Thiết kế bài dạy khối 5 - Trường tiểu học Phan Chu Trinh năm 2012 - 2013 - Tuần 33

Thiết kế bài dạy khối 5 - Trường tiểu học Phan Chu Trinh năm 2012 - 2013 - Tuần 33

I. Mục tiêu:

- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoảng mục của điều luật; nhấn giọng ở tên của điều luật, ở những thông tin cơ bản và quan trọng trong từng điều luật.

- Hiểu nghĩa của các từ mới, hiểu nội dung các điều luật.

- Hiểu luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định nghĩa vụ của trẻ em đối với gia đình và xã hội.

II.Chuẩn bị:

-GV:Sgk.Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

-HS:Sgk

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 16 trang Người đăng huong21 Lượt xem 749Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy khối 5 - Trường tiểu học Phan Chu Trinh năm 2012 - 2013 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Lịch báo giảng: 
 Tuần XXXIII
Thứ
Môn
 Tên bài dạy
Tư
24/4/13
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Âm nhạc
® Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
® Ôn tập về tính diện tích, thể tích 1 số hình .
năm
25/4/13
Toán
LT&Câu
Đạo đức
Anh văn
® Luyện tập.
® Mở rộng vốn từ: Trẻ em.
® Dành cho địa phương
sáu
26/4/13
Tập đọc
Toán
Tập làm văn
Chính tả
Kể chuyện
® Sang năm con lên bảy.
® Luyện tập chung.
® Ôn tập về tả người.
®Nghe - viết: Trong lời mẹ hát.
® Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
Năm 2/5/13
Toán
LT&câu
Khoa học
Anh văn
® Một số dạng toán đã học.
® Ôn tập về dấu câu (Dấu ngoặc kép). 
® Tác động của con người đến môi trường rừng.
Sáu 3/5/13
Tập làm văn
Toán
Khoa học
SHL
® Tả người (Kiểm tra viết).
® Luyện tập.
® Tác động của con người đến môi trường đất.
® Sinh hoạt lớp.
 Thứ tư
 NS:21/04/2013 Tiết 2 
 ND:24/04/2013 Tập đọc TL:35’
 §65. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoảng mục của điều luật; nhấn giọng ở tên của điều luật, ở những thông tin cơ bản và quan trọng trong từng điều luật.
- Hiểu nghĩa của các từ mới, hiểu nội dung các điều luật.
- Hiểu luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định nghĩa vụ của trẻ em đối với gia đình và xã hội.
II.Chuẩn bị:
-GV:Sgk.Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
-HS:Sgk
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ : 4’
-Y/c HS đọc chuyện “Những cánh buồm” 
2. Bài mới: 28’
a)GTB 
 b)Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
*Luyện đọc 
- Chia đoạn
-Cho HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Gọi HS đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu
* Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
H: Những điều luật nào quyền của trẻ em Việt Nam?
H: Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên?
H: Nêu những bổn phận của trẻ em đc quy định trong luật?
H: Em đã thực hiện đc những bổn phận gì, còn những bổn phận gì .thực hiện?
*Hướng dẫn đọc diễn cảm 
-Gọi HS đọc bài
-Chọn đoạn và HD đọc, đọc mẫu 
-Cho HS luyện đọc .
-Tổ chức cho HS thi đọc
- HS lên bảng đọc và TLCH. .
- 1HS đọc bài 
-4 đoạn 
-HS đọc nối tiếp + luyện phát âm
-HS đọc nối tiếp + tìm hiểu nghĩa từ mới
-1 HS đọc toàn bài
-Theo dõi 
- Điều 15; 16; 17
-Điều 15: Quyền của trẻ em đc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ.
-Điều 16: Quyền đc học tập của trẻ em 
-Điều 17:Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em
-5 bổn phận trong điều 21 
-4 em đọc 
- HS đọc bổn phận 1, 2, 3 của điều 21.
- HS luyện đọc trong nhóm 
-Thi đọc diễn cảm
3. Củng cố, dặn dò: 3’
-GV nhắc nhở HS học tập chăm chỉ, kết hợp vui chơi, giải trí lành mạnh, giúp đỡ cha mẹ việc nhà, làm nhiều việc tốt ở đường phố để thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.
