Thiết kế bài day lớp 5 - Tuần 29 (chi tiết)

Thiết kế bài day lớp 5 - Tuần 29 (chi tiết)

I. Mục đích - yêu cầu:

- Đọc rành mạch, lưu loát, biết đọc diễn cảm bài văn.

- Hiểu ý nghĩa: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.

- Tự nhận thức,giao tiềp, ứng xử phù hợp, kiểm soát cảm xúc, ra quyết đinh

II. Chuẩn bị:

- Bảng phụ.

- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận nhóm, cá nhân.

 

doc 24 trang Người đăng huong21 Lượt xem 689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài day lớp 5 - Tuần 29 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Thứ hai ngày tháng 3 năm 2011
Tiết 1: Tập đọc 
Tiết 57: Một vụ đắm tàu
I. Mục đích - yêu cầu:
- Đọc rành mạch, lưu loát, biết đọc diễn cảm bài văn. 
- Hiểu ý nghĩa: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
- Tự nhận thức,giao tiềp, ứng xử phù hợp, kiểm soát cảm xúc, ra quyết đinh
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ.
- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận nhóm, cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc bài Tranh làng Hồ và trả lời các câu hỏi về bài 
- GV nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu chủ điểm và nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
- 1 - 2 HS đọc bài.
2. Vào bài:
a. Luyện đọc:
- Mời 1 HS giỏi đọc.
- Chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc đoạn 1:
+ Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta?
+Rút ý 1:
- Cho HS đọc đoạn 2:
+ Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương?
+ Rút ý 2:
- Cho HS đọc đoạn còn lại:
+ Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu bé?
+Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong chuyện?
+ Rút ý 3:
- GV tiểu kết rút ra nội dung bài. HS nêu lại ND bài.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Mời HS nối tiếp đọc bài.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn. Cho HS luyện đọcđiễn cảm đoạn từ Chiếc xuồng cuối cùngđến hết trong nhóm 2.
- Thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Cả lớp theo dõi đọc thầm. HS chia đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến sống với họ hàng.
- Đoạn 2: Tiếp cho đến băng cho bạn.
- Đoạn 3: Tiếp cho đến thật hỗn loạn.
- Đoạn 4: Tiếp cho đến tuyệt vọng.
- Đoạn 5: Phần còn lại
- HS đọc cặp đôi.
- Cả lớp theo dõi đọc thầm
+ Ma-ri-ô bố mới mất, về quê sống với họ hàng. Giu-li-ét-ta đang trên đường về nhà
+ý 1: Hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta.
+ Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dúi dụi, Giu-li-ét-ta hốt hoảng chạy 
+ ý 2: Sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta.
+ Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn.
+ Ma-ri-ô là một bạn trai kín đáo, cao thượng. Giu-li-ét-ta là một bạn gái tốt bụng, giàu t/c..
+ ý 3: Sự hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.
- ND: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô. 
 - HS đọc.
- HS tìm giọng đọc DC cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu nội dung chính của bài?
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 Toán
Tiết 141: Ôn tập về phân số (tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
- Biết xác định phân số; biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thí tự.
- HS làm được bài 1, 2, 4, 5a. HS khá giỏi làm được cả BT3 và các phần còn lại của BT5.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Chuẩn bị:
- Bảng nhóm.
- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận nhóm, cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
+ Cho HS nêu cách quy đồng mẫu số, so sánh các phân số khác mẫu số.
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
2. Vào bài:
1 - 2 HS nêu lại quy tắc
Bài tập 1 (149):.
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào SGK.
- Mời 1 số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2 (149): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào SGK.
- Mời 1 số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (150): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào nháp, 1 HS khá lên bảng làm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 4 (150): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vở. 
