Thiết kế bài day lớp 5 - Trường TH Kim Đồng - Tuần 25

Thiết kế bài day lớp 5 - Trường TH Kim Đồng - Tuần 25

I. MỤC TIÊU:

1. Đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn : dập dờn, xoè hoa, sừng sững, xa xa, Sóc Sơn, xâm lược, lưng trừng,.

* Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả.

* Đọc diễn cảm toàn bài với giọng trang trọng tha thiết.

2. Đọc - hiểu

* Hiểu các từ ngữ khó trong bài: đền Hùng, Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, ngã Ba Hạc, ngọc phả, chi, đất tổ,.

* Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ tráng lệ của đền Hùng và vùng đất tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

 

doc 50 trang Người đăng huong21 Lượt xem 749Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài day lớp 5 - Trường TH Kim Đồng - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
NGÀY
MÔN
BÀI
Thứ 2
Toán
Khoa học
Tập đọc
Đạo đức
Bảng đơn vị đo thời gian
Ôn tập : vật chất và năng lượng ( tiết 1)
Phong cảnh Đền Hùng
Thực hành giữa HKII
Thứ 3
Toán
L.từ và câu
Lịch sử
Cộng số đo thời gian
Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ.
Sấm sét đêm giao thừa
Thứ 4
Toán
Tập đọc
Làm văn
Kể chuyện
Âm nhạc
Trừ số đo thời gian
Cửa sông
Tả đồ vật ( kiểm tra viết)
Vì muôn dân
Ôn: màu xanh quê hương - TĐN số 7
Thứ 5
Toán
L.từ và câu
Khoa học
Luyện tập
Liên kết các câu trong bài bằng cách that thế từ ngữ.
Ôn tập: vật chất và năng lượng (tt)
Thứ 6
Toán
Chính tả
Làm văn
Địa lí
Nhân số đo thời gian
Ai là thuỷ tổ của loài người.
Tập viết đoạn đối thoại.
Châu Phi
Tập đọc:
PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn : dập dờn, xoè hoa, sừng sững, xa xa, Sóc Sơn, xâm lược, lưng trừng,...
* Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả.
* Đọc diễn cảm toàn bài với giọng trang trọng tha thiết.
2. Đọc - hiểu
* Hiểu các từ ngữ khó trong bài: đền Hùng, Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, ngã Ba Hạc, ngọc phả, chi, đất tổ,...
* Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ tráng lệ của đền Hùng và vùng đất tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
* Tranh minh hoạ trang 67, 68 SGK.
* Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc từng đoạn của bài Hộp thư mật và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm từng HS
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- Yêu cầu HS mở SGK trang 67, quan sát tranh, đọc tên chủ điểm và nói suy nghĩ của em về chủ điểm.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu : Qua bài truyện kể lịch sử, truyện kể về danh nhân đất Việt các em đã thấy được đất nước Việt Nam ta có bề dày lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Mỗi bài học, mỗi câu chuyện như đưa chúng ta về cuội nguồn của dân tộc. Bài tập đọc Phong cảnh đền Hùng sẽ đưa chúng ta lên thăm vùng đất tổ.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi 1 học sinh đọc toàn bài.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài (đọc 2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có)
- Chú ý cách ngắt nhịp các câu dài.
- Gọi HS đọc phần Chú giải
- GV dùng tranh minh hoạ trang 68, SGK để giới thiệu về vị trí củả đền Hùng.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu, chú ý giong đọc như sau :
- 2 HS đọc bài nối tiếp 
- Trả lời câu hỏi
- Nhận xét.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Một học sinh đọc
- 3 HS đọc bài theo thứ tự :
+ HS 1 : Đền Thượng ... chính giữa.
+ HS 2 : Làng của các vua Hùng ... đồng bằng xanh mát.
+ HS 3 : Trước đền Thượng ... rửa mặt, soi gương.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Quan sát, lắng nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc từng đoạn.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
+ Toàn bài đọc với giọng to vừa phải, nhịp điệu khoan thai, giọng đọc trang trọng, tha thiết.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp uy nghiêm của đền Hùng, vẻ hùng vĩ của cảnh vật thiên nhiên vùng đất tổ tiên và niềm thành kính tha thiết đối với đất Tổ, với tổ tiên : chót vót, rực rỡ, nhiều màu sắc, dập dờn, múa quạt, xoè hoa, uy nghiêm, kề bên, ẩn, thật là đẹp, vòi vọi, trấn giữ, sừng sững, đỡ lấy, đánh thắng, mải miết, gặp gỡ, xanh mát, năm gang, thề, giữ vững, che mát, toả hương thơm, trong xanh...
b, Tìm hiểu bài
- GV chia HS thành các nhóm yêu cầu HS trong nhóm đọc thầm bài, trao đổi và trả lời các câu hỏi
- Các câu hỏi tìm hiểu bài :
+ Bài văn viết về cảnh vật gì ? ở đâu ?
+ Hãy kể những điều em biết về Vua Hùng.
- Giảng : Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân phong cho người con trai trưởng làm vua nước Lang, Xưng là Hùng Vương truyền được 18 đời, trị vì 2621 năm, từ năm 2879 trước công nguyên. Đền Hùng nằm ở vị trí sơn thuỷ hữu tình rất nên thơ.
+ Em hãy tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.
 + Những từ ngữ đó, gợi cho em thấy cảnh thiên nhiên ở đền Hùng ra sao ?
+ Bài văn đã gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết nào về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ?
- GV ghi lên bảng các truyền thuyết.
+ Em hiểu câu ca dao sau như thế nào :
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
+ Dựa vào nội dung tìm hiểu được, em hãy nêu nội dung chính của bài.
- Ghi nội dung chính lên bảng.
GV giảng thêm :
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2.
+ Treo bảng phụ có viết sẵn đoạn văn. 
+ Đọc mẫu đoạn văn.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Cửa sông.

