Thiết kế bài giảng các môn khối 5 - Tuần 24 năm học 2012 (chi tiết)

Thiết kế bài giảng các môn khối 5 - Tuần 24 năm học 2012 (chi tiết)

I-Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về đất nước VN

- Biết thể hiện tình yêu đất nước, sự hiểu biết về đất nước VN trong vai một hướng dẫn viên du lịch và qua tranh vẽ của bản thân.

- Học sinh có thái độ tích cực trong học tập.

II-Phương tiện.

- Giáo viên: Bảng phụ, ghi sẵn một số mốc thời gian, địa danh lịch sử trong bài tập 1, một số giấy A4 để HS thi vẽ tranh

- Học sinh: sgk, vở ghi bài, bút chì, màu vẽ.

 

doc 25 trang Người đăng huong21 Lượt xem 499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng các môn khối 5 - Tuần 24 năm học 2012 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 24 
Thứ 2 ngày 20 tháng 2 năm 2012
ĐẠO ĐỨC (tiết 24) EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (T2)
I-Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về đất nước VN
- Biết thể hiện tình yêu đất nước, sự hiểu biết về đất nước VN trong vai một hướng dẫn viên du lịch và qua tranh vẽ của bản thân.
- Học sinh có thái độ tích cực trong học tập.
II-Phương tiện.
- Giáo viên: Bảng phụ, ghi sẵn một số mốc thời gian, địa danh lịch sử trong bài tập 1, một số giấy A4 để HS thi vẽ tranh
- Học sinh: sgk, vở ghi bài, bút chì, màu vẽ.
III-Hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra bài cũ: 
- HS nhắc lại phần ghi nhớ tiết học trước
2/Bài mới: GV ghi đầu bài lên bảng
3/Hướng dẫn HS hoạt động
Hoạt động GV
Hoạt động HS
a/ Hoạt động 1: Làm BT 1 sgk
-Mời HS đọc yêu cầu BT
-GV chia HS thành từng nhóm nhỏ- giao nhiệm vụ cho các nhóm.
-Tổ chức cho HS thảo luận trong 5’
-Đại diện từng nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ sung
-GV kết luận : 
b/ Hoạt động 2: Đóng vai bài tập 3-sgk
-Mời HS đọc to yêu cầu BT
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đóng vai trò hướng dẫn viên du lịch và giới thiệu với khách về văn hóa, kinh tế, lịch sử...
-Tổ chức cho hs thảo luận nhóm chuẩn bị đóng vai
-Đại diện một số nhóm lên đóng vai giới thiệu trước lớp
-GV đánh giá, khen ngợi các nhóm giới thiệu tốt.
- GV kết luận- nhận xét đánh giá
- HS đọc yêu cầu bài tập 1 sgk, cả lớp đọc thầm
- HS hoạt động nhóm trong 5’; Cho biết các mốc thời gian và địa danh trong bài tập liên quan đến sự kiện nào của đất nước ta ?
- Đại diện nhóm báo cáo
a/ Ngày 2-9-1945 ; Bác Hồ đọc bảng tuyên ngôn đọc lập
b/ Ngày 7-5-1954: Chiến thắng ĐBP
c/ 30-4-1975:Miền Nam hoàn toàn giải phóng
d/ Sông Bạch Đằng chiến thắng(quân Nam hán) của Ngô Quyền
đ/ Bến Nhà Rồng: Nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
e/Cây đa Tân Trào: Nơi xuất phát một đơn vị giải phóng quân tiến về giải phóng Thái Nguyên 16-8-1945
- HS đọc yêu cầu nội dung bài tập 3 sgk
- HS thảo luận nhóm, chuẩn bị đóng vai hướng dẫn viên du lịch(một bạn vai hướng dẫn viên, một bạn là khách). Mỗi nhóm giới thiệu về một vấn đề (văn hóa, kinh tế, lịch sử)
- Đại diện nhóm đóng vai giới thiệu trước lớp, các nhóm nhân xét bổ sung
4/Củng cố-dặn dò
- Tổ chức cho HS hát với chủ đề: “ Em yêu tổ quốc VN”
- Mời HS đọc phần ghi nhớ sgk
- GV nhận xét dặn dò.	