- Mời 3 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 5 (150): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời HS khá nêu kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
 + Kết quả:
 Khoanh vào D.
 Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
 + Kết quả:
 Khoanh vào B.
*Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số sau.
+ Kết quả:
So sánh các phân số.
 Kết quả:
 a. 
* b. 
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại nội dung bài. 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
Tiết 3 Chính tả (nhớ – viết)
Tiết 29: Đất nước (Luyện tập viết hoa)
I. Mục đích - yêu cầu:
- Nhớ viết đúng chính tả 3 khổ thơ cuối bài đất nước. Toàn bài sai không quá 5 lỗi chính tả.
- Tìm được những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong BT2, BT3 và nắm được cách viết hoa những cụm từ đó.
- Giáo dục HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng daỵ học: 
- Bút dạ, bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
+ HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài.
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Vào bài:
a. Hướng dẫn HS nhớ – viết:
1 - 2 HS nhắac lại
- Mời 1 - 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Cho HS cả lớp nhẩm lại 3 khổ thơ để ghi nhớ.
- HD học sinh viết những từ khó, dễ viết sai 
- GV hướng dẫn HS cách trình bày bài:
+ Bài gồm mấy khổ thơ?
+ Trình bày các dòng thơ như thế nào?
+ Những chữ nào phải viết hoa?
- HS tự nhớ và viết bài.
- Hết thời gian GV yêu cầu HS soát bài.
- GV thu một số bài để chấm.
- GV nhận xét.
- HS theo dõi, ghi nhớ, bổ sung.
- HS nhẩm lại bài.
- HS trả lời câu hỏi để nhớ cách trình bày.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
- HS còn lại đổi vở soát lỗi
b. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
 Bài tập 2:
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS làm bài. Gạch dưới những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu, giải thưởng ; nêu cách viết hoa các cụm từ đó.
- GV phát phiếu riêng cho 3 HS làm bài.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. GV mời 3 HS làm bài trên phiếu, dán bài trên bảng lớp. 
- Cả lớp và GV NX, chốt lại ý kiến đúng.
 Bài tập 3:
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV gợi ý hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài theo nhóm 7.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV NX, chốt lại ý kiến đúng.
*Lời giải:
a. Các cụm từ:
- Chỉ huân chương: Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động.
- Chỉ danh hiệu: Anh hùng Lao động.
- Chỉ giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh.
b. NX về cách viết hoa: Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành các tên này đều được viết hoa. Nếu trong cụm từ có tên riêng chỉ người thì viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người.
Lời giải:
Anh hùng / Lực lượng vũ trang nhân dân
Bà mẹ / Việt Nam / Anh hùng
3. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
..
Tiết 4 - Đạo đức
Tiết 29: Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc 
(tiết 2)
I/ Mục tiêu
- HS có hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên hợp quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
- Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên hợp quốc đang làm việc tại nước ta.
- HS khá, giỏi kể được một số việc làm của các cơ quan Liên hợp quốc ở Việt Nam hoặc ở địa phương.
II/ Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra bài cũ
+ Em biết gì về tổ chức Liên hợp quốc?
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài
2.2. Hoạt động 1: Chơi trò chơi Phóng viên( bài tập 2, sgk)
* Mục tiêu: Hs biết tên một vài cơ quan của Liên Hợp quốc ở Việt Nam; biết một vài hoạt động của các cơ quan liên hợp quốc ở việt nam và ở địa phơng em.
*Cách tiến hành:
- Phân công một số HS thay nhau đóng vai phóng viên và tiến hành phỏng vấn các bạn trong lớp về các vấn đề có liên quan đến tổ chức Liên hợp quốc.
- Nhận xét, khen HS
2.3. Hoạt động 2: Triển lãm nhỏ
* Mục tiêu: Củng cố bài.
* Cách tiến hành
- Hướng dẫn hs trưng bày tranh, ảnhvề Liên hợp quốc đã su tầm được.
