Thiết kế bài giảng các môn khối 5 - Tuần 22 - Trường THCS Phù Đổng

Thiết kế bài giảng các môn khối 5 - Tuần 22 - Trường THCS Phù Đổng

I-Mục tiêu.

- HS học bài này biết: lựa chọn các hành vi phù hợp và tham gia các công tác xã hội do UBND xã (phường ) tổ chức

- Biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến với chính quyền.

II-Phương tiện.

- Giáo viên:Chép các tình huống ở bài tập 1 lên bảng phụ.

- Học sinh: sgk, vở ghi bài.

III-Hoạt động dạy học:

1/Kiểm tra bài cũ: gọi 2-3 HS nhắc lại phần ghi nhớ tiết học trước

2/Bài mới: GV ghi đầu bài lên bảng

3/Hướng dẫn HS hoạt động

 

doc 26 trang Người đăng huong21 Lượt xem 480Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng các môn khối 5 - Tuần 22 - Trường THCS Phù Đổng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ 2 ngày 6 tháng 01 năm 2012 
ĐẠO ĐỨC (tiết 22) ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM
 Tiết 2: LUYỆN TẬP THỰC HÀNH
I-Mục tiêu.
- HS học bài này biết: lựa chọn các hành vi phù hợp và tham gia các công tác xã hội do UBND xã (phường ) tổ chức
- Biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến với chính quyền. 
II-Phương tiện.
- Giáo viên:Chép các tình huống ở bài tập 1 lên bảng phụ.
- Học sinh: sgk, vở ghi bài.
III-Hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra bài cũ: gọi 2-3 HS nhắc lại phần ghi nhớ tiết học trước
2/Bài mới: GV ghi đầu bài lên bảng 
3/Hướng dẫn HS hoạt động
HĐ-GV
HĐ-HS
*Hoạt động 1: Sử lý tình huống (BT2 sgk)
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm
- GV kết luận
tham gia các hoat động xã hội tại xã và tham gia đóng góp ý kiến là một việc làm tốt.
-HS biết chọn các hành vi phù hợp và tham gia công tác XH do UBND xã, phường tổ chức.
-HS thảo nhóm (7’)
Đại diện từng nhóm báo cáo – các nhóm khác báo cáo nhận xét bổ sung.
*Tình huống a: Vận động các bạn tham gia kí tên ủng hộ các nạn nhân chất độc màu da cam.
*Tình huống b: Nên đăng ký tham gia các hoạt động hè tại các nhà văn hóa phường.
*Tình huống c: Nên bàn với gia đình chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập, quần áoủng hộ các bạn ở vùng đồng bào bị lũ lụt.
-HS lắng nghe
4/Củng cố dặn dò:
- Mời HS nhắc lại nội dung tiết học, ghi nhớ
- GV nhận xét dặn dò.
..
TẬP ĐỌC (tiết 43) LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
I-Mục tiêu:
-Biết đọc lưu loát diễn cảm bài văn,giọng đọc rắn rỏi hào hùng, lúc trầm lắng tiếc thương. -Biết đọc phân biệt lời các nhân vật trong bài (bố Nhụ, Ông Nhụ, Nhụ)
- Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi những người dân chài táo bạo dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới giữ một vùng biển trời tổ quốc.
II-Phương tiện:
- GV: Tranh minh họa bài đọc trong sgk.
- HS : Đọc trước bài ở nhà, sgk, vở ghi, 
III-Hoạt động dạy – học.
1/Ổn định lớp: Hát, điểm danh
2/Kiểm tra bài cũ: 
- 3 HS mỗi em đọc mỗi đoạn trong bài : Tiếng rao đêm
- Mỗi em tự nêu một câu hỏi cho các bạn khác trả lời.
3/Bài mới: Giới thiệu chủ điểm vì một cuộc sống thanh bình
 GV ghi đầu bài lên bảng
4/Hướng dẫn luyện đọc – tìm hiểu bài:
Hoạt động GV
Hoạt động GV
* Hoạt động 1:Luyện đọc
- Mời HS đọc toàn bài
- Yêu cầu cả lớp quan sát tranh minh hoạ và đọc thầm bài;