.
TẬP ĐỌC (tiết 47) LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ
I-Mục tiêu:
1.Biết đọc lưu loát, giọng đọc trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
-Hiểu ý nghĩa bài học: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê-đê HS hiểu được xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống và làm việc theo pháp luật.
- Giáo dục học sinh luôn biết tuân thủ theo pháp luật.
II-Phương tiện:
- GV: Bảng phụ viết tên năm luật của nước ta, bút dạ và bảng phụ để HS trả lời câu hỏi
- HS :sgk , vở ghi bài
III-Hoạt động dạy – học.
1/Kiểm tra bài cũ: 
- HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Chú đi tuần
2/Bài mới: GV ghi đầu bài lên bảng
3/Hướng dẫn luyện đọc – tìm hiểu bài:
Hoạt động GV
Hoạt động GV
a/Hoạt động 1:Luyện đọc
-GV đọc bài văn
-Từng tốp HS thi nhau đọc tiếp trước lớp
-Mời HS đọc toàn bài
 -Kết hợp giải nghĩa từ khó
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp, hai HS đọc cả bài.
-GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS.
-Mời 2 HS nôi tiếp nhau đọc cả bài.
-GV đọc diễn cảm bài
b/Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
-GV nêu câu hỏi
-Người xưa đặt ra luật tục xưa để làm gì ?
-Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội ?
-Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê qui định xử phạt rât công bằng ?
-GV phát bút và bảng nhóm - cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 4 sgk
-Kể tên một số luật ở nước ta mà em biết?
-Gv treo bảng phụ củng cố cho các em về các luật ở nước ta
-Đại ý bài văn nêu lên gì ?
c/Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
-Mời 2 tốp đọc nối tiếp đoạn, GV sửa sai cách đọc, giọng đọc cho các em
-Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3
-Tổ chức cho HS đọc diễn cảm
-HS nghe và quan sát tranh minh họa ở sgk
- Luyện đọc nối tiếp đoạn
- HS giải nghĩa từ khó: luật tục, Ê-đê,song, tang chứng, nhân chứng..
- HS luỵên đọc theo cặp
-2HS đọc
-HS lắng nghe
- HS đọc thầm trả lời câu hỏi
+ Người xưa đặt ra luật tập tục để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng
+ Tội không hỏi mẹ cha, tội ăn cắp, tội giúp người có tội, tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình,...
+ Mức xử phạt công bằng: chuyện nhỏ thì xử phạt nhẹ, chuyện lớn thì xử phạt nặng, người phạm tội là người bà con, anh em cũng xử vậy
+ Tang chứng phải chắc chắn mới được kết tội, phải có 3 người làm chứng, tai nghe mắt thấy thì mới có giá trị.
+ HS thảo luận nhóm làm vào bảng nhóm
Luật giáo dục
Luật phổ cập tiểu học
Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em
Luật bảo vệ môi trường
Luật giao thông đường bộ
* Đại ý: Bài văn cho thấy người Ê-đê từ xưa đã có luật tục qui định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng
- HS luỵên đọc diễn cảm nối tiếp đoạn
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3
- HS thi đọc diễn cảm đoạn 3
4/Củng cố, dặn dò:
-Yêu cầu HS nhắc lại ý nghĩa của bài
-Gv nhận xét tiết học
-Dặn HS tiếp tục luyện đọc diễn cảm.
 ................................................................
TOÁN (116) LUYỆN TẬP CHUNG 
I-Mục tiêu: Giúp HS củng cố các kiến thức về tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
-Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích, để giải các bài tập có liện quan.
- Học sinh có thái đọ tích cực trong học tập.
II-Phương tiện:
-GV: Bảng phụ viết sẵn bài tập 2, hình vẽ bài tập 3, bảng nhóm để HS làm bài tập 3
-HS : sgk, vở ghi
III-Hoạt động dạy – học
1/Kiểm tra bài cũ:
- HS nhắc lại cách tính, công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương
2/Bài mới: GV ghi đầu bài lên bảng
3/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
HĐ-GV
HĐ-HS
Bài 1: Mời HS đọc to yêu cầu bài toán
-GV hướng dẫn HS tóm tắc lên bảng
-Tổ chức cho HS làm báo cáo cá nhân vào vở - 1 HS chữa bài
Bài 2:Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập , nêu rõ yêu cầu.
