Thiết kế bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Hợp Thanh B

Thiết kế bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Hợp Thanh B

I. YÊU CẦU

HS biết mọi người đều do bố, mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai?”

- HS: Sách giáo khoa, ảnh gia đình

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 156 trang Người đăng huong21 Lượt xem 559Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Hợp Thanh B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 1
BÀI 1: SỰ SINH SẢN
I. YÊU CẦU
HS biết mọi người đều do bố, mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình. 
II. CHUẨN BỊ
- 	GV: Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai?” 
- 	HS: Sách giáo khoa, ảnh gia đình 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu môn học
- Kiểm tra SGK, đồ dùng môn học. 
- Nêu yêu cầu môn học. 
2. Bài mới
* Hoạt động 1: Trò chơi: “Bé là con ai?”
- Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm 
Phương pháp: Trò chơi, học tập, đàm thoại, giảng giải, thảo luận 
- GV phát những tấm phiếu bằng giấy màu cho HS và yêu cầu mỗi cặp HS vẽ 1 em bé hay 1 bà mẹ, 1 ông bố của em bé đó. 
- HS thảo luận nhóm đôi để chọn 1 đặc điểm để vẽ, sao cho mọi người nhìn vào hai hình có thể nhận ra đó là hai mẹ con hoặc hai bố con à HS thực hành vẽ. 
- GV thu tất cả các phiếu đã vẽ hình lại, tráo đều để HS chơi. 
- Bước 1: GV phổ biến cách chơi. 
- HS lắng nghe 
Ÿ Mỗi HS được phát một phiếu, nếu HS nhận được phiếu có hình em bé, sẽ phải đi tìm bố hoặc mẹ của em bé. Ngược lại, ai có phiếu bố hoặc mẹ sẽ phải đi tìm con mình. 
Ÿ Ai tìm được bố hoặc mẹ mình nhanh nhất là thắng, những ai hết thời gian quy định vẫn chưa tìm thấy bố hoặc mẹ mình là thua. 
-Bước 2: GV tổ chức cho HS chơi 
- HS nhận phiếu, tham gia trò chơi
-Bước 3: Kết thúc trò chơi, tuyên dương đội thắng. 
- HS lắng nghe 
Ÿ GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: 
- Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các em bé? 
- Dựa vào những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. 
- Qua trò chơi, các em rút ra điều gì? 
- Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và đều có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. 
à GV chốt - ghi bảng: Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình . 
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK 
- Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm 
Phương pháp: Thảo luận, giảng giải, trực quan 
- Bước 1: GV hướng dẫn 
- HS lắng nghe 
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 trang 5 trong SGK và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình. 
- HS quan sát hình 1, 2, 3
- Đọc các trao đổi giữa các nhân vật trong hình. 
Ÿ Liên hệ đến gia đình mình 
- HS tự liên hệ 
- Bước 2: Làm việc theo cặp 
- HS làm việc theo hướng dẫn của GV 
- Bước 3: Báo cáo kết quả 
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
Ÿ Yêu cầu HS thảo luận để tìm ra ý nghĩa của sự sinh sản. 
- HS thảo luận theo 2 câu hỏi, trả lời: 
Ÿ Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ ?
Ÿ Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản? 
- GV chốt ý và ghi: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau .
- HS nhắc lại 
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Hoạt động nhóm, lớp 
- Nêu lại nội dung bài học. 
- HS nêu 
- HS trưng bày tranh ảnh gia đình + giới thiệu cho các bạn biết một vài đặc điểm giống nhau giữa mình với bố, mẹ hoặc các thành viên khác trong gia đình. 
- GV đánh giá và liên hệ giáo dục. 
3. Tổng kết - dặn dò
- Chuẩn bị: Nam hay nữ? 
-Lắng nghe
- Nhận xét tiết học 
TUẦN: 1
BÀI 2: NAM HAY NỮ ?
I. YÊU CẦU
- 	HS nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam, nữ
II. CHUẨN BỊ
- 	GV: Hình vẽ trong sách giáo khoa, các tấm phiếu trắng
- 	HS: Sách giáo khoa 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
Hát 
2. Bài cũ
- Nêu ý nghĩa về sự sinh sản ở người ?