- Phân đoạn bài tập đọc.
- Tổ chức cho HS luyện đọc nối tiếp.
- GV hướng dẫn HS giải nghĩa từ 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- HS đọc cả bài.
-GV đọc diễn cảm bài.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
*Đoạn 1
-Bài văn có những nhân vật nào ?
-Bố và Ông của Nhụ bàn về vấn đề gì?
*Đoạn 2
-Theo lời của Bố Nhụ, việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì?
*Đoạn 3+4
-Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua lời nói của bô Nhụ ?
-Tìm những chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kỹ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng mới giữ biển của bố Nhụ
-Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố Nhụ như thế nào ?
- Yêu cầu HS thảo luận rút ra nội dung ý nghĩa bài văn.
*Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn HS luyện đọc cả bài.
- Tổ chức cho HS luyện đọc phân vai .
- Hướng dẫn HS luỵên đọc phân vai đoạn 4.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm cả đoạn
- 1 HS đọc to toàn bài, cả lớp theo dõi 
-Cả lớp quan sát tranh minh hoạ
- HS phân đoạn bài tập đọc: 4 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu. tỏa ra hơi muối.
+ Đoạn 2: Tiếp theo....để cho ai.
+ Đoạn 3: Tiếp theo....nhường nào.
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
- HS luỵên đọc nối tiếp đoạn
- HS giải nghĩa từ : làng biển, dân chài, vàng lưới, lưới đáy,...
- HS luyện đọc theo cặp
- 2 HS đọc toàn bài cả lớp lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS nghiên cứu trả lời câu hỏi
- Bạn nhỏ tên Nhụ, bố bạn, ông bạn -> 3 thế hệ trong một gia đình.
- Họp làng để di dân ra đảo,đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo.
-HS chuẩn bị câu hỏi
-Đảo có đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước bấy lâu của người dân chài có đất rộng
để phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền.
- Làng mới ngoài đảo có đất rộng hết tầm mắt, dân chài thả sức phơi lưới , buộc thuyền. Làng mới sẽ giống mọi ngôi làng trên đất liền: có chợ, có trường học...
-Ông bước ra võng, ngồi xuống võng, vặn người hai má phập phồng như người xúc miệng khan.Ông đã hiểu những ý nghĩ đã hình thành trong người con trai ông quan trọng như thế nào.
- Nhụ đi, sau đó cả nhà sẽ đi,cả làng đi.Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo mõm cá sấu đang bồng bềnh đâu đó phía chân trời.Nhụ tin vào kế hoạch của bố và mơ tưởng đến làng mới.
 Nội dung: Bài văn ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng tại một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời Tổ quốc.
- 4 HS luyện đọc diễn cảm 4 đoạn
- 4 HS đọc phân vai cả bài (người dẫn chuyện, bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ)
- HS luyện đọc phân vai 4 đoạn
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp, nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất. 
5/Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện( 3 HS nhắc lại nội dung ý nghĩa câu chuyện)
- Gv nhận xét tiết học
- Dặn HS tiếp tục luyện đọc diễn cảm toàn truyện.
TOÁN (tiết 106) LUYỆN TẬP 
I-Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện kĩ năng tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
