I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đọc trôi chảy toàn bài - Đọc đúng các tiếng phiên âm, tên riêng, các số liệu thống kê
Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen-xơn Man-đê-la và nhân dân Nam Phi
2. Kĩ năng: Hiểu được nội dung : Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi
3. Thái độ: Ủng hộ cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai của người da đen, da màu ở Nam Phi.
TẬP ĐỌC SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI (tiết 11) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Đọc trôi chảy toàn bài - Đọc đúng các tiếng phiên âm, tên riêng, các số liệu thống kê Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen-xơn Man-đê-la và nhân dân Nam Phi 2. Kĩ năng: Hiểu được nội dung : Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi 3. Thái độ: Ủng hộ cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai của người da đen, da màu ở Nam Phi. II. Chuẩn bị: - Cô: Tranh (ảnh) mọi người dân đủ màu da, đứng lên đấu tranh, tài liệu sưu tầm về chế độ A-pác-thai (nếu có). - Trò : SGK, sưu tầm tài liệu về nạn phân biệt chủng tộc III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: - Hát 2. Bài cũ: Ê-mi-li con _HS đọc bài và TLCH 3. Giới thiệu bài mới: “Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai” 4. Các hoạt động: * Hoạt động 1(15phut): Hướng dẫn học sinh luyện đọc - Hoạt động lớp, cá nhân Mục tiêu:Luyện đọc thành tiếng. - Để đọc tốt bài này, cô lưu ý các em đọc đúng các từ ngữ và các số liệu thống kê sau (giáo viên đính bảng nhóm có ghi: a-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la, 1/5, 9/10, 3/4, hủy bỏ sắc lệnh phân biệt chủng tộc, cuộc tổng tuyển cử đa sắc tộc) vào cột luyện đọc. - Học sinh nhìn bảng đọc từng từ theo yêu cầu của giáo viên. - Các em có biết các số hiệu và có tác dụng gì không? - Làm rõ sự bất công của chế độ phân biệt chủng tộc. - Trước khi đi vào tìm hiểu nội dung, cho học sinh luyện đọc, mời 1 bạn xung phong đọc toàn bài. - Học sinh xung phong đọc - Bài này được chia làm 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn. Giáo viên cho học sinh bốc thăm chọn 3 bạn có số hiệu may mắn tham gia đọc nối tiếp theo đoạn. - Học sinh bốc thăm + chọn 3 số hiệu. - 3 học sinh đọc nối tiếp theo đoạn - Học sinh bốc thăm + chọn 3 số hiệu. - Yêu cầu học sinh đọc toàn bài. - Học sinh đọc lại - Yêu cầu 1 học sinh đọc từ khó đã giải nghĩa ở cuối bài học ® giáo viên ghi bảng vào cột tìm hiểu bài. - Học sinh nêu các từ khó khác - Giáo viên giải thích từ khó (nếu học sinh nêu thêm). - Để học sinh lắm rõ hơn, giáo viên sẽ đọc lại toàn bài. - Học sinh lắng nghe * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (10 phút) - Hoạt động nhóm, lớp Mục tiêu:Hiểu ý nghĩa của bài phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi. - Để đọc tốt văn bản này, ngoài việc đọc rõ câu, chữ, các em còn cần phải nắm vững nội dung. - Giáo viên chia nhóm ngẫu nhiên: + Có 5 loại hoa khác nhau, giáo viên sẽ phát cho mỗi bạn 1 loại hoa bất kì. - Học sinh nhận hoa + Yêu cầu học sinh nêu tên loại hoa mà mình có. - Học sinh nêu + Học sinh có cùng loại trở về vị trí nhóm của mình. - Học sinh trở về nhóm, ổn định, cử nhóm trưởng, thư kí. - Giao việc: + Đại diện các nhóm lên bốc thăm nội dung làm việc của nhóm mình. - Đại diện nhóm bốc thăm, đọc to yêu cầu làm việc của nhóm. - Yêu cầu học sinh thảo luận. - Học sinh thảo luận - Các nhóm trình bày kết quả. Để biết xem Nam Phi là nước như thế nào, có đảm bảo công bằng, an ninh không? - Nam Phi là nước rất giàu, nổi tiếng vì có nhiều vàng, kim cương, cũng nổi tiếng về nạn phân biệt chủng tộc với tên gọi A-pác-thai. - Ý đoạn 1: Giới thiệu về đất nước Nam Phi. Giáo viên chốt: - Các nhóm khác bổ sung Một đất nước giàu có như vậy, mà vẫn tồn tại chế độ phân biệt chủng tộc. Thế dưới chế độ ấy, người da đen và da màu bị đối xử ra sao? Giáo viên mời nhóm 2. - Gần hết đất đai, thu nhập, toàn bộ hầm mỏ, xí nghiệp, ngân hàng... trong tay người da trắng. Người da đen và da màu phải làm việc nặng nhọc, bẩn thỉu, bị trả lương thấp, phải sống, làm việc, chữa bệnh ở những khu riêng, không được hưởng 1 chút tự do, dân chủ nào. - Ý đoạn 2: Người da đen và da màu bị đối xử tàn tệ. Giáo viên chốt: - Các nhóm khác bổ sung Trước sự bất công đó, người da đen, da màu đã làm gì để xóa bỏchế độ phân biệt chủng tộc ? Giáo viên mời nhóm 3. - Bất bình với chế độ A-pác-thai, người da đen, da màu ở Nam Phi đã đứng lên đòi bình đẳng. - Ý đoạn 3: Cuộc đấu tranh dũng cảm chống chế đổ A-pác-thai. Giáo viên : Khi cuộc đấu tranh giành thắng lợi đất nước Nam Phi đã tiến hành tổng tuyển cử. Thế ai được bầu làm tổng thống? Chúng ta sẽ cùng nghe phần giới thiệu của nhóm 5. - Nen-xơn Man-đê-la: luật sư, bị giam cầm 27 năm trời vì cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai, là người tiêu biểu cho tất cả người da đen, da màu ở Nam Phi... - Các nhóm khác bổ sung - Giáo viên treo ảnh Nen-xơn Man-đê-la và giới thiệu thêm thông tin. - Học sinh lắng nghe - Yêu cầu học sinh cho biết nội dung chính của bài. - Học sinh nêu tổng hợp từ ý 3 đoạn. * Hoạt động 3: Luyện đọc đúng (8phut ) - Hoạt động cá nhân, lớp Mục tiêu:giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc. - Văn bản này có tính chính luận. Để đọc tốt, chúng ta cần đọc với giọng như thế nào? cô mời học sinh thảo luận nhóm đôi trong 2 phút. - Mời học sinh nêu giọng đọc. - Học sinh thảo luận nhóm đôi - Đọc với giọng thông báo, nhấn giọng các số liệu, từ ngữ phản ánh chính sách bất công, cuộc đấu tranh và thắng lợi của người da đen và da màu ở Nam Phi. - Mời học sinh đọc lại - Học sinh đọc Giáo viên nhận xét, tuyên dương * Củng cố - Thi đua: trưng bày tranh , tranh ảnh, tài liệu đã sưu tầm nói về chế độ A-pác-thai ở Nam Phi? - Học sinh trưng bày, giới thiệu Giáo viên nhận xét, tuyên dương 5. Tổng kết - dặn dò: - Xem lại bài - Chuẩn bị: “ Tác phẩm của Sin-le và tên phát xít” - Nhận xét tiết học ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: HỮU NGHỊ - HỢP TÁC (Tiết 11 ) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ, nắm nghĩa các từ nói về hữu nghị, sự hợp tác giữa người với người; giữa các quốc gia, dân tộc. 2. Kĩ năng: Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu trong bài tập làm văn. 3. Thái độ: Có ý thức khi lựa chọn sử dụng từ ngữ thuộc chủ điểm. II. Chuẩn bị: - Cô- Nam châm - Tranh ảnh thể hiện tình hữu nghị, sự hợp tác giữa các quốc gia - Bìa ghép từ + giải nghĩa các từ có tiếng “hợp”. - Trò : Từ điển Tiếng Việt III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: - Hát 2. Bài cũ:(5 phút) “Từ đồng âm” - Bốc thăm số hiệu để kiểm tra bài cũ 4 học sinh. - Tổ chức cho học sinh chọn câu hỏi - Tổ chức cho học sinh nhận xét, bổ sung, sửa chữa. - Giáo viên đánh giá. - Nhận xét chung phần KTBC - Học sinh chọn câu hỏi mình thích và trả lời: 1) Thế nào là từ đồng âm? Nêu một VD về từ đồng âm. 2) Phân biệt nghĩa của từ đồng âm: “đường” trong “con đường”, “đường cát”. 3) Đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ đồng âm. 4) Phân biệt “từ đồng âm” và “từ đồng nghĩa”. Nêu VD cụ thể. 3. Giới thiệu bài mới: - Học sinh nghe 4. Các hoạt động: * Hoạt động 1:(10 phút): Nắm nghĩa những từ có tiếng “hữu” và biết đặt câu với các từ ấy. - Hoạt động nhóm, cá nhân, lớp Mục têu:mở rộng và hệ thống hóa vốn từ thuộc về tình hữu nghị,hợp tác. - Tổ chức cho học sinh học tập theo 4 nhóm. - Học sinh nhận bìa, thảo luận và ghép từ với nghĩa (dùng từ điển). - Yêu cầu: Ghép từ với nghĩa thích hợp của từ rồi phân thành 2 nhóm: + “Hữu” nghĩa là bạn bè + “Hữu” nghĩa là có Þ Khen thưởng thi đua nhóm sau khi công bố đáp án và giải thích rõ hơn nghĩa các từ. ® Chốt: “Những ngôi nhà các em vừa ghép được tuy màu sắc, kiểu dáng có khác nhau, nội dung ghép có đúng, có sai nhưng tất cả đều rất đẹp và đáng quý. Cũng như chúng ta, dù có khác màu da, dù mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng nhưng đều sống dưới một mái nhà chung: Trái đất. Vì thế, cần thiết phải thể hiện tình hữu nghị và sự hợp tác giữa tất cả mọi người”. - Phân công 3 bạn lên bảng ghép. - HS cùng giáo viên sửa bài, nhận xét kết quả làm việc của 4 nhóm. - Đáp án: * Nhóm 1: hữu nghị ; hữu hảo: tình cảm thân thiện giữa các nước. chiến hữu: bạn chiến đấu thân hữu ; bạn hữu: bạn bè thân thiết. bằng hữu: bạn bè * Nhóm 2: hữu ích: có ích hữu hiệu: có hiệu quả hữu tình: có tình cảm, có sức hấp dẫn. hữu dụng: dùng được việc - HS đọc tiếp nối nghĩa mỗi từ. - Suy nghĩ 1 phút và viết câu vào nháp ® đặt câu có 1 từ vừa nêu ® nối tiếp nhau. - Nhận xét câu bạn vừa đặt. Nghe giáo viên chốt ý Đọc lại từ trên bảng * Hoạt động 2:(10 phút) Nắm nghĩa những từ có tiếng “hợp” và biết đặt câu với các từ ấy. - Hoạt động nhóm bàn, cá nhân, lớp Mục têu:mở rộng và hệ thống hóa vốn từ thuộc về tình hữu nghị,hợp tác. - GV đính lên bảng sẵn các dòng từ và giải nghĩa bị sắp xếp lại. - Thảo luận nhóm bàn để tìm ra cách ghép đúng (dùng từ điển) - Phát thăm cho các nhóm, mỗi nhóm may mắn sẽ có 1 em lên bảng hoán chuyển bìa cho đúng (những thăm còn lại là thăm trắng) - Mỗi dãy bàn chỉ được 2 bạn may mắn lên bảng ® cả lớp 4 em. - Học sinh thực hiện ghép lại và đọc to rõ từ + giải nghĩa. - Nhận xét, đánh giá thi đua - Nhóm + nhận xét, sửa chữa - Tổ chức cho học sinh đặt câu để hiểu rõ hơn nghĩa của từ. - Đặt câu nối tiếp - Lớp nhận xét (Cắt phần giải nghĩa, ghép từ nhóm 2 lên bảng). Þ Yêu cầu học sinh đọc lại - Đáp án: * Nhóm 2: ® Chốt: “Các em vừa được tìm hiểu về nghĩa của các từ có tiếng “hữu”, tiếng “hợp” và cách dùng chúng. Tiếp đến, cô sẽ giúp các em làm quen với 3 thành ngữ rất hay và tìm hiểu về cách sử dụng chúng”. hợp tình: hợp pháp: đúng với pháp luật phù hợp: đúng, hợp hợp thời: đúng với lúc, với thời kì hiện tại. hợp lệ: hợp với phép tắc, luật lệ đã định. hợp lí: hợp với cách thức, hợp lẽ chính. thích hợp: đúng, hợp * Nhóm 1: hợp tác: hợp nhất: hợp làm một hợp lực: sức kết chung lại - Nghe giáo viên chốt ý * Hoạt động 3: Củng cố (10 phút) - Hoạt động lớp Mục tiêu:HS áp dụng để đặt câu. - Đính tranh ảnh lên bảng. + Ảnh lăng Bác Hồ + Ảnh về nhà máy thủy điện Hòa Bình + Ảnh cầu Mĩ Thuận + Tranh... - Giải thích sơ nét các tranh, ảnh trên. - Quan sát tranh ảnh - Suy nghĩ và đặt tên cho ảnh, tranh bằng từ ngữ, thành ngữ hoặc câu ngắn gọn thể hiện rõ ý nghĩa tranh ảnh. VD: Tình hữu nghị ; Cây cầu hữu nghị... - Nêu - Lớp nhận xét, sửa 5. Tổng kết - dặn dò: (5 phút) -Về nhà học bài. - Cả lớp - Chuẩn bị: Ôn lại từ đồng âm và xem trước bài: “Dùng từ đồng âm để chơi chữ” - Nhận xét tiết học ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
Tài liệu đính kèm: