Thiết kế bài dạy khối 5 - Tuần 25 năm 2010

Thiết kế bài dạy khối 5 - Tuần 25 năm 2010

I. MỤC TIÊU:

Kiểm tra HS về:

- Tỉ số phần trăm và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.

- Thu thập và xử lý thông tin đơn giản từ biểu đồ hình quạt.

II. DỰ KIẾN ĐỀ KIỂM TRA TRONG 45 PHÚT: Theo SGV tr.208.

Phần trắc nghiệm

Hãy khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

1- Một lớp học có 18 nữ & 12 nam.Tìm tỉ số phần trăm củaưôs HS nữ & số HS cả lớp.

A- 18 % B- 30 %

C- 40 % D- 60%

 

doc 31 trang Người đăng huong21 Lượt xem 790Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy khối 5 - Tuần 25 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25: Thứ hai ngày 8 tháng 3 năm 2010
Chào cờ
Đoàn đội tổ chức chào cờ
Kĩ thuật
GV Chuyên dạy
Toán
 Tiết 121: Kiểm tra 
I. Mục tiêu: 
Kiểm tra HS về:
Tỉ số phần trăm và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
Thu thập và xử lý thông tin đơn giản từ biểu đồ hình quạt.
II. Dự kiến đề kiểm tra trong 45 phút: Theo SGV tr.208.
Phần trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
1- Một lớp học có 18 nữ & 12 nam.Tìm tỉ số phần trăm củaưôs HS nữ & số HS cả lớp.
A- 18 %
B- 30 %
C- 40 %
D- 60%
2- Biết 25 % của một số là 10.Hỏi số đó bằng bao nhiêu?
A- 10 
B- 20 
C- 30 
D- 40 
3 -Kết quả điều tra về ý thích đối với một số môn thể thao của 100 HS lớp 5 được thể hiện trên biểu đồ hình quạt dưới đây.Trong 100 HS đó, số HS thích bơi là:
A- 12 HS
B- 30 HS
C- 15 HS
D- 60 HS
4-Diện tích tam giác ABD trong hình chữ nhật dưới đây là:
	12 cm	B
4cm
A- 14 cm2
B- 20 cm2
C- 24 cm2
D- 34 cm2
A
	D
 5 cm
Phần tự luận
1-Viết tên của mỗi hình sau vào chỗ trống:
............................... ........................ ..................... ................ 
2-Giải toán
	Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 10 m, chiều rộng 5,5 m, chiều cao 3,8 m.Nếu mỗi người làm việc trong phòng đó đều cần có 6 m3 không khí thì có thể nhiều nhất bao nhiêu HS học trong phòng đó, biết rằng lớp học chỉ có 1 GV& thể tích đồ đạc trong phòng chiếm 2 m3.
Bài 3: Cạnh hình lập phương tăng lên 20% thì diện xung quanh của hình phương tăng bao nhiêu phần trăm.	
III. Hướng dẫn đánh giá: Theo SGV tr.209.
 Phần 1 : 3 điểm (Bài 1, 2 được 0,5 điểm. Bài 3, 4được 1 điểm) 
1.Khoanh vào D	 2.Khoanh vào D	 3.Khoanh vào C	 4.Khoanh vào A
Phần 2: Bài 1: 2 điểm 
 Bài 2: 4 điểm. 
 Bài 3 : 1 điểm
Tập đọc
Tiết 49: Phong cảnh đền Hùng.
I. Mục tiêu: 
 - Học sinh đọc đúng, đọc lưu loát, toàn bài. Hiểu một số từ khó trong bài: Nam quốc sơn hà, Bức hoành phi, đất Tổ, ....
 + Hiểu ý nghĩa, nội dung của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
 - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm toàn bài với giọng đọc trang trọng, tha thiết. 
 - Giáo dục học sinh lòng tự hào về truyền thống dân tộc, biết ơn đối với tổ tiên.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Tranh ảnh minh hoạ chủ điểm, bài học/sgk.
 - Tranh ảnh về đền Hùng( GV và HS sưu tầm thêm), bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học: 
A- Kiểm tra bài cũ:
 - 2 em đọc đoạn tự chọn bài: Hộp thư mật và trả lời câu hỏi của bài.