- Khen HS sưu tầm được nhiều tranh, ảnh và nhắc nhở HS thực hiện nội dung bài.
3. Củng cố – Dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- 1, 2 em trả lời.
- 1 vài HS đóng vai phóng viên:
+ Liên hợp quốc thành lập khi nào?
+ Trụ sở Liên hợp quốc đóng ở đâu?
+ Việt nam đã trở thành thành viên của Liên hợp quốc từ khi nào?
+ Bạn hãy kể một việc làm của Liên hợp quốc mang lại lợi ích cho trẻ em.?
- HS tham gia trò chơi
- Cả lớp nghe giới thiệu và trao đổi.
.
Thứ ba ngày tháng 3 năm 2011
Tiết 1: Toán
Tiết 142: Ôn tập về số thập phân
I. Mục tiêu: 
- Biết cách đọc, viết số thập phân và so sánh các số thập phân.
- HS làm được các bài tập 1, 2, 4a, 5. HS khá, giỏi làm được cả BT3 và các phần còn lại của BT4
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập. 
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu cách so sánh số thập phân. GV nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu của tiết học. 
2. Vào bài:
1 - 2 HS nêu cách so sánh
Bài tập 1 (150):
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài theo nhóm 2.
- Mời 1 số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2 (150): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào bảng con.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (150): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào nháp, 1 HS khá lên bảng làm. Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4 (151): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào bảng con. 
- Mời 2 HS khá lên bảng làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 5 (151): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS nêu kết quả và giải thích.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Đọc số thập phân,
+ Số 63,42 đọc sáu mươi ba phẩy bốn mươi hai. 63 là phần nguyên, 42 là phần thập phân. 6 chục, 3 đơn vị, 4 phần mười, 2 phần trăm.
+ Các số còn lại HS làm tương tự
- Viết số thập phân
 a. 8,65 ; b. 72, 493 ; c. 0,04
*Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân:
 74,60 ; 284,30 ; 401,25 ; 
 104,00
- Viết các số sau dưới dạng số thập phân:
 a. ; ; 
*b. ; ; ; 
78,6 > 78,59 28,300 = 28,3
9,478 0,906 
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu lại nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
Tiết 2: Luyện từ và câu.
Tiết 57: Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, chấm hỏi, ch ... viết bài văn tả cây cối; nhận biết và sửa được lỗi trong bài; viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận nhóm, cá nhân.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu dàn bài của bài văn tả cây cối.
- GV nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - Ghi bảng
2. Vào bài:
a. Nhận xét về kết quả làm bài của HS.
- 1 - 2 HS nêu
- GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để:
+ Nêu nhận xét về kết quả làm bài:
- Những ưu điểm chính:
+ Hầu hết các em đều xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố cục.
+ Một số em diễn đạt tốt.
+ Một số em chữ viết, cách trình bày đẹp.
- Những thiếu sót, hạn chế: dùng từ, đặt câu còn nhiều bạn hạn chế.
+ Thông báo điểm.
b. Hướng dẫn HS chữa bài:
GV trả bài cho từng học sinh.
+ Hướng dẫn chữa lỗi chung:
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn ở bảng
- Mời HS chữa, Cả lớp tự chữa trên nháp.
- HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng.
+ Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài:
- HS phát hiện thêm lỗi và sửa lỗi.
- Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi.
- GV theo dõi, Kiểm tra HS làm việc.
+ Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
+ GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay.
+ Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
+ HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn:
+ Y/c mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại.
+ Mời HS trình bày đoạn văn đã viết lại 
- HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân.
- HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng để nhận ra chỗ sai, nguyên nhân, chữa lại. 
- HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi.
- HS đổi bài soát lỗi.
- HS nghe.
- HS trao đổi, thảo luận.
- HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng.
- Một số HS trình bày.
3. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết bài tốt.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Toán.
Tiết 145: Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng (tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
 Giúp HS biết:
- Viết số đo độ dài và đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng thông dụng.
- HS làm được các BT1(a), BT2, BT3. HS khá, giỏi làm được cả các phần còn lại. của BT1 và BT4.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu học tập.
- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận nhóm, cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
+ Cho HS nêu bảng đơn vị đo độ dài, đo khối lượng và nêu mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng thông dụng.
- GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - Ghi bảng.
2. Vào bài:
HS nêu : 
 + mm, cm, dm, m, dam, hm, km. 
 + g, dag, hg, kg, yến, tạ, tấn.
*Bài tập 1 (153): 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào bảng con bảng lớp.
 - Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2 (153): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào bảng lớp + nháp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3 (153): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 3 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4 (154): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào nháp, HS khá, giỏi nêu kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét.
+ Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân.
a. 4km382m = 4,382km 
 2km79m = 2,079km;
 700m = 0,7km
*b. 7m 4dm = 7,4m; 5m 9cm = 5,09m 
 5m 75mm = 5,075m
+ Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân.
a. 2kg 350g = 2,35 kg 
 1kg 65g = 1,065kg 
b. 8tấn 760kg = 8,76tấn 
 2tấn 77kg = 2,077tấn
 + Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a. 0,5m = 50cm 
b. 0,075km = 75m
c. 0,064kg = 64g
d. 0,08tấn = 80kg
* Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a. 3576m = 3,576km
b. 53cm = 0,53m
c. 5360kg = 5,36tấn
d. 657g = 0,657kg
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu lại nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
Tiết 3: Địa lí
Tiết 29: Châu đại dương và châu Nam Cực
I. Mục tiêu: 
- Xác định được vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của châu Đại Dương, châu Nam Cực:
+ Châu Đại Dương nằm ở bán cầu Nam gồm lục địa ốt-xtây-li-a và các dảo, quần đảo ở trung tâm và tây nam Thái Bình Dương.
+ Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực.
+ Đặc điểm của ốt-xtây-li-a: khí hậu khô hạn, thực vật, động vật độc đáo.
+ Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới.
- Sử dụng quả Địa cầu để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Đại Dương, Châu Nam Cực.
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất của châu Đại Dương:
+ Châu lục có số dân ít nhất trong số các châu lục.
+ Nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa; phát triển công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim,...
- HS khá, giỏi: Nêu được sự khác biệt của tự nhiên giữa phần lục địa ốt-xtây-li-a với các đảo, quần đảo: lục địa có khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xa van; phần lớn các đảo có khí hậu nóng ẩm, có rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương và châu Nam Cực, quả địa cầu.
- Tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Trực quan, vấn đáp, gợi mở; thực hành, quan sát, thảo luận nhóm, cá nhân.
 III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu đặc điểm chính của kinh tế châu Mĩ? Nêu phần ghi nhớ.
- GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
GV nêu mục tiêu của tiết học. 
1 - 2 HS nêu
2. Vào bài:
+ Châu Đại Dương:
a. Vị trí địa lí và giới hạn:
*Hoạt động 1: (Làm việc cá nhân)
- HS dựa vào bản đồ, lược đồ và kênh chữ trong SGK, trả lời câu hỏi:
+ Châu Đại Dương gồm những phần đất nào?
+ Cho biết lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở bán cầu Nam hay bán cầu Bắc?
+ Đọc tên và chỉ vị trí một số đảo, quần đảo thuộc châu Đại Dương?
- HS trả lời và chỉ vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương trên bản đồ.
