Thiết kế bài dạy khối 5 - Tuần 17

Thiết kế bài dạy khối 5 - Tuần 17

$ 33: NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG

I/ Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm bài văn.

- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II/ Đồ dùng dạy học:

 - Tranh trong SGK.

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 1. Ổn định tổ chức: Hát

 2. Kiểm tra bài cũ: HS đọc và TLCH về bài Thầy cúng đi bệnh viện.

 3. Bài mới:

 * Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.

 * Dạy bài mới:

 

doc 49 trang Người đăng huong21 Lượt xem 856Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy khối 5 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 
 Ngày soạn: 3 / 12 / 2010
Ngày dạy: Thứ hai ngày 6 / 12 / 2010
Tiết 1 : Chào cờ
Tập chung toàn trờng
*******************************
Tiết 2: Tập đọc
$ 33: ngu công xã Trịnh Tường
I/ Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn. 
- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II/ Đồ dùng dạy học: 
	- Tranh trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
	1. ổn định tổ chức: Hát
	2. Kiểm tra bài cũ: HS đọc và TLCH về bài Thầy cúng đi bệnh viện.
	3. Bài mới:
	* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
	* Dạy bài mới: 
	a. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
- Mời 1 HS đọc.
- Cho HS chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc đoạn 1:
+Ông Lìn làm thế nào để đưa nước về thôn?
- Cho HS đọc đoạn 2:
+Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào? 
- Cho HS đọc đoạn 3:
+Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ nguồn nước?
+Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
* GV nói thêm: Ông Phàn Phù Lìn xứng đáng được Chủ tịch nước khen ngợi không chỉ vì thành tích giúp đỡ bà con thôn bản làm kinh tế giỏi mà còn nêu tấm gương sáng về bảo vệ nguồn nước TN và trồng cây gây rừng để giữ gìn MT sống tốt đẹp.
+ Nêu ý nghĩa của bài?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng.
- Cho 1-2 HS đọc lại.
* Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Mời HS nối tiếp đọc bài.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1 trong nhóm.
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn.
- 1 HS đọc toàn bài.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến vỡ thêm đất hoang trồng lúa.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến như trước nữa.
+ Đoạn 3: Đoạn còn lại.
- HS đọc nối tiếp đoạn 2 lần.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- 1 HS đọc bài.
- HS lắng nghe.
- 1HS đọc Đ1 và TLCH.
+ Tìm nguồn nước, đào mương dẫn nước từ 
- 1HS đọc Đ2.
+Về tập quán canh tác, đồng bào không làm nương như trước mà trồng lúa nước, không làm nương nên không còn hịên tượng
- 1 HS đọc Đ3
+ Ông hướng dẫn cho bà con trồng cây Thảo quả.
+ Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo, lạc hậu
- HS lắng nghe.
- ý nghĩa: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. 
- 3 HS đọc nối tiếp.
- HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc.
 	4. Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét giờ học. 
 - Nhắc HS về đọc lại bài và học bài.
***********************************
Tiết 3: Toán (40 phút)
$ 81: luyện tập chung
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
II/ Đồ dùng dạy học: 
	- Bảng nhóm.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Muốn tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào? 
+ Muốn tìm số phần trăm của một số ta làm thế nào?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
	* Luyện tập:
a. Bài tập 1/a: Tính
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào bảng con. 
- GV nhận xét, chữa bài.
b. Bài tập 2/a: Tính
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời một HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 1HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
c. Bài tập 3:(T 5 phút)
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- GV cho HS nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm của hai số và cách tìm một số % của một số.
- Mời 1 HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- GV thu 1 số bài chấm điểm, nhận xét, chữa bài.
d. Bài tập 4: GV hướng dẫn HS làm ở nhà.
- HS nêu YC.
- HS thực hiện trên bảng con.
Kết quả:
5,16
0,08
2,6
- HS nêu YC.
a) (131,4 - 80,8) : 2,3 + 21,84 x 2
 = 50,6 : 2,3 + 43,8
 = 22 + 43,68
 = 65,68
- HS nêu YC.
- HS nêu.
- HS làm bài vào vở.
Bài giải:
a) Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là:
 15875 -15625 = 250 (người)
 Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là:
 250 : 15625 = 0,016 
 0,016 = 1,6%
b) Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là:
 15875 x 1,6 : 100 = 254 (người)
 Cuối năm 2002 số dân của phường đó là:
 15875 + 254 = 16129 (người)
 áp số: a) 1,6% 
 b) 16129 người 
	4. Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét giờ học. 
 - Nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập.
**************************************
tiết 4: Lịch sử
$ 17: Ôn tập học kì i
I/ Mục tiêu: 
	- Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 Thông tin về các anh hùng trong Đại hội Chiến sĩ Thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc.
III/ Các hoạt động dạy họcchủ yếu:
	1. ổn định tổ chức: Hát	
	2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Cho HS nêu phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi của bài 16.
	3. Bài mới:
	* Giới thệu bài: 
 - GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
	* Dạy bài mới:
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 6 và TL các câu hỏi:
+ Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta khi nào?
+ Ngày, tháng năm nào Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?
+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày tháng năm nào?
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
+ Nêu ngày, tháng, năm Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội? 
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
+ Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập vào ngày nào?
+ Nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập là gì?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- GV và cả lớp nhận xét, KL.
-Tìm hiểu thông tin về các anh hùng trong đại hội Chiến sĩ Thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc?
- HS thảo luận nhóm và TLCH:
 + Ngày 1 - 9 – 1858
 + Ngày 5 - 6 – 1911
 + Ngày 3 - 2 – 1930
+ Từ đây CMVN có Đảng lãnh đạo từng bước đi đến thắng lợi cuối cùng. 
+ Ngày 19 - 8 – 1945
+ Phá bỏ hai tầng xiềng xích nô lệ, lật nhào chế độ phong kiến. Mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. 
+ Ngày 2 - 9 – 1945
+ Khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
- HS trình bày.
- HS tìm hiểu và nêu.
	4. Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét giờ học. 
 - Nhắc học sinh về ôn tập để giờ sau kiểm tra.
	*********************************
Tiết 5: mĩ thuật
(đ/c hằng dạy)
******************************************************************	 
 Ngày soạn:4/ 12 / 2010
Ngày dạy: Thứ ba ngày 7 / 12 / 2010
Tiết 1: Chính tả (nghe - viết)
$ 17: Người mẹ của 51 đứa con
 I/ Mục tiêu:
 - Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi(BT1).
	- Làm được BT2.
II/ Đồ dùng daỵ học:
- Bảng nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ.
 - HS viết bảng con 1 số từ ngữ (GV tự chọn).
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
 - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
* Dạy bài mới:
a. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- Gọi HS đọc bài viết và TLCH: 
+ Mẹ Nguyễn Thị Phú có tấm lòng nhân hậu như thế nào?
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: 51, Lý Sơn, Quảng Ngãi, 35 năm, bươn chải,
+ Em hãy nêu cách trình bày bài? 
- GV đọc từng câu cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm điểm.
- Nhận xét chung.
- 1HS đọc.
+ Mẹ đã cưu mang nuôi dưỡng 51 đứa trẻ mồ côi. 
- HS đọc thầm bài.
- HS viết bảng con.
- HS nêu.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
* Bài tập 2:
a) Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
- GV cho HS làm bài vào vở, một HS làm bài vào bảng nhóm.
- HS trình bày bài làm của mình.
- Cho các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
b) Mời 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS trao đổi nhóm 4. 
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- GV: Trong thơ lục bát, tiếng thứ sáu của dòng sáu bắt vần với tiếng thứ sáu của dòng 8.
- Cho 1-2 HS nhắc lại.
- HS nêu YC.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài vào vở.
- HS trình bày.
- HS nhận xét.
- HS nêu.
- HS thảo luận và hoàn thành BT.
- HS trình bày.
+ Lời giải:
Tiếng xôi bắt vần với tiếng đôi.
4. Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét giờ học.
 	 - Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
***********************************
Tiết 2: Toán (40 phút)
$ 82: luyện tập chung
I/ Mục tiêu: 
- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Bảng nhóm.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu cách chuyển hỗn số thành số thập phân?...
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
 - GV nêu mục tiêu của tiết học.
	* Luyện tập:
a. Bài tập 1: Viết các hỗn số sau thành số thập phân
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào bảng con. 
- GV nhận xét, chữa bài.
b. Bài tập 2: (T 2 Phút). Tìm x
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
+ Muốn tìm thừa số và số chia ta làm thế nào?
- Mời một HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
c. Bài tập 3: (T 3 Phút)
- Mời 1 HS đọc đề bài.
+ GV cho HS nhắc lại cách cộng, trừ hai số tỉ số phần trăm.
- Mời 1 HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
d. Bài tập 4: GV hướng dẫn HS làm ở nhà.
- HS nêu YC.
- HS thực hiện vào bảng con.
Kết quả:
 4,5 ; 3,8 ; 2,75 ; 1,48 
- HS nêu YC.
- HS nêu.
- HS làm vào bài.
- 2 HS lên bảng làm bài.
 a. Kết quả: x = 0,09
 b. 0,16 : x = 2 – 0,4
 0,16 : x = 1,6
 x = 0,16 : 1,6
 x = 0,1
- HS nêu YC.
- HS nêu.
- HS làm bài vào vở.
Bài giải:
C1: Hai ngày đầu máy bơm hút được là:
 35% + 40% = 75% (lượng nước trong hồ)
 Ngày thứ ba máy bơm hút được là:
 100% - 40% = 25% (lượng nước trong hồ)
 Đáp số: 25% lượng nước trong hồ.
C2: Sau ngày bơm đầu tiên lượng nước trong hồ còn lại là:
 100% - 35% = 65% (lượng nước trong hồ)
 Ngày thứ ba máy bơm hút được là:
 65% - 40% = 25% (lượng nước trong hồ.
 Đáp số: 25% lượng nước trong hồ. 
4. Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét giờ học. 
 - Nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập.
*********************************
Tiết 3: Luyện từ và câu
$ 33: ôn tập về từ và cấu tạo từ
I/ Mục tiêu:
- Tìm và phân loại được từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, ... ản và đường máu?
	b) Nêu cách phòng tránh bệnh sốt rét?
Câu 4: Nêu tính chất và công dụng của nhôm?
Câu 1: (1,5 điểm-Khoanh vào mỗi ý đúng 0,5 điểm)
 1 – B 
 2 – D 
 3 – D 
Câu 2: (1,5 điểm-Khoanh vào mỗi ý đúng 0,5 điểm)
 1 – B 
 2 – A 
 3 – C
Câu 3: (3 điểm)
a) Bệnh AIDS (1 điểm)
b) (2 điểm)
Câu 4: (4 điểm)
	3- Thu bài: GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
******************************************************************
Hướng dẫn chấm điểm
Môn: Tiếng Việt- lớp 5
( kiểm tra đọc )
 i- Đọc thành tiếng: ( 5 điểm )
 * Học sinh lên chọn phiếu, thực hiện yêu cầu trong phiếu, đảm bảo những yêu cầu sau được: 5 điểm
 - Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1điểm ( Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 0 điểm )
 - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm )
 - Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm ( Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm )
 - Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm ( Đọc quá 1 đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm )
 - Trả lời đúng câu hỏi do GV nêu: 1 điểm ( Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)
 ii- Đọc thầm: ( 5 điểm ) 
 Câu 1: ( 1 điểm )
 Những cánh buồm. 
 Câu 2: ( 1 điểm )
 Màu áo của những người thân trong gia đình. 
 Câu 3: ( 1 điểm )
 Vì những cánh buồm gắn bó với con người từ bao đời nay. 
 Câu 4: ( 2 điểm )
 Hai từ đồng nghĩa với từ to lớn. Đó là: lớn, khổng lồ.
Trường Tiểu học số 1 An Thịnh
 Tổ CM 4+5
đề kiểm tra định kì giữa học kì i
Môn: Tiếng Việt lớp 5 – Thời gian: 40 phút
( Kiểm tra đọc )
Đọc thành tiếng:( 5 điểm )
 - Học sinh đọc 1 đoạn văn khoảng 110 chữ thuộc các bài tập đọc đã học và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc.
Đọc thầm: ( 5 điểm )
 - Đọc thầm bài: Bài luyện tập ( SGK- trang 177 )
 - Trả lời các câu hỏi sau: (Yêu cầu HS làm bài vào giấy ô ly).
 Câu 1: ( 1 điểm )
 Hãy đặt tên cho bài văn trên?
 Câu 2: ( 1 điểm )
 Màu sắc của những cánh buồm được tác giả so sánh với gì? 
 Câu 3: ( 1 điểm )
 Vì sao tác giả nói những cánh buồm chung thuỷ cùng con người?
 Câu 4: ( 2 điểm )
 Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ to lớn? Đó là từ nào?
Hướng dẫn chấm điểm
Môn: Tiếng Việt – Lớp 5
( Kiểm tra viết )
i- Chính tả: ( 5 điểm )
 - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn ( 5 điểm ) 
 - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định ) trừ 0,5 điểm.
 ( Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,trừ 1 điểm toàn bài )
ii- Tập làm văn: ( 5 điểm )
* Đảm bảo yêu cầu sau được 5 điểm:
 - Viết được bài văn tả em bé theo đúng yêu cầu đề bài; viết đủ 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài )
 - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
 - Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp.
 - Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm từ 0,5- 1- 1,5- 2- 2,5- 3- 3,5- 4- 4,5- 5. 
Trường Tiểu học số 1An Thịnh
 Tổ CM 4+5
đề kiểm tra định kì cuối học kì i
Môn: Tiếng Việt lớp 5 – Thời gian: 40 phút
( Kiểm tra viết )
 i- Chính tả - Nghe viết: ( 5 điểm )
 Về ngôi nhà đang xây
 Chiều đi học về
 Chúng em qua ngôi nhà xây dở
 Giàn giáo tựa cái lồng che chở
 Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây
 Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay:
 Tạm biệt!
 Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc
 Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng
 Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong
 Là bức tranh còn nguyên màu vôi gạch.
 Đồng Xuân Lan
ii- Tập làm văn: ( 5 điểm )
 Đề bài: Tả một em bé đang tuổi tập đi, tập nói.
Trường Tiểu học số 1An Thịnh
 Tổ CM 4+5
đề kiểm tra định kì cuối học kì i
Môn: Khoa học lớp 5 – Thời gian: 40 phút
Đề bài: 
 Câu 1: ( 3 điểm ) Nêu các dấu hiệu của bệnh sốt rét? Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
 Câu 2: ( 3 điểm ) HIV là gì? AIDS là gì? HIV có thể lây truyền qua những đường nào?
 Câu 3: ( 2 điểm ) Chất dẻo được làm ra từ nguyên liệu nào? Chất dẻo có tính chất gì?
 Câu 4: ( 2 điểm ) Có mấy loại thuỷ tinh? Đó là những loại nào?
Hướng dẫn chấm điểm
Môn: Khoa học – Lớp 5
Câu 1: ( ý 1 đúng chấm 2 điểm, ý 2 đúng chấm 1 điểm )
Dấu hiệu của bệnh sốt rét: Cách một ngày sốt một cơn, lúc đầu là rét run,sau đó là sốt cao kéo dài hàng mấy giờ, cuối cùng là ra mồ hôi và hạ sốt.
Bệnh sốt rét gây thiếu máu. Bệnh nặng có thể gây chết người.
Câu 2: ( Mỗi ý đúng chấm 1 điểm )
HIV là một loại vi- rút, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm khả năng chống đỡ bệnh tật của cơ thể bị suy giảm.
AIDS là giai đoạn phát bệnh của người nhiễm HIV.
HIV có thể lây truyền qua: Đường máu, đường tình dục, từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con.
Câu 3: ( Mỗi ý đúng chấm 1 điểm )
Chất dẻo được làm ra từ than đá và dầu mỏ.
Tính chất: Cách điện, cách nhiệt, nhẹ, rất bền, khó vỡ, có tính dẻo ở nhiệt độ cao.
Câu 4: ( Đủ 2 ý chấm 2 điểm )
- Có 2 loại thuỷ tinh: Thuỷ tinh thường và thuỷ tinh chất lượng cao.
Trường Tiểu học số 1An Thịnh
 Tổ CM 4+5
đề kiểm tra định kì cuối học kì i
Môn: Khoa học lớp 5 – Thời gian: 40 phút
Đề bài: 
 Câu 1: ( 3 điểm ) Nêu các dấu hiệu của bệnh sốt rét? Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
 Câu 2: ( 2 điểm ) Bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua con đường nào?
 Câu 3: ( 3 điểm ) HIV là gì? AIDS là gì? HIV có thể lây truyền qua những đường nào?
 Câu 4: ( 2 điểm ) Chất dẻo được làm ra từ nguyên liệu nào? Chất dẻo có tính chất gì?
Hướng dẫn chấm điểm
Môn: Khoa học – Lớp 5
Câu 1: ( ý 1 đúng chấm 2 điểm, ý 2 đúng chấm 1 điểm )
- Dấu hiệu của bệnh sốt rét: Cách một ngày sốt một cơn, lúc đầu là rét run,sau đó là sốt cao kéo dài hàng mấy giờ, cuối cùng là ra mồ hôi và hạ sốt.
- Bệnh sốt rét gây thiếu máu. Bệnh nặng có thể gây chết người.
Câu 2: ( Trả lời đầy đủ chấm 2 điểm )
- Bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua động vật trung gian là muỗi vằn. Muỗi vằn hút máu người bệnh rồi truyềnvi rút gây bệnh sang cho người lành.
Câu 3: ( Mỗi ý đúng chấm 1 điểm )
- HIV là một loại vi- rút, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm khả năng chống đỡ bệnh tật của cơ thể bị suy giảm.
- AIDS là giai đoạn phát bệnh của người nhiễm HIV.
- HIV có thể lây truyền qua: Đường máu, đường tình dục, từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con.
Câu 4: ( Mỗi ý đúng chấm 1 điểm )
- Chất dẻo được làm ra từ than đá và dầu mỏ.
- Tính chất: Cách điện, cách nhiệt, nhẹ, rất bền, khó vỡ, có tính dẻo ở nhiệt độ cao.
Trường Tiểu học số 1An Thịnh
 Tổ CM 4+5
đề kiểm tra định kì cuối học kì i
Môn: Lịch sử - Địa lí lớp 5 – Thời gian: 40 phút
 i- Lịch sử: ( 5 điểm )
Câu 1: ( 3 điểm ) 
 Vì sao ngày 19 tháng 8 được lấy làm kỉ niệm Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta?
Câu 2: ( 2 điểm )
 Chiến thắng Biên giới thu- đông 1950 đem lại kết quả gì cho cuộc kháng chiến của ta?
 ii- Địa lí: ( 5 điểm ) 
 Câu 1: ( 3 điểm ) Nêu vai trò của rừng đối với sản xuất và đời sống của con người?
 Câu 2: ( 2 diểm ) Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất? Sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống ở đâu?
hướng dẫn chấm điểm
Môn: Lịch sử - Địa lí – Lớp 5
 I - Lịch sử: ( 5 điểm )
Câu 1: ( Trả lời đầy đủ chấm 3 điểm )
 - Vì đây là ngày nhân dân Hà Nội tiến hành khởi nghĩa và giành thắng lợi, đi đầu và cổ vũ cho nhân dân cả nước tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước.
Câu 2: ( Trả lời đầy đủ chấm 2 điểm )
 - Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. Chiến thắng cổ vũ tinh thần đấu tranh của toàn dân và đường liên lạc với quốc tế được nối liền.
 ii- Địa lí: ( 5 điểm )
Câu 1: ( Trả lời đầy đủ chấm 3 điểm )
Rừng có vai trò to lớn đối với sản xuất và đời sống của con người: Rừng cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ. Rừng có tác dụng điều hoà khí hậu, che phủ đất và hạn chế nước mưa tràn về đồng bằng đột ngột gây lũ lụt.
Câu 3: ( ý 1 dúng chấm 0,5 điểm, ý 2 chấm 1,5 điểm )
Nước ta có 54 dân tộc.
Dân tộc Kinh ( Việt ) có số dân đông nhất, sông tập trung ở các vùng đồng bằng và ven biển. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở các vùng núi và cao nguyên.
 Trường Tiểu học số 1An Thịnh
 Tổ CM 4+5
đề kiểm tra định kì cuối học kì i
Môn: Lịch sử - Địa lí lớp 4 – Thời gian: 40 phút
 i- Lịch sử: ( 5 điểm )
Câu 1: ( 1 điểm )
 Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? Tên nước gọi là gì?
Câu 2: ( 1 điểm )
 Trận chiến thắng Bạch Đằng do ai lãnh đạo? Vào năm nào?
Câu 3: ( 3 điểm )
 Vì sao nhà Trần rất coi trọng việc đắp đê? ở địa phương em, nhân dân làm gì để phòng chống lũ lụt?
 Ii - Địa lí: ( 5 điểm )
Câu 1: ( 1 điểm )
 Kể tên một số sản phẩm thủ công truyền thống ở Hoàng Liên Sơn?
Câu 2: ( 1 điểm )
 Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Đó là những mùa nào?
Câu 3: ( 3 điểm )
 Đồng bằng Bắc Bộ do những con sông nào bồi đắp nên? Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ?
hướng dẫn chấm điểm
Môn: Lịch sử - Địa lí – Lớp 4
 i- Lịch sử: ( 5 điểm )
Câu 1: ( Mỗi ý đúng chấm 0,5 điểm )
Nước Văn Lang ra đời vào khoảng 700 năm trước công nguyên.
Tên nước được gọi là Văn Lang.
Câu 2: ( Mỗi ý đúng chấm 0,5 điểm )
Trận chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo.
Vào năm 938.
Câu 3: ( ý 1 đúng chấm 1 điểm, ý 2 đúng chấm 2 điểm )
Nhà Trần coi trọng việc đắp đê để đề phòng lũ lụt.
ở địa phương em, nhân dân đã biết trồng rừng phủ xanh đồi núi trọc, bảo vệ rừng đầu nguồn, không chặt phá rừng bừa bãi
Ii - Địa lí: ( 5 điểm )
Câu 1: ( Trả lời đầy đủ chấm 1 điểm)
Một số sản phẩm thủ công truyền thống ở Hoàn Liên Sơn là: dệt, may, thêu, đan lát, rèn, đúc,
Câu 2: ( Mỗi ý đúng chấm 0,5 điểm )
 - Khí hậu ở Tây Nguyên có hai mùa. Đó là mùa mưa và mùa khô. 
Câu 3: ( ý 1 đúng chấm 1 điểm, ý 2 đúng chấm 2 điểm )
Đồng bằng Bắc Bộ do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên.
Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ vì nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm.
 Câu 1: ( 2 điểm ) Đất có phải là nguồn tài nguyên vô hạn không? Nếu chỉ sử dụng đất mà không cải tạo, bồi bổ, bảo vệ đất thì có tác hại gì cho đất?
 Câu 4: ( 2 điểm ) Kể tên các sân bay quốc tế của nước ta.
Câu 1: ( Mỗi ý đúng chấm 1 điểm )
Đất không phải là tài nguyên vô hạn.
Nếu chỉ sử dụng mà không cải tạo đất thì đất sẽ bị bạc màu, xói mòn.
 Câu 4: ( Trả lời đầy đủ chấm 2 điểm )
Các sân bay quốc tế: Nội Bài ( Hà Nội ), Tân Sơn Nhất ( TPHCM ), Đà Nẵng. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TIEU HOC(29).doc