 - Học sinh cùng giáo viên nhận xét, đánh giá.
B- Bài mới:
 1) Giới thiệu bài : Giới thiệu chủ điểm, giới thiệu bài kết hợp cho học sinh quan sát tranh minh hoạ trong sgk.
2) Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a- Luyện đọc: 
- Yêu cầu học sinh đọc toàn bài.
- Giáo viên nhận xét, hướng dẫn học sinh đọc bài.
- Giáo viên ghi những từ ngữ khó lên bảng : chót vót, dập dờn, uy nghi, vòi vọi, sừng sững, Ngã Ba Hạc, để lớp luyện đọc.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
- 2 học sinh khá đọc tiếp nối toàn bài, lớp đọc thầm, chia đoạn.
- Thảo luận nhóm : chia đoạn: 3 phần .
- Học sinh đọc cá nhân tiếp nối theo đoạn ( 3 lần ), kết hợp : 
+ Phát hiện, phát âm từ khó .
+ Giải nghĩa từ : Theo phần Chú giải và từ giang sơn.
- Học sinh luyện đọc nhóm đôi. 
- 1 học sinh đọc lại bài.
b- Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu học sinh đọc thầm, thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi/sgk.
+ Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?
+Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng?
+Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó?
- Sau mỗi câu trả lời giáo viên nhận xét và chốt lại ý kiến đúng.
- Nội dung bài ?
- Giáo viên nhận xét, ghi bảng.
c. Luyện đọc diễn cảm:
 - Yêu cầu 3 học sinh đọc tiếp nối đoạn.
- Giáo viên nhận xét, hướng dẫn học sinh đọc bài( đoạn 3) trên bảng phụ.
+ Giáo viên đọc mẫu đoạn 3.
- Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm đoạn, bài.
* Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm.
- Học sinh và giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Học sinh thầm, đọc lướt toàn bài và hệ thống câu hỏi .
- Học sinh trao đổi, thảo luận, tìm hiểu để trả lời.
- Nhiều học sinh phát biểu ý kiến trong nhóm, trước lớp.
- Học sinh nhóm khác nhận xét, đánh giá.
- Học sinh nêu.
- Học sinh nhắc lại nội dung bài.
- 3 học sinh đọc tiếp nối 3 đoạn :thể hiện đúng nội dung từng đoạn. 
- Học sinh nghe, nắm bắt.
- Học sinh luyện đọc đoạn 3( 3học sinh).
- Học sinh đọc theo nhóm 3.
- Học sinh thi luyện đọc diễn cảm đoạn, 
( học sinh khá, giỏi cả bài).
C. Củng cố, dặn dò:
 - Học sinh nhắc lại nội dung của bài. 
 - Giáo viên tổng kết bài, nhận xét giờ học.
 - Nhắc học sinh về học bài, chuẩn bị bài sau.
Buôỉ chiều
 chính tả ( Nghe - viết )
 Tiết 25: Ai là thuỷ tổ loài người.
I. Mục tiêu: 
 - Học sinh nghe và viết đúng, chính xác, trình bày đúng chính tả bài: Ai là thuỷ tổ loài người.
 + Ôn lại quy tắc viết hoa danh từ riêng là tên người , tên địa lí Việt Nam.
 - Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh.
 - Học sinh có ý thức tìm hiểu nguồn gốc về loài người.
II. Đồ dùng dạy- học :
 - Bảng phụ viết qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
 III. Các Hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ: 
 - 2 học sinh nhắc lại qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. 
 - Lớp viết 2 tên người , 2 tên địa lí Việt Nam.
 - Giáo viên treo bảng phụ.
 - Lớp nhận xét, đánh giá.
 B. Bài mới:
1) Giới thiệu bài. 
2) Hướng dẫn viết chính tả.
 - Giáo viên đọc bài chính tả.
 +Bài chính tả cho em biết điều gì ?