- Luyện tập vận dụng tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật trong một số tình huống đơn giản.
- HS có thái độ tích cực trong học tập.
II-Phương tiện:
HS sgk + vở bài tập, học thuộc các công thức, cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật
III-Hoạt động dạy – học
1/Kiểm tra bài cũ:
- Nêu công thức, cách tính diện tích xung quanh và diện tích hình hộp chữ nhật
2/Bài mới: GV ghi đầu bài lên bảng
3/Hướng dẫn HS làm bài tập
Hoạt động GV
Hoạt động HS
* Hoạt động 1:Làm bài tập 1
Bài 1:Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở, 2 em chữa bài 
- Hướng dẫn HS đổi đơn vị đo -> cùng đơn vị.
*Hoạt động 2: Thực hành
Bài 2: Mời 1HS đọc to yêu cầu bài toán.
-GV vẽ hình lên bảng ,giải thích cho HS hiểu khối hộp (thùng)có mấy mặt, chuyển đổi đơn vị đo.
-Yêu cầu 1 số HS nêu cách tính 
-Tổ chức cho HS tự làm bài làm vào vở, 1 em chữa bài.
- HS đọc xác định yêu cầu , tự làm bài vào vở, 2 HS chữa bài.
a/ .Sxq = (25 + 15) × 2 × 18= 1440(dm2)
Stp = 1440 + 25 × 15 + 25 × 15= 2190(dm2)
b/Sxq = =
(dm2)
-Stp =(dm2)
Bài 2: HS đọc , xác định yêu cầu, tự làm bài vào vở, 1em chữa bài.
Giải
8dm = 0,8m
 Diện tích xung quanh thùng là
 (1,5 + 0,6) × 2 × 0,8 = 3,36 (m2)
 Diện tích cần quét sơn
 3,36 + 1,5 × 0,6 = 4,26 (m2)
Đáp số: 4,26 m2
4/Củng cố, dặn dò: Mời HS nhắc lại nội dung tiết học.
GV nhận xét- dặn dò.
..
LỊCH SỬ (tiết 22) BẾN TRE ĐỒNG KHỞI
I-Mục tiêu: Học xong bài này HS biết:
- Vì sao nhân dân ta phải vùng lên “đồng khởi”
- Đi đầu trong phong trào đồng khởi ở miền Nam là nhân dân tỉnh Bến Tre
II-Phương tiện: 
GV: Bản đồ hành chính VN, xác định vị trí tỉnh Bến Tre, phiếu học tập cho HS.
HS: sgk và vở ghi bài, bảng nhóm.
III-Hoạt động dạy học
1/Kiểm tra bài cũ: 
- Vài HS nhắc lại nội dung bài học ở tiết trước (Nước nhà bị chia cắt)
2/Bài mới GV ghi đầu bài lên bảng
3/Hướng dẫn HS hoạt động.
HĐ-GV
HĐ-HS
* Hoạt động 1: Hoàn cảnh bùng nổ phong trào “Đồng khởi” Bến Tre.
- Yêu cầu HS đọc thầm bài ở sgk
-Phong trào đồng khởi Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào ?
-Vì sao nhân dân miền nam lại đồng loạt đứng lên khởi nghĩa chống lại Mĩ-Diệm ?
-Phong trào bùng nổ vào thời gian nào ? Tiêu biểu nhất là ở đâu ?
* Hoạt động 2: Phong trào đồng khởi
-Hãy thuật lại sự kiện ngày 17-1-1960 ?
-Phong trào đồng khởi Bến Tre có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam như thế nào ?
-Phong trào “ Đồng khởi” có ý nghĩa gì?
*HĐ3: Rút ra bài học 
-Gọi HS nêu bài học sgk 
-HS làm việc cả lớp
-1HS đọc to cả lớp theo dõi
-Mĩ-Diệm thi hành chính sách “Tố cộng, diệt cộng” đã gây ra những cuộc thảm sát đẫm máu cho nhân dân miền Nam.
-Trước tình hình đó, không thể chịu đựng mãi, không còn con đường nào khác, nhân dân buộc phải vùng lên phá tan ách kìm kẹp.
-Phong trào nổ ra từ cuối năm 1959 đầu năm 1960, mạnh mẽ nhất là ở Bến Tre.
-HS làm việc theo nhóm
-Ngày 17-1-1960 nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa, mở đầu cho phong trào “Đồng khởi”tỉnh Bến Tre.
-Cuộc khởi nghĩa ở Mỏ Cày, phong trào nhanh chóng lan ra các huyện khác. Trong một tuần lễ ở Bến Tre đã có 22 xã được giải phóng hoàn toàn, 29 xã khác tiêu diệt ác ôn, vây đồn, giải phóng nhiều ấp.