-Kẻ bảng lên bảng lớp
-Tổ chức cho mỗi tổ làm một cột
-Đại diện HS chữa bài 
Bài 1: HS đọc bài toán, tóm tắt bài toán, giải bài vào vở.cả lớp thống nhất cách làm đáp số.
 Giải.
Diện tích một mặt của hình lập phương là:
 2,5 × 2,5 = 6,25 (cm2)
Diện tích toàn phần hình lập phương:
 6,25 × 6 = 37,5 (cm2)
Thể tích hình lập phương là
 2,5 × 2,5 × 2,5= 15,625 (cm3)
Bài 2: HS lên bảng làm bài, mỗi tổ một cột- cả lớp theo dõi
Hình hộp CN
1
Dài
11cm
Rộng
10cm
cao
6cm
Sđáy
110cm2
Sxq
252cm2
V
660cm3
4/Củng cố, dặn dò:
-Mời HS nhắc lại nội dung tiết học.
-Gv nhấn mạnh cách tính Sxq, Stp ,V hình chữ nhật, hình lập phương
-GV nhận xét- dặn dò.
 ....................................................................................
LỊCH SỬ (tiết 24) ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN 
I-Mục tiêu: HS nêu được ngày 19-5-1959 TW Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.
-Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quân sự quan trọng. Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực,.....cho chiến trường miền Nam, góp phần lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta.
II-Phương tiện: 
-GV: Bản đồ hành chính VN, các hình minh họa SGK 
-HS: sưu tầm tranh ảnh, thông tin về đường trường sơn.
III-Hoạt động dạy học 
1/Kiểm tra bài cũ: Gọi 2-3 HS nêu phần bài học 
2/Bài mới: GV ghi đầu bài lên bảng
3/Tìm hiểu bài 
HĐ-GV
HĐ-HS
a/HĐ1: Quan sát bản đồ 
-Cho HS quan sát bản đồ và trả lời câu hỏi
-Nêu vị trí của đường trường sơn ?
-Đường trường sơn có vị trí như thế nào với hai miền Bắc-Nam của nước ta ?
-Vì sao TW Đảng quyết định mở đường trường sơn ?
-Tại sao ta lại chọn mở đường qua dãy núi trường sơn ?
b/HĐ2: Tìm hiểu những tấm gương anh dũng.
-Cho HS hoạt động nhóm 6 
-Đại diện các nhóm trình bày 
-GV kết luận: Trong những năm kháng chiến chống mĩ, đường trường sơn đã diễn ra nhiều chiến công, thắm đượm biết bao mồ hôi, máu và nước mắt của bộ đội và thanh niên xung phong.
c/ HĐ3: Tìm hiểu tầm quan trọng của tuyến đường trường sơn
-Cho HS trao đổi theo cặp các câu hỏi
-Tuyến đường trường sơn có vai trò như thế nào trong sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc ta ?
-Em hãy nêu sự phát triển của con đường ?
-Việc nhà nước ta xây dựng lại đường trường sơn thành con đường đẹp, hiện đại có ý nghĩa thế nào với công cuộc xây dựng đất nước của dân tộc ta ?
d/HĐ4: Rút ra bài học 
-Cho HS nêu phần bài học sgk
-Cả lớp quan sát bản đồ và trả lời câu hỏi
-Đường trường sơn bắt đầu từ hữu ngạn sông Mã(Thanh Hóa) qua miền tây Nghệ An đến miền đông nam bộ.
-Đường TS là đường nối liền hai miền Bắc-Nam của nước ta.
-Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho Miền Nam kháng chiến.Ngày 19-5-1959 TW Đảng quyết định mở đường trường sơn.
-Vì đường đi giữa rừng khó bị địch phát hiện, quân ta dựa vào núi để che mắt quân thù.
-HS hoạt động theo nhóm
+Các nhóm đọc và tập kể lại câu chuyện anh Nguyễn Viết Sinh.
+Chia sẻ với các bạn về những bức ảnh, những câu chuyện,...........về những tấm gương anh dũng trên đường trường sơn mà em sưu tầm được.