 - Giáo viên nhận xét, đọc cho học sinh viết từ khó: Chúa Trời, A-đam, Ê-va, Trung Quốc, Nữ Oa, Ân độ, Bra-hma, Sác-lơ Đác-uyn, thế kỉ XIX 
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3) Viết chính tả.
 - Giáo viên đọc bài cho học sinh viết.
 - Giáo viên đọc lại bài.
 - Giáo viên chấm một số bài, nhận xét chung.
 4) Luyện tập.
 * BT2: Tìm các tên riêng trong mẩu chuyện......
 - Gọi học sinh đọc mẩu chuyện vui và phần chú giải.
 hận xét, tuyên dương các em tìm đúng, nhanh, chốt lại kiến thức.
 - Học sinh và giáo viên nhận xét, chốt ý đúng.
C. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
 - Nhắc học sinh về xem lại bài viết, chuẩn bị bài sau.
- Học sinh theo dõi sgk.
- Học sinh nêu.
- Lớp đọc thầm ghi nhớ cách viết từ dễ viết sai; danh từ riêng và cách trình bày bài chính tả, học sinh nêu.
- Học sinh luyện viết nháp, 2 học sinh viết trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh nghe viết toàn bài chính tả: trình bày đúng quy định, đẹp ; ngồi đúng tư thế 
 - Học sinh nghe, soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- 1 học sinh nêu yêu cầu của bài tập. 
- Học sinh đọc bài, lớp đọc thầm nội dung ở sgk.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi, tìm các tên riêng và ghi vào vở.
- 2 học sinh làm bài trên bảng.
- Học sinh chữa bài vào vở.
- 3 em nhắc lại QT viết hoa đã học .
 Toán (T)
 Tiết 73 Luyện tập về tỉ số phần trăm và V của 1 hình 
A- Mục tiêu
- Giúp các đối tượng HS nắm chắc cách V của HLP, HHCN thông qua các bài toán về tỉ số phần trăm.
- Vận dụng vào giải các bài toán thực tế cuộc sống.
B- Các hoạt động dạy- học
GV
HS
Hoạt động1: Ôn kiến thức cơ bản
- Nêu cách tính V của HLP, HHCN
- Nêu 3 bài toán cơ bản về Tỉ số %, cách làm.?
- Lấy VD làm ra nháp, phát biểu nhận xét
Hoạt động 2: Thực hành
* Đối với HS đại trà
Bài 1: tính nhẩm;
a) 15% của 200
b) 25 % của 100
c) 35% của 80
d) 22,5 % của 240.
Bài2: V của hình HLP bé 123 cm3 và bằng HLP lớn.
- Tìm tỉ số phần trăm HLP lớn với hình LP bé.
- Tính V của HLP lớn.
* Đối với HS Khá giỏi: làm thêm bài tập:
Bài 3: (bài tập 3 VBT- Tr 40)
 Hỏi thêm: có bao nhiêu HLP nhỏ đựoc sơn 3 mặt
ĐS: a) 20 HLP nhỏ
 b) 44 cm2
 c) 12 HLP nhỏ
GV chốt KT
HS làm vào vở Chữa bài Nhận xét.
HS Làm vào vở
Hoạt động 3: Củng cố
- Nhận xét tiết học
 HĐ NG lên lớp
 Tiết 25 Thi đua học tập, làm nhiều việc tốt chào mừng ngày 8-3; 26 -3
A- Mục tiêu
- Giúp các đối tượng hiểu ý nghĩa ngày 8-3, 26 - 3
- Tiếp tục tập luyện văn nghệ chào mừng 8-3, 26 -3
- Hát đúng các bài hát về chủ đề. Tự tổ chức các trò chơi có nghĩa: Đi chợ giúp mẹ nấu cơm, 
- Tuyển chọn tiết mục văn nghệ hay giới thiệu hát dưới cờ.
- GD tình yêu thương các mẹ, cô giáo, có ý thức phấn đấu thành người Đội viên tốt, tiến bước lên đoàn.
B- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động1: Nêu YC của buổi sinh hoạt
Hoạt động 2: Tiến hành sinh hoạt
- Phat động thi đua chào mừng ngày 8/3 và 26/3;
+ Thi đua học tập dành nhiều điểm tốt.
+ Giúp đỡ cồng việc gia đình.
- HS nhắc lại các bài hát về phụ nữ VN, về Đoàn TNCS HCM mà các em đã học.
- Nêu các bài hát về mẹ, cô giáo, về Đoàn mà em biết.
- Các tiết mục văn nghệ khác: Thơ, kể chuyện. Trò chơi...
- YC HS thảo luận nhóm tuỳ ý dàn dựng tiết mục văn nghệ.
 Lựa chọn BGK
