Thiết kế bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 6, 7 - Trường tiểu học Long Hải

Thiết kế bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 6, 7 - Trường tiểu học Long Hải

I . MỤC TIÊU BÀI HỌC :

 Biết được một số biểu hiện cơ bản của người có ý chí.

Biết được người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống .

Cảm phụ và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình xã hội .

-Thái độ : Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình ,cho xã hội .

II . CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :

- Kỹ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm, những hành vi thiếu ý chí trong học tập và trong cuộc sống).

- Kỹ năng đạt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập.

 

doc 70 trang Người đăng huong21 Lượt xem 349Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 6, 7 - Trường tiểu học Long Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 1 tháng 10 năm 2012
 Đạo đức 
	CÓ CHÍ THÌ NÊN ( Tiết 1 )
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 Biết được một số biểu hiện cơ bản của người có ý chí.
Biết được người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống .
Cảm phụ và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình xã hội .
-Thái độ : Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình ,cho xã hội .
II . CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI : 
- Kỹ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm, những hành vi thiếu ý chí trong học tập và trong cuộc sống).
- Kỹ năng đạt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập. 
- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
 III . CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :
Thảo luận nhóm.
Làm việc cá nhân.
Trình bày 1 phút.
IV . PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
 -GV: Thẻ màu dùng cho HĐ 3, tiết 1
-HS : Một vài mẫu chuyện về những tấm gương vượt khó .
 V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Hoạt động của GV
Tg
Hoạt động của HS
1 -Ổn định : Hát 
2 Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS nêu
- Những việc làm nào là biểu hiện nào của người sống không có trách nhiệm (TB)
- Những việc làm nào là biểu hiện nào của người sống có trách nhiệm?(HSK)
GV cùng cả lớp nhận xét
3 -Bài mới:
a. Khám phá:Để giúp các em biết trong cuộc sống ,con người thường phải đối mặt với những khó khăn , thử thách . Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy , thì sẽ có thể vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống .
b. Kết nối :
Hoạt động1:
c. Thực hành :
HS tìm hiểu thông tin về tầm gương vượt khó Trần Bảo Đông
* Mục tiêu : HS biết được hoàn cảnh và những biểu hiện vượt khó của Trần Bảo Đông .
*Cách tiến hành :-Cho HS đọc thông tin về Trần Bảo Đông SGK.
-Cho HS thảo luận cả lớp theo câu hỏi 1,2,3 SGK.
-Cho HS trả lời.
-Cho cả lớp nhận xét ,bổ sung.
*GD kỹ năng sống :Dù gặp phải hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng nếu có quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lí thì vẫn có thể vừa học tốt ,vừa giúp được gia đình .
Hoạt động2:Xử lí tình huống .
* Mục tiêu :HS chọn được cách giải quyết tích cực nhất , thể hiện ý chí vựot lên khó khăn trong các tình huống.