- HS trao đổi trong đổi trong nhóm, trả lời câu hỏi.
- Các câu trả lời :
+ Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tình Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên của dân tộc ta.
+ Các vua Hùng là những người đầu tiên lập ra nhà nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vung phú thọ, cách đây khoảng 4000 năm.
- Lắng nghe.
+ Những từ ngữ : những đám hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh đại, những gốc thông già, giếng Ngọc trong xanh...
+ Cảnh thiên nhiên ở đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ.
+ Những truyền thuyết : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Thành Gióng; An Dương Vương; Sự tích trăm trứng; Bánh trưng, bánh giày.
+ Câu ca dao như nhắc nhở mọi người dù đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quen ngày giỗ Tổ.
+ Câu ca luôn nhắc nhở mọi người luôn nhớ đến cội nguồn của dân tộc.
+ Bài văn ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
- 2 HS nhắc laị nội dung chính. HS cả lớp ghi vào vở.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.
- 3 đến 5 HS đọc diễn cảm đoạn văn trên. HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh, bổ sung:	
Lịch sử:
SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA
I. MỤC TIÊU
Sau bài học HS nêu được:
- Vào dịp tết Mậu Thân (1968), quân và dân miền Nam đã tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, trong đó tiêu biểu là trận đánh vào Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn.
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân ( 1968) đã gây cho địch nhiều thiệt hại, tạo thế thắng lợi cho quân và dân ta.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Các hình minh họa trong SGK
- Phiếu học tập của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI
- GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- GV cho HS quan sát ảnh quân giải phóng tiến công vào Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn Tết Mậu Thân 1968 và hỏi: Mô tả những gì em thấy trong ảnh, bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì.
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi:
+ Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì?
+ Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc ta.
+ Kể tên một tấm gương chiến đấu dũng cảm trên đường Trường Sơn.
- 1 đến 2 HS phát biểu ý kiến trước lớp.
- GV giới thiệu bài: Vào tết Mậu thân 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt nổi dậy Tổng tiến công, tiêu biểu là cuộc tiến công vào sứ quán Mĩ tại Sài Gòn. Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về sự kiện lịch sử này.
Hoạt động 1:
DIỄN BIẾN CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN 1968
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, phát phiếu cho mối nhóm
- HS chia thành các nhóm 3 cùng thảo luận để giải quyết các yêu cầu của phiếu.
Phiếu học tập
Nhóm: ..........................
Các em hãy cùng thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
1. Tết Mậu Thân 1968 đã diễn ra sự kiện gì ở miền Nam nước ta?
2. Thuật lại cuộc tấn công của quân giải phóng vào Sài Gòn. Trận nào là trận tiêu biểu trong đợt tấn công này?
3. Cùng với cuộc tấn công vào Sài Gòn, quân giải phóng đã tiến công ở những nơi nào?
4. Tại sao nói cuộc Tổng tiến công của quân và dân miền Nam vào tết Mậu Thân năm 1968 mang tính bất ngờ và đồng loạt với quy mô lớn?
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận
- GV nhận xét kết quả thảo luận của HS.
- HS báo cáo kết quả thảo luận.
Đáp án: các câu 1,2,3 như SGK
Câu 4: Cuộc tấn công mag tính bất ngờ vì:
- Bất ngờ về thời điểm: đêm giao thừa.
- Bất ngờ về địa điểm: tai các thành phố lớn, tấn công vào các cơ quan đầu não của địch.
Cuộc tấn công mang tính đồng loạt có quy mô lớn: tấn công vào nhiều nơi, trên một diện rộng vào cùng một lúc.
Hoạt động 2: KẾT QUẢ, Ý NGHĨA CỦA CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN 1968
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp cùng trao đổi và trả lời các câu hỏi sau:
+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã tác động như thế nào đến Mĩ và chính quyền Sài Gòn?
+ Nêu ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân 1968?
- GV tổng kết lại các ý chính về kết quả và ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968
- HS tự suy nghĩ.
+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã làm cho hầu hết các cơ quan trung ương và địa phương của Mĩ và chính quyền Sài Gòn bị tê liệt, khiến chúng rất hoang mang lo sợ, những kẻ đứng đầu Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và cả thế giới phải sửng sốt.
+ Sau đòn bất ngờ Tết Mậu Thân, Mĩ buộc phải thừa nhận thất bại một bước, chấp nhận đàm phán tại Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Nhân dân yêu chuộng hoà bình ở Mĩ cũng đấu tranh rầm rộ, đòi chính phủ Mĩ phải rút quân tại Việt Nam trong thời gian ngắn nhất
- Học sinh đọc ghi nhớ
CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Tết Mậu Thân đã diễn ra sự kiện gì ở Miền Nam?
- GV tổng kết bài học: Trong giờ phút giao thừa thiêng liêng xuân Mậu Thân 1968, khi Bác Hồ vừa đọc lời chúc mừng năm mới, cả Sài Gòn,cả miền Nam đồng loạt trút lửa xuống đầu thù. Trận công phá vào Toà Đại sứ quán Mĩ là một đòn sấm sét tiêu biểu của sự kiện Mậu Thân 1968.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968 đã gây nỗi kinh hoàng cho đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu. Từ đây, cách mạng Việt Nam sẽ tiến dần đến thắng lợi hoàn toàn.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
Toán:
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS : 
- Củng cố ôn tập các đợn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ ... nhiều đơn vị đo ta cần trừ các số đo theo từng loại đơn vị.
+ Trong trường hợp số đó theo đơn vị nào đó của số trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì ta chuyển đổi một đơn vị hàng lớn liền kề sang đơn vị nhỏ rồi thực hiện phép trừ bình thường.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện một phép tính. HS cả lớp làm bài vào vở:
4năm3tháng - 2năm8tháng= 1năm7tháng
15ngày6giờ - 10ngày 12giờ =4ngày18giờ
13giờ23phút - 5giờ 45phút =7giờ38phút
- HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- Theo dõi bài chữa của GV, đổi vở cho bạn bên cạnh để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 1 HS đọc bài trước lớp.
- HS nối tiếp nhau trả lời :
+ Cri-xtôn-phơ Cô-lôm-bô phát hiện ra châu Mĩ vào năm 1492.
+ I-u-ri Ga-ga-rin bay vào vũ trụ vào năm 1961.
-
 Chúng ta phải thực hiện tính trừ 1961 - 1492.
. Đáp án là: 469 năm
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn:
TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
I. MỤC TIÊU
	Giúp HS:
- Viết tiếp các lời đối thoại theo gợi ý để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong kịch.
- Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng nhóm, bút dạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động dạy
	Hoạt động học	Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
- GV yêu cầu: Em hãy nhắc lại tên một số vở kịch đã học ở các lớp 4,5.
- Giới thiệu: Tiết học hôm nay, các em sẽ học cách chuyển một đoạn trong truyện Thái sư Trần Thủ Độ thành một vở kịch bằng cách viết tiếp các lời thoại. Sau đó lớp mình cùng tham gia diễn kịch xem ai có thể trở thành diễn viên.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu và đoạn trích.
- Hỏi:
+ Các nhân vật trong đoạn trích là ai?
+ Nội dung của đoạn trích là gì?
+ Dáng điệu, vẻ mặt, thái độ của họ lúc đó như thế nào?
Bài 2
- Gọi 3 HS đọc yêu cầu, nhân vật, cảnh trí, thời gian, gợi ý đoạn đối thoại.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong nhóm, mối nhóm 6 HS.
- Gọi nhóm làm vào bảng nhóm dán lên bảng. GV cùng HS nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
- Gọi các nhóm khác đọc tiếp lời thoại của nhóm.
- Cho điểm những nhóm viết đạt yêu cầu
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm.
- Gợi ý HS: Khi diễn kịch không cần phụ thuộc quá vào lời thoại. Người dẫn chuyện phải giới thiệu màn kịch, nhân vật, cảnh trí, thời gian xảy ra câu chuyện.
- Tổ chức cho HS diễn kịch trước lớp.
- Nhận xét, khen ngợi HS, nhóm HS diễn kịch sinh động, tự nhiên.
3. Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn đối thoại vào vở và chuẩn bị bài sau.
- Nối tiếp nhau phát biểu.
- Lắng nghe xác định nhiệm vụ của bài.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- Nối tiếp nhau trả lời cho đến khi có câu trả 
lời đúng.
+Thái sư Trần Thủ Độ, cháu của Linh Từ 
Quốc Mẫu, vợ ông.
+ Thái sư nói với kẻ muốn xin làm chức câu
 đương rằng anh ta được Linh Từ Quốc Mẫu
 xin cho chức câu đương thì phải chặt một
 ngón chân để phân biệt với những người câu
 đương khác. Người ấy sự hãi, rối rít xin tha.
+ Trần Thủ Độ: nét mặt nghiêm nghị giọng
 nói sang sảng. Cháu của Lih Từ Quốc Mẫu: 
vẻ mặt run sợ, lấm lét nhìn.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần bài tập 2.
- 6 HS tạo thành 1 nhóm cùng nhau trao đổi, 
thảo luận, làm bài tập vào vở. 1 nhóm làm 
vào bảng phụ.
- 1 nhóm trình bày bài làm của mình. HS cả 
lớp theo dõi và nêu ý kiến nhận xét.
- Bình chọn nhóm viết lời thoại hay nhất.
-
 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 6 HS tạo thành 1 nhóm cùng nhau trao đổi,
 phân vai đọc và diễn lại màn kịch theo các vai:
+ Trần Thủ Độ
+ Phú nông
+ Người dẫn chuyện
- 3 nhóm trình bày trước lớp
Toán:
NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ
I. MỤC TIÊU 
	Giúp HS :
- Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
- Vận dụng phép nhân số đo thời gian với một số để giải các bài toán có liên quan.
II. ĐỒ DUNG DẠY HỌC
- Bảng phụ
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV mời 2 HS lên bảng làm bài sau:
3 giờ 45 phút + 2 giờ 27 phút
5 giờ 19 phút – 2 giờ 45 phút
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm.
2. Dạy học bài mới
- Trong tiết học toán này chúng ta cùng tìm cách thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
2.2. Hướng dẫn thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
a, Ví dụ 1
- GV dán băng giấy có ghi đề bài và mời HS đọc.
- GV hỏi :
+ Trung bình người thợ làm xong một sản phẩm thì hết bao lâu ?
+ Vậy muốn biết làm 3 sản phẩm như thế hết bao lâu ta phải làm phép gì ?
- GV nêu : Đó chính là phép nhân của một số đo thời gian với một số. Hãy thảo luận với bạn bên cạnh để tìm cách thực hiện phép nhân này.
- GV nhận xét các cách làm của HS đưa ra, tuyên dương HS có cách làm đúng, sáng tạo, sau đó giới thiệu cách đặt tính để tính như SGK.
- GV hỏi : Vậy 1 giờ 10 phút nhân 3 bằng bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút ?
- GV yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán.
- GV hỏi : Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian có nhiều đơn vị với một số ta thực hiện phép nhân như thế nào ?
- GV mời một số HS nhắc lại.
b, Ví dụ 2
- GV dán băng giấy có ghi bài toán 2 lên bảng yêu cầu HS đọc.
- GV mời 1 HS tóm tắt bài toán.
- GV hỏi : Để biết một tuần lễ Hạnh học ở trường bao nhiêu thời gian chúng ta thực hiện phép tính gì ?
- GV yêu cầu HS đặt tính để thực hiện phép tính trên.
- GV hỏi : Em có nhận xét gì về kết quả trong phép nhân trên ?
- GV : Khi đổi 75 phút thành 1 giờ 15 phút thì kết qủa của phép nhân trên là bao nhiêu thời gian.
- GV nhận xét câu trả lời của HS và nêu lại kết quả của phép nhân.
 - GV hỏi : Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số, nếu phần số đo với đơn vị phút, giây lớn hơn 60 thì ta cần làm gì ?
- GV yêu cầu HS nêu lại chú ý.
2.3 Luyện tập - thực hành
Bài 1
- GV cho HS đọc đề bài toán rồi hỏi : Bài tập yêu cầu em làm gì ?
- GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính.
- GV mời 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp, sau đó chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2
- GV cho HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
 - GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố dặn dò
 - GV nhận xét giờ học.
- HD HS chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 2 HS đọc trước lớp.
- Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời :
+ Trung bình người thợ làm xong một sản phẩm thì hết 1 giờ 10 phút.
+ Muốn biết làm 3 sản phẩm như thế hết bao lâu ta cần thực hiện phép nhân :
1 giờ 10 phút x 3
- 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận để tìm cách thực hiện phép nhân, sau đó một số cặp HS trình bày cách làm của mình trước lớp :
* Đổi ra số đo có một đơn vị rồi nhân.
* Nhân số giờ riêng, nhân số phút riêng rồi cộng các kết quả lại,...
- HS theo dõi và thực hiện lại theo cách đặt tính :
x
1 giờ 10 phút 3
3 giờ 30 phút
- HS : 1 giờ 10 phút nhân 3 bằng 3 giờ 30 phút.
- Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian có nhiều đơn vị với một số ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó.
- 2 HS đọc to cho cả lớp nghe.
- 1 HS tóm tắt:
1 buổi : 
3 giờ 15 phút
5 buổi : 
... giờ ... phút ?
- HS : ể biết một tuần lễ Hạnh học ở trường bao nhiêu thời gian chúng ta thực hiện phép tính nhân :
x
3 giờ 15 phút 
5
15 giờ 75 phút