- Đa ra TC đánh giá.
- Tổ chức biểu diễn
- Bình xét tiết mục hay.
* GV: Mỗi tiết mục GV hỏi ý nghĩa cuả tiết mục đó
GV nhấn mạnh lịch sử ý nghĩa 8-3 .
Phát biểu cá nhân:
HS TL theo nhóm và biểu diễn.
Hoạt động 3: Củng cố
- Nhận xét tiết học
Thứ ba ngày 9 tháng 3 năm 2010
Buổi Sáng
GV chuyên dạy
Buổi chiều
Toán
Tiết 122: Bảng đơn vị đo thời gian.
I. Mục tiêu:
 - Giúp học sinh ôn lại các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. Quan hệ giữa thế kỉ và năm, năm và tháng, năm và ngày, số ngày trong các tháng, ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây
 - Rèn cho học sinh kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo thời gian.	
* K-G :BT3 b
II. Đồ dùng dạy học: 
 Bảng phụ ghi sẵn bảng đơn vị đo thời gian. 
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra bài cũ:
 - Kể tên các đơn vị đo thời gian đã học ? - 2 học sinh trả lời.
 - Học sinh và giáo viên nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
1) Giới thiệu bài.
2) Bài giảng.
 * HĐ1: Ôn tập các đơn vị đo thời gian, Các đơn vị đo thời gian.
 - Giáo viên cho học sinh nêu quan hệ giữa 1 số đơn vị đo thời gian.
 * Giải thích: năm không nhuận và năm có nhuận.
 - Năm 2000 là năm nhuận, vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào?
 - Giáo viên cho học sinh nhận xét đặc điểm của năm nhuận và đi đến kết luận số chỉ năm nhuận chia hết cho 4.
 - Giáo viên cho học sinh nhớ và nêu quan hệ của các đơn vị đo thời gian khác.
 - Khi học sinh trả lời, giáo viên ghi tóm tắt lên bảng, cuối cùng được bảng như trong sgk.
 * HĐ 2: Ví dụ về đơn vị đo thời gian.
* HĐ 3: Luyện tập.
Bài 1: 
 - Giáo viên giúp học sinh yếu làm bài.
 - Giáo viên nhận xét, củng cố về thế kỉ, các sự kiện lịch sử.
Bài 2: Viết số thích hợ ... -----------------------------------------------------------
Luyện viết
 Bài 15 : Ca dao
I- Mục tiêu: 
 - Học sinh nhìn chép lại chính xỏc bài 15 trong vở luyện viết, bài: theo 2 kiểu chữ đứng và chữ nghiêng.
 - Rốn kĩ năng nhìn viết đỳng, viết đẹp cho học sinh.
 II- Đồ dùng dạy học:
 Chộp sẵn 2 bài viết lờn bảng phụ ( 2 kiểu chữ).
 I. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
 - Giáo viên kểm tra bài viết 14 của học sinh, nhận xét.
 B. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài :
 2) Hướng dẫn học sinh tập chộp:
 - Giáo viên đọc bài viết.
 + Nội dung của bài là gì?
 - Chữ nào trong bài cần viết hoa?
 - Yêu cầu học sinh nhắc lại cách trình bày bài ca dao thuộc thể thơ lục bát. 
* Luyện viết chữ khó: 
 - Giáo viên nhận xét, đọc cho học sinh viết các từ khó như: vang lừng, lên đường, sôi nổi, tan tành, dành,....
 - Giáo viên cùng học sinh nhận xét, chốt từ viết đúng.
 - Cho học sinh phân biệt 2 kiểu chữ.
 * Học sinh nhìn chép bài theo 2 kiểu chữ.
 - Giáo viên quan sát, theo dõi, nhắc nhở học sinh chú ý viết bài đúng theo 2 kiểu chữ.
 - Giáo viên chấm, chữa bài cho học sinh.
 C. Củng cố, dặn dò.
 - Tuyên dương học sinh viết chữ đẹp.
 - Giáo viên nhận xột giờ học.
 - Nhắc học sinh về nhà luyên viết, chuẩn bị bài 16.
- Học sinh nghe, nắm bắt.
- 2 học sinh đọc lại.
- Học sinh nêu nội dung bài.
- Tất cả các chữ đầu câu, Đông Xuân, Mỹ.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh đọc thầm lại bài, nêu các từ viết dễ lẫn.
- Học sinh viết từ khó trong bài ra nháp, 2 học sinh viết bảng lớp.
- Học sinh phân biệt.
- Học sinh nhìn viết bài vào vở.
- Học sinh đổi vở cho bạn quan sát, tham khảo.
- Học sinh mượn vở bạn viết đẹp, tham khảo.
__________________________________________
Khoa Học
 Tiết 50: Ôn tập: Vật chất và năng lượng.
I. Mục tiêu: 
 - Đã ghi ở tiết 49
II. Đồ dùng: 
 Pin, bóng đèn, dây dẫn ,...trong sgk/ trang 102
III. Các Hoạt động dạy- học :
 A. Kiểm tra bài cũ: 
 - Nêu tính chất và công dụng của đồng, thủy tinh, nhôm ?
 - Học sinh và giáo viên nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
 1) Giới thiệu bài. 
 2) Bài giảng.
* HĐ1: Quan sát và trả lời câu hỏi 
+ Mục tiêu: Củng cố cho học sinh kiến thức về sử dụng một số nguồn năng lượng.
+ Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình và trả lời câu hỏi trang 102/sgk:
 - Các phương tiện, máy móc trong các hình dưới đây lấy từ năng lượng từ đâu để Hoạt động?
- Giáo viên nhận xét, chốt ý đúng.
* HĐ2: Trò chơi"Thi kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện ".
+ Mục tiêu:Củng cố cho học sinh kiến thức về việc sử dụng điện.
+ Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi theo nhóm dưới hình thức "tiếp sức".
- Giáo viên phổ biến luật chơi và hình thức chơi : Mỗi nhóm cử từ 5 đến 7 người, tùy theo số lượng của nhóm đứng xếp hàng 1. Khi giáo viên hô"bắt đầu", học sinh đứng đầu mỗi nhóm lên viết tên 1 dụng cụ học máy móc sử dụng điện rồi đi xuống ; tiếp đến học sinh 2 lên viết,... Hết thời gian, nhóm nào viết được nhiều và đúng là thắng cuộc.
* Tổ chức cho học sinh chơi.
- Học sinh cùng giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Học sinh quan sát, thảo luận cặp đôi.
- Đại diện một số học sinh trả lời.
a, Năng lượng cơ bắp của người.
b, Năng lượng chất đốt từ xăng.
c, Năng lượng gió .
d, Năng lượng chất đốt từ xăng.
e, Năng lượng nước.
g, Năng lượng chất đốt từ than đá .
h, Năng lượng mặt trời .
- Học sinh nhận nhóm.
- Học sinh nghe, nắm bắt.
- Học sinh chơi tham gia chơi.
 C. Củng cố, dặn dò:
 - Học sinh nhắc lại nội dung ôn tập.
 - Giáo viên tổng kết bài, nhận xét tiết học.
 - Nhắc học sinh về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
____________________________________________________________________
Kĩ Thuật
Tiết 25: Lắp xe ben (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
 Đã ghi ở tiết trước.
II. Đồ dùng dạy – học:
 - Mẫu xe ben đã lắp sẵn. 
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật lớp 5.
III.Các hoạt động dạy - học.
A. Kiểm tra bài cũ:
 - Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước lắp xe ben.
 - Nêu các chi tiết, dụng cụ cần để lắp xe ben.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới.
1) Giới thiệu bài.
2) Bài giảng.
 *HĐ3. Học sinh thực hành lắp xe ben.
a.Chọn chi tiết.
 - Giáo viên quan sát, kiểm tra học sinh chọn các chi tiết.
- 2 học sinh trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Học sinh chọn đúng các chi tiết theo sgk và để riêng từng loại vào nắp hộp.
b. Lắp từng bộ phận.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ trong sgk để toàn lớp nắm vững quy trình lắp xe ben.
-Yêu cầu học sinh phải quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong sgk.
- Giáo viên quan sát nhắc học sinh cần lưu ý một số điểm sau:
 + Khi lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H2- sgk), cần phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh thẳng 3 lỗ, thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài . 
 + Khi lắp H3-Sgk cần chú ý thứ tự lắp các chi tiết như đã hướng dẫn ở tiết 1.
 + Khi lắp hệ thống trục bánh xe sau cần lắp đủ số vòng hãm cho mỗi trục.
- Học sinh đọc ghi nhớ trước khi thực hành để học sinh nắm rõ quy trình lắp xe ben.
- Học sinh thực hành lắp xe ben. 
 c. Lắp ráp xe ben (H1-sgk).
 - Học sinh lắp ráp xe ben theo các bước trong sgk.
 - Chú ý bước lắp ca bin phải thực hiện theo các bước giáo viên đã hướng dẫn.
 - Nhắc học sinh sau khi lắp xong, cần kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của thùng xe.
* HĐ4: Đánh giá sản phẩm của học sinh.
 - Học sinh trưng bày sản phẩm.
 - 2 học sinh tự đổi sản phẩm cho nhau, đánh giá kết quả của bạn.
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung.
C. Củng cố, dặn dò:
 - Giáo viên nhận xét tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép xe ben của học sinh.
 - Nhắc học sinh về xem lại bài, chuẩn bị bài tiết sau.
Địa lí
 Tiết 25: Châu phi
I.Mục tiêu: 
 - Học sinh biết xác định được trên bản đồ vị trí địa lí, giới hạn của Châu Phi.
 + Nêu được một số đặc điểm về vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên của châu Phi.
 - Thấy được mối quan hệ giữa vị trí địa lí với khí hậu, giữa khí hậu với thực vật, động vật của châu Phi.
 - Có ý thức tìm hiểu địa lí Thế giới.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bản đồ Tự nhiên châu Phi.
 - Tranh ảnh về Châu Phi .
III. Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ:
 - Hãy mô tả sơ lược vị trí địa lí, giới hạn của châu á, châu Âu trên bản đồ.
 - Hãy so sánh ở mức độ đơn giản để thấy
 được sự khác biệt giữa hai châu lục?
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- 2 học sinh lên bảng.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
B. Bài mới:
Giới thiệu bài.
Bài giảng.
 *HĐ1: Vị trí, giới hạn.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục 1/sgk. 
* Giáo viên nhận xét, kết luận:Châu Phi có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới, sau châu á và châu Mĩ.
- Học sinh đọc và làm các bài tập ở mục 1/sgk.
- Học sinh trình bày kết quả, chỉ bản đồ về vị trí, giới hạn châu Phi.
- Lớp nhận xét, bổ sung. 
 * HĐ2: Đặc điểm tự nhiên. 
 - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi ở 
 mục 2/sgk.
 + Địa hình châu Phi có gì đặc điểm gì?
 + Khí hậu châu Phi có đặc điểm gì khác với các châu lục khác?Vì sao?
 * Giáo viên nhận xét, kết luận: Địa hình châu Phi tương đối cao, khí hậu nóng, khô bậc nhất trên thế giới.Châu Phi có quang cảnh tự nhiên: rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và Xa -van, hoang mạc có diện tích lớn nhất. ( kết hợp cho học sinh quan sát tranh ảnh )
 - Giáo viên đưa ra sơ đồ thể hiện đặc điểm và mối quan hệ giữa các yếu tố trong một quang cảnh tự nhiên. 