-HS lắng nghe
-HS trao đổi theo nhóm đôi
-Trong những năm tháng kháng chiến chống mĩ cứu nước, đường trường sơn là con đường huyết mạch nối hai miền Nam-Bắc trên con đường này biết bao người con của miền bắc đã vào nam chiến đấu, đã chuyển cho miền nam hàng triệu tấn lương thực, thực phẩm, đận dược, vũ khí...
Để miền nam đánh thắng kẻ thù.
-Dù giặc mĩ liên tục chống phá nhưng đường trường sơn ngày càng mở thêm và vươn dài về phía nam tổ quốc.
-Hiện nay đảng và chính phủ ta xây dựng lại đường trường sơn, con đường giao thông quan trọng nối hai miền nam- bắc đất nước ta. Con đường đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp xây dựng đất nước của dân tộc ta ngày nay.
- 6-8 HS nêu
4/Củng cố dặn dò:Cho HS nhắc lại nội dung bài học. 
-Về nhà học thuộc và chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét-dặn dò 
Thứ 3 ngày 21 tháng 2 năm 2012
THÊ DỤC (tiết 47) BÀI: PHỐI HỢP CHẠY VÀ BẬT NHẢY
I-Mục tiêu: Tiếp tục ôn phối hợp chạy-mang vác-bật cao, yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác
-Học mới phối hợp chạy và bật nhảy, yêu cầu thực hiện được động tác cơ bản đúng
-Chơi trò chơi: “Qua cầu tiếp sức”. Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia vào trò chơi.
II-Địa điểm-phương tiện:
-GV : 4 quả bóng., dụng cụ để tổ chức trò chơi.
-HS: Vệ sinh sân tập
III. Hoạt động dạy học
1/Ổn định lớp: Hát điểm danh 
2/ Bài mới: GV ghi đầu bài lên bảng
3/ Nội dung và phư ... ben cần chú ý các bước như thế nào ?
*Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp
-GV nhắc HS tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
-HS quan sát
-Cần lắp 5 bộ phận: khung sàn xe và các giá đỡ; sàn ca bin và các thanh đỡ; hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau; trục bánh xe trước; ca bin.
-2HS lên bảng chọn các chi tiết như SGK 
-2 thanh thẳng 11 lỗ; 2 thanh thẳng 6 lỗ;
2 thanh thẳng 3lỗ; 2 thanh chữ L dài;
1 thanh chữ U dài.
-1HS lên bảng lắp
-HS nêu
-HS lên bảng thực hành
-HS lên bảng thực hành
-HS lên bảng thực hành
-Các bước lắp ca bin.
+Lắp 2 tấm bên của chữ U vào hai bên tấm nhỏ.
+Lắp tấm mặt ca bin vào hai tấm bên của chữ U
+Lắp tấm sau của chữ U vào phía sau
4/Củng cố dặn dò: Về nhà chuẩn bị cho tiết sau thực hành. -Nhận xét tiết học 
Thứ 6 ngày 24 tháng 2 năm 2012
THỂ DỤC (tiết 48) BÀI: PHỐI HỢP CHẠY VÀ BẬT NHẢY
I-Mục tiêu: Ôn phối hợp chạy và bật nhảy; chạy-nhảy-mang-vác.
-Học mới trò chơi “chuyển nhanh, nhảy nhanh”
II-Địa điểm phương tiện
-Địa điểm: Trên sân trường
-Phương tiện: Kẻ sân và chuẩn bị dụng cụ để tổ chức trò chơi, 2-4 quả bóng chuyền(đá)
III-Hoạt động dạy học 
1/Ổn định lớp: Hát, điểm danh
2/Bài mới: GV ghi đầu bài lên bảng
3/Nội dung và phương pháp
HĐ-GV
HĐ-HS
a/Phần mở đầu: 6-10 phút
-GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học 
-Cho HS khởi động 
-Cho HS ôn bài thể dục
-Cho HS chơi trò chơi tự chọn
b/Phần cơ bản: 18-22 phút
* HS ôn chạy và bật nhảy
-GV nhắc lại nội dung chơi
-Cho HS chơi theo nhóm
-GV theo dõi-nhận xét tổng kết
*Học trò chơi “chuyển nhanh-nhảynhanh”
-GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi
-Cho HS chơi thử
-Cho HS chơi chính thức
c/Phần kết thúc: 4-6 phút
-Cho HS đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu, sau đó chuyển thành 4 hàng
-GV hệ thống lại bài
-HS lắng nghe, chỉnh đốn trang phục tập luyện.