- HS trả lời: Nhờ có khả năng sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau .
- GV treo ảnh và yêu cầu HS nêu đặc điểm giống nhau giữa đứa trẻ với bố mẹ. Em rút ra được gì ?
- HS nêu điểm giống nhau
- Tất cả mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và đều có những đặc điểm giống với bố mẹ mình
Ÿ Giáo viện cho HS nhận xét, GV cho điểm, nhận xét 
- HS lắng nghe
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
- Hoạt động nhóm, lớp 
Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, giảng giải
Ÿ Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình ở trang 6 SGK và trả lời các câu hỏi 1,2,3
- 2 HS cạnh nhau cùng quan sát các hình ở trang 6 SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi 
- Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa bạn trai và bạn gái ?
- Khi một em bé mới sinh dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái ?
Ÿ Bước 2: Hoạt động cả lớp
- Đại diện nhóm lên trình bày
GV chốt: Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. Khi còn nhỏ, bé trai, bé gái chưa có sự khác biệt rõ rệt về ngoại hình ngoài cấu tạo của cơ quan sinh dục 
* Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- Hoạt động nhóm, lớp 
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, thi đua 
Ÿ Bứơc 1:
- GV phát cho mỗi các tấm phiếu và hướng dẫn cách chơi 
- HS nhận phiếu
 Liệt kê vào các phiếu các đặc điểm: cấu tạo cơ thể, tính cách, nghề nghiệp của nữ và nam sao cho phù hợp: 
Những đặc điểm chỉ nữ có
Đặc điểm hoặc nghề nghiệp có cả ở nam và nữ
Những đặc điểm chỉ nam có
Ÿ Bước 2: Hoạt động cả lớp 
- GV yêu cầu đại diện nhóm báo cáo, trình bày kết quả
GV chốt lại:
Những đặc điểm chỉ nữ có
Đặc điểm hoặc nghề nghiệp có cả ở nam và nữ
Những đặc điểm chỉ nam có
 Mang thai, Cơ quan sinh dục tạo ra trứng, Cho con bú
- Kiên nhẫn 
- Thư kí 
- Giám đốc
- Chăm sóc con 
- Mạnh mẽ 
- Đá bóng
- Tự tin 
- Dịu dàng
-Trụ cột gia đình
- Làm bếp giỏi
Có râu, Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng
-HS làm việc theo nhóm, thảo luận và liệt kê các đặc điểm sau vào phiếu học tập:
- Mang thai 
- Kiên nhẫn 
- Thư kí 
- Giám đốc
- Chăm sóc con 
- Mạnh mẽ 
- Đá bóng
- Có râu 
- Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng
- Cơ quan sinh dục tạo ra trứng
- Cho con bú
- Tự tin 
- Dịu dàng
- Trụ cột gia đình
- Làm bếp giỏi
-Lần lượt từng nhóm giải thích cách sắp xếp
-Cả lớp cùng chất vấn và đánh giá
-GV đánh giá, kết luận và tuyên dương nhóm thắng cuộc
4-Củng cố - Dặn dò
-GV nhận xét đánh giá
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị tiết 2 
-HS đọc thông tin-trả lời câu hỏi trong SGK
TUẦN 2
BÀI 3: NAM HAY NỮ? (TT)
I. YÊU CẦU: 
- 	Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ
II. CHUẨN BỊ: 
- 	GV: Hình vẽ trong sách giáo khoa, các tấm phiếu 
- 	HS: Sách giáo khoa 
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 3: Thảo luận một số quan niệm xã hội về nam và nữ
Ÿ Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận
Bạn có đồng ý với những câu dưới đây không ? Hãy giải thích tại sao ?
Công việc nội trợ là của phụ nữ.
Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình 
Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật .
Trong gia đình, những yêu cầu hay cư xử của cha mẹ với con trai và con gái có khác nhau không và khác nhau như thế nào? Như vậy có hợp lí không ?
Liên hệ trong lớp mình có sự phân biệt đối xử giữa HS nam và HS nữ không ? Như vậy có hợp lí không ?
Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ ?
- Hai nhóm 1 câu hỏi
Ÿ Bước 2: Làm việc cả lớp
-Từng nhóm báo cáo kết quả 
-GV kết luận : Quan niệm xã hội về nam và nữ có thể thay đổi. Mỗi HS đều có thể góp phần tạo nên sự thay đổi này bằng cách bày tỏ suy nghĩ và thể hiện bằng hành động ngay từ trong gia đình, trong lớp học của mình .
* Hoạt động 4: Quan niệm của em về nam và nữ
Ÿ Bứơc 1:
- GV phát cho mỗi các tấm phiếu và hướng dẫn: Nêu các quan niệm của em về nam và nữ
-GV chốt lại: Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ, giúp nhau cùng tiến bộ 
- HS nhận phiếu, thực hiện
- Nhiều HS trình bày quan niệm của mình
-Lớp nhận xét, bổ sung
4. Củng cố - Dặn dò
- HS hoàn thành các bài tập trong Vở bài tập
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: “Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào ?”
TUẦN 2
BÀI 4: CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ?
I. Yêu cầu
HS biết cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của bố và trứng của người mẹ	 
II. Chuẩn bị
Các hình ảnh bài 4 SGK - Phiếu học tập 
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động
- Hát 
2. Bài cũ: Nam hay nữ ? ( tt)
- Nêu những đặc điểm chỉ có ở nam, chỉ có ở nữ? 
- Nam: có râu, có tinh trùng 
- Nữ: mang thai, sinh con 
- Nêu những đặc điểm hoặc nghề nghiệp có ở cả nam và nữ? 
- Dịu dàng, kiên nhẫn, khéo tay, y tá, thư kí, bán hàng, GV, chăm sóc con, mạnh mẽ, quyết đoán, chơi bóng đá, hiếu động, trụ cột gia đình, giám đốc, bác sĩ, kĩ sư... 
- Con trai đi học về thì được chơi, con gái đi học về thì trông em, giúp mẹ nấu cơm, em có đồng ý không? Vì sao? 
- Không đồng ý, vì như vậy là phân biệt đối xử giữa bạn nam và bạn nữ... 
Ÿ GV cho điểm và nhận xét. 
- HS nhận xét. 
3. Giới thiệu bài mới
“Cuộc sống của chúng ta được hình thành như thế nào?” 
-Lắng nghe
1 . Sự sống của con người bắt đầu từ đâu?
* Hoạt động 1: (Giảng giải )
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, quan sát 
* Bước 1: Đặt câu hỏi cho cả lớp ôn lại bài trước: 
- HS lắng nghe và trả lời. 
- Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi con người? 
- Cơ quan sinh dục. 
-Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì ? 
- Tạo ra tinh trùng. 
- Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì ? 
- Tạo ra trứng. 
* Bước 2: Giảng 
- HS lắng nghe. 
- Cơ thể người được hình thành từ một tế bào trứng của mẹ kết hợp với tinh trùng của bố. Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là thụ tinh. 
- Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử. 
- Hợp tử phát triển thành phôi rồi hình thành bào thai, sau khoảng 9 tháng trong bụng mẹ, em bé sinh ra 
2 . Sự thụ tinh và sự phát triển của thai nhi
* Hoạt động 2: (Làm việc với SGK)
- Hoạt động nhóm đôi, lớp 
* Bước 1: Hướng dẫn HS làm việc cá nhân
Yêu cầu HS quan sát các hình 1a, 1b, 1c, đọc kĩ phần chú thích, tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào?
- HS làm việc cá nhân, lên trình bày: 
Hình1a: Các tinh trùng gặp trứng
Hình1b: Một tinh trùng đã chui vào trứng. 
Hình1c: Trứng và tinh trùng kết hợp với nhau để tạo thành hợp tử. 
* Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát H .2 , 3, 4, 5 để tìm xem hình nào cho biết thai nhi được 6 tuần , 8 tuần , 3 tháng, khoảng 9 tháng 
- 2 bạn chỉ vào từng hình, nhận xét sự thay đổi của thai nhi ở các giai đoạn khác nhau. 
-Yêu cầu HS lên trình bày trước lớp. 
- Hình 2: Thai được khoảng 9 tháng, đã là một cơ thể người hoàn chỉnh.
- Hình 3: Thai 8 tuần, đã có hình dạng của đầu, mình, tay, chân nhưng chưa hoàn chỉnh. 