-Phong trào đồng khởi Bến Tre đã trở thành ngọn cờ tiên phong, đẩy mạnh cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam cả ở nông thôn và thành thị. Chỉ tính năm 1960 có hơn 10 triệu lượt người bao gồm cả nông dân, công nhân, trí thức tham gia đấu tranh chống Mĩ-Diệm.
-Phong trào mở ra thời kì mới cho đấu tranh của nhân dân miền Nam.
Nhân dân miền Nam cầm vũ khí chống quân thù, đẩy mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng.
-6-8 HS nêu
4/Củng cố- dặn dò:
- Mời Hs nhắc lại nội dung bài-vài học sinh đọc phần bài học
- GV nhận xét - dặn dò.
Thứ 3 ngày 7 tháng 02 năm 2012
THÊ DỤC (tiết 43) 
 BÀI: NHẢY DÂY- PHỐI HỢP MANG VÁC
 TRÒ CHƠI: TRỒNG NỤ TRỒNG HOA
I-Mục tiêu:
- Ôn tung và bắt bóng theo nhóm hai người, ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau, yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.
- Làm quen với động tác bật cao, yêu cầu thực hiện được động tác cơ bản đúng.
- Chơi trò chơi: “Trồng nụ trồng hoa”. Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia vào trò chơi.
II-Phương tiện:
GV : Bóng, dây nhảy cá nhân, 2 quả bóng, cây sào 2m treo khăn.
HS: Vệ sinh sân tập
III-Hoạt động dạy học
1/ Ổn định lớp: Hát, điểm danh
2/Bài mới: GV ghi đầu bài lên bảng
3/Nội dung và phương pháp
Hoạt động GV
Hoạt động HS
a/Phần mở đầu: 6-10’
- GV yêu cầu HS tập hợp – GV phổ biến nhiệm vụ yêu cầu tiết học.
- Tổ chức cho HS khởi động
b/Phần cơ bản: 18-22’
*Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay: tung bóng theo nhóm 2-3 người 
- GV chia lớp thành 4 tổ
- Tổ chức cho HS luyện tập theo tổ tại 4 địa điểm khác nhau, yêu cầu tổ trưởng điều khiển tổ luyện tập.
-GV quan sát từng tổ nhắc nhở giúp đỡ những học sinh chưa đúng
-Tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ.
-GV yêu cầu HS nhận xét- Biểu dương tổ tập đúng
* Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau:5-7’
- GV tổ chức cho HS tập theo nhóm
- Chọn một số em nhảy tốt trong nhóm lên biểu diễn trước lớp.
- Tổ chức cho HS thi đua giữa các nhóm
* Tập bật cao và tập chạy mang vác
- GV làm mẫu nhảy bật cao với lên chạm vào khăn
-Tổ ch ... ần cẩu đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
-Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.
II-Phương tiện: 
-Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn.
-Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III- Hoạt động dạy học 
1/ Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2/Bài mới: GV ghi đầu bài lên bảng
3/ Tìm hiểu bài 
HĐ-GV
HĐ-HS
a/ HĐ1: Quan sát, nhận xét mẫu
-Cho HS quan sát mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn.
-HD học sinh quan sát từng bộ phận.
-Để lắp được xe cần cẩu, theo em cần phải lắp mấy bộ phận ? Hãy nêu các bộ phận đó?
b/HĐ2: HD thao tác kĩ thuật
HD học sinh chọn các chi tiết
Lắp từng bộ phận
*Lắp giá đỡ (H2-SGK)
-Để lắp giá đỡ cẩu em phải chọn những chi tiết nào ?
-Cho HS lên bảng lắp chi tiết 
*Lắp cần cẩu(H3-SGK)
-Gọi HS lên bảng lắp hình 3a
-GV nhận xét bổ sung
-Gọi HS lên bảng lắp H3b
-GV hướng dẫn lắp hình 3c
* Lắp các bộ phận khác (H4-SGK)
-Yêu cầu HS quan sát H4 
-Dựa vào H4a,b,c em hãy chọn chi tiết và lắp các bộ phận đó?
-Toàn lớp quan sát nhận xét
GV nhận xét bổ sung
 * Lắp ráp xe cần cẩu.
-GV hướng dẫn lắp ráp xe cần cẩu theo các bước SGK
HD tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
c/ HĐ3: Ghi nhớ
-Cho HS nêu ghi nhớ SGK
Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau
-HS quan sát mẫu
-HS quan sát kĩ từng bộ phận
-Cần lắp 5 bộ phận .
Gía đỡ cẩu, cần cẩu, ròng rọc, dây tời, trục bánh xe.
-GV cùng HS chọn chi tiết theo bảng chi tiết SGK
-Thanh thẳng 7 lỗ: 4 tấm.
-HS lên bảng lắp
-HS lên bảng lắp
-HS lên bảng lắp 
-Cả lớp theo dõi
-HS quan sát H4
-Đây là 3 bộ phận đơn giản: ròng rọc, dây tời, trục bánh xe.
-Cả lớp theo dõi
-HS lắp ráp
-HS tháo các chi tiết và xếp vào hộp 
-4HS lần lượt nêu
Thứ 6 ngày 10 tháng 2 năm 2012
THỂ DỤC (tiết 44) 
BÀI: ÔN DI CHUYỂN TUNG VÀ BẮT BÓNG
I-Mục tiêu:
-Ôn di chuyển tung và bắt bóng hai tay, ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân, yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác
-Ôn bật cao, tập phối hợp chạy nhảy mang vác.Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
-Làm quen với trò chơi: “Trồng nụ trồng hoa”. Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia vào trò chơi.
II-Phương tiện:
GV : Bóng, dây nhảy cá nhân
HS: Vệ sinh sân tập, mỗi nhóm một cục gỗ dài 1m, đường kính 10-12 cm.
III-Hoạt động dạy học
1/Ổn định lớp: Hát, điểm danh
2/Bài mới: GV ghi đầu bài lên bảng
3/ Nội dung và phương pháp
Hoạt động GV
Hoạt động HS
a/Phần mở đầu: 6-10’
-GV yêu cầu HS tập hợp – GV phổ biến nhiệm vụ yêu cầu tiết học.
-Tổ chức cho HS khởi động
b/Phần cơ bản: 18-22’
*Ôn di chuyển tung và bắt bóng.
- Tung bóng và bắt bóng: 8-10’ 
- GV chia lớp thành 3 tổ ,yêu cầu tổ trưởng điều khiển tổ luyện tập
-Ôn nhảy dây chân trước chân sau
-GV quan sát từng tổ nhắc nhở giúp đỡ những học sinh chưa đúng
-Tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ.
-GV yêu cầu HS nhận xét- Biểu dương tổ tập đúng
*Tập bậc cao nhảy mang vác
-Gv tổ chức cho HS tập đồng loạt
-Tổ chức cho HS tập theo tổ
-GV theo dõi giúp đỡ các tổ
c/Kết thúc: 4-6’
-Yêu cầu HS tập hợp
-Mời HS nhắc lại nội dung tiết học
-Tổ chức cho HS tập một số động tác thả lỏng
- GV nhận xét dặn dò.
- Lớp trưởng điều khiển lớp tập hợp
- Lớp trưởng điều khiển lớp khởi động: xoay khớp tay, chân, hông..
+ Chạy chậm thành một vòng xung quanh sân
-HS chơi trò chơi:“Con cóc là cậu ông trời” 
- HS ôn di chuyển tung và bắt bóng luyện tập theo tổ (nhóm 2 người)di chuyển ngang
-HS ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau theo tổ trong thời gian (5-7’)
-HS các tổ thi nhau nhảy dây vừa tính số lần vừa tính thời gian
-HS tập bậc cao, chạy mang,vác trong 7’
*Lần 1: Tập đồng loạt từng động tác
*Lần 2: Tập theo tổ
- HS tập hợp đội hình vòng tròn.
- Hệ thống lại bài học
-HS nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng
TOÁN (tiết 110) THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH
I-Mục tiêu:
-Giúp HS có biểu tượng về thể tích của một hình
- Biết so sánh thể tích của hai hình trong 1 số tình huống đơn giản
- Học sinh có thái độ tích cực trong học tập.
II-Phương tiện:
- GV:2 hình lập phương có thể tích khác nhau
- HS: sgk, vở ghi bài.
III-Hoạt động dạy – học
1/ Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại quy tắc, công thức tính Sxq, Stp của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
2/Bài mới: GV ghi đầu bài lên bảng
3/ Hướng dẫn HS hoạt động
Hoạt động GV
Hoạt động HS
a. Hình thành biểu tượng về thể tích một hình:
- GV thao tác trên mô hình cho HS quan sát như vd 1 sgk
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ ở vd2-sgk rút ra nhận xét
-Yêu cầu quan sát hình ở vd3 - nhận xét
-Yêu cầu 1 số HS nhắc lại kết luận của 3 vd
b. Thực hành:
Bài 1: Mời HS đọc yêu cầu bài tập trong sgk- HS làm bài miệng.
Bài 2: Quan sát hình vẽ thảo luận cặp làm bài- đại diện cặp báo cáo.
-HS quan sát rút ra nhận xét: Thể tích hình lập phương bé hơn hình hộp chữ nhật
HS quan sát hình ở ví dụ 2 rút ra nhận xét: Hình C và D có thể tích bằng nhau
-HS quan sát hình ở vd 3: nhận xét: Thể tích hình P bằng tổng thể tích các hình M,N
Bài 1: HS quan sát hình làm bài miệng
+Hình hộp chữ nhật A gồm 16 hình lập phương nhỏ
+Hình B có thể tích lớn hơn hình A
+Hình hộp chữ nhật B có 18 hình lập phương nhỏ
Bài 2: HS thảo luận cặp(quan sát hình) làm bài báo cáo
+ Hình A gồm 45 hình lập phương nhỏ
+ Hình B gồm 26 hình lập phương nhỏ
+ Hình A có thể tích lớn hơn hình B
4/Củng cố, dặn dò: 
- Mời HS nhắc lại nội dung tiết học
- GV nhận xét, dặn dò.
..........................................................................
KHOA HỌC (tiết 44) SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ, NƯỚC CHẢY
I-Mục tiêu. Sau bài học HS biết
- Trình bày tác dụng của năng lượng gió, nước chảy trong tự nhiên.
- Kể ra những thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió, nước chảy
II-Phương tiện:
-HS tìm hiểu trên địa phương đã sử dụng nguồn năng lượng gió, nước chảy để làm gì ?
-Hình minh họa ở trang 90, 91 sgk
-Làm thí nghiệm để biết được năng lượng của gió hay năng lượng nước chảy.
III-Hoạt động dạy – học
1/Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi 
-Con người đã biết sử dụng năng lượng của chất đốt để làm gì ?
-Cần làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt ?
2/Bài mới: GV ghi đầu bài lên bảng
3/Hướng dẫn HS hoạt động
HĐ-GV
HĐ-HS
a/Hoạt động 1: Thảo luận về năng lượng gió
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm: Thảo luận theo câu hỏi sau
-Yêu cầu HS quan sát hình minh họa
-Vì sao có gió? 
-Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng trong tự nhiên ?
-Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì?
-Liên hệ thực tế địa phương?
- Làm việc cả lớp (5’): từng nhóm trình bày kết quả và thảo luận chung cả lớp
- GV cùng HS đánh giá , tuyên dương các nhóm, kết luận: 
b/ Hoạt động 2: Thảo luận về năng lượng nước chảy
- Yêu cầu HS quan sát hình trong sgk tr 91, thảo luận cặp trong 5’ theo gợi ý sau: 
-Nêu một số ví dụ tác dụng của nước chảy trong tự nhiên?
-Con người sử dụng năng lượng nước chảy trong những việc gì?
-Liên hệ thực tế địa phương?
-Mời đại diện 3 cặp trình bày 3 nội dung- những HS khác nhận xét chữa bài
-Yêu cầu HS nêu mục bạn cần biết 
-GV đánh giá, kết luận: Năng lượng nước chảy thường dùng để chuyên chở hàng hóa, xuôi dòng nước, làm quay bánh xe đưa nước lên cao, làm quay tua-pin của nhà máy phát điện ở thủy điện.
c/ Hoạt động 3: Thực hành sử dụng năng lượng nước chảy làm quay tua bin
- GV giới thiệu và hướng dẫn cách chơi: 
-HD học sinh cách đổ nước
-Tổ chức cho HS chơi trong 5’
-GV giải thích: Đây chính là mô hình thu nhỏ của nhà máy phát điện. Khi nước chảy làm quay tua bin, khi tua bin quay sẽ làm ro-to của nhà máy phát điện quay và tạo ra dòng điện.
-GV giới thiệu 1 số nhà máy thủy điện trên đất nước ta
-Hoạt động nhóm theo hướng dẫn của GV
-HS quan sát theo nhóm hình minh họa 1; 2; 3 trang 90
-Do sự chênh lệch nhiệt độ nên không khí chuyển động từ nơi này đến nơi khác. Sự chuyển động của không khí tạo ra gió.
-Năng lượng gió giúp cho thuyền bè xuôi dòng nhanh hơn, giúp cho con người rê thóc, năng lượng gió làm quay các cánh quạt để quay tua bin của nhà máy phát điện, tạo ra dòng điện dùng vào rất nhiều việc trong sinh hoạt hằng ngày: đun nấu, thắp sáng, bơm nước, chạy máy,....
-Năng lượng gió có thể dùng để chạy thuyền, buồm, quay tua-pin của máy phát điện, quạt thóc, ...
-Thả diều, chơi chong chóng,........
-HS thảo luận theo cặp
-HS quan sát hình 4; 5; 6 SGK trang 91
-Năng lượng nước chảy làm tàu, bè, thuyền chạy, làm quay tua bin của các nhà máy phát điện, làm quay bánh xe để đưa nước lên cao, làm quay cối giã gạo, xay ngô,.....
-Xây dựng các nhà máy phát điện; dùng sức nước để tạo ra dòng điện; làm quay bánh xe nước, đưa nước đến từng hộ dân ở vùng cao,.........
-HS tự liên hệ : Làm thủy điện nhỏ,....
-6-8 hs nêu
-HS lắng nghe
- HS hoạt động nhóm theo hướng dẫn của GV
-Thực hành làm quay tua bin
-HS quan sát và lắng nghe
4/Củng cố-dặn dò:
-Mời HS nhắc lại nội dung tiết học, 2 em đọc phần bạn cần biết ở sgk
-GV nhận xét-dặn dò.
TẬP LÀM VĂN (tiết 44) KỂ CHUYỆN KIỂM TRA VIẾT
I-Mục tiêu: Giúp HS biết
-Giúp HS dựa vào những hiểu biết và kỉ năng đã có viết đựơc hoàn chỉnh bài văn kể chuyện
II. Phương tiện: 
- GV: Bảng lớp chép các đề bài
- HS: sgk, vở ghi bài, vở bài tập, bảng phụ nhóm
III. Hoạt động dạy – học
1.Giới thiệu bài: Kiểm tra viết
2.Hướng dẫn HS tìm hiểu và xác định yêu cầu đề
Yêu cầu HS mở sgk
Mời 1 em đọc to 3 đề văn- cả lớp đọc thầm
GV nhấn mạnh yêu cầu của đề
Yêu cầu một số em nói đề mình chọn
GV giải đáp những thắc mắc của HS, hướng dẫn các em qui trình cách thức làm bài
3. HS làm bài
4. Củng cố- dặn dò:
-HS nộp bài
-GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị cho tiết sau
.
SINH HOẠT LỚP NHẬN XÉT TUẦN 22
I-Mục tiêu: Đánh giá các mặt hoạt động của học sinh
-Triển khai kế hoạch hoạt động tuần 23
II-Hoạt động trên lớp
1/Khởi động: Cho HS hát tập thể một bài
2/Phương pháp và nội dung sinh hoạt
a/ GV nhận xét chung
+Ưu điểm
* Đạo đức: Nhìn chung các em ngoan, chấp hành tốt nội quy của lớp, của trường, của đội thiếu niên TPHCM đề ra.
-Lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè 
-Không có em nào vi phạm đạo đức
*Học tập: Các em đi học đúng giờ, đa số đến lớp chuẩn bị bài chu đáo, có nhiều em có ý thức tốt trong học tập, phát biểu xây dựng bài sôi nổi, tiêu biểu như các em:
Theo, Hoành
*Vệ sinh trong và ngoài lớp tương đối sạch sẽ.
* Hoạt động khác: Lao động đạt kết quả tốt 
-Các hoạt động tập thể tốt
+Tồn tại 
-Vẫn còn một số em hay nghỉ học như: Mét.
b/ Kế hoạch tuần 23
-Tổ 2 làm trực nhật lớp.
-Học bình thường
3/Củng cố dặn dò: 
-Những mặt mạnh của lớp cần phát huy
-Những mặt hạn chế cần khắc phục 

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 5 tuan 22(2).doc