*Cách tiến hành :GV chia lớp thành các nhóm và giao cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống (SGV).
Nhóm 1.2.3:Tình huống 1.
Nhóm4.5.6: Tình huống 2.
-Cho đại diện nhóm lên trình bày .
-Cho cả lớp nhận xét, bổ sung.
* Kết luận:Trong những tình huống như trên , người ta có thể tuyệt vọng , chán nản ,bỏ học  Biết vượt mọi khó khăn để sống và tiếp tục học tâp mới là người có chí .
Hoạt động3:Làm bài tập 1,2 SGK .
*Mục tiêu :HS phân biệt được những biểu hiện của ý chí vượt khó và những ý kiến phù hợp với nội dung bài học .
* Cách tiến hành :
-Cho HS thảo luận theo nhóm đôi .
-GV lần lượt nêu từng trường hợp , cho HS giơ thẻ màu .
-GV kết luận : a,b,d là những trường hợp đúng.
-Cho HS tiếp tục làm bài tập 2 theo cách trên .
*GV kết luận chung : Các em đã phân biệt rõ đâu là biểu hiện của người có ý chí .Những biểu hiện đó được thể hiện trong cả việc nhỏ và việc lớn , trong cả học tập và đời sống .
-GV cho HS đọc phần ghi nhớ.
4. Củng cố, dặn dò :
-Trước những khó khăn chúng ta nên làm gì ?
GDHS vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống
-Sưu tầm vài mẫu chuyện về những HS “có chí thì nên .
-Chuẩn bị hôm sau thực hành.
-GV nhận xét tiết học
1’
3’
1’
9’
8’
10’
3’
-HS nêu
-Cả lớp nhận xét
-Lắng nghe
-Cả lớp đọc thầm SGK.
-Cả lớp thảo luận .
-HS lần lượt trả lời.
-Cả lớp nhận xét ,bổ sung.
-HS lắng nghe .
-HS thảo luân nhóm .
-Đại diện nhóm trình bày.
-Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe . 
- HS thảo luận theo nhóm đôi 
- HS giơ thẻ màu.
- HS lắng nghe.
- HS tiếp tục làm bài tập 2.
- HS lắng nghe.
- HS đọc phần ghi nhớ.
-HS trả lời 
-Lắng nghe
 Tập đọc
	Tiết 9	MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
 	 Theo Hồng Thuý.
 I.- Mục tiêu:
 	 Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện xúc cảm về tình bạn , tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn .
Hiểu diễn biến của câu chuyện và ý nghĩa của bài : tình hữu nghị của một chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
 Giáo dục :HS tinh thần đoàn kết , hữu nghị ,bình đẳng với nhân dân các nước .
II.- Đồ dùng dạy học:
GV:Tranh minh hoạ SGK (phóng to ) .Bảng phụ viết đoạn luyện đọc 
-HS:SGK
III.- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Tg
Hoạt động của học sinh
1) Ổn định : Kiểm tra đồ dùng học tập SGK
-2)Kiểm tra bài cũ :
Gọi lần lượt 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Bài ca về trái đất “ và trả lời câu hỏi.
-Em hiểu 2 câu thơ cuối của khổ thơ 2 ý nói gì ? (HSK)
-Nêu nội dung bài thơ ? (HSTB)
- GVnhận xét chung và cho điểm.
 3-Bài mới:
 - Giới thiệu bài: . Khi chiến tranh kết thúc , chúng ta bắt tay vào xây dựng đất nước , được sự giúp đỡ thật tận tình của bè bạn năm châu , tình tương ái đó được thể hiện qua bài “Một chuyên gia máy xúc “.
 a-Luyện đọc:
 GV chia đoạn cho 4 HS đọc nối tiếp ( 2 lượt )
- Gọi 4 HS đọc đoạn nối tiếp và luyện đọc từ ngữ khó : loãng ,rải , sừng sững , A- lếch – xây.
-Cho HS đọc đoạn nối tiếp và đọc chú giải và giải nghiã từ SGK
-Gọi 1 HSK đọc toàn bài
 - GV đọc mẫu toàn bài.
 b- Tìm hiểu bài:
 - Cho HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời
 + Anh Thuỷ gặp A-lếch xây ở đâu ? ( HSTB)