- Hình 4: Thai 3 tháng, đã có hình dạng của  ...  về sự thay đổi nhu cầu sử dụng diện tích đất. 
+ Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đất?
- GV kết luận:
+ Hình 1 và 2: con người sử dụng đất để làm ruộng, ngày nay phần đồng ruộng hai bên bờ sông được sử dụng làm đất ở, nhà cửa mọc lên san sát.
+ Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích đất trồng bị thu hẹp là do dân số tăng nhanh, cần nhiều diện tích đất ở hơn. Nhu cầu lập khu công nghiệp, nhu cầu độ thị hoá, cần phải mở thêm trường học, mở rộng giao thông, đường phố
 v Hoạt động 2: Thảo luận và liên hệ thực tế
- Yêu cầu HS thảo luận về:
+ Người nông dân ở địa phương bạn đã làm gì để tăng năng suất cây trồng? 
+ Tác hại của việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu
+ Tác hại của rác thải với môi trường đất
- GV kết luận: Việc sử dụng những chất hoá học làm cho môi trường đất bị ô nhiễm, suy thoái.Việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh gây nhiễm bẩn môi trường đất.
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: “Tác động của con người đến môi trường không khí và nước”.
- 2 HS trả lời
- Lớp nhận xét
- Nhóm quan sát các tranh thảo luận nội dung, ý nghĩa từng tranh kết hợp trả lời các câu hỏi.
- Các nhóm khác bổ sung
- HS nhắc lại nội dung chính của bài
Khoa häc
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN
MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC
I. Yêu cầu
- Nêu được những nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí và nước bị ô nhiễm
- Nêu tác hại của việc ô nhiễm môi trường
IICác kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
Kỹ năng phân tích, xử lý các thông tin và kinh nghiệm bản thân để nhận ra những nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.
- Kỹ năng phê phán, bình luận phù hợp khi thấy tình huống môi trường không khí và nước bị hủy hoại.
- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm với bản thân và tuyên truyền với người thân, cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường không khí và nước.
III. Chuẩn bị
	- Bài giảng điện tử
IV. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1-Ổn định 
2-Kiểm tra bài cũ
- Câu hỏi:
+ Nêu những nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá.
+ Nêu tác hại của việc phá rừng
- GV nhận xét, đánh giá
3-Bài mới
v	Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí và nước bị ô nhiễm
- GV nêu câu hỏi: Em có biết nguyên nhân làm không khí và nguồn nước bị ô nhiễm?
- Trình chiếu 1 đoạn phim chủ đề tác động của con người đến môi trường, yêu cầu HS xem phim và nêu cảm nghĩ về đoạn phim đồng thời trả lời câu hỏi đầu bài.
- GV chốt lại nội dung:
	¨	Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, do sự hoạt động của nhà máy và các phương tiện giao thông.
	¨	Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước:
+ Nước thải từ các thành phố, nhà máy và đồng ruộng bị phun thuốc trừ sâu.
+ Sự đi lại của tàu thuyền trên sông biển, thải ra khí độc, dầu nhớt,
GV cho HS xem các hình ảnh kèm theo câu đố:
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu những con tàu lớn bị đắm hoặc những đường dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ?
+ Tại sao một số cây trong hình bị trụi lá?
+ Bức tranh trên thể hiện điều gì? 
- GV kết luận: Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và nước. Đặc biệt là sự phát triển của các ngành công nghiệp sản xuất, khai thác tài nguyên và sự thiếu ý thức bảo vệ môi trường của con người. Giữa ô nhiễm môi trường không khí với ô nhiễm môi trường đất và nước có mối liên quan chặt chẽ.
v Hoạt động 2: Thảo luận về tác hại của việc ô nhiễm môi trường
GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
+ Liên hệ những việc làm của người dân ở địa phương em gây ô nhiễm môi trường không khí và nước.
+ Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
GV tổng kết các đáp án:
+ Một số thói quen sản xuất, sinh hoạt của người dân địa phương gây ô nhiễm môi trường là: khí thải từ hoạt động sản xuất, đun nấu, vứt rác bừa bãi, để nước thải sinh hoạt chảy trực tiếp ra môi trường
+ Những việc làm trên gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của động vật, thực vật và con người.