-HS xoay các khớp,.......chạy chậm một vòng quanh sân tập
-HS ôn lại bài thể dục 2-3 lần 
-HS chơi trò chơi tự chọn mà HS đã học
-HS luyện tập theo tổ
-HS lắng nghe
-Các nhóm tự luyện tập
-Chia lớp thành 2 nhóm
-HS lắng nghe
-Cho HS chơi thử
-HS chơi chính thức
-HS đi thường theo vòng tròn.Chuyển thành 4 hàng dọc
-HS lắng nghe
4/Củng cố dặn dò: Về nhà ôn lại các động tác thể dục và tự chạy đà bật cao
-Nhận xét: Tùy thuộc tiết học 
.
TOÁN (tiết 120) LUYỆN TẬP CHUNG
I-Mục tiêu: Giúp HS ôn tập và rèn luyện kĩ năng tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
II-Hoạt động dạy học 
1/Kiểm tra bài cũ: Gọi 3-4 HS nêu QT; CT tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương 
2/Bài mới: GV ghi đầu bài lên bảng
3/HD học sinh làm bài tập 
HĐ-GV
HĐ-HS
BT1:Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
-Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
BT2: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
-Gọi 1HS lên bảng làm- cả lớp làm vở 
Bài 1:1HS đọc cả lớp theo dõi
-1HS lên bảng làm 
 Giải
1m = 10dm ; 50cm = 5dm ; 60cm = 6dm
a/Diện tích xung quanh của bể kính là:
 (10 + 5) × 2 × 6 = 180 (dm2)
 Diện tích đáy của bể kính là:
 10 ×5 = 50 (dm2)
 Diện tích kính dùng làm bể là:
 180 + 50 =230 (dm2)
b/Thể tích trong lòng bể kính là:
 10 × 5 × 6 = 300 (dm3)
ĐS: a/ 230(dm2) ; b/300(dm3); 
Bài 2
-1HS đọc -1HS lên bảng làm bài 
 Giải
a/Diện tích XQ của hình lập phương là:
 1,5 ×1,5 × 4 = 9 (m2)
b/Diện tích TP của hình lập phương là:
 1,5 × 1,5 × 6 = 13,5 (m2)
c/Thể tích của hình lập phương là:
 1,5 × 1,5 × 1,5 =3,375 (m3)
ĐS: a/ 9(m2) ; b/13,5(m2); c/ 3,375(m3)
 4/Củng cố dặn dò: Về nhà ôn lại và chuẩn bị giấy kiểm tra
-Nhận xét: Tùy thuộc tiết học 
KHOA HỌC (tiết 48) AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ 
 KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
I-Mục tiêu: Sau bài học HS biết nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật, tránh gây hỏng đồ điện, đề phòng điện quá mạnh gây chập và cháy đường dây, cháy nhà
-Giải thích được tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện.
II-Phương tiện: 
-Đồng hồ, đèn pin, đồ chơi dùng pin
-Cầu chì, công tơ điện
III-Hoạt động dạy học 
1/Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng nêu phần bài học
2/Bài mới: GV ghi đầu bài lên bảng
3/Tìm hiểu bài
HĐ-GV
HĐ-HS
a/HĐ1:Các biện pháp phòng tránh điện giật
-Cho HS quan sát hình minh họa sgk 
-Nội dung tranh vẽ gì ? Làm như vậy có tác hại gì ?
-GV nêu: Trong cuộc sống có rất nhiều tai nạn thương tâm về điện. Vậy chúng ta cùng nghĩ xem có những biện pháp nào để phòng tránh bị điện giật.
-Cho HS thảo luận nhóm 4
-Cho HS đọc các biện pháp phòng tránh bị điện giật
-GV nhận xét-kết luận
-Gọi HS đọc mục bạn cần biết sgk
b/HĐ2:Một số biện pháp tránh gây hỏng đồ điện vai trò của cầu chì và công tơ.
-Cho HS đọc thông tin trang 99 sgk
-Điều gì có thể xảy ra nếu sử dụng nguồn điện 12v cho vật dùng điện có số vôn quy định là 6V ?
-Nếu sử dụng nguồn điện 110V cho vật dụng có số vôn là 220V thì sao ?
-Cầu chì có tác dụng gì ?
-Hãy nêu vai trò của công tơ điện ?
-Cho HS quan sát cầu chì, công tơ điện của trường 
c/HĐ3: Các biện pháp tiết kiệm điện 
-Cho HS thảo luận nhóm-Báo cáo 
-Tại sao phải sử dụng tiết kiệm điện ?
-Chúng ta phải làm gì để tránh lãng phí điện ?
-Gia đình em có những vật dụng điện nào?
-Mỗi tháng gia đình em phải trả bao nhiêu tiền điện ?
-Em thấy gia đình mình sử dụng điện như vậy đã hợp lí chưa ? Nếu chưa hợp lí cần phải làm gì ?
-Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết tr 99
-GV kết luận: Chúng ta cần sử dụng điện, tránh lãng phí để tiết kiệm tiền cho gia đình, xã hội và để người khác cũng có điện dùng .
-HS quan sát theo nhóm 4
*H1:Hai bạn nhỏ đang thả diều nơi có đường dây điện đi qua.Một bạn đang cố kéo khi chiếc diều bị mắc vào đường dây điện.Việc làm như vậy rất nguy hiểm.Vì có thể làm đứt dây điện có thể vướng vào người gây chết người.
*H2: Một bạn nhỏ đang sờ tay vào ổ điện và người lớn kịp thời ngăn lại. Việc làm của bạn nhỏ rất nguy hiểm đến tính mạng vì điện có thể truyền qua lỗ cắm trên phích điện, truyền sang người gây chết người.
-HS lắng nghe
-HS thảo luận nêu biện pháp phòng tránh bị điện giật – HS báo cáo 
+Không sờ vào ổ điện.
+Không thả diều chơi dưới đường dây điện
+Không chạm tay vào chỗ hở của đường dây hoặc các bộ phận kim loại nghi là có điện
+Để ổ điện xa tầm tay trẻ em
+Không để trẻ em sử dụng các đò điện 
+Tránh xa chỗ có dây điện bị đứt 
+Báo cho người lớn khi có các sự cố về điện
+Không dùng tay kéo người bị điện giật ra khỏi nguồn điện,...
-HS lắng nghe
-6-8 HS lần lượt nêu mục bạn cần biết sgk 
-HS đọc thông tin sgk 
-Nếu sử dụng nguồn điện 12V cho vật dùng điện có số vôn quy định là 6V sẽ làm hỏng vật dụng đó.
-Nếu sử dụng nguồn điện 110V cho vật dùng điện có số vôn quy định là 220V thì vật dụng đó sẽ không hoạt động.
-Cầu chì có tác dụng nếu dòng điện quá mạnh, đoạn dây chì sẽ nóng chảy khiến cho mạch điện bị ngắt, tránh được những sự cố nguy hiểm về điện.
-Công tơ điện là vật để đo năng lượng điện đã dùng.Căn cứ vào đó người ta tính được số tiền đện phải trả.
-Cả lớp cùng quan sát 
-HS thảo luận nhóm
-Phải tiết kiệm điện khi sử dụng vì:điện là tài nguyên của quốc gia, năng lượng điện không phải là vô tận, nếu mình tiết kiệm điện thì những nơi chưa có điện sẽ có điện dùng 
Những biện pháp để tránh lãng phí điện:
+Không bật loa quá to.
+Ra khỏi nhà tắt điện, quạt, ti vi,.
+Chỉ bật điện khi cần thiết.
+Không bơm nước quá lâu.
+Không đun nấu bằng bếp điện nhiều
+Dùng bóng điện đủ sáng
+Nên tận dụng ánh sáng tự nhiên 
-HS nối tiếp nhau trả lời 
-6-8 HS lần lượt đọc mục bạn cần biết sgk trang 99
4/Củng cố dặn dò:Cho HS nêu lại nội dung bài học.Về nhà học thuộc mục bạn cần biết và chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét: Tùy thuộc tiết học 
..