- GV giới thiệu vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương trên quả Địa cầu
b. Đặc điểm tự nhiên: 
*Hoạt động 2: (Làm việc nhóm 4)
- GV phát phiếu học tập, HS dựa vào tranh ảnh, SGK để hoàn thành bảng trong phiếu.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày KQ thảo luận.
- Cả lớp và GV nhận xét.
c. Dân cư và hoạt động kinh tế:
*Hoạt động 3: (Làm việc cả lớp)
- GV hỏi: +Về số dân, châu Đại Dương có gì khác các châu lục đã học?
+ Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau?
+Trình bày đặc điểm kinh tế của Ô-xtrây-li-a?
+ Châu Nam Cực:
*Hoạt động 4: (Làm việc theo nhóm)
- HS thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi:
+ Cho biết vị trí địa lí của châu Nam Cực?
+ Nêu đặc điểm tự nhiên tiêu biểu của châu Nam Cực ?
+ Vì sao châu Nam Cực không có dân cư sinh sống thường xuyên?
- HS trình bày, GV nhận xét, kết luận 
- HS quan sát lược đồ kết hợp đọc thông tin trong SGK
- Gồm lục địa Ô-xtrây-li-a, các đảo và quần đảo
+ Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở bán cầu Nam bán cầu, có đường chí tuyến Nam đi qua giữa lãnh thổ
- HS đọc tên một số đảo và quần đảo
(đảo Niu Ghi-nê, )
- HS thảo luận nhóm 4 theo hướng dẫn của giáo viên.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhận xét.
- Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a chủ yếu là người da trắng, còn trên các đảo thì
- Có số dân ít nhất trong các châu lục đã học.
+ Ô-xtrây-li-a là nước có nền KT phát triển
- Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực phía Nam
- Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới.
- Vì nhiệt độ quanh năm ở đây dưới 0 độ
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Dăn HS về nhà học bài, xem trước bài mới.
.
 Tiết 4: Âm nhạc
$29: Ôn tập 2 bài hát: 
 Em vẫn nhớ trường xưa - .Màu xanh quê hương
I/ Mục tiêu:
 -HS hát thuộc lời ca đúng giai điệu và sắc thái của 2bài hát“Em vẫn nhớ trường xưa” “Màu xanh quê hương”.
-Học sinh đọc và nghe câu chuyện Khúc nhạc dưới trăng để biết về nhạc sĩ Bét –tô- ven. Giáo dục HS tình yêu thương con người
II/ chuẩn bị :
 1/ GV:
 -Nhạc cụ : Song loan, thanh phách.
 2/ HS:
 -SGK Âm nhạc 5.
 - Nhạc cụ : Song loan, thanh phách.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ KT bài cũ:
 - KT sự chuẩn bị của HS.
2/ Bài mới: 
2.1 HĐ 1: Ôn tập bài hát “Em vẫn nhớ trường xưa” “Màu xanh quê hương”.
- Giới thiệu bài .
-GV hát lại 1 lần.
-GV hướng dẫn HS ôn tập 2 bài hát trên
+Hướng dẫn HS hát gọn tiếng, thể hiệntình cảm thiết tha trìu mến.
Hát kết hợp gõ đệmvà vận động theo nhạc
-GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
* Tập vận động theo nhạc.
2.2- Hoat động 2:
Kể chuyện âm nhạc: Giao viên dùng tranh ảnh minh hoạvà chân dung Bét- tô- ven để kể chuyện
-Cho HS nghe đoạn trich So nat ánh trăng
3 - Phần kết thúc:
- Hát lại bài “Em vẫn nhớ trường xưa” ” “Màu xanh quê hương”.
- GV nhận xét chung tiết học 
- Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.
-HS lắng nghe :
-HS hát ôn lại 2 bài hát
Trường làng em có hàng cây xanh.yên lành
Nhịp cầu tre nối liền êm đềm.
- HS hát 2cả bài
-HS hát và gõ đệm theo nhịp
-Lớp chia thanh 2 nửa, một nửa hát một nửa gõ đệm theo nhịp, theo phách 
Trường làng em có hàng cây xanh.yên lành
 x x x x x x x x x
Nhịp cầu tre nối liền êm đềm
 x x x x x x x
-HS hát lại cả 2 bài hát.
- HS hát và vận động theo nhạc
-HS biểu diễn theo hình thức tốp ca.
- HS kể lại câu chuyện
Tiết 5: Sinh hoạt
 Sinh hoạt + Múa hát tập thể
I. Mục tiêu
- HS nhận thấy những ưu khuyết điểm chính trong tuần học vừa qua.
- Nắm được phương hướng hoạt động tuần sau.
II. Lên lớp
1. GVCN nhận xét chung
*Ưu điểm:- HS đi học đều, đúng giờ.
 - Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
 - Tham gia nhiệt tình các hoạt động của lớp, của tường.
 - Đội viên có khăn quàng đầy đủ.
 *Nhược điểm:- HS đọc còn ngọng nhiều, kĩ năng làm văn còn nhiều hạn chế, kĩ năng chia còn hạn chế.
 2. Phương hướng tuần sau:
- Duy trì nề nếp ra vào lớp.
- Tăng cường ôn tập 
- Phát huy tối đa những ưu điểm, hạn chế những nhược điểm.
- Tham gia nhiệt tình các hoạt động của trường
3. Múa hát tập thể
 Đọc báo + Múa hát tập thể

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29(5).doc