Thiết kế bài dạy khối 5 - Tuần 26 - Trường Tiểu học 1 Thới Quản

Thiết kế bài dạy khối 5 - Tuần 26 - Trường Tiểu học 1 Thới Quản

 I. Mục tiêu

 1. Đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn : Sáng sớm,cuối làng, sáng sủa, sởi nắng, nặng tai, một lần nữa, lần lợt,.

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện lời của thầy giáo Chu.

 2. Đọc - hiểu

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Cụ giáo Chu, môn sinh, áo dài thâm, sập, vái, tạ, cụ đồ, vỡ lòng.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi truyền thống tôn s trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi ngời cùng giữ gìn và phát triển truyền thống tốt đẹp đó.

 II. Đồ dùng dạy - học

 

doc 35 trang Người đăng huong21 Lượt xem 736Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy khối 5 - Tuần 26 - Trường Tiểu học 1 Thới Quản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Thứ hai, ngày 7/03/2011
Tập đọc
Nghĩa Thầy trò
 I. Mục tiêu
 1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn : Sáng sớm,cuối làng, sáng sủa, sởi nắng, nặng tai, một lần nữa, lần lợt,..
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện lời của thầy giáo Chu.
 2. Đọc - hiểu
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Cụ giáo Chu, môn sinh, áo dài thâm, sập, vái, tạ, cụ đồ, vỡ lòng...
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi truyền thống tôn s trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi ngời cùng giữ gìn và phát triển truyền thống tốt đẹp đó.
 II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ trang 79 - SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hớng dẫn luyện đọc.
 III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi 1 học sinh đọc cả bài
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài (đọc 2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Chú ý cách ngắt nhịp các câu dài.
- Gọi HS đọc phần Chú giải
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc như sau :
+ Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng trang trọng. Lời thầy giáo Chu nói với học trò: ôn tồn thân mật, nói với cụ đồ già: kính cẩn.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: tề tựu, mừng thọ, ngay ngắn, dâng biếu, hỏi thăm, bảo ban, cảm ơn, mời tất cả, mang ơn rất nặng, đồng thanh dạ ran, đơn sơ, sáng sủa, ấm cúng, tám mơi tuổi, bạc phơ sởi nắng, cung kính, tạ ơn thầy, nặng tai, một lần nữa, vỡ lòng, lần lợt, bài học, nghĩa thầy trò,...
b, Tìm hiểu bài
+ Các môn sinh của cụ giáo chu đến nhà thầy để làm gì ? 
+ Việc làm đó thể hiện điều gì ?
+ Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu.
+ Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy mình thuở học vỡ lòng nh thế nào ? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó ?
+ Những thành ngữ, tục ngữ nào dới đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận đợc trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu:
+ Em hiểu nghĩa của các câu thành ngữ. tục ngữ trên nh thế nào ?
+ Em còn biết những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nào có nội dung nh vậy ?
+ Qua phần tìm hiểu, em hãy cho biết bài văn nói lên điều gì ?
- Ghi nội dung chính lên bảng.
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp toàn bài, nhắc HS theo dõi tìm cách đọc phù hợp.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 1.
+ Treo bảng phụ có viết sẵn đoạn văn. 
+ Đọc mẫu đoạn văn.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
- 1 học sinh đọc bài
- 3 HS đọc bài theo thứ tự :
+ HS 1 : Từ sáng sớm ... mang ơn rất nặng.
+ HS 2 : Các môn sinh ... tạ ơn thầy.
+ HS 3 : Cụ già tóc bạc ... nghĩa thầy trò.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc nối tiếp.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
+ Các môn sinh đến nhà cụ giáo chu để mừng thọ thầy.
+ Việc làm đó thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy.
+ Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà thầy giáo Chu để mừng thọ thầy. Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Khi nghe cùng thầy "tới thăm một ngời thầy mang ơn rất nặng", học "đồng thanh dạ ran" cùng theo sau thầy.
+ Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đó đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng. Những chi tiết biểu hiện tình cảm đó: Thầy mời học trò cùng tới thăm một ngời mà thầy mang ơn rất nặng. Thầy chắp tay cung kính vái cụ đồ. Thầy cung kính tha với cụ : "Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy"
+ Các câu thành ngữ. tục ngữ :
a, Tiên học lễ, hậu học văn.
b, Uống nớc nhớ nguồn.
c, Tôn sư trọng đạo.
d, Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
+ Nối tiếp nhau giải thích.
- Không thầy đó mầy làm nên.
+ Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
+ Kính thầy yêu bạn.
+ Bài văn ca ngợi truyền thống tôn s trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi ngời cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính. HS cả lớp ghi vào vở.
- 3 HS nối tiếp đọc từng đoạn, HS cả lớp theo dõi, sau đó 1 HS nêu cách đọc, các từ ngữ cần nhấn giọng, Các HS các bổ sung và thống nhất cách đọc nh mục 2.a.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.
- 3 đến 5 HS đọc diễn cảm đoạn văn trên. HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Lắng nghe. HS chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
Chiến thắng "điện biên phủ trên không"
I. Mục tiêu
	Sau bài học HS nêu được:
- Từ ngày 18 đến ngày 30/12/1972, đế quốc Mĩ đã điên cuồng dùng máy bay tối tân nhất ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội.
- Quân và dân đã chiến đấu anh dũng làm nên một " Điện Biên Phủ trên không"
II. Đồ dùng dạy học
 Các hình minh học trong SGK
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
kiểm tra bài cũ - giới thiệu bài mới
- GV giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc dùng B52 bắn phá Hà nội
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu tình hình của ta trê mặt trận chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968?
+ Nêu những điều em biết về máy bay B52?
+ Đế quốc Mĩ âm mưu gì trong việc dùng máy bay B52?
- GV tổ chức cho HS trình bày ý kiến trước lớp.
- HS đọc SGK và rút ra câu trả lời, sau đó ghi vào phiếu học tập của mình.
+ Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, ta tiếp tục giành được nhiều thắng lợi trên chiến trường miền Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải thoả thuận sẽ kí kết Hiệp định Pa-ri vào tháng 10/1972 để chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.
+ Máy bày B52 là loại máy bay ném bom hiện đại nhất thời bấy giời, có thể bay cao 16 km nên pháo cao xạ không bắn được. Máy bay B52 mang khoảng 100 - 200 quả bom ( gấp 40 lần các loại máy bay khác). Máy bay này còn được gọi là "pháo đài bay".
+ Mĩ ném bom và Hà Nội tức là ném bom vào trung tâm đầu não của ta, hòng buộc chính phủ ta phải chấp nhận kí Hiệp định Pa-ri có lợi cho Mĩ.
- Mỗi vấn đề 1 HS phát biểu ý kiến, sau đó các HS khác bổ sung ý kiến.
Giảng: Sau hàng loạt thất bại ở chiến trường miền Nam. Mĩ buộc phải với ta một Hiệp định tại Pa-ri. Song nội dung Hiệp định lại do phía ta nêu ra, lập trường của ta rất kiên định, vì vậy Mĩ cố tình lật lọng, một mặt chúng thoả thuận thời gian kí vào tháng 110/1972, mặt khác chuẩn bị ném bom tại Hà Nội. Tổng thống Mĩ Ních-xơn đã ra lệnh sử dụng máy bay tối tân nhất lúc bấy giời là B52 để ném bom Hà Nội. Tổng thống Mĩ tin rằng cuộc rải thảm này sẽ đưa " Hà Nội về thời kì đồ đá" và chúng ta sẽ kí Hiệp định Pa-ri theo các điều khoản do Mĩ đặt ra.
Hoạt động 2: Hà Nội 12 ngày đêm quyết chiến
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để trình bày diễn biến 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của quân và dân Hà Nội theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Cuộc chiến đấu chống máy bay Mĩ phá hoại năm 19972 của quân và dân Hà Nội bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
+ Lực lượng và phạm vi phá hoại của máy bay Mĩ?