TẬP LÀM VĂN (tiết 48) ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT 
I-Mục tiêu: Ôn luyện củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả đồ vật .
-Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin.
II-Hoạt động dạy học 
1/Kiểm tra bài cũ: Gọi 2-3HS đọc đoạn văn đã viết ở tiết trước
2/Bài mới: GV ghi đầu bài lên bảng
3/HD học sinh luyện tập 
HĐ-GV
HĐ-HS
a/HĐ1: Hoạt động cả lớp
BT1: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
-GV nêu:Các em cần chọn một trong 5 đề tùy ý 
-GV kiểm tra bài chuẩn bị của học sinh 
-GV hướng dẫn HS lập dàn ý một đề cụ thể 
-Cho HS tự lập dàn ý
-Cho HS nêu dàn ý của mình
-GV nhận xét –kết luận
b/HĐ2: Hoạt động nhóm
BT2: Gọi HS nêu yêu cầu 
-Cho HS làm bài tập nhóm theo yêu cầu 
-Gọi đại diện các nhóm trình bày
-GV hướng dẫn học sinh nhận xét 
-GV treo bảng dàn bài đã chuẩn bị cho HS đọc 
-1HS nêu yêu cầu cả lớp theo dõi
-HS lắng nghe
-HS theo dõi
-HS tự lập dàn ý 
-3-4 HS nêu bài làm dàn ý của mình
-HS lắng nghe
-1HS nêu yêu cầu
*Cho HS làm đề b: Cái đồng hồ báo thức
a/Mở bài
-Em tả cái đồng hồ báo thức bố tặng em nhân ngày sinh nhật.
b/Thân bài
-Đồng hồ rất xinh: Hình tròn, vỏ nhựa, màu đỏ tươi hai tai nấm màu nhạt, vòng nhỏ để cầm cũng màu vàng.
-Đồng hồ có ba kim: Kim giờ to màu đỏ, kim phút gầy màu xanh, kim giây mảnh, dài màu tím
-Một góc nhỏ trong mắt đồng hồ gắn một hình chú gấu bé xíu rất ngộ nghĩnh.
-Đồng hồ chạy bằng pin: Các nút điều khiển phía sau rất dễ sử dụng.
-Tiếng chạy của đồng hồ rất êm, khi báo thức thì rất giòn giã, vui tai. Đồng hồ giúp em không bao giờ đi học muộn.
c/Kết bài
-Em rất thích chiếc đồng hồ này và cảm thấy không thể thiếu người bạn luôn nhắc nhở em không bỏ phí thời gian.
4/Củng cố dặn dò: Về nhà lập dàn ý cho các đề còn lại và chuẩn bị bài sau
-Nhận xét: Tùy thuộc tiết học 
SINH HOẠT LỚP NHẬN XÉT TUẦN 24
I-Mục tiêu: Đánh giá các mặt hoạt động của học sinh
-Triển khai kế hoạch hoạt động tuần 25
II-Hoạt động trên lớp
1/Khởi động: Cho HS hát tập thể một bài
2/Phương pháp và nội dung sinh hoạt
a/ GV nhận xét chung
+Ưu điểm
* Đạo đức: Nhìn chung các em ngoan, chấp hành tốt nội quy của lớp, của trường, của đội thiếu niên TPHCM đề ra.
-Lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè 
-Không có em nào vi phạm đạo đức
*Học tập: Các em đi học đúng giờ, đa số đến lớp chuẩn bị bài chu đáo, có nhiều em có ý thức tốt trong học tập, phát biểu xây dựng bài sôi nổi, tiêu biểu như các em:
*Vệ sinh trong và ngoài lớp tương đối sạch sẽ.
* Hoạt động khác: Lao động đạt kết quả tốt 
-Các hoạt động tập thể tốt
+Tồn tại 
-Vẫn còn một số em hay nghỉ học như ...............................................................................
b/ Kế hoạch tuần 25
-Tổ 3 làm trực nhật lớp.
-Ôn chuẩn bị thi giữa học kỳ I
3/Củng cố dặn dò: 
-Những mặt mạnh của lớp cần phát huy
-Những mặt hạn chế cần khắc phục 

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 5 tuan 24(2).doc