GV: A-lếch-xây là một người Nga (Liên Xô trước đây) nhân dân Liên xô luôn kề vai sát cánh với Việt Nam, giúp đỡ Việt Nam rất nhiều.
 - Tìm những chi tiết miêu tả dáng vẻ của A-lếch –xây ?
 ( HSK)
- Vì sao A- lếch- xây khiến anh Thuỷ đặc biệt chú ý ?
 (HSG)
Ý:Tả hình dáng A-lếch-xây.
-Cho HS đọc thầm đoạn 2.
 - Cuộc gặp gỡ giữa anh Thuỷ với A- lếch – xây diễn ra như thế nào ? (HSTB)
-Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao? (HSK)
Ý:Tình cảm chân thành của anh Thuỷ và A- lếch – xây.
Yêu cầu HS đăt câu hỏi cho bạn trả lời
-Nhìn vào tranh vẽ SGK ,bạn hãy cho biết anh Thuỷ và anh A – lếch –xây đang làm gì ? Cuộc tiếp xúc của họ thể hiện điều gì ? 
c- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
 -Cho HS đọc tiếp nối 4 đoạn 
GV treo bảng phụ ghi sẵn đoạn 4 
GV đọc mẫu 
-Hỏi : Đoạn này đọc với giọng như thế nào ? 
Gọi 3 HS đọc diễn cảm đoạn 4 
-Cho HS thi đọc diễn cảm.
 GV cùng cả lớp nhận xét
4 -Củng cố,dặn dò
Bài văn ca ngợi điều gì? (HSK)
Giáo dục :HS tinh thần đoàn kết , hữu nghị ,bình đẳng với nhân dân các nước .
-GV nhận xét tiết học .-Về nhà tiếp tục luyện đọc . Chuẩn bị đọc trước bài “Ê – mi – li , con”
1’
 4’
32’
1’
11’
10’
10’
3’
-HS đọc bài và trả lời
mỗi loại hoa có vẻ đẹp riêng nhưng loại hoa nào cũng quí cũng thơm như mọi người trên thế giới dù khác nhau màu da nhưng đều có quyền bình đẳng ,đều đáng quí đáng yêu 
- HS trả lời
- HS cả lớp theo dõi,nhận xét.
HS xem tranh và mô tả
-Lắng nghe
-4 HS đọc đoạn nối tiếp và luyện đọc từ ngữ khó : loãng, rải, sừng sững, A- lếch – xây.
- 4HS đọc đoạn nối tiếp và đọc chú giải và giải nghiã từ SGK
-HSK đọc
- HS lắng nghe
 -Đọc thầm và trả lời
- Anh Thuỷ gặp A-lếch- xây tại một công trường xây dựng trên đất nước Việt Nam
- Vóc người cao lớn. Mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng. Thân hình chắc, khoẻ. Khuôn mặt to.
- Người ngoại quốc này có vóc dáng cao lớn, đặc biệt. Có vẻ mặt chất phác của người lao động.
-Đọc thầm và thảo luận theo nhóm
 - A-lếch-xây nhìn tôi bằng đôi mắt màu xanh.
- HS thảo luận nhóm đôi 
- HS tiếp nối nhau phát biểu
-.bắt tay nhau .cuộc tiếp xúc của họ thể hiện tình bạn thắm thiết ,tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới .
-4HS đọc tiếp nối 4 đoạn và nêu 
cách đọc
-HS lắng nghe
-Giọng thân mật hồ hởi thể hiện giọng của từng nhân vật 
-3 HS đọc ,lớp nhận xét 
- 2 HS thi đọc diễn cảm
- Bài văn ca ngợi vẻ đẹp của tình hữu nghị, của sự hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.
 -Lắng nghe
Toán
 Tiết 21 ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I– Mục tiêu : Giúp HS:
 Biết tên gọi ,kí hiệu và quan hệ các đơn vị đo độ dài thông dụng.
Chuyển đổi các đơn vị đo độ dài. Giải các BT có liên quan đến đơn vị đo độ dài.
 - Giáo dục HS tính sáng tạo, nhanh nhẹn .
II- Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : SGK.Bảng phụ ,bảng nhóm.
 2 – HS : SGK,VBT,
IIICác hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Tg
Hoạt động học sinh
1 - Ổn định lớp : 
2)Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 (HSTB)
-Nêu cách giải dạng toán : Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ của 2 số đó .
-Gọi 1 HS lên bảng giải bài 3
- Nhận xét,sửa chữa .
3-Bài mới : 
 -Giới thiệu bài : Ôn tập bảng đơn vị đo đọ dài 