+ Hãy kể lại trận chiến đấu đêm 26/12/1972 trên bầu trời Hà Nội.
+ Kết quả của cuộc chiến đấu 112 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của quân và dân Hà Nội.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- GV hỏi HS cả lớp:
+ Hình ảnh một góc phố Khâm thiên - Hà Nội bị máy bay Mĩ tàn phá và việc Mĩ ném bom cả vào bệnh viện, trường học, bến xe, khu phố gợi cho em suy nghĩ gì?
- GV kết luận một só ý chính về diễn biến cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại.
- HS làm viẹce theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS, cùng thảo luận và ghi ý kiến của nhóm và phiếu học tập.
+ Cuộc chiến đấu bắt đầu vào khoảng 20 giờ ngày 18/12/1972 kéo dài 12 ngày đêm đến ngày 30/12/1972.
+ Mĩ dùg máy bay B52, loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất ồ ạt ném bom phá huỷ Hà Nội và các vùng phụ cận, thậm chí chúng ném bom cả vào bệnh viện, khu phố, trường học, bến xe.....
+ Ngày 26/12/1972, địch tập trung 105 lần chiếc máy bay B52, ném bom trúng hơn 100 địa điểm ở Hà Nội. Phố Khâm Thiên là nơi bị tàn phá nặng nhất, 300 người chết, 2000 ngôi nhà bị phá huỷ. Với tinh thần chiến đấu kiên cường, ta bắn rơi 18 máy bay trong đó có 8 máy bay B52, 5 chiếc bị bắn rơi tại chỗ, bắt sống nhiều phi công Mĩ.
+ Cuộc tập kích bằng máy bay B52 của Mĩ bị đập tan; 81 máy bay của Mĩ trong đó có 34 máy bay B52 bị bắn rơi, nhiều chiếc rơi trên bầu trời Hà Nội. Đây là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử không quân Mĩ và là chiến thắng oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc. Chiến thắng này được dư luận thế giới gọi là trận " Điện Biên Phủ trên không"
- 4 đại diện 4 nhóm lần lượt báo cáo kết quả trước lớp.
- Tự suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
+ Một số HS nêu ý kiến trước lớp.
Ví dụ: Giặc Mĩ thật độc ác, để thực hiện dã tâm của mình chúng sẵn sàng giết cả những người dân vô tội.
Hoạt động 3:
ý nghĩa cuả chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay mĩ phá hoại
- GV tổ chức cho HS thảo luận cả lớp để tìm hiểu ý nghĩa của cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại theo các câu hỏi sau:
+ Vì sao nói chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoạt của nhân dân miền Bắc là chiến thắng Điện Biên Phủ trên không?
- GV nêu lại ý nghĩa của chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không"
Củng cố - dặn dò
Chuẩn bị tiết sau.
- HS làm việc theo cặp trao đổi ý kiến, trả lời các câu hỏi để tìm ý nghĩa:
+ Vì chiến thắng này mang lại kết quả to lớn cho ta, còn Mĩ bị thiệt hại nặng nề như Pháp trong trận Điện Biên Phủ 1954.
+ Vì sau chiến thắng này Mĩ buộc phải thừa nhận sự thất bại ở Việt Nam và ngồi vào bàn đàm phán tại hội nghị Pa-ri bàn về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam giống như Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ sau chiến thắng Điện Biên Phủ.
- HS lắng nghe.
Toán
Chia số đo thời gian cho một số
 I. Mục tiêu 
	Giúp HS :
- Biết thực hiện phép chia số đo thời gianôch một số.
- Vận dụng phép chia số đo thời gian cho một số để giải các bài toán có liên quan.
 II. Đồ dung dạy học
- Hai băng giấy ghi sẵn bài toán của 2 ví dụ.
 III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
2. Dạy học bài mới
2.2. Hướng dẫn thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
a, Ví dụ 1
- GV dán băng giấy có ghi đề bài lên bảng và yêu cầu HS đọc.
+ Hải thi đấu 3 ván cờ hết bao lâu ?
+ Muốn biết trung bình mỗi ván cờ Hải thi đấu hết bao nhiêu thời gian ta làm như thế nào ?
- GV nêu : Đó là hiện phép chia số đo thời gian cho một số. H ... HS chữa phiếu học tập.
- GV gọi HS trả lời các câu hỏi
+ Thế nào là sự thụ phấn?
+ Thế nào là sự thụ tinh?
+ Hạt và quả được hình thành như thế nào?
- Nhận xét câu trả lời của HS
- GV chỉ vào hình minh hoạ 1 trên bảng và giảng lại sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành quả và hạt như các thông tin trong SGK.
- HS báo cáo kết quả làm việc.
Đáp án:
1.a
3.b
5.b
2.b
4.a
+ Sự thụ phấn là hiện tượng đầu nhuỵ nhận được những hạt phấn của nhị.
+ Sự thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn kết hợp với tến bào sinh dục cái của noãn.
+ Noãn phát triển thành hạt. Bầu nhuỵ phát triển thành quả chứa hạt.
- Quan sát, lắng nghe.
Hoạt động 2: Trò chơi: " GHép chữ và ô hình"
- GV tổ chức cho HS củng cố kiến thức về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành của quả và hạt dưới dạng trò chơi:
- Cách tiến hành:
- Hoạt động theo hướng dẫn của GV.
+ Chia lớp thành 2 đội.
+ Yêu cầu HS đọc kỹ hướng dẫn trò chơi trong SGK trang 1106.
+ GV dán lên bảng sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính.
+ Yêu cầu mỗi đội cử 1 HS lên bảng gắn các chú thích vào hình cho phù hợp.
+ Sau 2 phút HS nào gắn xong, đúg thì đội đó thắng cuộc.
+ Tổng kết cuộc thi.
- GV gỡ các tấm thẻ có ghi chữ
- Yêu cầu HS cả lớp vẽ và ghi chú lại như hình 3 SGK.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- Nhậnn xét, khen ngợi HS.
- 1 HS viết chú thích trên bảng lớp. HS cả lớp vẽ và ghi chú thích cào vở.
- Nhận xét bài làm của bạnn.
Hoạt động 3: Hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió.
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo hướng dẫn.
+ Chia nhóm mỗi nhóm 4 HS.
+ Phát phiếu báo cáo cho từng nhóm.
+ Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi trang 107, SGK.
+ GV đi hướng dẫn từng nhóm.
+ Gọi 2 nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác bổ sung.
- Nhận xét, kết luận về bài làm của hS.
- HS hoạt động nhom theo sự hướng dẫn cuả GV.
- 2 nhóm báo cáo.
Hoa thụ phấn nhờ côn trùng
Hoa thụ phấn nhờ gió
Đặc điểm
Thường có màu sắc sặc sỡ hoặc có hương thơm, mật ngọt.... hấp dẫn côn trùng.
Không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có.
Tên cây
Dong riềng, toá, râm bụt.......
Lau, lúa, ngô, các loại cây cỏ.
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 4,5,6 trang 1107 và cho biết:
+ Tên loài hoa.
+ Kiều thụ phấn
+ Lý do của kiểu thụ phấn.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
Hoạt động kết thúc
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS ngồi cùng bàn quan sát, trao đổi, trả lời câu hỏi của GV.
- 3 HS tiếp nối nhau trình bày.
+ Hình 4: Hoa táo. Hoa táo thụ phấn nhờ côn trung. Hoa táo không có màu sắc sắc sỡ nhưng có mật ngọt, hương thơm rất hấp dẫn côn trùng.
+ Hình 5: Hoa lau. Hoa lau thụ phấn nhờ gió vì hoa lau không có màu sắc đẹp.
+ Hình 6: Hoa râm bụt. Hoa râm bụt thụ phấn nhờ côn trùng vì có màu sắc sặc sỡ.
- Lắng nghe.
Thứ sáu, ngày 11/03/2011
Toán 
Luyện tập
 I. Mục tiêu
	- Biết tớnh võn tốc của một chuyển động đều.
	- Thực hành tớnh vận tốc theo cỏc đơn vị đo khỏc nhau.
 II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 2.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2 Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán. 
- H : Để tính vận tốc của con đà điểu chúng ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS vừa đọc bài trước lớp.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK và hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài. Nhắc HS chú ý ghi tên đơn vị của vận tốc cho đúng.
- 1 HS đọc to đề bài cho cả lớp nghe.
- Để tính vận tốc của con đà điểu ta lấy quãng đường nó có thể chạy chia cho thời gian cần để đà điểu chạy hết quãng đường đó.
- HS cả lớp làm bài vào cở bài tập, sau đó 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài.
Bài giải
Vận tốc của đà điểu là:
5250 : 5 = 1050 (m/phút)
Đáp số : 1050 m/phút
+ Bài tập cho quãng đường và thời gian, yêu cầu chúng ta tính vận tốc.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
S
130km
147km
210km
1014km
t
4 giờ
3 giờ
6 giây
13 phút
v
32,5km/giờ
49km/giờ
35m/giây
78m/phút
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp.
- GV nhận xét cho điểm HS.
Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV hướng dẫn cách giải:
+ Đề bài cho biết những gì ?
+ Đề bài yêu cầu chúng ta tính gì ?
+ Để tính được vận tốc của ô tô chúng ta phải biết những gì ?
+ Vậy để giải bài toán chúng ta cần: 
Tính quãng đường đi bằng ô tô.
Tính vận tốc ô tô.
+ GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS. Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài 4
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt đề bài. Sau đó hỏi : Để tính được vận tốc của ca nô ta làm thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV : Nói vận tốc của ca nô là 24km/giờ nghĩa là thế nào ?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố dặn dò
- Dặn HS về chuẩn bị tiết sau.
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- 1 HS đọc đề toán trước lớp, HS cả lớp đọc lại đề bài trong SGK.
+ Quãng đường AB dài 24km.
+ Đi từ A được 5km thì lên ô tô.
+ Ô tô đi nửa giờ thì đến nơi.
+ Tính vận tốc của ô tô.
+ Để tính được vận tốc của ô tô cần biết quãng đường đi và thời gian đi bằng ô tô của người đó.
+ HS cả lớp làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc bài trước lớp để chữa bài.
Bài giải
Quãng đường đi bằng ô tô là:
25 - 5 = 20 (km)
Thời gian đi bằng ô tô là:
1 nửa giờ hay 0,5 giờ hay giờ
Vận tốc của ô tô là:
20 : 0,5 = 40 (km/giờ)
Đáp số : 40 km/giờ
- 1 HS đọc bài toán trước lớp cho HS cả lớp cùng nghe.
- 1 HS tóm tắt sau đó trả lời :
Để tính được vận tốc ca nô chúng ta cần :
+ Tính thời gian ca nô đi.
+ Tính vận tốc của ca nô.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Thời gan ca nô đi được 30 km là:
7 giờ 45 phút - 6 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút
1 giờ 15 phút = 1,25 giờ
Vận tốc của ca nô đó là:
30 : 1,25 = 24 (km/giờ)
Đáp số : 24km/giờ
- HS : Nghĩa là thông thường mỗi giờ ca nô chạy được 24km.
- HS chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu
 I. Mục tiêu
	Giúp HS:
- Củng cố kiến thức về biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
- Sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
 II. Đồ dùng dạy học.
- Bài 2 viết vào giấy khổ to.
- Bảng nhóm, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Dạy - học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài cũ.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nêu các từ tìm được trong đoạn văn.
- Hỏi: Việc dùng các từ ngữ khác thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
Bài 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS cách làm bài:
+ Đọc kĩ đoạn văn, gạch chân dưới những từ bị lặp lại.
+Tìm từ thay thế.
+Viết lại đoạn văn đã sử dụng từ thay thế.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- 1 Hs đọc thành tiếng trước lớp.
- HS tự làm bài.
- 1 HS phát biểu, HS khác bổ sung để đi đến thống nhất ý kiến:
Các từ dùng để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương: trang nam nhi, tráng sĩ ấy, người trai làng Phù Đổng.
- Việc dùng từ ngữ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng tránh việc lặp từ, giúp cho diễn đạt sinh động hơn, rõ ý mà đảm bảo sự liên kết.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS làm bài vào bảng nhóm. HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- Nhận xét bài làm của bạn đúg/sai, néu sai thì sửa lại cho đúng.
- Chữa bài.
 Triệu Thị Trinh quê ở vùng núi Quan Yên ( Thanh Hoá ). Người thiếu nữ họ Triệu xinh xắn, tính cách mạnh mẽ, thích võ nghệ. Nàng bắn cung rất giỏi, thường theo các phường săn đi săn thú. Có lần, nàng đã bắn hạ một con báo gấm hung dữ trước sự thán phục của trai tráng trong vùng.
 Hằng ngày, chứng kiến cảnh nhân dân bị quan quân nhà Ngô đánh đập, cướp bóc, Triệu Thị Trinh vô cùng uất hận, nung nấu ý chí trả thù nhà, đề nợ nước, quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi. Năm 248, người con gái vùng núi Quan Viên cùng anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược. Cuộc khởi nghĩa tuy không thành công nhưng tấm gương anh dũng của bà sáng mãi với non sông, đất nước.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS làm bài vào bảng nhóm, treo bảng nhóm lên bảng lớp, đọc đoạn văn. GV cùng HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
- Gọi HS đọc đoạn văn của mình.
- Cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
3. Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS làm vào bảng nhóm. HS cả lớp vào vở bài tập.
- 2 HS báo cáo kết quả làm việc. HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- 3 đến 5 HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn.
Tập làm văn
Trả bài văn tả đồ vật
 I. Mục tiêu
	Giúp HS:
- Hiểu được nhận xét chung của giáo viên và kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm của mình.
- Biết sửa lỗi cho bạn và lỗi của mình trong đoạn văn.
- Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn.
II. Đồ dùng dạy học
	Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về:chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp... cần chữa chung cho cả lớp.
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
2. dạy - học bài mới
2.1. Nhận xét chung bài làm của HS.
- Gọi HS đọc lại đề bài.
- Nhận xét chung
* Ưu điểm
- 1 HS đọc thành tiếng
- Lắng nghe.
+ HS hiểu đề bài, viết đúng yêu cầu của đề bài.
+ Bố cục của bài văn.
+ Trình tự miêu tả.
+ Diễn đạt câu, ý.
+ Dùng từ để làm nổi bật lên hình dáng, công dụng của đồ vật .
+ Thể hiện sự sáng tạo trong cách quan sát, dùng từ miêu tả hình dáng, công dụng của đồ vật.
+ Hình thức trình bày bài làm văn.
- GV đọc một số bài làm tốt: Sụn Trớ, Minh An, Kim Lieõn
* Nhược điểm:
+ GV nêu các lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, cách trình bày bài văn, lỗi chính tả.
+ Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến. Yêu cầu HS thảo luận, phát hiện các sửa lỗi.
- Trả bài cho HS
2.2. Hướng dẫn chữa bài
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2
+ Yêu cầu chọn đoạn nào để viết lại đoạn văn mình chọn. GV đi hướng dẫn, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc đoạn văn mình viết lại.
- Nhận xét, khen ngợi HS viết tốt.
- GV đọc đoạn văn hay sưu tầm được.
3. Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
- Xem lại bài của mình.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Nối tiếp nhau trả lời.
- Sửa lỗi.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình.
- Lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5(45).doc