- Học sinh làm việc theo nhóm đôi.
- Học sinh trả lời, chỉ bản đồ về các quang cảnh tự nhiên của châu Phi.
- Học sinh TB- Y nêu lại.
- Học sinh nghe, nắm bắt.
- Học sinh quan sát.
C. Củng cố, dặn dò: 
 - Gọi 2 – 3 học sinh đọc phần kết luận/sgk.
 - Giáo viên tổng kết bài, nhận xét tiết học.
 - Nhắc học sinh về xem bài, chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------------------
Khoa Học
Tiết 49: Ôn tập : Vật chất và năng lượng.
I. Mục tiêu:
Sau bài học học sinh được củng cố về:
 - Các kiến thức phần vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát, thí nghiệm 
 - Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
 - Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II. Đồ dùng dạy- học: 
 - Chuẩn bị theo nhóm (theo phân công):
 + Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giả trí.
 + Pin, bóng đèn, dây điện,...
 + Hình trang 101, 102 sgk.
 III. Các Hoạt độngdạy Học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - Nêu biện pháp phòng tránh bị điện giật ? và tiết kiệm điện ?
 + 2 học sinh trả lời.
 - Giáo viên cùng học sinh nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới: 
1) Giới thiệu bài.
 2) Bài giảng.
* HĐ1: Trò chơi "Ai nhanh, Ai đúng?"
 + Mục tiêu : Củng cố cho học sinh kiến thức về tính chất của một sốp vật liệu và sự biến đổi hóa học 
 + Cách tiến hành:
 - Giáo viên phổ biến cách chơi và tổ chức cho học sinh chơi.
* Tổ chức cho học sinh tiến hành chơi 
 - Giáo viên cho các nhóm lắc chuông để giành quyền trả lời câu hỏi.
 - Giáo viên quan sát, nhận xét chung, chốt kiến thức.
- Quản trò lần lượt đặt từng câu hỏi 
như trang 100,101/sgk.
- Học sinh thực hiện trò chơi theo nhóm.
- Học sinh tham gia chơi trước lớp.
- Trọng tài quan sát xem nhóm nào 
có nhiều bạn giơ đáp án nhanh và đúng 
thì đánh dấu lại. Kết thúc cuộc chơi,
 nhóm nào có nhiều câu hỏi đúng và trả lời nhanh là thắng cuộc.
HĐ2: Chơi trò chơi tìm hiểu:
- Giáo viên nêu cách chơi, luật chơi.
-Tổ chức cho học sinh cả lớp chơi.
- Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh khi cần.
- Học sinh nghe, nắm bắt.
- Học sinh giơ đáp án.
- Trọng tài quan sát và nhận xét.
* Quan sát và trả lời câu hỏi.
- Các phương tiện máy móc trong các hình dưới đây lấy năng lượng từ đâu để hoạt động ?
- Học sinh quan sát các hình sgk trang 102 và trả lời câu hỏi.
a) năng lượng cơ bắp của con người.
b)Năng lượng chất đốt từ xăng....
- Giáo viên nhận xét, chốt ý về các nguồn năng lượng mà con người sử dụng.
* HĐ3: Trò chơi thi kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện.
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm nêu cách chơi, luật chơi.
-Tổ chức cho học sinh chơi.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết cuộc thi.
-Trong 5 phút học sinh các nhóm viết nhanh vào bảng phụ tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện.
- Các nhóm dán bảng phụ. Cả lớp quan sát nhận xét, bình nhóm thắng cuộc.
C. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên chốt kiến thức về vật chất và năng lượng, nhận xét giờ học.
- Nhắc học sinh về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
 ___________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 25.doc