Thiết kế bài dạy môn: Kể chuyện - Trường Tiểu học Tân Hiệp B

Thiết kế bài dạy môn: Kể chuyện - Trường Tiểu học Tân Hiệp B

Kể chuyện (tiết 1)

LÝ TỰ TRỌNG

I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU

1. Rèn kĩ năng nói :

- Dựa vào lời kể của gv và tranh minh họa, hs biết thuyết minh cho nội dung mỗi tranh bằng 1,2 câu ; kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện ; biết kết hợp lời kể với điệu bộ , cử chỉ , nét mặt một cách tự nhiên .

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : ca ngọi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước , dũng cảm bảo vệ đồng chí , hiên ngang , bất khuất trước kẻ thù .

2. Rèn kĩ năng nghe :

- Tập trung nghe thầy ( cô ) kể chuyện , nhớ chuyện .

- Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện ; nhận xét , đánh giá đúng lời kể của bạn , kể tiếp được lời bạn .

II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh minh họa trong SGK .( nếu có )

- Bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho 6 tranh ( chỉ treo bảng để chốt lại lời thuyết minh đúng khi hs đã làm BT 1 )

 

doc 44 trang Người đăng hang30 Lượt xem 434Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn: Kể chuyện - Trường Tiểu học Tân Hiệp B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n:. 
Ngµy d¹y: ....
Kể chuyện (tiết 1)
LÝ TỰ TRỌNG
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
Rèn kĩ năng nói :
Dựa vào lời kể của gv và tranh minh họa, hs biết thuyết minh cho nội dung mỗi tranh bằng 1,2 câu ; kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện ; biết kết hợp lời kể với điệu bộ , cử chỉ , nét mặt một cách tự nhiên .
Hiểu ý nghĩa câu chuyện : ca ngọi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước , dũng cảm bảo vệ đồng chí , hiên ngang , bất khuất trước kẻ thù .
Rèn kĩ năng nghe :
Tập trung nghe thầy ( cô ) kể chuyện , nhớ chuyện .
Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện ; nhận xét , đánh giá đúng lời kể của bạn , kể tiếp được lời bạn .
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Tranh minh họa trong SGK .( nếu có )
Bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho 6 tranh ( chỉ treo bảng để chốt lại lời thuyết minh đúng khi hs đã làm BT 1 )
Nội dung truyện : LÝ TỰ TRỌNG 
Lý Tự Trọng sinh ra trong một gia đình yêu nước ở Hà Tĩnh . Năm 1928 , anh tham gia cách mạng và được cử đi học ở nước ngoài . Anh học rất sáng dạ , tiếng Trung Quốc và tiếng Anh đều nói thạo .
Mùa thu năm 1929 , anh về nước được giao nhiệm vụ làm liên lạc , chuyển và nhận thư từ , tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển . Để tiện cho công việc , anh đóng vai người nhặt than ở bến Sài Gòn .
Có lần , anh Trọng mang một bọc truyền đơn , goí vào chiếc màn buộc sau xe . Đi qua phố , một tên Đội Tây gọi lại đòi khám , anh nhảy xuống vờ cởi bọc ra , kì thật buộc lại cho chặt hơn . Tên đội sốt ruột , quăng xe bên vệ đường , lúi húi tự mở bọc . Nhanh trí , anh vồ lấy xe của nó , nhảy lên , phóng mất . Lần khác , anh chuyển tài liệu từ tàu biển lên , lính giữ lại chực khám . Anh nhanh chân ôm tài liệu nhảy xuống nước , lặn qua gầm tàu trốn thoát .
Đầu 1931 , trong một cuộc mít tinh , một cán bộ ta đang nói chuyện trước đông đảo đồng bào . Tên thanh tra mật thám Lơ-grăng ập tới , định bắt anh cán bộ , Lý Tự Trọng rút súng lục bắn chết tên mật thám . Không trốn kịp , anh bị giặc bắt.
Giặc tra tấn anh rất dã man khiến anh chết đi sống lại nhưng chúng không moi gì được bí mật ở anh .
Trong nhà giam , anh được những người coi ngục rất khâm phục và kiêng nể . Họ gọi anh là “ ông nhỏ” .
Trước toà án , anh dõng dạc vạch mặt bọn đế quốc và tuyên truyền cách mạng . Luật sư bào chữa cho anh nói là anh chưa đến tuổi thành niên nên hành động thiếu suy nghĩ . Anh lập tức đứng dậy nói :
Tôi chưa đến tuổi thành niên thật , nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng , không thể có con đường nào khác . . . 
Thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật Pháp xử tử anh vào một ngày cuối năm 1931 
Trước khi chết , anh hát vang bài “ Quốc tế ca” . Năm ấy , anh mới 17 tuổi .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1-Giới thiệu bài :
Trong tiết kể chuyện mở đầu chủ điểm nói về Tổ quốc của chúng ta , các em sẽ được nghe thầy ( cô ) kể về một chiến công của một thanh niên yêu nước mà tên tuổi đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam : anh Lý Tự Trọng . Anh Trọng tham gia cách mạng khi mới 13 tuổi . Để bảo vệ đồng chí của mình , anh đã dám bắn chết một tên mật thám Pháp . Anh hi sinh khi mới 17 tuổi .
2-Gv kể chuyện 
Giọng kể cần truyền cảm 
-Kể lần 1 .
-Viết lên bảng các nhân vật trong truyện : Lý Tự Trọng , tên đội Tây , mật thám Lơ-grăng , luật sư .
-Giải nghĩa một số từ chú giải khó hiểu SGV /48
-Kể lần 2 , vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa .
-Kể lần 3 ( nếu cần )
-Hs nghe .
3-Hướng dẫn kể chuyện , trao đổi ý nghĩa câu chuyện 
a)Yêu cầu 1 :
-Dựa vào tranh minh họa và trí nhớ , các em hãy tìm cho mỗi tranh 1,2 câu thuyết minh .
+1:Lý Tự Trọng rất sáng dạ , được cử ra nước ngoài học tập .
+2:Về nước , anh được giao nhiệm vụ chuyển và nhận thư từ , tài liệu .
+3:Trong công việc , anh Trọng rất bình tĩnh và nhanh trí .
+4:Trong một buổi mít tinh , anh bắn chết một tên mật thám và bị bắt .
+5:Trước toà án của giặc , anh hiên ngang khẳng định lí tưởng của mình .
+6:Ra pháp trường , Lý Tự Trọng hát vang bài “ Quốc tế ca” .
b)Yêu cầu 2-3 
-Nhắc hs :
+Chỉ cần kể đúng cốt truyện , không cần lập lại nguyên văn từng lời của thầy ( cô )
+Kể xong cần trao đổi với các bạn về nội dung , ý nghĩa của câu chuyện .
-Vì sao những người coi ngục gọi anh là “ ông nhỏ” ?
-Câu chuyện giúp em hiểu biết điều gì ?
-1 hs đọc yêu cầu của bài .
-Phát biểu lời thuyết minh cho 6 tranh .
-1 hs đọc yêu cầu của BT 2,3 
-Kể chuyện theo nhóm .
-Thi kể trước lớp 
-Trao đổi ý nghĩa của câu chuyện .
-Khâm phục anh nhỏ tuổi nhưng dũng cảm 
-Người cách mạng là người yêu nước , dám hi sinh vì đất nước .
+Nhận xét ai là người kể chuyện hay nhất .
4- Phần kết thúc:
 -Nhận xét tiết học 
-Chuẩn bị bài sau : Tìm một câu chuyện em đã nghe ( hoặc được đọc ) ca ngợi những danh nhân hoặc anh hùng của nước ta .
F BỔ SUNG – RÚT KINH NGHIỆM:
Ngµy so¹n:. 
Ngµy d¹y: ....
Kể chuyện (tiết 2)
Kể chuyện đã nghe , đã đọc 
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
Rèn kĩ năng nói :
Biết kể tự nhiên bằng lời kể của mình một câu chuyện đã được nghe , đã đọc nói về các anh hùng , danh nhân của đất nước .
Hiểu ý nghĩa câu chuyện : biết đặt câu hỏi cho bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn về câu chuyện .
Rèn kĩ năng nghe : chăm chú theo dõi bạn kể chuyện ; nhận xét , đánh giá đúng lời kể của bạn , kể tiếp được lời bạn .