-Hoạt động 
 Bài 1 : a- Viết cho đầy đủ bảng đơn vị đo độ dài sau .
GV đưa bảng phụ (kẽ sẵn bảng câu a 
- Yêu cầu HS điền các đơn vị đo độ dài vào bảng .
- b) Nhận xét về quan hệ giữa 2 đơn vị đo độ dài liền nhau và cho ví dụ .
Bài 2 : Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm .
- Chia lớp làm 3 nhóm , mỗi nhóm thảo luận 1 câu .
- Đại diện nhóm trình bày 
- Nhận xét sửa chữa .
Bài 3 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
- GV phát bảng nhóm để HS làm bài tập ,cho HS làm cá nhân .
- Hướng dẫn HS nhận xét.
Bài 4 : Gọi 1 HSG lên bảng giải ,cả lớp làm vào VBT .
- GV cùng cả lớp nhận xét sửa chữa .
4- Củng cố,dặn dò:
- Nêu tên các đơn vị đo độ dài theo thứ tự lớn đến bé và ngược lại (HSY,TB)
- Nêu mối liên hệ giữa 2 đơn vị đo độ dài liền nhau .
 - Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau :ôn tập : Bảng đơn vị đo khối lượng 
1’
3’
33
1’
8’
7’
8’
9’
3’
 Hát
-HS nêu .
1 HS lên bảng giải bài 3
- HS nghe .
-HS lần lượt điền vào bảng đơn vị 
Lớn hơn mét
Mét
Bé hơn mét
km
hm
dam
m
dm
cm
mm
1km
10hm
1hm
10dam
1/10km
1dam
=10m
1/10hm
1m
=10cm
1/10dam
1dm
10cm
1/10m
1cm
10mm
1/10dam
1mm
1/10cm
- Hai đơn vị đo độ dài liền nhau : Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé , đơn vị bé bằng 1/10 đơn vị lớn 
Vdụ : 1 m = 10 dm .
 = dam.
- Các nhóm thảo luận .
- Đại diện nhóm trình bày Kquả .
- 3 HS làm bài trên bảng nhóm và trình bày kết quả
- Cả lớp nhận xét
- HS làm bài .
1 HSG lên bảng giải ,cả lớp làm vào VBT .
Bài giải
a) Đường sắt từ Đà Nẵng đến TPHCM dài là : 
 791 + 144 = 935 (km) .
b) Đường sắt từ Hà Nội đến TPHCM dài là : 
 791 + 935 = 1726 (km) .
 ĐS : a) 935 km.
 b) 1726 km.
- km,hm,dam,m,dm,cm,mm
- mm,cm,dm,m,dam,hm,km
-HS trả lời
HS lắng nghe
Lịch sử
Tiết 5	PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
 I- Mục tiêu : 
Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỉ XX .
Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho ... I . CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI : 
- Kĩ năng sử lí và tổng hợp thông tin để biết những dấu hiệu, tác nhân và con đường lây nhiễm bệnh sốt rét.
- Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm tiêu diệt tác nhân gây bệnh và phòng tránh bệnh sốt rét
III . CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :
Động não lập sơ đồ tư duy
Thực hành
Trò chơi
IV . PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
 1 – GV :.Thông tin & hình trang 26, 27 SGK .
 2 – HS : SGK.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Hoạt động giáo viên
TG
Hoạt động học sinh
1 – Ổn định lớp : 
2 – Kiểm tra bài cũ : “ Dùng thuốc an toàn “ 
 -Hỏi:Các em dùng thuốc trong trường hợp nào?
 - Nhận xét, KTBC
3 – Bài mới :
 – Khám phá : “ Phòng bệnh sốt rét “
 – Hoạt động : 
Kết nối:
 a) Hoạt động 1 : - Làm việc với SGK.
 @Mục tiêu:_HS nhận biết được một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét .
 _ HS nêu được tác nhân đường lây truyền của bệnh sốt rét . 
 @Cách tiến hành:
 _Bước 1:Tổ chức và hướng dẫn.
 GV chia nhóm &giao nhiệm vụ cho các nhóm . -Quan sát và đọc lời thoại của các nhân vật trong các hình 1,2 Tr. 26 SGK.
 Trả lời các câu hỏi:
 -Nêu một số dấu hiệu chính cuả bệnh sốt rét ?
-Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
 -Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào?
 _Bước 2:Làm việc theo nhóm.
 _ Bước 3:Làm việc cả lớp.
 GV nhận xét.
 @ Kết luận: Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng gây ra.Bệnh sốt rét đã có thuốc chữa và thuốc phòng.
 b) Hoạt động 2 :.Quan sát và thảo luận.
 Mục tiêu: Giúp HS : 
 _ Biết làm cho nhà ở & nơi ngủ không có muỗi .
 _ Biết tự bảo vệ mình & những người trong gia đình bằng cách ngủ màn ( đặc biệt màn đã được phòng chất diệt muỗi ) , mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối .
 _ Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản & đốt người .
* GD kĩ năng sống: Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm tiêu diệt tác nhân gây bệnh và phòng tránh bệnh sốt rét
 @Cách tiến hành:
 Bước 1:Thảo luận nhóm.
 GV viết sẵn các câu hỏi, các phiếu & phát cho các nhóm để nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận.
 Bước 2:Thảo luận cả lớp.
GVyêu cầu đại diện của mỗi nhómtrả lời một câu.
 GV nhận xét bổ sung . 
 +Nêu cách phòng bệnh sốt rét.
 Kết luận:. Cách phòng bệnh sốt rét tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh,diệt muỗi,bọ gậy và tránh để muỗi đốt.
4. Củng cố, dặn dò :
Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết Tr.27 SGK.
 - Nhận xét tiết học .
 -Bài sau:”Phòng bệnh sốt xuất huyết”.
1’
4’
27’
1’
13’
13’
3’
- Hát 
-HS trả lời.
- HS nghe
- HS nghe
-Quan sát và đọc lời thoại của các nhân vật trong các hình 1,2 Tr. 26 SGK.
- HS nghe .
-Các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo hướng dẫn trên
-Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình
-Các nhóm khác bổ sung
-HS lắng nghe.
-HS nhận phiếu học tập.
-Đại diện của mỗi nhóm trả lời một câu HS khác nhận xét.
-Cách phòng bệnh sốt rét tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh,diệt muỗi,bọ gậy và tránh để muỗi đốt.
-2HS đọc
-HS lắng nghe.
Xem bài trước.
Kĩ thuật 
CHUẨN BỊ NẤU ĂN 
 I.- Mục tiêu: HS cần phải:
-Nêu được những công việc chuẩn bị nấu ăn.
-Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn có thể sơ chế được một số thực phẩm đơn giản,thông thường phù hợp với gia đình .
Biết liên hệ với việc chuẩn bị nấu ăn ở gia đình 
 II.- Đồ dùng dạy học:
-GV :Tranh, ảnh một số loại thực phẩm thông thường, bao gồm một số loại rau xanh, củ, quả, thịt, trứng, cá,Một số loại rau xanh, củ, quả còn tươi.Dao thái, dao gọt.
-HS :SGK
III.- Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của giáo viên
T/g
Hoạt động của học sinh
1) Ổn định : KT dụng cụ HS
2) Kiểm tra bài cũ : kiểm tra 2 HS.
- Muốn thực hiện công việc nấu ăn cần phải làm gì? Khi sử dụng dụng cụ nấu ăn và ăn uống ta cần chú ý những gì? 
-GV nhận xét, đánh giá
3) Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
Tiết học hôm nay giúp các em biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn để giúp đỡ gia đình.
b) Giảng bài:
Hoạt động1: Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
-Cho HS đọc nội dung 1 ở sách giáo khoa.
+ Em hãy nêu tên các chất dinh dưỡng cần cho con người
+ Các em hãy nêu tên các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn.
GV tóm tắc nội dung HĐ1
Hoạt động2:Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