- Chuẩn bị : Sang năm con lên bảy. 
- Nhận xét tiết học
®®®®®®®®®®®®®®®®®®®®®®
 Tiết 3. Toán TG: 35’
 §161. Ôn tập về diện tích, thể tích một số hình
I. Mục tiêu:- Giúp HS ôn tập, củng cố các kiến thức về tính diện tích và thể tích một số hình đã học ( hình hộp chữ nhật, hình lập phương).
- Rèn cho HS kỹ năng giải toán, áp dụng các công thức tính diện tích, thể tích đã học.
II.Chuẩn bị:
-GV:Sgk.
-HS:Sgk, vở trắng, bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ : 4’
-Y/c HS làm bài tập 4 
2. Bài mới: 28’
a)GTB 
b)Ôn tập và hệ thống lại KT tính diện tích, thể tích một số hình.
-Y/c HS nêu cách tính S, V các hình:
1/ Hình hộp chữ nhật
2/ Hình lập phương
GV:Nhận xét chốt nội dung.
c)HDHS thực hành.
Bài1: Nêu y/c
-Cho HS làm bài
-Nhận xét
Bài2: Nêu y/c
-Cho HS làm bài
-Nhận xét, ghi điểm
Bài3: Nêu y/c
-Cho HS làm bài
-Nhận xét, ghi điểm
-2 em lên bảng
- HS thực hiện theo yêu cầu.
1/ Sxq= (a + b) x 2 x c ; STP = Sxq + S đ x 2
 V = a x b x c
2/ Sxq = a x a x 4 ; STP = a x a x 6
 V = a x a x a
-1 em nêu đề bài
-1 em lên bảng, lớp làm vào vở.
Giải
S xq của căn phòng là: 
(6 + 4,5) x 2 x 4 = 84 (m2)
S trần nhà là: 6 x 4,5 = 27(m2)
Diện tích cần quét vôi là:
84 + 27 – 8,5 = 102,5 (m2)
Đáp số: 102,5 ( m2 )
-1 em nêu đề bài
-1em lên bảng, lớp làm vào vở.
Giải
a) Thể tích cái hộp là: 10 x 10 x 10 =1000 (cm3)
b) Số giấy màu cần dùng là:
10 x 10 x 6 = 600 (cm2)
 Đáp số: 
-1 em nêu đề bài
-1em lên bảng, lớp làm vào vở nháp.
Bài giải
Thể tích của bể là: 2 x 1,5 x 1 = 3 (m3)
Thgian để vòi nc chảy đầy bể là:3 : 0,5 = 6 (giờ)
ĐS:
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- Chốt nội dung bài
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
®®®®®®®®®®®®®®®®®®®®®®
 Thứ năm
 NS:22/04/2013 Tiết 1 
 ND:25/04/2013 Toán TG: 35’
 §162. Luyện tập 
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS ôn tập, củng cố tính diện tích, thể tích một số hình.
- Rèn kĩ năng tính diện tích, thể tích một số hình 
II.Chuẩn bị:
-GV:Sgk.
-HS:Sgk, vở trắng, bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ : 4’
-Y/c HS làm bài tập 2 phần còn lại
2. Bài mới: 28’
a)GTB 
b)HDHS thực hành.
Bài1: Nêu y/c
-Cho HS làm bài
-Nhận xét
Bài2: Nêu y/c
-Cho HS làm bài
-Nhận xét, ghi điểm
Bài3: Nêu y/c
-Cho HS làm bài
-Nhận xét, ghi điểm
-2 em lên bảng
-1 em nêu đề bài
-4 nhóm làm vào phiếu.
a. (1): 576cm2 ; 864cm2 ; 1728cm3
 (2): 4,9cm2 ; 73,5cm2 ; 42,875cm3
b. (1):140 cm2 ; 236cm2 ; 240cm3
 (2): 2,04cm2 ; 3,24cm2 ; 0,36cm3
-1 em nêu đề bài
-1 em lên bảng, lớp làm vào vở.
Giải
Chiều cao của bể:
1,8 : (1,5 ´ 0,8) = 1,5 (m)
Đáp số : 1,5 m
-1 em nêu đề bài
-1em lên bảng, lớp làm vào vở.
Giải
S tp của khối nhựa hình lập phương là:
(10 x 10 ) x 6 = 600 (cm2 )
Cạnh của khối gỗ là: 10 : 2 = 5 (cm)
S tp của khối gỗ hình lập phương là:
(5 x 5 ) x6 = 150 (cm2 )
S tp khối nhựa gấp S tp khối gỗ là:
600 : 150 = 4 (lần)
 ĐS:
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- Chốt nội dung bài
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
®®®®®®®®®®®®®®®®®®®®®®
 Tiết 2. Luyện từ và câu TG: 35’
 §65. Mở rộng vốn từ: Trẻ em
I. Mục tiêu:
 - Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về trẻ em, làm quen với các thành ngữ về trẻ em.
- Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu và chuyể các từ đó vào vốn từ tích cực.
II.Chuẩn bị:
-GV:Sgk.
-HS:Sgk
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ : 4’
-Hs tìm 3 VD nói về 3 t/d của dấu phẩy
2. Bài mới: 28’
a)GTB 
b)HDHS làm bài tập.
Bài tập 1: Em hiểu nhĩa của từ Trẻ em ntn?.
-Cho HS làm bài 
-Nhận xét, kết luận 
-Ý C người dưới 16 tuổi được xem là trẻ em. Còn ý D k đúng vì người dưới 18 tuổi ( 17, 18 tuổi đã là thanh niên.
Bài tập 2: Nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bài
-Tìm các từ đồng nghĩa với trẻ em? 
-Đặt câu.
-Nhận xét, kết luận 
Bài tập 4: Nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bài
-Nhận xét, kết luận 
-3 HS thực hiện
-1 em thực hiện.
-HS làm bài và trình bày.
-1 em thực hiện.
-HS làm bài vào vở.
- trẻ con, con trẻ,trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên,con nít, trẻ ranh, ranh con, nhãi ranh, nhóc con
- Trẻ thời nay đc chăm sóc, chiều chuộng hơn thời xưa nhiều.
- Trẻ con bây giờ rất thông minh.
- Thiếu nhi là măng non của đất nước.
- Đôi mắt của trẻ thơ thật trong trẻo.
- Bọn trẻ này tinh nghịch thật.
-1 em thực hiện.
-HS làm miệng.
a) Trẻ già măng mọc:
 b) Tre non dễ uốn:
 c) Trẻ người non dạ: 
 d) Trẻ lên ba, cả nhà học nói: 
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- Chốt nội dung bài
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
®®®®®®®®®®®®®®®®®®®®®®
 Tiết 3. Đạo đức TG: 35’
 DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG 
 (Thực hành An roàn giao thông)
 I.Mục tiêu: 
- HS biết tham gia giao thông an toàn
 II.Chuẩn bị :
-Một số mô hình để học sinh thực hành
 III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động dạy Hoạt động học
1.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC của tiết học
2.Bài mới:
-Cho học sinh thực hành tham gia giao thông với tín hiệu đèn.
-Tham gia giao thông bằng xe đạp.
-Thực hành đi bộ đúng phần đường quy định.
-Thực hành ngồi sau xe máy an toàn.
-Cho HS nhận biết một số biển báo giao thông và thực hiện đúng theo các biển báo đó.
3 . Củng cố, dặn dò;
- Nhận xét tiết học
-HS lần lượt thực hành.
®®®®®®®®®®®®®®®®®®®®®®
 Thứ sáu
 NS:22/4/2013 Tiết 1 
 ND:26/4/2013 Tập đọc TL:35’
 §66. Sang năm con lên bảy
I. Mục tiêu: 
-Đọc trôi chảy, biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tự hào, trầm lắng phù hợp với việc diễn tả tâm sự của người cha với con khi con sắp đến tuổi tới trường.
-Hiểu ý nghĩa bài thơ: Thế giới của trẻ thơ rất vui và đẹp vì đó là thế giới của truyện cổ tích. Khi lớn lên, dù phải từ biệt thế giới cổ tích đẹp đẽ và thơ mộng ấy nhưng ta sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính bàn tay ta gây dựng nên
-HTL bài thơ.
II.Chuẩn bị:
-GV:Sgk.Tranh minh hoạ trong SGK.
-HS:Sgk
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ : 4’
-Hs đọc bài Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Bài mới: 28’
a)GTB 
 b)Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
*Luyện đọc 
-Cho HS đọc nối tiếp theo từng khổ thơ
- Gọi HS đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu
* Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
H:Những câu thơ nào cho thấy tuổi thơ rất vui và đẹp?
H: Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn lên?
H: Từ giã thế giới tuổi thơ con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?
 - Điều nhà thơ muốn nói với các em là gì?
=>Rút ý nghĩa
*Hướng dẫn đọc diễn cảm 
-Gọi HS đọc bài
-Chọn đoạn và HD đọc, đọc mẫu 
-Cho HS luyện đọc .
-Tổ chức cho HS thi đọc
- HS lên bảng đọc và TLCH. .
- 1HS đọc bài 
-HS đọc nối tiếp + luyện phát âm
-HS đọc nối tiếp + tìm hiểu nghĩa từ mới
-1 HS đọc toàn bài
-Theo dõi 
- Giờ con đang lon ton, khắp sân vườn chạy nhảy,chỉ mình con nghe thấy, tiếng muôn loài với con.
- Ở khổ 2, những câu thơ nói về thế giới của ngày mai theo cách ngược lại với thế giới tuổi thơ. Trong thế giới tuổi thơ, chim, cây, gió và muôn vật biết nói, biết nghĩ, biết hành động như người.
- qua thời thơ ấu , không còn sống trong thế giới tưởng tượng, thế giới thần tiên của những câu chuyện thần thoại, cổ tích mà ở đó cây cỏ, muôn thú đều biết nói, biết nghĩ như người. Các em nhìn đời thực hơn, vì vậy thế giới của các em thay đổi – trở thành thế giới hiện thực. Trong thế giới ấy chim không còn biết nói, gió chỉ còn biết thổi, cây chỉ còn là cây; chỉ còn trong đời thật tiếng người nói với con.
- Con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thật.
-TL
-3 em đọc 
- HS đọc diễn cảm khổ thơ 1,2
- HS luyện đọc nhóm 
-Thi đọc diễn cảm
-HS đọc nhẩm HTL
-Thi đọc thuộc lòng
3. Củng cố, dặn dò: 3’
H: Bài thơ nói lên điều gì?
- Chuẩn bị trước bài Lớp học trên đường.
- Nhận xét ti ... trình bày cách làm.
-Cho HS làm bài
-Nhận xét
Bài2: Nêu y/c
-Cho HS làm bài
-Nhận xét, ghi điểm
Bài3: Nêu y/c
-Cho HS làm bài
-Nhận xét, ghi điểm
-1 em lên bảng
-Lần lượt nêu các dạng toán đã học
- Tính tổng, Lấy tổng : số các số hạng. 
- Lấy TBC ´ số các số hạng.
Số lớn = (tổng + hiệu) : 2 
Số bé = (tổng – hiệu) : 2
- Tổng số phần bằng nhau.
- Giá trị 1 phần. - Số bé. - Số lớn.
- Hiệu số phần bằng nhau.
- Giá trị 1 phần. - Số bé. - Số lớn.
-1 em nêu đề bài
-1 em lên bảng, lớp làm vào vở.
Giải
Giờ thứ ba người đó đi đc là:
(12 + 18) : 2 = 15 (km)
Trung bình mỗi giờ người đó đi đc là:
(12 + 18 + 15): 3 = 15(km)
ĐS
-1 em nêu đề bài
-1 em lên bảng, lớp làm vào vở.
Giải
Nửa chu vi mảnh đất hình CN là: 
120 : 2 = 60 (m)
CD của mảnh đất là: (60 + 10) : 2 = 35 (m)
CR mảnh đất là: 60 – 35 = 25 (m)
S mảnh đất là: 35 x 25 = 875 (m2)
ĐS
-1 em nêu đề bài
-1em lên bảng, lớp làm vào vở.
Giải
1 cm3 cân nặng là: 22,4 : 3,2 = 7 (g)
Khối kim loại 4,5 cm3 cân nặng là:
4,5 x 7= 31,5 (g)
ĐS:
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- Chốt nội dung bài
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
®®®®®®®®®®®®®®®®®®®®®®
 Tiết 2. Luyện từ và câu TL:35’
 §66. Ôn tập về dấu câu 
(Dấu ngoặc kép)
I. Mục tiêu: 
- Củng cố khắc sâu kiến thức về dấu ngoặc kép.
- Rèn kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép.
II.Chuẩn bị:
-GV:Sgk.
-HS:Sgk, vở trắng
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ : 4’
- Gọi HS làm miệng bài tập 3,4 tiết trước
2. Bài mới: 28’
a)GTB 
b)HDHS làm bài.
Bài 1: Nêu y/c
H: Nêu t/d của dấu ngoặc kép?
-Y/c HS tự làm bài.
-Nhận xét
Bài 2: Nêu y/c
-Y/c HS làm bài.
-Nhận xét
Bài 3: Nêu y/c
-Y/c HS làm bài.
-Nhận xét
-2 em lên bảng
-1 em đọc, lớp đọc thầm.
-Dấu ngoặc kép thường đc dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta phải thêm dấu hai chấm.
- Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. 
-HS làm bài, phát biểu ý kiến
+Tốt-tô-chan..Em nghĩ: “Phảibiết”. Thế người lớn: “ Thưa thầy.trường này”.
-1 em đọc, lớp đọc thầm.
-HS làm bài, phát biểu ý kiến
“Người giàu có nhất”; “gia tài” 
-1 em đọc.
-HS làm bài
-Lần lượt đọc đoạn văn 
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- Yêu cầu h nêu tác dụng của dấu ngoặc kép?
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
®®®®®®®®®®®®®®®®®®®®®®
 Tiết 3. Khoa học TG: 35’
 §65. Tác động của con người đến môi trường rừng
I. Mục tiêu:
- Phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
- Nêu tác hại của việc rừng bị tàn phá.
II.Chuẩn bị:
-GV:Sgk. Hình 134; 135 sgk
-HS:Sgk
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ : 4’
H: Môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì?
2. Bài mới: 28’
a)GTB 
b)Tìm hiểu bài.
HĐ1: Quan sát .
*Mục tiêu :Mục 1 của MT bài
*Cách tiến hành : 
-Y/c HS q/s hình tr130, 131 trả lời câu hỏi sau:
H: Phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá?
- Còn nguyên nhân nào khiến rừng bị tàn phá?
*KL: Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá: đốt rừng làm nương rẫy, chặt cây lấy gỗ, đóng đồ dùng gia đình, để lấy đất làm nhà, làm đường,
HĐ2.Thảo luận
*Mục tiêu :Mục 2 của MT bài
*Cách tiến hành : 
- Việc phá rừng dẫn đến những hậu quả gì?
- Liên hệ đến thực tế ở địa phương bạn (khí hậu, thời tiết có gì thay đổi, thiên tai,).
* GV kết luận: Hậu quả của việc phá rừng:
- Khí hậu thay đổi, lũ lụt, hạn hán thường xuyên.
- Đất bị xói mòn.
-Động vật và thực vật giảm dần có thể bị diệt vong.
- 2 HS trả lời
-Q/s, trả lời
-đốt rừng làm nương rẫy, chặt cây lấy gỗ, để lấy đất làm nhà, làm đường,
+H1:Phá rừng lấy đất canh tác
+H2: Phá rừng lấy gỗ để làm nhà,
+H3: Phá rừng để lấy chất đốt.
+H4: Rừng còn bị tàn phá do những vụ cháy rừng
-Thảo luận nhóm đôi
-Đại diện nhóm trình bày.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- Chốt nội dung bài
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
 ®®®®®®®®®®®®®®®®®®®®®®
Thứ sáu
NS:26/4/2013 Tiết 1 
 ND:03/5/2013 Tập làm văn TG: 35’
 § 66. Tả người (Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu: 
- Dựa trên dàn ý đã lập (từ tiết học trước), viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc, trình bày sạch sẽ.
- Rèn kĩ năng hoàn chỉnh bài văn rõ bố cục, mạch lạc, có cảm xúc.
- Giáo dục HS yêu quý cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo.
II.Chuẩn bị:
- Dàn ý cho đề văn của mỗi HS (đã lập ở tiết trước).
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ : 4’
-Gọi 2 HS nêu lại cấu tạo của bài văn tả cảnh
2. Bài mới: 28’
a)GTB 
b)Hướng dẫn HD làm bài :
-Cho HS đọc đề bài trong SGK. GV ghi bảng
-Cho HS đọc các gợi ý
-Gv nhắc HS cách trình bày bài.
c)HS làm bài
- GV thu bài.
-1 em thực hiện
-1 HS đọc đề bài .
-HS đọc phần gợi ý
-HS làm bài.
3. Củng cố, dặn dò : Nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về xem lại bài văn tả cảnh.
Chuẩn bị: “Trả bài văn tả cảnh”.
 ®®®®®®®®®®®®®®®®®®®®®®
 Tiết 2. Toán TG: 35’
 165. Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức giải toán.
- Giúp HS có kĩ năng giải toán.
II.Chuẩn bị:
-GV:Sgk.
-HS:Sgk, vở trắng, bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động dạy Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ : 4’
-Y/c HS làm bài tập 3
2.Bài mới: 28’
a)GTB 
b)Ôn công thức quy tắc tính diện tích hình tam giác, hình thang.
-Diện tích hình tam giác.	 S = a ´ h : 2
-Diện tích hình thang. S = (a + b) ´ h : 2
Bài1: Nêu y/c
-Cho HS làm bài
-Nhận xét
Bài2: Nêu y/c
GV yêu cầu HS nhắc lại 4 bước tính dạng toán tìm 2 số khi biết tổng và tỉ.
B1 : Tổng số phần bằng nhau
B2 : Giá trị 1 phần
B3 : Số bé
B4 : Số lớn
-Nhận xét, ghi điểm
Bài3: Nêu y/c
Dạng toán rút về đơn vị.
+ Gọi HS đọc đề bài và tóm tắt 	
 100 km	 :	12 lít xăng
	75 km	:	? lít xăng
Bài 4: 
-1 em lên bảng
+ HS giải trên bảng, lớp làm bài vào vở.
-Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ
Giải
Diện tích hình tam giác BEC là:
13,6 : (3 – 2 ) x 2 = 27,2 (cm2)
Diện tích hình tứ giác ABED là:
27,2 + 13,6 = 40,8(cm2)
Diện tích hình tứ giác ABcD là:
40,8 + 27,2 = 68(cm2)
Đáp số : 68 cm2
+ 2 HS lần lượt nêu lại cách tìm dạng toán.
+ 1 HS lên bảng giải, lớp giải bài vào vở.
Giải
Tổng số phần bằng nhau là: 3 + 4 = 7 (phần)
Số học sinh nam là: 35: 7 x 3 = 15 (HS)
Số học sinh nữ là: 35 – 15 = 20 (HS)
Số HS nữ nhiều hơn số HS nam là:
20 – 15 = 5 ( HS)
 Đ áp số : Nam: 15 HS
 Nữ : 20 HS
+ 2 HS lần lượt nêu.
+ 1 em giải trên bảng, lớp làm bài vào vở.
Giải
1 km ôtô tiêu thụ hết là: 12 : 100 = 0,12 (l)
75 km tiêu thụ hết : 75 x 0,12 = 9( l)
 Đ áp số : 9 lít
Giải
Tỉ số HS xếp học lực khá là: 
100% - (25% + 15%) = 60%
Tổng số HS của lớp là: 
120 : 60 x 100 = 200(HS)
Số Hs giỏi là: 200: 100 x 25 = 50 ( HS)
Số Hs trung bình là: 200 : 100 x 15 = 30( HS)
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- Chốt nội dung bài
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
 ®®®®®®®®®®®®®®®®®®®®®®
 Tiết 3. Khoa học TG: 35’
 §66. Tác động của con người đến môi trường đất 
I. Mục tiêu:
- Phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc môi trường đất trồng ngày càng thu hẹp và thoái hoá.
- Nắm rõ ảnh hưởng của con người đến đất trồng, sự gia tăng dân số.
- Giáo dục HS ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị: - Hình vẽ trong SGK trang 136, 137.
 - Sưu tầm thông tin về sự gia tăng dân số ở địa phương và các mục đích sử dụng đất trồng trước kia và hiện nay.
III. Các hoạt động dạy và học :
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: H: Trình bày quá trình sinh sản của thú? 
 H: Nêu bài học? + GV nhận xét.
3. Bài mới : Giới thiệu bài: Tác động của con người đến môi trường đất trống.
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
* GV yêu cầu HS quan sát theo nhóm các hình 1, hình 2 và hoàn thành các câu hỏi tìm hiểu :
- Hình 1 và 2 cho biết con người sử dụng đất vào việc gì?
- Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó?
* GV chốt : Hình 1 và 2 cho thấy con người sử dụng đất để làm ruộng, ngày nay phần đồng ruộng hai bên bờ sông được sử dụng làm đất ở, nhả cửa mọc lên san sát.
+ Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi là do dân số ngày một tăng nhanh.
+ yêu cầu HS liên hệ thực tế qua các câu hỏi gợi ý 
- Nêu một số dẫn chứng về nhu cầu sử dụng diện tích đất thay đổi.
- Phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó.
* GV chốt : Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích đất trồng bị thu hẹp là do DS tăng nhanh, cần nhiều diện tích đất ở hơn.
 * Hoạt động 2: Thảo luận. 
+ Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển thảo luận.
- Con người đã làm gì để giải quyết mâu thuẫn giữa việc thu hẹp diện tích đất trồng với nhu cầu về lương thực ngày càng nhiều hơn?
- Người nông dân ở địa phương bạn đã làm gì để tăng năng suất cây trồng?
- Việc làm đó có ảnh hưởng gì đến môi trường đất trồng?
- Phân tích tác hại của rác thải đối với môi trường đất.
* Kết luận:
- Để giải quyết việc thu hẹp diện tích đất trồng, phải áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật cải tiến giống vật nuôi, cây trồng, sử dụng phân bón hoá học, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,
- Việc sử dụng những chất hoá học làm cho môi trường đất bị ô nhiễm, suy thoái.
- Việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh gây nhiễm bẩn môi trường đất.
+ Nhóm trưởng điều khiển quan sát hình 1 và 2 trang 136 SGK.
+ HS trả lời.
+ đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Nhu cầu lập khu công nghiệp, nhu cầu độ thị hoá, cần phải mở thêm trường học, mở thêm hoặc mở rộng đường.
+ HS làm việc theo nhóm, hoàn thành các câu trả lời.
-đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
+ HS lắng nghe và nhắc lại kiến thức.
4.Củng cố – dặn dò : + Gọi HS đọc bài học.
- Chuẩn bị: “Tác động của con người đến môi trường không khí và nước”. 
- Nhận xét tiết học
 ®®®®®®®®®®®®®®®®®®®®®®
Tiết 4
 SINH HOẠT LỚP
I.Yêu cầu:
-HS nhận biết các công việc đã đạt được và đạt trong tuần 33.
-Nắm được nhiệm vụ của tuần 34.
II.Nội dung:
a)Đánh giá công tác tuần qua.
-Vệ sinh sạch sẽ.
-Nề nếp thực hiện nghiêm túc.
-Còn 1 số em chưa chăm chỉ học tập, hay nói chuyện riêng.
-Nộp các loại quỹ chậm.
-Tham gia kế hoạch nho ûchưa tốt.
-Chữ viết còn cẩu thả.
b)Công tác tuần tới
1.Duy trì việc thực hiện nề nếp , sĩ số.
2.Kiểm tra sát sao việc học tập ở nhà và ở trường của HS
3.Giư gìn vệ sinh sạch sẽ.
4.Ra vào lớp đúng quy định
5.Đóng góp các loại quỹ.
6.Tiếp tục rèn chữ giữ vở .
7.Ôn tập và thi cuối kì II 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 33.doc