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Một số sách , truyện , bài báo viết về các anh hùng , danh nhân của đất nước ( gv và hs sưu tầm được ) ; truyện cổ tích , truyện danh nhân , truyện cười , truyện thiếu nhi , truyện đọc lớp 5 , báo Thiếu niên Tiền phong .
Bảng lớp viết đề bài 
Giấy khổ to ( hoặc bảng phụ ) viết gợi ý 3 trong SGK 
Chú ý : Giờ KC đã nghe , đã đọc cần được tổ chức vui như một giờ giao lưu tập thể , tạo sân chơi cho mọi hs được thể hiện mình và thành công . Để đạt được điều đó , hs phải chuẩn bị trước . Nếu có em chuẩn bị tốt , thuộc truyện , có thể vừa kể vừa diễn bằng cử chỉ , động tác thì càng đáng khen . Để những hs yếu kém cũng thành công trong giờ học, gv nên giúp các em tìm truyện . 
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
B-DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài :
Các Em đã biết về cuộc đời và khí phách của anh hùng Lý Tự Trọng. Trong tiết KC hôm nay , các em sẽ kể những chuyện mình tự sưu tầm được về các anh hùng , anh nhân khác của đất nước .
-2 hs tiếp nối nhau kể lại chuyện Lý Tự Trọng .
2-Hướng dẫn hs kể chuyện 
a)Hướng dẫn hs tìm hiểu yêu cầu đề bài 
Gạch dưới những từ cần chú ý : Hãy kể lại 1 câu chuyện đã được nghe ( nghe ông bà , cha mẹ hoặc ai đó kể lại ) hoặc được đọc ( tự e tìm đọc ) về các anh hùng , danh nhân của nước ta .
Giải nghĩa : danh nhân : người có danh tiếng , có công trạng với đất nước , tên tuổi được người đời ghi nhớ .
Nhắc hs : một số truyện viết về các anh hùng , danh nhân được nêu trong gợi ý 1 là những truyện các em đã học .
VD : Trưng Trắc , Trưng Nhị ( truyện Hai Bà Trưng) , Phạm Ngũ Lão ( truyện Chàng trai làng Phù Ủng ) , Tô Hiến Thành ( truyện Một người chính trực ) . . . 
-Kiểm tra hs đã chuẩn bị ở nhà cho tiết học này như thế nào .
b)Hs thực hành kể chuyện , trao đổi ý nghĩa câu chuyện 
-Nhắc hs : Với những truyện khá dài mà các em không có khả năng kể gọn lại , các em có thể kể 1,2 đoạn truyện .
-Hs đọc đề bài .
-4 hs nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1,2,3,4 trong SGK .
-Đọc nối tiếp nhau trước lớp câu chuyện mà các em kể . Nói rõ đó là truyện về anh hùng , danh nhân nào .
VD : Tôi muốn kể với các bạn nghe câu chuyện Ông Phùng Khắc Hoan và nắm hạt giống . Câu chuyện kể về ông Phùng Khắc Hoan đã có công đem hạt giống ngô từ Trung Quốc về trồng ở nước ta . Tôi đọc truyện này trong sách Đối đáp giỏi của NXB Kim Đồng . / Tôi muốn kể chuyện về Đôi Bàn Tay Vàng của bác sĩ Tôn Thất Tùng . Bác sĩ Tôn Thất Tùng là là một bác sĩ mổ gan nổi tiếng , đã cứu sống được nhiều bệnh nhân và có những phát minh khoa học quý giá . Tôi đọc truyện này trong sách truyện đọc lớp 5 .
-Kể chuyện theo cặp , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
-Thi kể trước lớp 
-Mỗi hs kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trao đổi , giao lưu cùng các bạn trong lớp .VD :
+Bạn thích nhất hành động naò của người anh hùng trong câu chuyện ? 
+Bạn thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện ? 
+Qua câu chuyện bạn hiểu điều gì ?
-Cả lớp nhận xét , tính điểm thi đua .
3- Phần kết thúc:
 -Nhận xét tiết học 
-Dặn hs : Đọc trước đề bài và gợi ý trong SGK để tìm được câu chuyện em sẽ kể trước lớp về 1 người trong đời thực có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương , đất nước .
F BỔ SUNG – RÚT KINH NGHIỆM:
Ngµy so¹n:. 
Ngµy d¹y: ....
Kể chuyện (tiết 3)
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN 
