Thiết kế bài dạy khối 5 - Tuần 28 (chương trình giảm tải)

Thiết kế bài dạy khối 5 - Tuần 28 (chương trình giảm tải)

I. Mục đích - yêu cầu:

- Đọc trôi chảy, rành mạch, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 - 5 bài thơ(đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2).

- HS khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.

- Giáo dục HS ý thức tích cực ôn luyện.

II. Đồ dùng dạy học:

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL.

- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận, nhóm, cá nhân.

 

doc 19 trang Người đăng huong21 Lượt xem 821Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy khối 5 - Tuần 28 (chương trình giảm tải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc :Ôn tập giữa học kì 2
(tiết 1)
I. Mục đích - yêu cầu:
- Đọc trôi chảy, rành mạch, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 - 5 bài thơ(đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2).
- HS khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
- Giáo dục HS ý thức tích cực ôn luyện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL.
- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận, nhóm, cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:(7 - 8 HS)
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1 - 2 phút).
- HS đọc trong SGK (hoặc ĐTL) 1 đoạn (cả bài) theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm. HS nào đọc không
đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
- HS lần lượt lên bốc thăm
- HS đọc và trả lời câu hỏi về bài
3. Bài tập 2: 
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV dán lên bảng lớp tờ giấy đã viết bảng tổng kết. Hướng dẫn: BT yêu cầu các em phải tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu:
+ Câu đơn: 1 ví dụ
+ Câu ghép: Câu ghép không dùng từ nối (1 VD) ; Câu ghép dùng từ nối: câu ghép dùng QHT (1 VD), câu ghép dùng cặp từ hô ứng (1 VD).
- Cho HS làm bài vào vở, Một số em làm vào bảng nhóm.
- HS nối tiếp nhau trình bày.
- Những HS làm vào bảng nhóm treo bảng và trình bày. Cả lớp và GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nghe.
- HS làm bài theo hướng dẫn của GV.
- HS làm bài sau đó trình bày.
- Nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV củng cố nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về ôn tập.
Thứ ba ngày 12 tháng 3 năm 2012
Chính tả :Ôn tập giữa học kì 2 (tiết 2)
I. Mục đích - yêu cầu:
- Đọc trôi chảy, rành mạch, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 - 5 bài thơ(đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- HS khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
- Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu của BT2.
- Giáo dục HS ý thức tích cực ôn luyện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
- Bangr phụ viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh của BT2.
- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận, nhóm, cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài: - Ghi bảng.
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng ( 7 - 8 HS):
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1 - 2 phút).
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm. HS nào đọc không
đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
- HS lần lượt được gọi lên bốc thăm bài
- HS đọc theo yêu cầu củ phiếu bốc thăm.
3.Bài tập 2: 
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- HS đọc lần lượt từng câu văn, làm vào vở.
- GV phát ba tờ phiếu đã chuẩn bị cho 3 HS làm
- HS nối tiếp nhau trình bày. GV nhận xét nhanh.
- Những HS làm vào giấy dán lên bảng lớp và trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận những HS làm bài đúng.
*VD về lời giải:
a. Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng điều khiển kim đồng hồ chạy.
b. Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích riêng của mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng.
c. Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là: “Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người”.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. 
-- Nhắc HS tranh thủ đọc trước để chuẩn bị ôn tập tiết 3, dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
Toán: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
- Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Biết giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
- HS làm được BT1, BT2. HS khá, giỏi làm được cả BT3, BT4.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng nhóm
- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận, nhóm, cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu quy tắc và công thức tính thời gian của chuyển động đều? GV nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - Ghi bảng.
2. Vào bài:
- 1 - 2 HS nêu
Bài tập 1 (144):
- Mời 1 HS đọc BT 1a:
+ Có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán?
+ Chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau?
- GV phân tích ,hướng dẫn HS giải bài toán phần a
- GV hướng dẫn HS làm bài phần b.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2 (145): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời một HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vở. Một HS làm vào bảng nhóm.
- HS treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (145): (KG)
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài. 
- Cho HS làm bài vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét
*Bài tập 4 (145): (KG)
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 1 HS làm vào bảng nhóm, sau đó treo bảng nhóm. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Có hai chuyển động 
- Chuyển động ngược chiều.
- HS chú ý theo dõi
 Bài giải:
Sau mỗi giờ cả hai ô tô đi được quãng đường là: 42 + 50 = 92(km)
 Thời gian đi để hai ô tô gặp nhau là:
 276 : 92 = 3(giờ)
 Đáp số: 3giờ
 Bài giải:
 Thời gian đi của ca nô là:
 11giờ 15phút – 7giờ 30phút = 3giờ 45phút
 3giờ 45phút = 3,75giờ.
 Quãng đường đi được của ca nô là:
 12 3,75 = 45(km)
 Đáp số: 45km.
 *Bài giải:
C1: 15km = 15 000m
 Vận tốc chạy của ngựa là:
 15 000 : 20 = 750(m/phút).
 Đáp số: 750m/phút.
C2: Vận tốc chạy của ngựa là:
 15 : 20 = 0,75(km/phút) 
 0,75km/phút = 750m/phút.
 Đáp số: 750m/phút.
 *Bài giải:
 2giờ 30phút = 2,5giờ
 Quãng đường xe máy đi trong 2,5giờ là:
 42 2,5 = 105(km)
 Sau khi khởi hành 2,5giờ xe máy còn cách B số km là: 135 – 105 =30(km).
 Đáp số: 30km. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV củng cố nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
Luyện từ và câu : Ôn tập giữa học kì 2 (tiết 3)
I. Mục yêu - cầu:
- Đọc trôi chảy, rành mạch, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 - 5 bài thơ(đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- HS khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
- Tìm được các câu ghép, các từ ngữ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn (BT2).
- HS khá, giỏi hiểu tác dụng của những từ ngữ lặp lại, từ ngữ được thay thế.
- Giáo dục HS ý thức tích cực ôn luyện.
 II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
- Bangr phụ viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh của BT2.
- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận, nhóm, cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
- Ghi bảng.
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (7 - 8 HS):
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1 - 2 phút).
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định
trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
3. Bài tập 2: 
- Mời 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu.
- GV giúp HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu của BT:
+ Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương. 
+ Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương? 
+ Tìm các câu ghép trong bài văn. 
- Sau khi HS trả lời, GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết 5 câu ghép của bài. Cùng HS phân tích các vế của câu ghép :
+ Tìm những từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn?
- GV nhận xét bổ sung
- HS đọc thầm đọc thầm lại đoạn văn, trao đổi với bạn bên cạnh
- Đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt.
- Những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó tác giả với quê hương.
- Có 5 câu. Tất cả 5 câu trong bài đều là câu ghép.
1. Làng quê tôi / đã khuất hẳn // nhưng tôi / vẫn đăm đắm nhìn theo.
2. Tôi / đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, // nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương / vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
3. Làng mạc / bị tàn phá // nhưng mảnh đất quê hương / vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa nếu tôi / có ngày trở về.
- Những từ ngữ được lặp lại có tác dụng liên kết câu: tôi, mảnh đất.
- Những từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu: mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho làng quê tôi (câu 1), mảnh đất quê hương (câu 3) thay cho mảnh đất cọc cằn (câu 2) mảnh đất ấy (câu 4,5) thay cho mảnh đất quê hương (câu 3).
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về đọc trước để chuẩn bị ôn tập tiết 4, dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, 
HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
Thứ tư ngày 14 tháng 3 năm 2012
Kể chuyện: Ôn tập giữa học kì 2 (tiết 4)
I. Mục đích - yêu cầu:
- Đọc trôi chảy, rành mạch, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 - 5 bài thơ(đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- HS khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
- Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu học kì II (BT2).
- Giáo dục HS ý thức tích cực ôn luyện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
- Bút dạ, bảng nhóm.
- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận, nhóm, cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: - Ghi bảng.
2. K ...  a 6 – c 7 – b 
*Khoanh đúng mỗi câu sau được: 1 điểm
4 – a 8 – c 
	3- Thu bài:
	- GV thu bài, nhận xét tiết kiểm tra.
.	
Lịch sử : Tiến vào dinh Độc Lập
I. Mục tiêu: 
- Biết ngày30 - 4 - 1975 quân dân giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đây đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất:
+ Ngày 26 - 4 - 1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, các cánh quân của ta đồng loạt tiến đánh các vị trí quan trọng của quân đội và chính quyền Sài Gòn trong thành phố.
+ Những nét chính về sự kiện quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, nội các Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện.
- Giáo dục HS ý thức tự hào về lịch sử dân tộc. Có ý thức bảo vệ hoà bình chống chiến tranh để môi trường không bị ô nhiễm chất đọc do chiến tranh gây ra.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh, ảnh tư liệu về đại tháng mùa xuân năm 1975.
- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Trực quan, vấn đáp, gợi mở; thực hành, quan sát, thảo luận, nhóm, cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa-ri?
- Nêu ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam?
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
2 HS trả lời câu hỏi
1. Hoạt động 1: ( làm việc cả lớp )
- GV trình bày tình hình cách mạng của ta sau Hiệp định Pa-ri.
- Nêu nhiệm vụ học tập.
2. Hoạt động 2: (làm việc cả lớp)
- GV nêu câu hỏi:
+ Sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập diễn ra như thế nào?
+ Sự kiện quân ta tiến vào Dinh độc Lập thể hiện điều gì?
- Mời HS lần lượt trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
3. Hoạt động 3: (làm việc theo nhóm )
- Cho HS dựa vào SGK để thảo luận câu hỏi:
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ngày 30-4-1975?
- Mời đại diện một số nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
4. Hoạt động 4: (làm việc cả lớp)
- GV nêu lại nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Nhấn mạnh ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Cho HS kể về con người, sự việc trong đại thắng mùa xuân 1975.
- HS lắng nghe.
*Diễn biến:
- Xe tăng 390 húc đổ cổng chính tiến thẳng vào. Đồng chí Bùi Quang Thận giương cao cờ cách mạng.
Dương Văn Minh và chính quyền Sài Gòn đầu hàng không điều kiện, lúc đó là 11giờ 30phút ngày 30- 4 - 1975.
- Thể hiện tinh thần đoàn kết, quyết tâm đấu tranh nhằm thống nhất đất nước
*ý nghĩa: : 
- Chiến thắng ngày 30-4-1975 là một trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc. Đánh tan quân xâm lược Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh. Từ đây, hai miền Nam, Bắc được thống nhất.
- HS kể
5. Củng cố, dặn dò:
- Cho HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
.. 
Thứ sáu ngày 16 tháng 3 năm 2012
Tập làm văn: Kiểm tra viết giữa học kì 2 (Tiết 8)
I. Đề bài:	
Phần 1. KT đọc
Câu 1- Đọc thành tiếng : Gv cho học sinh đọc 1 đoạn văn dài khoảng 100 chữ trong 1 phút ở các bài tập đọc trong sách TV5-tập 2.( tuần 19 đến tuần 27)
 Đọc hiểu 
Câu 2: Viết thêm một vế câu nữa để có một câu ghép:
a) Thỏ, Sóc, Nhím chẳng những nhanh nhẹn.....................................................
b) Vì em dậy trễ................................................................................................
Câu 3: Đánh dấu x vào ô trống trước câu nêu đúng nghĩa của từ “truyền thống”:
	Phong tục và tập quán của tổ tiên, ông bà.
	Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người ở nhiều địa phương khác nhau.
	Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Câu 4: Cho các từ sau: Công dân, công nhân, công bằng, công cộng, công lí, công nghiệp, công chúng, công minh, công tâm. Hãy xếp các từ trên thành 3 nhóm:
a) “Công” có nghĩa là “của nhà nước, của chung”......................................................
.....................................................................................................................................
b) “Công” có nghĩa là “không thiên vị”......................................................................
.....................................................................................................................................
c) “Công” có nghĩa là “thợ, khéo tay”.........................................................................
.....................................................................................................................................
 Phần 2. KT viết. 
 Câu 1 .Chính tả (5đ) gv đọc cho hs chép 
 Câu 2: Điền r, d hoặc gi vào chỗ trống cho phù hợp:
 ...ọt sương, ....ung ...inh ...ỗ ...ành
 Ngọn ...ó ...õ ...àng héo ...ũ
Câu 3: Tập làm văn: Em hãy kể lại một câu chuyện đã được học .
I. Đáp án và thang điểm môn tiếng việt lớp 5
Phần 1.
Câu 1: Đọc trôi chảy, không sai phát âm , đọc diễn cảm đoạn trích, to rõ ràng.cho 5 điểm( Gv căn cứ kết quả đọc của từng hs để cho theo các mức 2,3,4,5)
 Câu 2: Học sinh làm đúng mỗi ý cho 0,75 điểm.
Câu 3: 1 điểm. - ý đúng là ý c. 
Câu 4: 2 đ . Chọn điền lần lượt là: a) công dân, công cộng, công chúng. 
 b) công bằng, công lí, công minh, công tâm.
 c) công nghiệp, công nhân.
 *=0,5 điểm phần chữ viết và trình bày.
 Phần 2. KT Viết :
 Câu 1 : 4 điểm. ( Hs viết sai mỗi lỗi chính tả trừ 0,2 đ.)
 Câu 2 : 1 điểm.mỗi lỗi sai trừ 0,1 điểm.
(giọt sương, lung linh, dỗ dành, ngọn gió, rõ ràng, héo rũ).
Câu 7: 5 điểm. 
- Kể được câu chuyện có bố cục (1 điểm)
- Câu chuyện phải có nhân vật, có các sự kiện, có đầu, có cuối, ngôn ngữ rõ ràng, diễn đạt trong sáng (3 điểm).
- Nêu được ý nghĩa câu chuyện (0,5 điểm).
- Trình bày và chữ viết đúng, đẹp cho 0,5 điểm.
..
Toán: Ôn tập về phân số
I. Mục tiêu :
- Biết xác định phân số bằng trực giác; biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số.
- HS làm được các bài tập:1, 2, 3(a, b), BT4. HS khá, giỏi làm được cả BT5.
- Giáo dục HS ý thức tíhc cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng con , bảng phụ.
- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Vấn đáp, gợi mở, thực hành, thảo luận, nhóm, cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 3 ,5 và 9? - GV nhận xét:
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: - Ghi bảng.
2. Vào bài:
 Bài tập 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu
- HS tự viết vào bảng con 
- Gọi HS đọc nối tiếp các phân số vừa viết. GV nhận xét
- Phần b cho HS làm tương tự.
 Bài tập 2 :
- HS nêu yêu cầu
+ Muốn rút gọn phân số ta làm như thế nào?
- Gọi lần lượt HS lên bảng dưới lớp làm vào vở.
- Cả lớp cùng Gv nhận xét. 
* Bài tập 3:
- HS nêu yêu cầu
- Cho HS nhắc lại quy tắc quy đồng mẫu số hai phân số
- Gọi 3 HS lên bản dưới lớp làm vào nháp.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài tập 4:
- Gọi HS nêu yêu cầu:
- Cho HS thi làm bài vào bảng nhóm. Đại diện các nhóm lên trình bày. GV nhận xét
* Bài 5:
- GV vẽ tia số lên bảng
- HS suy nghĩ làm bài miệng
- Phân số ở vạch giữa và là hoặc
- GV nhận xét giải thích.
4 HS nêu 
a. Viết phân số chỉ phần đã tô màu:
+ Hình 1: + Hình 2: 
+ Hình 3: + Hình 4: 
b. Viết các hỗn số chỉ phần đã tô màu
 + Hình 1: +Hình 2: 
 + Hình 3: + Hình 4 : 
Rút gọn các phân số:
Quy đồng mẫu số các phân số: a.
*
So sánh các phân số :
3. Củng cố dặn dò
- GV củng cố nội dung bài. HS nêu lại ND bài.
- Yêu cầu HS về nhà học và làm các bài trong vở bài tập.
- GV nhận xét giờ học.
.
Khoa học : Sự sinh sản của côn trùng
I. Mục tiêu:
- Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng.
- Giáo dục HS ý thưcs tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học .
- Một số con côn trùng.
- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Trực quan, vấn đáp, gợi mở, thực hành, quan sát, thảo luận, nhóm, cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tên một số động vật đẻ trứng, động vật đẻ con?
- GV nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:	
1. Giới thiệu bài: - Ghi bảng.
2. Vào bài:
a. Hoạt động 1:Làm việc với SGK
1 - 2 HS nêu
*Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình1,2, 3, 4, 5 mô tả quá trình sinh sản của bướm cải.
- Đại diện các nhòm trình bày.
- GV nhận xét bổ sung.
+ Bướm thường đẻ trứng vào mặt trên hay mặt dưới của lá rau cải?
+ ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất?
+ Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm bớt thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối hoa màu?
- GV kết luận: 
* Mục tiêu: Giúp HS
 - Nhận biết được quá trình phát triển của bướm cải qua hình ảnh. Xác định được giai đoạn gây hại của bướm cải. Nêu được một số biện pháp phòng chống côn trùng phá hoại hoa màu.
- HS làm việc theo nhóm
+ Hình 1: là trứng sâu. Hình 2 : Sâu ăn lá và lớn dần. Hình 3: Nhộng ( Sâu leo lên tườngvỏ sâu nứt ra và chúng biến thành nhộng). Hình 4: Bướm. Hình 5: Bướm cải đẻ trrứng vào lá rau cải
- Bướm thường đẻ vào mặt dưới của lá rau cải.
- ở giai đoạn là sâu bướm cải gây thiệt hại nhất.
- Cần áp dụng các biện pháp: bắt sâu, phun thuốc trừ sâu, diệt bướm
Bướm cải thường đẻ trứng vào mặt dưới của lá,
b. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
*Cách tiến hành
- Bước 1: Làm việc theo nhóm
+ GV phát phiếu học tập cho HS thảo luận theo nhóm
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- GV chữa bài.
*Mục tiêu:Giúp HS :
 - So sánh tìm ra được sự giống và khác nhau giữa chu trình sinh sản của ruồi và gián.
 - Nêu được đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng.
 - Vận dụng những hiểu biết về vòng đời của ruồi và gián để có biện pháp tiêu diệt chúng.
- HS thảo luận ghi kết quả vào phiếu học tập
Phiếu học tập
Ruồi
Gián
So sánh chu trình sinh sản:
- Giống nhau
- Khác nhau
- Đẻ trứng.
- Trứng nở ra dòi( ấu trùng). Dòi hoá nhộng. Nhộng nở ra ruồi
- Đẻ trứng.
- Trứng nở thành gián con mà không qua các giai đoạn trung gian
Nơi đẻ trứng
- Nơi có phân, rác thải, xác chết động vật,
- Xó bếp, ngăn kéo, tủ quần áo,
Cách tiêu diệt
- Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi,
- Phun thuốc diệt ruồi
- Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh, nơi để rác, tủ quần áo,
- Phun thuốc diệt gián.
- GV kết luận: tất cả các côn trùng đều đẻ trứng 
3. Hoạt động nối tiếp: 
- Cho HS thực hành vẽ sơ đồ vòng đời của một loài côn trùng.
- GV nhận xét, củng cố nội dung bài
- GV nhận xét giờ học.
	Kí duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 28giam tai.doc