Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 24 năm 2012

Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 24 năm 2012

I-Mục tiêu:

-Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

-Hiểu nội dung:Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa; kể được 1 đến 2 luật của nước ta.Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

II-Chuẩn bị:

Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.

 

doc 29 trang Người đăng huong21 Lượt xem 840Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 24 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Thứ ba, ngày 21 tháng 2 năm 2012
TẬP ĐỌC
Tiết 47: LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ
I-Mục tiêu:
-Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
-Hiểu nội dung:Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa; kể được 1 đến 2 luật của nước ta.Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.
III-Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 3HS đọc thuộc lòng bài thơ: Chú đi tuần, trả lời câu hỏi :
+ Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào?
+ Nêu những từ ngữ, chi tiết nói lên tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu.
2. Bài mới: 
- Giới thiệu bài
HĐ 1:Hướng dẫn HS luyện đọc:
- GV đọc bài văn : giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát giữa các câu thể hiện tích chất nghiêm minh, rõ ràng của luật tục.
-Gọi 1 hs khá, giỏi đọc bài
-Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ?
- Mời 3 HS nối tiếp nhau đọc bài. 
- Hướng dẫn học sinh phát âm đúng các từ khó.
- Gọi 3HS đọc nối tiếp lần 2 và giúp hs hiểu nghĩa một số từ khó trong SGK.
- Cho HS luyện đọc theo cặp .
- Mời 1 HS đọc cả bài.
-GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu bài văn.
HĐ 2:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài 
-Cho HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi theo nhóm. 
+ Người xưa đặt ra tục lệ để làm gì ?
+ Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội ?
+ Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng ?
GV : Ngay từ ngày xưa, dân tộc Ê-đê đã có quan niệm rạch ròi, nghiêm minh về tội trạng, đã phân định rõ từng loại tội, quy định các hình phạt rất công bằng với từng loại tội. Người Ê-đê đã dùng những luật tục đó để giữ cho buôn làng có cuộc sống thật sự, thanh bình.
+ Hãy kể tên của một số luật của nước ta hiện nay mà em biết ?
Giáo viên phát phiếu và bút dạ cho các nhóm:
- GV mở bảng phụ viết sẵn tên 5 luật của nước ta. Gọi 1 HS đọc lại:
VD: Luật Giáo dục, luật giao thông đường bộ, luật bảo vệ môi trường, luật phổ cập giáop dục tiểu học, luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 
-Gọi 1 hs đọc lại bài.
-Bài văn muốn nói lên điều gì ?
HĐ 3:Luyện đọc diễn cảm :
- Mời 3 HS nối tiếp nhau luyện đọc lại 3 đoạn của bài tìm giọng đọc. 
-GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
- GV hướng dẫn HS đọc một đoạn 1:
+ GV đọc mẫu, nhấn giọng: cây đa, cây đa, cây sung, cây sung, mẹ cha, mẹ cha, không hỏi cha cóng chẳng nói với mẹ, ông già .bà cả, xét xử, đánh cắp, bồi thường gấp đôi, cùng đi, cùng bước, cùng nói, có tội.
-YC HS luyện đọc theo cặp, thi đọc.
-Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố 
+ Học qua bài này em biết được điều gì ? 
+ Giáo dục hs : Từ bài văn trên cho ta thấy xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo luật pháp. 
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài :Hộp thư mật – Đọc trước bài và trả lời các câu hỏi sgk
TUẦN 24
Thứ tư ngày 22 tháng 2 năm 2012
CHÍNH TẢ
Tiết 24: NÚI NON HÙNG VĨ
I-Mục tiêu:
-Nghe-viết đúng bài chính tả, viết hoa đúng các tên riêng trong bài.
-Tìm được các tên riêng trong đoạn thơ (BT 2).
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ
III-Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi một HS đọc cho 2 HS viết lại trên bảng lớp những tên riêng trong đoạn thơ Cửa gió Tùng Chinh
2. Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài : Tiết này các em nghe thầy đọc để viết chính tả bài Núi non hùng vĩ. Nắm chắc cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
HĐ 1: Hướng dẫn HS nghe-viết:
- GV đọc bài chính tả Núi non hùng vĩ. 
- GV: Đoạn văn miêu tả vùng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc ta, nơi giáp giới giữa nước ta và Trung Quốc. 
- Gọi 2 HS lên bảng viết, dưới lớp luyện viết vào giấy nháp. 
*- GV đọc cho HS viết bài. 
- GV đọc bài cho HS soát lỗi. 	
- GV thu khoảng 10 bài để chấm, chữa bài, nêu nhận xét. 
HĐ2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2 : Gọi hs đọc đề bài.
- Gọi một HS đọc nội dung BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
GV kết luận bằng cách viết lại các tên riêng:
Bài tập 3 : Gọi hs đọc đề bài. (HD cho HS khá - giỏi)
- GV treo tờ phiếu viết sẵn bài thơ có đánh số thứ tự (1,2,3,4,5)lên bảng, mời một HS đọc lại các câu đó bằng thơ. 
- GV : Bài thơ đố các em tìm đúng và viết đúng chính tả tên một số nhân vật lịch sử.
- GV chia lớp thành 5 nhóm . Phát cho mỗi nhóm bút dạ và giấy khổ to. Các nhóm đọc thầm lại bài thơ, suy nghĩ, trao đổi, giải đố, viết lần lượt, đúng thứ tự tên các nhân vật lịch sử vào giấy (bí mật lời giải)
- Nhóm nào làm xong, gập giấy, đại diện nhóm lên bảng. Đại diện nhóm xong sớm nhất sẽ được đứng đầu hàng. Sau thời gian quy định, các đại diện dán bài lên bảng lớp, lần lượt trình bày kết quả (Đọc câu đố trên bảng phụ-chỉ vào giấy nói lời giải, tiếp tục như vậy đến hết. 
- GV cho HS thi đọc thuộc lòng các câu đố.
3. Củng cố 
-Gọi hs nêu cách viết hoa tên người (tên người dân tộc), tên địa lí.
GV nhận xét tiết học. 
Chuẩn bị : Ai là thủy tổ loài người – Viết từ khó trong bài
TUẦN 24
Thứ tư, ngày 22 tháng 2 năm 2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 47:MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẬT TỰ-AN NINH
I-Mục tiêu:
Làm được bài tập 1; tìm được một số danh từ và động từ có thể kết hợp với từ an ninh (BT2); hiểu được nghĩa của những từ ngữ đã cho và xếp được vào nhóm thích hợp(BT3); làm được BT4.
- Giảm tải BT 2, BT3
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ
III-Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Mời 1 học sinh đọc ghi nhớ về cách nối các vế câu trong câu ghép có qh tăng tiến.
- HS làm BT1 (phần Luyện tập) tiết LTVC trước.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: 
-Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học
Hướng dẫn HS làm bài tập:
 Bài tập 1: Gọi học sinh đọc đề bài.
- GV lưu ý các em đọc kĩ nội dung từng dòng để tìm đúng nghĩacủa từ an ninh
a)Yên ổn hẳn, tránh được tai nạn, tránh được thiệt hại.
b) Yên ổn về chính trị và trật tự xh.
c) Không có chiến tranh và thên tai.
- GV chốt lại, nếu học sinh chọn đáp án a, giáo viên cần giải thích: dùng từ an toàn; nếu chọn đáp án c, giáo viên yêu cầu học sinh tìm từ thay thế (hoà bình).
Bài tập: 2,3 giảm tải
Bài tập 4.: Giành nhiều t/g:
Gọi học sinh đọc đề bài.
- Gọi một HS đọc bài tập 4. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV dán lên bảng phiếu kẻ bảng phân loại; nhắc HS đọc kĩ, tìm đúng những từ ngữ chỉ việc làm, những cơ quan, tổ chức; những người giúp em bảo vệ an toàn cho mình khi không có cha mẹ ở bên.
- GV nhắc cả lớp ghi vắn tắt các từ ngữ; phát phiếu cho 3 HS.
- GV nhận xét, loại bỏ những từ ngữ không thích hợp, bổ sung những từ ngữ bị bỏ sót, hoàn chỉnh bảng kết quả:
+ Từ ngữ chỉ việc làm 	
+ Từ ngữ chỉ cơ quan, tổ chức 
+ Từ ngữ chỉ người có thể giúp em tự bảo vệ khi không có cha mẹ ở bên 
3. Củng cố 
- Gọi hs nêu một số từ vừa học nói về chủ đề: Trật tự- an ninh.
4. Dặn dò: 
- Dặn HS đọc lại bản hướng dẫn ở BT4, ghi nhớ những việc làm, giúp em bảo vệ an ninh cho mình.
- GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị:Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng – Xem trước các bài tập trong sgk
TUẦN 24
Thứ năm ngày 23 tháng 2 năm 2012
TẬP ĐỌC
Tiết 48: HỘP THƯ MẬT
I-Mục tiêu:
-Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện được tính cách nhân vật.
-Hiểu được những hành động dũng cảm, mưu trí của anh Hai Long và những chiến sĩ tình báo.
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc
III-Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3HS nối tiếp nhau đọc lại bài : Luật tục xưa của người Ê-đê, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
+ Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội.
+ Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng?
- Nhận xét và ghi điểm cho từng HS. 
2. Dạy bài mới: 
-Giới thiệu bài : Các chiến sĩ tình báo nói chung và những người hoạt động thầm lặng trong lòng địch nói riêng đã góp phần công sức to lớn vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Bài học hôm nay sẽ cho các em biết một phần công việc thầm lặng mà vĩ đại của họ - Ghi đầu bài. 
HĐ 1: Hướng dẫn HS luyện đọc
-Gọi 1HS giỏi đọc toàn bài .
- YC cả lớp quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
-Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ?
-Gọi hs đọc nối tiếp theo đoạn.
- Hướng dẫn hs phát âm đúng một số từ ngữ. Giáo viên ghi bảng. 
- GV đọc mẫu. 
- Mời từng tốp, mỗi tốp 4 HS tiếp nối nhau đọc các đoạn văn trong bài .
- GV kết hợp giúp HS tìm hiểu nghĩa các từ được chú giải sau bài.
- YC học sinh luyện đọc theo cặp.
- Mời 1 học sinh đọc lại toàn bài.
- GV và cả lớp nhận xét.
- GV hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm toàn bài:
+ Câu đầu giọng náo nức thể hiện sự sốt sắng của Hai Long.
+ Phần còn lại của đoạn 1 đọc giọng chậm rãi, trìu mến, thiết tha.
+ Đoạn 2; 3, giọng nhanh hơn phù hợp với các tình huống bất ngờ, thú vị.
+ Đoạn cuối: giọng chậm rãi, vui tươi.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài 
- YC học sinh đọc thầm bài và trả lời hỏi :
+ Chú Hai Long ra Phú Lâm làm gì?
+ Em hiểu hộp thư mật dùng để làm gì? (Tại sao phải dùng hộp thư mật?)
+ Người liên lạc nguỵ trang hộp thư mật khéo léo như thế nào?	
+ Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì?
- GV: Những chiến sĩ tình báo hđ trong lòng địch bao giờ cũng là những người rất gan góc, bình tĩnh, thông minh đồng thời cũng là những người thiết tha yêu Tổ quốc, yêu đồng đội, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp.
+ Nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long.Vì sao chú làm như vậy? 
- GV: Để đánh lạc hướng chú ý của người khác, không gây nghi ngờ, chú Hai Long vờ như đang sửa xe. Chú thận trọng, bình tĩnh mưu trí, tự tin - đó là những phẩm chất quý của một chiến sĩ hđ trong lòng địch.
+ Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc?	
- Qua câu chuyện này em biết được điều gì? 
HĐ 3: Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm:
- Mời 4 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm 4 đoạn văn, tìm giọng đọc. 
- GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm một đoạn văn tiêu biểu (đoạn 1). GV đọc mẫu, nhấn giọng: phóng xe, từ nào, bất ngờ, dễ tìm, ít bị chú ý, mà chỉ anh, Tổ quốc VN, lời chào, đáp lại.
- YC học sinh luyện đọc theo cặp, thi đọc diễn cảm.
- GV cùng cả lớp đánh giá, khen ngợi.
3. Củng cố 
- Qua câu chuyện này em biết được điều gì? 
- Giáo dục học sinh lòng yêu nước, biết ơn các chiến sĩ Cách mạng 
4.Dặn dò: 
-Dặn HS về nhà tìm đọc thêm những truyện ca ngợi các chiến sĩ an ninh, tình báo, chuẩn bị bài sau: Phong cảnh đền Hùng.
TUẦN 24
Thứ năm, ngày 23 tháng 2 năm 2012 ...  phương.
GV nhận xét tiết học. 
Chuẩn bị : Giới thiệu hình trụ.Giới thiệu hình cầu
– Xem trước các bài tập 1, 2, 3 sgk
Thứ năm ngày 23 tháng 2 năm 2012
TOÁN
Tiết 118: ÔN TẬP
I. Mục tiêu: 
1. KT: Hệ thống hoá, củng cố các kiến thức về diện tích, về thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
2- KN: Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài toán có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.
3-GD: Giáo dục các em ý thức học tập tốt.
II. Đồ dùng dạy học: 
1- GV: Phấn màu, bảng phụ.nội dung bài, trực quan. SGK, Hệ thống bài tập.
2- HS: Vở, SGK, bảng con, Ê ke ..vở nháp, ôn lại kiến thức cũ 
III/ Các hoạt động dạy học: 
1/ Kiểm tra bài cũ.
2/ Bài mới.
a)Giới thiệu bài.
b)Bài mới.
Bài 1: Hãy viết số thích hợp vào chỗ chấm để tìm 45% của 80 
Học sinh làm bài vào vở.
10% của 80 là : 8
20% của 80 là : 16
15% của 80 là : 12
45% của 80 là : 36
Bài 2: Tính thể tích hình lập phương biết diên tích toàn phần là 294 dm2.
- Gọi nhận xét, bổ sung, chốt lại kết quả đúng.
Bài giải:
Diện tích một mặt của hình lập phương là: 294 : 6 = 49(m2 )
Vì diện tích một mặt của hình lập phương là 49m2 mà 49 = 7 7 Vậy cạnh của hình lập phương là: 7 m
Thể tích hình lập phương là: 
7 7 7 = 343 (m3 )
Đáp số: 343 m3 
Bài 3: Một hình hộp chữ nhật có diện tích xung quanh 600cm2, chiều cao 10cm, chiều dài hơn chiều rộng 6cm. Tính thể tích hình hộp chữ nhật đó.
- Hướng dẫn làm bài cá nhân. Chấm bài
- Gọi HS chữa bảng.
Bài giải:
Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là: 
600 : 10 = 60( cm)
Nửa chu vi là: 60 : 2 = 30( cm)
Chiều hình hộp chữ nhật là:
 (30 + 6) : 2 = 18( cm)
Chiều hình hộp chữ nhật là:
30 – 18 = 12( cm)
Thể tích hình hộp chữ nhật đó là:
18 12 10 = 2160 (cm3)
 Đáp số: 2160cm3
c)Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau. 
- Chuẩn bị: Luyện tập chung – Xem trước các bài tập sgk
Thứ sáu ngày 24 tháng 2 năm 2012
TOÁN
Tiết 119: LUYỆN TẬP CHUNG
I-Mục tiêu:
Biết tính diện tích hình tam giác , hình thang, hình bình hành, hình tròn.
Làm được BT 1 a và BT 3.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II- Chuẩn bị:
Hình vẽ như SGK
III-Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
HS nhắc lại đặc điểm của hình trụ, hình cầu.
2.Bài mới:
-HĐ 1:Hướng dẫn HS làm BT
+BT 1:HS đọc yêu cầu của BT.
Câu a: HS nhắc lại cách tính diện tích hình tam giác .GV gợi ý cách làm,cả lớp làm vào vở, 1 HS làm ở bảng lớp.
Câu b:GV hướng dẫn , HS về nhà làm.
+BT2: GV gợi ý .HS về nhà làm.
+BT 3: HS đọc yêu cầu của BT. GV hướng dẫn để HS biết tính diện tích phần đã tô màu của hình tròn : Lấy diện tích hình tròn trừ diện tích hình tam giác vuông ABC.
Cả lớp làm vào vở, 1 HS làm ở bảng phụ.Nhận xét, sửa chữa.
-HĐ 2: Củng cố
HS nhắc lại cách tính diện tích hình tam giác , diện tích hình tròn.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị:Luyện tập chung
 – Xem trước các bài tập sgk
Thứ hai ngày 27 tháng 2 năm 2012
TOÁN
Tiết 120: LUYỆN TẬP CHUNG
I-Mục tiêu:
Biết tính diện tích , thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
BT cần làm : BT 1( a,b) và BT 2.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
HS nhắc lại cách tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình tròn.
2.Bài mới:
-HĐ 1:Hướng dẫn HS làm BT
+BT 1: HS đọc đề bài .
Câu a : HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật . 
GV lưu ý HS bể cá không có nắp, các kích thước đã cho chưa cùng đơn vị đo.
HS làm vào vở , 1 HS làm bảng lớp.
Câu b : HS nhắc lại cách tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
Cả lớp làm vào vờ , 1 HS làm bảng phụ.
Câu c:( HS khá , giỏi ) –Nếu không đủ thời gian cho về nhà.
+BT 2: HS đọc đề bài.
HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh , diện tích toàn phần, thể tích của hình lập phương.
Cả lớp làm vào vở , 1 HS làm ở bảng lớp.
+BT 3: GV hướng dẫn cách làm , HS về nhà làm.
-HĐ 2: Củng cố
HS nhắc lại cách tính thể tích hình hộp chữ nhật , hình lập phương.
3. Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Bảng đơn vị đo thời gian
Xem trước các bài tập sgk
TUẦN 24
Buổi chiều
Thứ ba, ngày 21 tháng 2 năm 2012
TOÁN (LT)
ÔN TẬP
I. Mục tiêu: 
1. KT: Tiếp tục củng cố cho HS về cách tính DT xq và DT tp của hình hộp chữ nhật.
2- KN: Rèn kĩ năng trình bày bài.
3- GD: Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng dạy học: 
1- GV: Phấn màu, bảng phụ.SGK, Hệ thống bài tập.
2- HS: Vở, SGK, bảng con, vở nháp , ôn lại kiến thức cũ 
III/ Các hoạt động dạy học: 
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
- Ôn cách tính DTxq, DTtp hình hộp chữ nhật và hình lập phương
- Cho HS nêu cách tính
+ DTxq hình hộp CN, hình lập phương.
+ DTtp hình hộp CN, hình lập phương.
- Cho HS lên bảng viếtcông thức.
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- HS đọc kĩ đề bài trước khi làm bài vào vở
- GV giúp đỡ HS 
- GV chấm một số bài và nhận xét
Bài tập1: Một cái thùng tôn có dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 32 cm, chiều rộng 28 cm, chiều cao 55 cm. Tính diện tích tôn cần để làm thùng (không tính mép dán).
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải : 
Diện tích xung quanh cái thùnglà:
 (32 + 28) 2 55 = 6600 (cm2)
Diện tích hai đáy cái thùng là:
 28 32 2 = 1792 (cm2)
Diện tích tôn cần để làm thùng là:
 6600 + 1792 = 8392 (cm2)
 Đáp số: 8392cm2
Bài tập 2: Chu vi đáy của một hình hộp chữ nhật là 28 cm, DTxq của nú là 336cm2.Tính chiều cao của cái hộp đó?
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải: 
Chiều cao của một hình hộp chữ nhật là:
 336 : 28 = 12 (cm)
Bài 3: Một hình lập phương có tổng độ dài tất cả các cạnh là 36dm. Tích diện tích xung quanh và DT toàn phần của hình lập phương đó.
- Hướng dẫn làm vở.
- Gọi HS chữa bài, nhận xét, ghi điểm.
Lời giải: 
Chiều cao của một hình hộp chữ nhật là:
 336 : 28 = 12 (cm)
 Bài giải
Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là: (36 : 4) 4 = 36(cm2 ) 
 Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là: (36 : 4) 6 = 54(cm2)
Đáp số: DTXQ36cm2 ; DTTP 54 cm2
 Đáp số: 12cm
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
Buổi chiều
Thứ năm, ngày 23 tháng 2 năm 2012
Toán (LT)
ÔN TẬP
I. Mục tiêu: 
1. KT: HS nắm vững các đơn vị đo thể tích ; mối quan hệ giữa chúng.
2- KN: Tích thạo thể tích hình hộp chữ nhật. Rèn kĩ năng trình bày bài.
3- GD: HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng dạy học: 
Phấn màu, bảng phụ.SGK, Hệ thống bài tập.
III/ Các hoạt động dạy học: 
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
*Ôn bảng đơn vị đo thể tích
- Cho HS nêu tên các đơn vị đo thể tích đó học.
- HS nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo thể tích kề nhau.
*ễn cỏch tích thể tích hình hộp chữ nhật
- Cho HS nêu cỏch tích thể tích hình hộp chữ nhật
- HS lên bảng ghi công thức tích
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- HS đọc kĩ đề bài trước khi làm
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xột.
Bài tập1: 
 Tích thể tích 1 hình hộp chữ nhật có chiều dài là 13dm, chiều rộng là 8,5dm ; chiều cao 1,8m.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải: 
Đổi: 1,8m = 18dm.
Thể tích 1 hình hộp chữ nhật đó là:
 13 8,5 1,8 = 1989 (dm3)
 Đáp số: 1989 dm3.
Bài tập2: (HSKG)
Một bể nước có chiều dài 2m, chiều rộng 1,6m; chiều cao 1,2m. Hỏi bể có thể chứa được bao nhiêu lít nước ? (1dm3 = 1 lít)
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải: 
Thể tích của bể nước đó là:
 21,61,2 = 3,84 (m3)
 = 3840dm3.
Bể đó có thể chứa được số lít nước là:
3840 1 = 3840 (lít nước).
 Đáp số: 3840 lít nước.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
Buổi chiều
Thứ hai, ngày 27 tháng 2 năm 2012
Toán (LT)
ÔN TẬP
I. Mục tiêu: 
1. KT: Hệ thống hoá, củng cố các kiến thức về diện tích, về thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
2- KN: Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài toán có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.
3-GD: Giáo dục các em ý thức học tập tốt.
II. Đồ dùng dạy học: 
1- GV: Phấn màu, bảng phụ.SGK, nội dung bài, trực quan. Hệ thống bài tập.
2- HS: Vở, SGK, bảng con, vở nháp , ôn lại kiến thức cũ. Ê ke ... 
III/ Các hoạt động dạy học: 
1/ Kiểm tra bài cũ.
2/ Bài mới.
- HS đọc kĩ đề bài và làm bài vào vở
- Giáo viên giúp đỡ học sinh yếu
Bài 1: a)Tính thể tích hình lập phương biết hiệu của diện tích toàn phần và diện tích xung quanh là 162 dm2.
b) Một khối kim loại hình lập phương có cạnh 18cm cân nặng bao nhiêu kg, biết mỗi xăng-ti-mét khối kim loại đó cân nặng 30g?
Hướng dẫn làm bài cá nhân.
- Gọi nhận xét, bổ sung, chốt lại kết quả đúng.
- Củng cố về tính diện tích toàn phần và diện tích xung quanh, thể tích hình lập phương.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
a, Bài giải:
Diện tích một mặt của hình hộp lập phương là: 162 : ( 6 – 4 ) = 81(dm2)
Vì diện tích một mặt của hình hộp lập phương là 81 nên cạnh của hình lập phương là 9 dm. Vậy thể tích hình lập phương là: 9 9 9 = 729(dm3)
Đáp số: 729dm3
b, Bài giải:
Thể tích khối kim loại hình lập phương đó là:
18 18 18 = 5832(cm3)
Khối kim loại hình lập phương đó cân nặng số kilôgam là:
30 5832 = 174960(g)
Đổi 174960g = 174,960 kg
Đáp số: 174,960 kg
Bài 2:a) Một bể nước có dạng hình hộp chữ nhật có kích thước trong lòng bể là: dài 2m, rộng 1,2m, cao 1,4m. Hỏi bể đó chứa được bao nhiêu lít nước? ( 1dm3 = 1l)
b) Một bể cá hình hộp chữ nhật có kích thước trong lòng bể là: dài 2,5m, rộng 1,8m, mức nước có trong bể cao 0,6m.người ta thả vào bể một hòn đá làm hòn non bộ thì mức nước trong bể cao 0,7m. Tính thể tích phần hòn non bộ ngập trong nước.
- Hướng dẫn làm bài cá nhân.
- Gọi HS chữa bảng.
- Củng cố về tính diện tích toàn phần và diện tích xung quanh, thể tích hình hộp chữ nhật.
Bài giải:
 a) Thể tích bể nước có dạng hình hộp chữ nhật là: 2 1,2 1,4 = 3,36(m3) 
Đổi 3,36 m3 = 3360dm3 
Bể đó chứa được số lít nước là: 
1 3360 = 3360 (l nước) 
Đáp số: a)3360l
b) Thể tích trong lòng của bể cá hình hộp chữ nhật là: 2,5 1,8 0,6 =2,7(m3) 
 Thể tích trong lòng của bể cá hình hộp chữ nhật khi thả thả hòn non bộ vào là: 
2,5 1,8 0,7 =3,15(m3) 
Thể tích phần hòn non bộ ngập trong nước là: 3,15 – 2,7 = 0,45(m3) 
 Đáp số: b)0,45m3
- Chấm bài cho HS
c)Củng cố - dặn dò.
- Nhận xột giờ học. 
- Dặn dò học sinh về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5 tuan 24 ca ngay 2012 mot cot.doc