HOẶC THAM GIA 
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
Rèn kĩ năng nói :
Hs tìm được câu chuyện về một người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước . Biết sắp xếp các sự việc có thực hành một câu chuyện.
Kể chuyện tự nhiên , chân thực .
Rèn kĩ năng nghe : 
Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện ; nhận xét , đánh giá đúng lời kể của bạn , kể tiếp được lời bạn .
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Gv và hs có thể mang đến lớp một số tranh minh họa những ... à tấm lòng nhân hậu , yêu thương hết mực của bác sĩ Pa-xtơ . Tài năng và tấm lòng nhân hậu đã giúp ông cống hiến đựơc cho loài người một phát minh khoa học lớn lao .
C – Phần kết thúc:
-Nhận xét tiết học 
-Dặn hs về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe .
-Chuẩn bị bài sau : Nhớ lại một câu chuyện đã nghe , tìm đọc một câu chuyện nói về những người đã đóng góp sức mình chống đói nghèo , lạc hậu , vì hạnh phúc của nhân dân .
F BỔ SUNG – RÚT KINH NGHIỆM:
Ngµy so¹n:. 
Ngµy d¹y: .....
KỂ CHUYỆN (tiết 15)
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC 
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
Rèn kĩ năng nói :
Biết tìm và kể được một câu chuyện đựơc nghe , được đọc phù hợp với yêu cầu của đề bài .
Biết trao đổi với các bạn về nội dung , ý nghĩa câu chuyện .
Rèn kĩ năng nghe : chăm chú nghe lời bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn .
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Một số sách , truyện , bài báo viết về những người đã góp sức mình chống lại 
 đói , nghèo , lạc hậu .
Bảng lớp viết đề bài .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
A- Mở bài:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
-KIỂM TRA BÀI CŨ 
-DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài :
Trong tiết KC trước , các em đã biết về tấm lòng nhân hậu , tinh thần trách nhiệm cao với con người của bác sĩ Pa-xtơ – nhà khoa học đã có công giúp loài người thoát khỏi bệnh dại . Trong tiết KC hôm nay , các em sẽ kể những câu chuyện đã nghe , đã đọc về những con người có công chống lại nghèo đói , lạc hậu .
-Kiểm tra hs tìm đọc truyện ở nhà như thế nào .
-Hs kể lại 1,2 đoạn trong câu chuyện Pa-xtơ và em bé.
-Trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện .
B – Phát triển bài:
2-Hướng dẫn hs kể chuyện 
a-Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu của đề bài 
-Gv gạch dưới những từ ngữ cần chú ý : 
Hãy kể một câu chuyện đã đựơc nghe hoặc được đọc về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo , lạc hậu , vì hạnh phúc của nhân dân .
b-Hs thực hành KC , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
-Hs đọc đề bài .
-Một số hs giới thiệu câu chuyện định kể VD : Tôi muốn kể câu chuyện “ Người cha của hơn 8000 đứa trẻ” . Đó là chuyện về một linh mục giàu lòng nhân ái , đã nuôi tới 8000 đứa trẻ mồ côi và trẻ nghèo .
-KC theo cặp .
-Trao đổi ý nghĩa câu chuyện .
-Thi KC trước lớp .
-Hs xung phong cử đại diện thi kể .
-Hs kể xong , đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình .
-Cả lớp và gv bình chọn người KC hay nhất .
C – Phần kết thúc:
-Nhận xét tiết học 
-Dặn hs về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe .
-Chuẩn bị bài sau – KC về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình .
F BỔ SUNG – RÚT KINH NGHIỆM:
Ngµy so¹n:. 
Ngµy d¹y: .....
Kể chuyện (tiết 16)
