, màn sương đang tan dần. Khoảnh vườn đang tỉnh giấc. Rực rỡ nhất, ngay giữa vườn một nụ hồng còn đẫm sương mai đang hé nở. Một cánh, hai cánh, rồi ba cánhMột màu đỏ thắm như nhung. Điểm tô thêm cho hoa là những giọt sương long lanh như hạt ngọcđọng trên những chiếc lá xanh mướt.Sương tan tạo nên muôn lạch nước nhỏ xíu nâng đỡ những chiếc lá khế vàng như con thuyền trên sóng vừa được cô gió thổi tung lên rồi nhẹ nhàng xoay tròn rơi xuống.
- GV cho HS trình bày, các bạn khác nhận xét.
- GV tuyên dương bạn viết hay, có sáng tạo.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên hệ thống bài. 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
- HS nêu
- HS nhắc lại dàn bài đã lập ở tiết tập làm văn trước.
- HS dựa vào dàn ý đã viết sẵn để viết 1 đoạn văn tả cảnh 1 buổi sáng (trưa hoặc chiều) trên cánh đồng, trong vườn, làng xóm.
- HS trình bày, các bạn khác nhận xét.
- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 4 lop 5 chuan.doc