4-Củng cố - dặn dò
GV tổng kết lại nội dung bài học, giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường.
Chuẩn bị bài tiết học sau: “Một số biện pháp bảo vệ môi trường”.
- 2 HS trả lời
- Lớp nhận xét, bổ sung
3-4 HS nêu cảm nghĩ sau khi xem phim.
HS trình bày nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và nước.
HS trả lời.
- Cả lớp nhận xét, góp ý
- HS thảo luận nhóm 4, ghi các đáp án vào phiếu thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS nêu lại nội dung chính bài học.
Khoa häc
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Yêu cầu
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường
- Thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường
IICác kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
 - Kỹ năng tự nhận thức về vai trò của bản thân, mỗi người trong việc bảo vệ môi trường.
 - Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm với bản thân và tuyên truyền tới người thân, cộng đồng có những hành vi ứng xử phù hợp với môi trường đất rừng, không khí và nước.
III. Chuẩn bị
	- Hình vẽ trong SGK trang 140, 141, sưu tầm những hình ảnh, thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường. 
IV. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
-Câu hỏi: Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
-GV nhận xét, đánh giá
3. Bài mới
v	Hoạt động 1: Làm việc với SGK
Mỗi hình, GV gọi HS trình bày.
- GV nhận xét, nêu các đáp án: Hình 1 - b ; Hình 2 - a; Hình 3 - e ; Hình 4 - c ; Hình 5 - d.
v Hoạt động 2: Thảo luận các biện pháp bảo vệ môi trường
- GV chốt lại: Có nhiều biện pháp bảo vệ môi trường: trồng cây xanh, trồng rừng, giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ, xử lý khí thải, rác thải công nghiệp,
v Hoạt động 3: Làm việc với phiếu học tập
- GV phát phiếu học tập yêu cầu các nhóm thảo xem mỗi biện pháp bảo vệ môi trường sau đây ứng cới khả năng thực hiện ở cấp độ nào
- GV nhận xét, kết luận:
 Các biện pháp bảo vệ môi trường
Ai thực hiện
Quốc gia
Cộng đồng
Gia đình
- Mọi người trong đó có chúng ta phải luôn có ý thức giữ vệ sinh và thường xuyên dọn vệ sinh cho môi trường sạch sẽ.
x
x
- Ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có nước ta đã có luật bảo vệ rừng, khuyến khích trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc.
x
- Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện nghiêm ngặt việc xử lí nước thải bằng cách để nước bẩn chảy vào hệ thống cống thoát nước rồi đưa vào bộ phận xử lí nước thải. Sau đó, chất thải được đưa ra ngoài biển khơi hoặc chôn xuống đất.
x
x
- GV kết luận: Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của một quốc gia nào, đó là nhiệm vụ chung của mọi người trên thế giới. 
4. Củng cố - dặn dò
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: “Ôn tập môi trường và tài nguyên”
HS trả lời câu hỏi
- Lớp nhận xét
HS làm việc cá nhân, quan sát các hình, đọc ghi chú tìm xem mỗi ghi chú thích hợp với hình nào.
- HS thảo luận nhóm 4 ghi các biện pháp bảo vệ môi trường vào bảng nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS làm việc nhóm 4 theo yêu cầu của GV
- Các nhóm ghi kết quả vào phiếu học tập, lần lượt báo cáo kết quả
- HS nhắc lại nội dung chính của bài
Khoa häc
 ÔN TẬP : MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. Yêu cầu
Ôn tập kiến thức về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và một số biện pháp bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị
 Các bài tập trang 142, 143/ SGK, phiếu học tập.
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
-Câu hỏi: Em hãy nêu các biện pháp bảo vệ môi trường
-GV nhận xét, đánh giá
3. Bài mới
v	Hoạt động 1: Trò chơi ô chữ
GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 3 em, phổ biến luật chơi: Tìm các chữ cái cho các ô trống để khi ghép lại phù hợp với từng nội dung của ô chữ.
GV treo ô chữ phóng to, lần lượt đọc thông tin từng dòng hàng ngang mà các đội chọn.
+ Dòng 1: Tính chất của đất đã bị xói mòn. (BẠC MÀU)
+ Dòng 2: Đồi cây đã bị đốn hoặc đốt trụi. (ĐỒI TRỌC)
+ Dòng 3: Là môi trường sống của nhiều động vật hoang dã quý hiếm, khi bị tàn phá sẽ làm khí hậu bị thay đổi. (RỪNG)
+ Dòng 4: Của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người sử dụng. (TÀI NGUYÊN)
+ Dòng 5: Hậu quả mà rừng phải chịu do đốt rừng làm nương rẫy (BỊ TÀN PHÁ)
+ Cột xanh: Một loài bọ chuyên ăn các loại rệp cây
(BỌ RÙA)
v	Hoạt động 2: Làm phiếu học tập
- Yêu cầu HS làm bài tập cá nhân SGK/143
- Gọi HS đọc câu hỏi và nêu đáp án đúng
- GV chốt lại các đáp án: 1-b	 2-c	 3-d	4-c
4. Củng cố-Dặn dò
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị: Kiểm tra học kỳ
- HS trả lời
- Lớp nhận xét
- 2 đội xếp hàng trước bảng
Mỗi đội cử đại diện chọn hàng ngang của ô chữ và trả lời câu hỏi tương ứng. 
Đội nào có nhiều câu trả lời đúng là đội thắng cuộc
HS làm bài tập trắc nghiệm trong 3 phút
- HS trình bày đáp án
- HS nêu lại nội dung đã ôn tập
Khoa häc
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
I. Yêu cầu:
Ôn tập về:
- Sự sinh sản của động vật, bảo vệ môi trường đất, môi trường rừng.
- Sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Vận dụng một số kiến thức về sự sinh sản của động vật đẻ trứng trong việc tiêu diệt những con vật có hại cho sức khỏe con người.
- Nêu được một số nguồn năng lượng sạch.
II. Chuẩn bị:
Các bài tập trang 144, 145, 146 / SGK 
III. Các hoạt động
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định 
2. Ôn tập
v	Hoạt động 1: Trò chơi ô chữ
GV chia lớp thành 4 đội, mỗi đội 5 em, phổ biến luật chơi: bốc thăm và trả lời câu hỏi các bài tập1, 2, 3, 4, 5, 8 trang 144, 145, 146 / SGK (GV chia nhỏ các hình ảnh, câu hỏi cho từng phiếu thăm)
- Đáp án:
Câu 1
- Gián đẻ trứng vào tủ, bướm đẻ trứng vào cây bắp cải, ếch đẻ trứng dưới ao hồ, muỗi đẻ trứng vào chum, vại đựng nước, chim đẻ trứng vào tổ trên cành cây.
- Để diệt trừ gián và muỗi ngay từ trứng hoặc ấu trùng của nó cần giữ vệ sinh sạch sẽ nhà ở, chum, vại đựng nước cần có nắp đậy.
Câu 2
a) Nhộng
b) Trứng
c) Sâu
Câu 3: g) Lợn
Câu 4: 1-c, 2-a, 3-b
Câu 5: Ý kiến b)
Câu 8: d) Năng lượng từ than đá, xăng, dầu, khí đốt
v	Hoạt động 2: Làm phiếu học tập
- Yêu cầu HS làm bài tập 6, 7, 9 SGK trang 46, 147.
- Gọi HS đọc câu hỏi và nêu đáp án đúng
- GV chốt lại các đáp án
Câu 6: Đất ở nơi đó sẽ bị xói mòn, bạc màu
Câu 7: Khi rừng ở đầu nguồn bị phá hủy, không còn cây cối giữ nước, nước thoát nhanh gây lũ lụt
Câu 9: Năng lượng sạch hiện đang được sử dụng ở nước ta là năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước chảy.
3. Củng cố-Dặn dò
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị: Kiểm tra học kỳ
Mỗi đội cử đại diện lên bốc thăm và trả lời câu hỏi tương ứng. 
Đội nào có nhiều câu trả lời đúng là đội thắng cuộc
HS làm bài tập 
- HS trình bày đáp án
- HS nêu lại nội dung đã ôn tập

Tài liệu đính kèm:

  • docKHOA HOC LOP 5.doc