Kể chuyện đựơc chứng kiến 
hoặc tham gia 
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
Rèn kĩ năng nói :
Tìm và kể đựơc câu chuyện về một buổi sumhọp đầm ấm trong gia đình ; nói được suy nghĩ của mình về buổi sum họp đó .
Rèn kĩ năng nghe : chăm chú nghe bạn KC , nhận xét đựơc lời kể của bạn , kể tiếp được lời kể của bạn .
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Tranh ảnh về cảnh sum họp trong gia đình .
Bảng lớp viết đề bài , tóm tắt nội dung gợi ý 1,2,3,4 .
VD về một bài kể :
Tôi muốn kể với các bạn câu chuyện về buổi sum họp đầm ấm trong gia đình ông bà nội tôi vào các chiều mồng một Tết hằng năm .
Tết nào cũng vậy , theo lệ , cứ chiều mồng một là gia đình tôi cùng gia đình cô Mơ , em bố tôi , đến chúc Tết ông bà nội và ăn bữa cơm đầu năm cùng ông bà . Tết năm nay , số thành viên trong nhà đã là 10 – đó là ông bà tôi , cô Mơ , chồng cô là chú Thắng cùng hai con , gia đình tôi thì có bố mẹ cùng hai anh em tôi .
Bữa cơm ấy đối với tôi là ngon nhất và vui nhất trong năm . Ngon nhất vì tất cả các món ăn đều đoạn bà nấu . Bà tôi còn trẻ và nổi tiếng về tài nấu ăn . Trong bữa , bà luôn miệng nhắc mọi người ăn nhưng chính bà lại chẳng ăn mấy . Nghe mẹ tôi nhận xét thế , bà đùa “ Lúc nấu bếp , mẹ nếm nhiều rồi.” . Cả nhà bật cười vui vẻ . Cười mãn nguyện nhất là bà . hình như chỉ cần thấy mọi người ăn ngon miệng là bà cảm thấy ngon rồi . Chiều mồng một , ở nhà ông bà còn vui vì anh em chúng tôi đựơc chạy nhảy , nô đùa thỏa thích trên sân , vườn rất rộng của ông bà. Người lớn thì mải trò chuyện chuẩn bị bữa ăn , và ngày Tết nên cũng dễ tính với những trò đùa nghịch với chúng tôi .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
A- Mở bài:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
B-DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài :
Gv nêu mục đích , yêu cầu của tiết học . 
B – Phát triển bài:
-Hs kể lại 1 câu chuyện em đ4 được ghe hoặc được đọc về những người đã góp sức mình chống đó nghèo , lạc hậu , vì hạnh phúc nhân dân .
2-Gv kể lại câu chuyện 
a-Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu đề bài 
-Gv kiểm tra hs đã chuẩn bị nội dung cho tiết học như thế nào 
b-Thực hành KC và trao đổi ý nghĩa câu chuyện trước lớp 
a)KC theo cặp : Từng cặp kể cho nhau nghe câu chuyện của mình .
b)Thi KC trước lớp .
-VD về bài kể ( phần ĐDDH )
-Hs đọc đề bài và gợi ý .
-Giới thiệu câu chuyện sẽ kể .
-VD : Gia đình ông bà nội tôi sống rất hạnh phúc . Tôi sẽ kể về buổi sum họp đầm ấm ở nhà ông bà nội tôi vào chiều mồng một Tết . / Tôi muốn kể về buổi sum họp đầm ấm của gia đình tôi vào các bữa cơm tối .
-Cả lớp đọc thầm gợi ý SGK .
-Hs nối nhau thi kể .
-Mỗi em kể xong , tự nói suy nghĩ của mình về không khí đầm ấm của gia đình .-Cả lớp và gv nhận xét , bình chọn câu chuyện hay nhất , người KC hay nhất .
C – Phần kết thúc:
-Nhận xét tiết học 
-Chuẩn bị bài sau : cả lớp chuẩn bị trước bài KC trong SGK , tuần 17 : Tìm một câu chuyện (mẩu chuyện ) em đã được nghe , được đọc nói về những người biết sống đẹp , biết mang lại niềm vui , niền hạnh phúc cho mọi người xung quanh .
F BỔ SUNG – RÚT KINH NGHIỆM:
Kể chuyện (tiết 17)
Kể chuyện đã nghe , đã đọc 
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
Rèn kĩ năng nói :
Tìm và kể đựơc câu chuyện đã được nghe , đựơc đọc nói về những người biết sống đẹp , biết mang lại niềm vui , hạnh phúc cho người khác .
Biết trao đổi với các bạn về nội dung , ý nghĩa câu chuyện .
Rèn kĩ năng nghe : chăm chú nghe bạn KC , nhận xét đựơc lời kể của bạn , kể tiếp được lời kể của bạn .
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Một số sách , truyện , bài báo liên quan .
Bảng lớp viết đề tài .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
A- Mở bài:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
B-DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài :
Trong tiết KC hôm nay , tiếp tục chủ điểm Vì hạnh phúc con người , các em sẽ kể những câu chuyện đã nghe , đã đọc về những người biết sống đẹp , biết mang lại niềm vui , niềm hạnh phúc cho người khác .
B – Phát triển bài:
-Hs kể lại chuyện một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình .
2-Hướng dẫn hs KC 
a-Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu đề bài 
-Gv kiểm tra hs đã chuẩn bị nội dung cho tiết học như thế nào 
-Chú ý những từ ngữ quan trọng trong đề bài : Hãy kể một câu chuyện em được nghe hoặc được đọc về những người biết sống đẹp , biết mang lại niềm vui , hạnh phúc cho người khác .
-Hs đọc đề bài và gợi ý .
-Hs nối nhau thi kể .
-Trao đổi ý nghĩa câu chuyện .
-Cả lớp và gv nhận xét , bình chọn câu chuyện hay nhất , người KC hay nhất .
C – Phần kết thúc:
-Nhận xét tiết học 
-Dặn hs về nhà kể lại câu chuyện các em vừa kể trước lớp cho người thân nghe 
F BỔ SUNG – RÚT KINH NGHIỆM:
Kể chuyện (tiết 18)
ÔN TẬP
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL .
Biết lập bảng tổng kết về môi trường .
II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL .
Một vài tờ giấy khổ to và bút dạ , băng dính để hs lập bảng tổng kết về vốn từ môi trường 
II-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1-Giới thiệu bài : Gv nêu mục đích , yêu cầu của tiết học . 
2-Kiểm tra TĐ và HTL : Thực hiện như tiết 1 .
Bài tập 2 :
Gv dạy theo quy trình tương tự BT2 tiết 1 : giúp hs nắm vững yêu cầu BT ; giải thích rõ thêm các từ sinh quyển , khí quyển , thủy quyển . Tổ chức cho hs trình bày theo nhóm và báo cáo kết quả .
VD về lời giải :
Tổng kết vốn từ về môi trường
Sinh quyển
(môi trường động , thực vật )
Thủy quyển
( môi trường nước )
Khí quyển
( môi trường không khí )
Các sự vật trong môi trường 
Rừng ; con người ; thú ( hổ , báo , cáo , chồn , khỉ , vượn , hươu , nai , rắn , thằn lằn , dê , bò , ngựa , lợn , gà , vịt , ngan , ngỗng . . . . ) ; chim ( cò , vạc , bồ nông , sếu , đại bàng , đà điểu . . . ) ; cây lâu năm ( lim , gụ , sến , táu , thông . . . ) ; cây ăn quả ( cam , quýt , xoài , chanh , mận , ổi , mít , na . . . ) ; cây rau ( rau muống , cải cúc , rau cải , rau ngót , bí đau , bí đỏ , xà lách . . . ) ; cỏ 
Sông , suối , ao , hồ biển , đại dương , khe , thác , kênh , mương , ngòi , rạch , lạch . . . .
Bầu trời , vũ trụ , mây , không khí , âm thanh , ánh sáng , khí hậu . . . 
Những hành động bảo vệ môi trường 
Trồng cây gây rừng ; phủ xanh đồi trọc ; cấm đốt nương ; trồng rừng ngập mặn ; chống đánh bắt cá bằng mìn ; bằng điện ; chống săn bắn thú rừng ; chống buôn bán động vật hoang dã . . . 
Giữ sạch nguồn nước ; xây dựng nhà máy nứơc ; lọc nước thải công nghiệp . . . 
Lọc khói công nghiệp , xử lí rác thải ; chống ô nhiễm bầu không khí . . . 
C – Phần kết thúc:
Gv nhận xét tiết học . Dặn hs về nhà tiếp tục luyện đọc các bài TĐ , HTL .
F BỔ SUNG – RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docKE CHUYEN 5_1.doc