- HS : 75 phút lớn hơn 60 phút, tức là lớn hơn 1 giờ, có thể đổi thành 1 giờ 15 phút.
- HS : Khi đổi ta có 5 giờ 15 phút nhân 5 bằng 16 giờ 15 phút.
- HS : Khi thực hiện phép nhân với một số, nếu phần số đo với đơn vị phút, giây lớn hơn 60 thì ta cần chuyển sang hàng đơn vị lớn hơn liền kề.
- Một vài HS nêu lại trước lớp.
- Bài tập yêu cầu thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bảng con
- HS theo dõi bài chữa của GV, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo bảng để kiểm tra bài của nhau.
- 1 HS đọc trước lớp.
 - HS cả lớp làm bài vào vở. 1 em làm bảng phụ
- HS đọc bài làm, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
KQ: 4 phút 15 giây 
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
©m nh¹c : 	
TiÕt 25
¤n tËp bµi h¸t: Mµu xanh quª h­¬ng
TËp ®äc nh¹c: T§N sè 7
I. YÊU CẦU:- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết kết hợp vận động phụ hoạ.
	-Biết đọc bài TĐN số 7 
II. ChuÈn bÞ cña gi¸o viªn
	- Nh¹c cô quen dïng. - §äc nh¹c vµ ®µn giai ®iÖu bµi T§N sè 7
III. Ho¹t ®éng d¹y häc
HĐ của GV
H§ cña HS
Néi dung 1:¤n : Mµu xanh quª h­¬ng
- HS h¸t bµi Mµu xanh quª h­¬ng kÕt hîp gâ ®Öm: lêi 1 ®Öm theo ph¸ch, lêi 2 ®iÖm víi 2 ©m s¾c. Söa l¹i nh÷ng chç h¸t sai, thÓ hiÖn s¾c th¸i rén rµng, vui t­¬i cña bµi h¸t.
- HS tr×nh bµy bµi h¸t b»ng c¸ch h¸t cã lÜnh x­íng, song ca kÕt hîp gâ ®Öm:
H¸t lêi 2 t­¬ng tù.
- HS h¸t ®èi ®¸p, ®ång ca kÕt hîp gâ ®Öm víi hai ©m s¾c.
Néi dung 2:TËp ®äc nh¹c: T§N sè 7 – Em tËp l¸i « t«
1. Giíi thiÖu bµi T§N
- Bµi T§N viÕt lo¹i nhÞp g×? Cã mÊy nhÞp?
Bµi T§N viÕt nhÞp 24, gåm 8 nhÞp.
- Bµi T§N chia lµm 2 c©u, mçi c©u cã 4 nhÞp. Trong bµi sö dông kÝ hiÖu ©m nh¹c, ®ã lµ dÊu lÆng ®en.
2. TËp nãi tªn nèt nh¹c
- GV chØ tõng nèt ë khu«ng 2, c¶ líp ®ång thanh nãi tªn nèt nh¹c.
3. LuyÖn tËp cao ®é
- HS nãi tªn nèt trong bµi T§N tõ thÊp lªn cao 
4. LuyÖn tËp tiÕt tÊu
- GV gâ tiÕt tÊu lµm mÉu
- HS xung phong gâ l¹i.
- GV b¾t nhÞp (1-2), c¶ líp cïng gâ tiÕt tÊu.
5. TËp ®äc tõng c©u
- GV luu ý
C¸ch thÓ hiÖn dÊu l¨ng ®en: im lÆng b»ng thêi gian ng©n cña nèt ®en.
- §äc c©u 1: lÇn thø nhÊt HS l¨ng nghe, lÇn 2 vµ 3 c¸c em ®äc nhÈm theo.
- GV b¾t nhÞp HS ®äc c©u 1.
- HS xung phong ®äc.
- C¶ líp ®äc c©u 1, GV l¾ng nghe ®Ó söa chç sai cho HS.
- §äc c©u 2 t­¬ng tù.
6. TËp ®äc c¶ bµi
- GV cho hs nghe ®µn giai ®iÖu c¶ bµi HS ®äc nh¹c hoµ theo,võa ®äc võa gâ tiÕt tÊu. GV b¾t nhÞp.
- HS xung phong ®äc
- HS ®äc c¶ bµi, GV l¾ng nghe (kh«ng ®µn) ®Ó söa chç sai cho HS.
7. GhÐp lêi ca
- Nöa líp ®äc nh¹c ®ång thêi nöa kia ghÐp lêi, tÊt c¶ thùc hiÖn kÕt hîp gâ ph¸ch. GV b¾t nhÞp.
- 1 HS ®äc nh¹c, ®ång thêi 1 HS h¸t lêi.
- C¶ líp h¸t lêi vµ gâ ph¸ch.
8. Cñng cè, kiÓm tra.
- C¶ líp cïng ®äc nh¹c råi h¸t lêi kÕt hîp gâ ph¸ch. GV b¾t nhÞp.
- HS tËp gâ ph¸ch m¹nh, ph¸ch nhÑ khi ®äc nh¹c vµ h¸t lêi. 
HS ghi bµi
HS h¸t, gâ ®Öm
3 HS tr×nh bµy
HS thùc hiÖn
HS ghi bµi
HS theo dâi
HS tr¶ lêi
HS nh¾c l¹i
1-2 HS xung phong
HS thùc hiÖn
HS luyÖn cao ®é
HS theo dâi
HS l¾ng nghe
1-2 HS thùc hiÖn
c¶ líp luyÖn tiÕt tÊu
HS l¾ng nghe
HS ghi nhí
HS theo dâi
C¶ líp ®äc c©u 1
1-2 HS thùc hiÖn
HS ®äc nh¹c, söa sai
§äc c©u 2
HS thùc hiÖn
1-2 HS thùc hiÖn
HS ®äc nh¹c, söa sai.
HS thùc hiÖn
2 HS xung phong
HS thùc hiÖn
HS thùc hiÖn
TËp gâ ph¸ch m¹nh, nhÑ

Tài liệu đính kèm:

  • docT 25 chinh roi.doc