a.Tìm hiểu cách chọn thực phẩm:
-GV hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 và quan sát hình 1 (SGK) để trả lời câu hỏi về:
+Mục đích, yêu cầu của việc chọn thực phẩm dùng cho bữa ăn.
+Cách chọn thực phẩm nhằm đảm bảo đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn.
b.Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm:
-Cho HS đọc nội dung mục 2 SGK.
+ Em hãy nêu những công việc thường làm trước khi nấu một món ăn.
GV tóm tắt: trước khi chế biến một món ăn, ta thường thực hiện các công việc loại bỏ những phần không ăn được của thực phẩm và làm sạch thực phẩm.
Hoạt động3:Đánh giá kết quả học tập 
Gọi HS trả lời câu hỏi cuối bài.
+ Em hãy nêu các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn?
_ Khi tham gia giúp gia đình chuẩn bị nấu ăn, em đã làm những công việc gì và làm như thế nào.
Ví dụ:
1.Em hãy đánh dấu x vào ở thực phẩm nên chọn cho bữa ăn gia đình:
+rau tươi, non, đảm bảo sạch, an toàn và không bị héo úa, giập nát. 
+Rau tươi, có nhiều lá sâu.
+Cá tươi (còn sống)
+Tôm đã bị rụng đầu.
+Thịt lợn có màu hồng (ở phần nạc), không có mùi ôi.
2.Em hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B cho đúng cách sơ chế một số loại thực phẩm thông thường:
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. 
4) Củng cố ,dặn dò:
-Khi chuẩn bị nấu ăn cần chọn thực phẩm và sơ chế thực phẩm nhằm để làm gì. (KG) 
-GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS và khen ngợi những cá nhân, nhóm có kết quả học tốt.
-Về nhà đọc trước bài “Nấu cơm” và tìm hiểu cách nấu cơm ở gia đình.
4’
1’
8’
10’
9’
3’
 -Nghe bạn nêu và nhận xét
-Các chất dinh dưỡng như: rau, củ, quả, thịt, trứng, tôm, cá
- Trước khi tiến hành nấu ăn cần tiến hành các công việc chuẩn bị như chọn thực phẩm, sơ chế thực phẩm,  nhằm có được những thực phẩm tươi , ngon, sạch dùng để chế biến các món ăn đã dự định
HS dựa vào mục 1 trả lời câu hỏi.
Như: luộc rau muống, nấu canh rau ngót, rang tôm, kho thịt
-Khi chuẩn bị nấu ăn cần chọn thực phẩm và sơ chế thực phẩm nhằm đảm bảo cho bữa ăn đủ lượng, đủ chất, hợp vệ sinh và phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình
- Cần chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu
-HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình .
-HS báo cáo kết quả tự đánh giá.
Khi chuẩn bị nấu ăn cần chọn thực phẩm và sơ chế thực phẩm nhằm để làm gì.
Toán :
	Tiết 30:	LUYỆN TẬP CHUNG
I– Mục tiêu :
 Biết tính diện tích các hình đã học.
Giải bài toán có liên quan đến diện tích.
GD HS tính cẩn thận ham thích học toán 
IIĐồ dùng dạy học :
 1 – GV : Bảng phụ.
 2 – HS : VBT.
IIICác hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TG
Hoạt động học sinh
1– Ổn định lớp : 
2– Kiểm tra bài cũ :
Gọi HS làm bài 2 
 - Nhận xét,sửa chữa .
3 – Bài mới : 
 a– Giới thiệu bài : Luyện tập chung
 b– Hướng dẫn : 
Bài 1 : Nêu yêu cầu bài tập .
- Gọi 2 HS lên bảng ,cả lớp làm vào VBT .
- Nhận xét,sửa chữa ( Cho HS nhắc cách so sánh 2 phân số có cùng mẫu số ).
Bài 2 : Tính : 
- Cho HS tự làm bài vào VBT rồi đổi chéo kiểm tra.
- Nhận xét,sửa chữa .
Bài 3 : Gọi 1 HS đọc đề bài toán .
- Gọi 1 HS lê n bảng ,cả lớp làm vào VBT .
- Bài toán thuộc dạng nào ? (HSTB)
- