A/ MỤC TIÊU:
- Biết Tổ quốc em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hóa và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Yêu Tổ quốc Việt Nam.
* Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước.
* Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh: Yêu quê hương, đất nước.
* Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng xác định giá trị; kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin; kĩ năng hợp tác; kĩ năng trình bày.
THỜI KHĨA BIỂU LỚP 5B. THỨ HAI THỨ BA THỨ TƯ THỨ NĂM THỨ SÁU CC CT T TLV TLV Đ Đ LT&C ÂN LT&C MT AV T TD T T T Đ KH T Đ KH LS TD KT AV ĐL KC T HĐNGLL SHL KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 23 Thứ,ngày Mơn Tên bài dạy HAI 13/02/2012 CC ĐĐ Em yêu Tổ quốc Việt Nam AV TĐ Phân xử tài tình TD T Xăng-ti-met khối. Đề -xi--met khối BA 14/02/2012 CT Nhớ viết Cao Bằng LT&C Mở rộng vốn từ : Trật tự - An ninh T Mét khối KH Sử dụng năng lượng điện KT Lắp xe cần cẩu (tiết 2) HĐNGLL TƯ 15/02/2012 T Luyện tập ÂN TD TĐ Chú đi tuần AV NĂM 16/02/2012 TLV Lập chương trình hoạt động LT&C Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ T Thể tích hình hộp chữ nhật KH Lắp mạch điện đơn giản ĐL Một số nước ở Châu Âu SÁU 17/02/2012 TLV Trả bài văn kể chuyện MT T Thể tích hình lập phương LS Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta KC Kể chuyện đã nghe, đã đọc SHL Tổng kết tuần 23 Thứ hai ngøy 13 tháng 02 năm 2012 ĐẠO ĐỨC Bài 11: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM A/ MỤC TIÊU: - Biết Tổ quốc em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế. - Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hóa và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam. - Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. - Yêu Tổ quốc Việt Nam. * Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước. * Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh: Yêu quê hương, đất nước. * Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng xác định giá trị; kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin; kĩ năng hợp tác; kĩ năng trình bày. B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Tranh ở SGK. - Thẻ màu, bảng nhóm. - Phiếu học tập. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH KIỂM TRA BÀI CŨ - YC HS nêu một số công việc cần đến UBND phường (xã) và thái độ đối với UBND phường (xã). - GV nhận xét, đánh giá. - Vài HS nêu. GIỚI THIỆU BÀI - GV giới thiệu dẫn vào bài. - GV ghi tựa. - HS lắng nghe. HOẠT ĐỘNG 1 TÌM HIỂU VỀ TỔ QUỐC VIỆT NAM - YC HS đọc thông tin SGK. - Hỏi: Từ các thông tin đó, em suy nghĩ gì về đất nước và con người Việt Nam? - Chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu học tập. - YC các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi ghi ở phiếu học tập. - Xong, mời các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV nhận xét, kết luận lại. - Gọi Hs đọc ghi nhớ SGK. - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm. - HS khá-giỏi có thể trả lời: Đất nước Việt Nam đang phát triển. / Đất nước Việt Nam có những truyền thống văn hóa quý báu. / Đất nước Việt Nam là một đất nước hiếu khách. - Ngồi theo nhóm, phát phiếu học tập. - Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo (mỗi nhóm 1 câu), cả lớp nhận xét, bổ sung. - 3 HS đọc. PHIẾU HỌC TẬP Bài : Em yêu Tổ quốc Việt Nam Nhóm: ................. Câu hỏi: 1/ Hãy nói về diện tích, vị trí địa lý của đất nước ta. 2/ Hãy kể về các danh lam thắng cảnh trên đất nước ta. 3/ Hãy kể một số phong tục truyền thống trong cách ăn mặc, ăn uống, cách giao tiếp của người Việt Nam. 4/ Hãy kể tên các công trình xây dựng lớn của đất nước ta. 5/ Hãy kể về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 6/ Hãy nêu những thành tựu khoa học kỹ thuật, chăn nuôi, trồng trọt của nước ta. Trả lời: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. HOẠT ĐỘNG 2 TÌM HIỂU NHỮNG ĐỊA DANH VÀ MỐC THỜI GIAN QUAN TRỌNG (Bài tập 1.SGK) - GV nêu YC của BT1. - YC HS trao đổi theo cặp để nói với nhau về những sự kiện lịch sử của đất nước liện quan đến các mốc thời gian và đại danh nêu ở BT1. - Xong, mời HS nêu trước lớp. - GV kết luận lại, tuyên dương. - HS lắng nghe. - HS trao đổi theo cặp (3 phút). - 6 HS lần lượt nêu, cả lớp nhận xét, bổ sung. Đáp án a. Ngày 2 – 9 – 1945 là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam DCCH. b. Ngày 7 – 5 – 1954 là ngày kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ. c. Ngày 30 – 4 – 1975 là ngày giải phóng miền Nam. Quân giải phóng chiếm Dinh Độc Lập, ngụy quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng. d. Sông Bạch Đằng gắn với chiến thắng của Ngô Quyền chống quân Nam Hán và chiến thắng của nhà Trần trong cuộc chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. e. Bến Nhà Rồng nằm trên sông Sài Gòn, nơi Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước. g. Cây đa Tân Trào là nơi xuất phát của một đơn vị giải phóng quân tiến về giải phóng Thái Nguyên ngày 16 – 8 – 1945. HOẠT ĐỘNG 3 NHỮNG HÌNH ẢNH TIÊU BIỂU CỦA ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (Bài tập 2.SGK) - Gọi HS đọc YC BT2. - YC Hs làm việc theo nhóm 4. - YC HS trao đổi theo nhóm để chọn ra trong số các hình ảnh trong SGK những hình ảnh về Việt Nam, sau đó viết lời giới thiệu về các hình ảnh đó. - Xong, mời các nhóm trình bày. - GV nhận xét, kết luận lại và tuyên dương. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. - HS ngồi theo nhóm. - Các nhóm thảo luận, cử thư ký ghi vào phiếu học tập. - Đại diện 5 nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét, bình chọn. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP - Gọi HS đọc lại Ghi nhớ. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về sưu tầm các nội dung sau: + Vẽ tranh về đất nước hoặc con người Việt Nam. + Sưu tầm ca dao, tục ngữ, bài hát ca ngợi đất nước, con người Việt Nam, thông tin về các lĩnh vực, hoạt động kinh tế, ... - Dặn chuẩn bị tiết 2. - 3 HS đọc. - HS lắng nghe, chép nhanh vào vở nháp. - HS lắng nghe. TẬP ĐỌC Tiết 45: PHÂN XỬ TÀI TÌNH A/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. - Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc phù hợp tính cách nhân vật. - Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện. - Trả lời được các câu hỏi ở SGK. B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Tranh ở SGK. - Bảng phụ viết hướng dẫn đọc diễn cảm. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi HS đọc thuộc lòng bài Cao Bằng và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, ghi điểm. - 3 HS lần lượt đọc và trả lời câu hỏi. GIỚI THIỆU BÀI - GV dựa vào tiết kể chuyện tuần trước để giới thiệu dẫn vào bài. - GV ghi tựa bài. - HS lắng nghe. LUYỆN ĐỌC - Gọi HS đọc toàn bài. - GV chia bài văn thành 3 đoạn. - Gọi HS đọc tiếp nối theo hàng ngang. Ở lượt đọc thứ 2-3, GV kết hợp cho HS tìm hiểu nghĩa của các từ như phần chú giải và các từ: công đường, khung cửi, niệm Phật. - YC HS luyện đọc theo cặp. Và GV xuống các nhóm đọc yếu để giúp đỡ các em thêm. - Gọi HS đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. - 1 HS khá-giỏi đọc, cả lớp theo dõi SGK. - HS dùng viết chì đánh dấu vào SGK. - 3 lượt HS đọc ( mỗi lượt 3 HS đọc), HS còn lại tham gia tìm hiểu nghĩa các từ ngữ như phần chú giải. - HS luyện đọc theo cặp. - 1 HS giỏi đọc cả bài. - HS lắng nghe. TÌM HIỂU BÀI - GV lần lượt nêu các câu hỏi ở SGK: + Câu hỏi 1.SGK. + Ý thứ nhất câu hỏi 2.SGK. + Ý thứ hai câu hỏi 2.SGK. - GV nêu: Quan án thông minh, hiểu tâm lý con người nên đã nghĩ ra một phép thử đặc biệt là xé đôi tấm vải là vật hai người đàn bà cùng tranh chấp để buộc họ bộc lộ thái độ thật, làm cho vụ án tưởng như đã đi vào ngõ cụt, bất ngờ được phá nhanh chóng. + Câu hỏi 3.SGK. + YC HS trao đổi theo cặp câu hỏi 4.SGK. - GV kết luận: Quan án thông minh, nắm được đặc điểm tâm lý của người chùa là tin vào sự linh thiêng của Đức Phật, lại hiểu kẻ có tật thường hay giật mình nên đã nghĩ ra cách trên để tìm ra kẻ gian một cách nhanh chóng, không cần tra khảo. - GV hỏi thêm: Nhờ đâu quan án phá được các vụ án? - HS đọc thầm lướt lại bài và trả lời câu hỏi: + HS TB: Về việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình và nhờ quan phân xử. + HS TB: Quan cho dùng nhiều cách: > Cho đòi người làm chứng nhưng không có người làm chứng. > Cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét cũng không có chứng kiến. > Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai người bật khóc, quan sai lính trả lại tấm vải cho người này rồi thét trói người kia. + HS khá: Vì quan hiểu người tự làm ra tấm vải, dặc hi vọng bán tấm vải sẽ được ít tiền mới đau xót, bật khóc khi tấm vải bị xé. / Vì quan hiểu người dửng dưng khi tấm vải bị xé đôi khôi phải là người đã đổ mồ hôi, công sức dệt nên tấm vải. - HS lắng nghe. + 1 vài HS khá nêu lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa. + Đáp án b. - HS lắng nghe. - HS khá-giỏi: ... là nhờ thông minh quyết đoán. / Nắm vững đặc điểm tâm lý kẻ phạm tội. ĐỌC DIỄN CẢM - GV hướng dẫn cách đọc. - YC HS tiếp nối đọc diễn cảm cả bài. - GV nêu đoạn “Quan nói sư cụ biện lễ ... đành nhận tội” và hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. - YC HS luyện đọc diễn cảm phân vai theo nhóm 4. - Mời HS thi đọc trước lớp bằng cách phân vai. - GV nhận xét lại, tuyên dương. - HS lắng nghe. - 4 HS phân vai đọc, cả lớp lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm 4. - 3 nhóm HS thi đọc trước lớp, mỗi nhóm 4 HS. - Cả lớp nhận xét, bình chọn. CỦNG CỐ – DẶN DÒ - Gọi HS nhắc lại nội dung bài. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về đọc lại bài, kể lại truyện cho người thân nghe và chuẩ ... øo công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? + Vì sao Đảng, Chính phủ, Bác Hồ rất quan tâm đến việc phát triển Nhà máy Cơ khí Hà Nội? - GV nhận xét, cho điểm. - 3 HS xung phong trả lời. GIỚI THIỆU BÀI - GV giới thiệu dẫn vào bài. - GV ghi tựa. - HS lắng nghe. HOẠT ĐỘNG 1 TRUNG ƯƠNG ĐẢNG QUYẾT ĐỊNH MỞ ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN - GV treo bản đồ, chỉ vị trí dãy núi Trường Sơn, đường Trường Sơn và nêu: - HS quan sát, lắng nghe. Đường Trường Sơn bắt đầu từ hữu ngạn sông Mã – Thanh Hóa, qua miền Tây Nghệ An đến miền Đông Nam Bộ. Đường Trường Sơn thực chất là một hệ thống bao gồm nhiều con đường trên cả hai tuyến Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn. - Gọi HS lên chỉ lại. - GV nêu câu hỏi: + Đường Trường Sơn có vị thế như thế nào với hai miền Nam – Bắc của nước ta? + Vì sao Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn? + Tại sao ta lại chọn mở đường qua dãy núi Trường Sơn? - GV nêu: - 3 HS lên chỉ, cả lớp nhận xét. - HS lần lượt phát biểu, cả lớp nhận xét, bổ sung: + Đường Trường Sơn là đường nối liền hai miền Nam – Bắc của nước ta. + Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam kháng chiến, ngày 19 – 5 – 1959 Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn. + Vì đường đi giữa rừng khó bị địch phát hiện, quân ta dựa vào rừng để che mắt quân thù. - HS lắng nghe. Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn. Cũng như trong kháng chiến chống Pháp, lần này ta cũng dựa vào rừng để giữ bí mật và an toàn cho con đường huyết mạch nối miền Bắc hậu phương với miền Nam tiền tuyến. HOẠT ĐỘNG 2 NHỮNG TẤM GƯƠNG ANH DŨNG TRÊN ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN - Chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu học tập. - YC HS đọc SGK, thảo luận các câu hỏi ghi ở phiếu học tập. - YC các nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV kết luận: Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, đường Trường Sơn tưng diễn ra nhiều chiến công, thấm đượm biết bao mồ hôi, máu và nước mắt của bộ đội và thanh niên xung phong. - HS ngồi theo nhóm, nhận phiếu. - HS thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày (2 nhóm câu 1, 2 nhóm câu 2), các nhóm nhận xét, bổ sung, chất vấn lẫn nhau. - HS lắng nghe. PHIẾU HỌC TẬP Bài: Đường Trường Sơn Nhóm: .................... Câu hỏi: 1/ Tìm hiểu và kể lại câu chuyện về anh Nguyễn Viết Sinh. 2/ Quan sát hình ở SGK.47-48 và nêu nhận xét, suy nghĩ của mình. Trả lời: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... HOẠT ĐỘNG 3 TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN - GV nêu câu hỏi và YC HS trao đổi theo cặp để trả lời: Tuyến đường Trường Sơn có vai trò quan trọng như thế nào trong sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc ta? - Xong, gọi HS phát biểu. - GV giúp HS hoàn chỉnh câu trả lời: - HS trao đổi theo cặp. - Vài HS phát biểu, cả lớp nhận xét, bổ sung. Trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đường Trường Sơn là con đường huyết mạch nối hai miền Nam – Bắc, trên con đường này biết bao người con miền Bắc đã vào Nam chiến đấu, đã chuyển cho miền Nam hàng triệu tấn lương thực, thực phẩm, đạn dược, vũ khí, ... để miền Nam đánh thắng kẻ thù. - GV nêu và hỏi tiếp: Hiểu tầm quan trọng của tuyến đường Trường Sơn với kháng chiến chống Mĩ của ta nên giặc Mĩ đã liên tục chống phá. Trong 16 năm, chúng đã dùng máy bay thả xuống đường Trường Sơn hơn 3 triệu tấn bom đạn và chất độc, nhưng con đường vẫn tiếp tục lớn mạnh. Em hãy nêu sự phát triển của con đường? Việc Nhà nước ta xây dựng lại đường Trường Sơn thành con đường đẹp, hiện đạicó ý nghĩa như thế nào với công cuộc xây dựng đất nước của dân tộc ta? - GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - HS nghe, đọc SGK và phát biểu, cả lớp nhận xét, bổ sung: Dù giặc Mĩ liên tục chống phá nhưng đường Trường Sơn ngày càng mở thêm và vươn dài về phía Nam Tổ quốc. Hiện nay, Đảng và Chính phủ ta đã xây dựng lại đường Trường Sơn, con đường giao thông quan trọng nối 2 miêng Nam – Bắc đất nước ta. Con đường đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp xây dựng đất nước của dân tộc ta ngày nay. CỦNG CỐ – DẶN DÒ - GDBVMT : Cần giữ đường làng xanh, sạch. Gọi HS đọc lại mục Tóm tắt ở SGK. - GV cung cấp thông tin về đường Trường Sơn. - GV nhận xét tiết học. - Dặn về xem lại bài, tìm đọc thông tin về đường Trường Sơn; sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về chiến dịch Mậu Thân 1968. - Chuẩn bị tiết sau Sấm sét đêm giao thừa. - 3 HS đọc. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, ghi sổ tay. - HS lắng nghe. KỂ CHUYỆN Tiết 24 : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA Đề bài: Hãy kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết hoặc được tham gia. A/ MỤC TIÊU : - Kể được một câu chuyện về một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh làng xóm, phố phường. - Biết sắp xếp các sự việc thành câu chuyện hoàn chỉnh, lời kể rõ ràng. Biết trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. B/ CHUẨN BỊ : Bảng lớp viết đề bài. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi HS kể lại câu chuyện đã được nghe hoặc đã được đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh. - GV nhận xét. - 2 HS kể trước lớp. GIỚI THIỆU BÀI - GV nêu YC tiết học. - GV ghi đề bài lên bảng. - HS lắng nghe. HƯỚNG DẪN HS KỂ CHUYỆN Tìm hiểu yêu cầu của đề bài - Gọi HS đọc đề bài. - GV giúp HS xác định đúng yêu cầu, tránh lạc đề và gạch dưới những từ ngữ cần chú ý của đề. - Gọi HS đọc Gợi ý ở SGK. - Kiểm tra sự ghi chép của HS. - YC HS nêu câu chuyện mình chọn kể. - GV gợi HS viết dàn ý câu chuyện định kể ra vở nháp để kể dễ dàng hơn. - GV kiểm tra và khen những em viết dàn ý tốt. - 1 HS đọc đề bài, cả lớp dọc thầm SGK. - HS lắng nghe. - 4 HS tiếp nối nhau đọc, cả lớp đọc thầm SGK. - HS để vở nháp lên bàn. - Một số HS tiếp nối nhau nêu. - HS viết nhanh dàn ý vào vở nháp. Học sinh thực hành kể chuyện Kể trong nhóm - YC HS kể trong nhóm và trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - GV xuống từng nhóm nghe HS kể, hướng dẫn các em thêm. - HS kể, trao đổi với bạn ngồi cạnh. Thi kể trước lớp - Khuyến khích HS thi kể trước lớp. - GV nêu tiêu chuẩn đánh giá. - GV nhận xét lại và đề nghị tuyên dương. - Vài HS xung phong kể. - Mỗi HS kể xong, lớp chất vấn thêm. - HS nhận xét, đánh giá bình chọn bạn kể hay nhất; bạn có câu chuyện hay nhất, đúng đề bài và bạn đặt câu hỏi giao lưu thú vị nhất. CỦNG CỐ – DẶN DÒ - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về kể lại cho người thân nghe. - Chuẩn bị Vì muôn dân. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. SINH HOẠT LỚP Tiết 24 : TỔNG KẾT TUẦN 24 A/ MỤC TIÊU : - HS nắm được các ưu – khuyết điểm trong tuần qua. Từ đó rút ra được cách khắc phục các mặt còn tồn tại. - Giáo dục HS về An toàn giao thông, vệ sinh môi trường và chủ điểm mừng Đảng, mừng xuân. - Sinh hoạt HS về nghỉ Tết Nguyên đán. - HS có ý thức thi đua trong học tập. B/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Bảng lớp kẽ sẵn bảng Tổng kết tuần. - Sổ theo dõi, kiểm tra của Ban cán sự lớp. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CÁN SỰ + GV HOẠT ĐỘNG CỦA CẢ LỚP MỞ ĐẦU - Lớp trưởng nêu tầm quan trọng của tiết học, chương trình làm việc, cách làm việc. - Cả lớp lắng nghe. HOẠT ĐỘNG 1 ĐÁNH GIÁ TUẦN QUA - Lớp trưởng mời tổ trưởng tổ 1 báo cáo tình hình trong tổ tuần qua về mọi mặt. - Thư ký điền vào bảng tổng kết tuần. - Lớp trưởng nhận xét lại và đề nghị tuyên dương các bạn học tốt và phê bình các bạn vi phạm của tổ 1. * Các tổ 2, 3, 4, 5 tiến hành tương tự. - Sau khi xong cả 5 tổ, lớp trưởng nhận xét, so sánh ưu – khuyết điểm giữa các tổ. - Thư ký tổng kết điểm và xếp hạng cho từng tổ. - GV nhận xét khái quát lại, đề nghị tuyên dương các tổ và cá nhân thực hiện tốt trong tuần qua. - GV nhắc nhở các tổ và cá nhân vi phạm nhiều; đồng thời hướng dẫn cách khắc phục. - Tổ trưởng tổ 1 báo cáo, cả lớp lắng nghe. - Lớp có ý kiến bổ sung. - Lớp vỗ tay tuyên dương. - Cả lớp lắng nghe. - Lớp vỗ tay tuyên dương. - HS lắng nghe. HOẠT ĐỘNG 2 PHƯƠNG HƯỚNG – NHIỆM VỤ TUẦN 25 NHỮNG ĐIỀU CẦN THỰC HIỆN KHI NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN - Đại diện Ban cán sự nêu dự thảo kế hoạch tuần 25: + Tiếp tục duy trì nền nếp học tập tốt và các tiêu chí thi đua của lớp theo tổ / tuần. + Tổ chức vệ sinh lớp học, sân trường sau khi nghỉ Tết. + Tiếp tục giúp bạn yếu học tốt hơn môn Toán. - GV nhấn mạnh lại nhiệm vụ tuần 25 - Cả lớp lắng nghe. - Lớp thảo luận để đi đến thống nhất chung. - Cả lớp lắng nghe. HOẠT ĐỘNG 3 GIÁO DỤC HỌC SINH - GV giáo dục HS về ATGT, VSMT, Cúm A H1N1, Tết trồng cây. - GV nhắc nhở một số HS học chưa tốt trong tuần qua. - GD HS biết ơn các gia đình có công với nước. - Nhắc nhở HS một số điều khi nghỉ Tết Nguyên đán. - Lớp lắng nghe, sau đó phát biểu ý kiến của mình. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. KẾT THÚC - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS cố gắng thực hiện tốt nội quy ở tuần sau và thời gian tới. - HS lắng nghe. BẢNG TỔNG KẾT ĐIỂM TUẦN 24 Tổ Điểm tốt Điểm vi phạm Điểm còn lại Học sinh vi phạm Hạng 1 2 3 4 5
Tài liệu đính kèm: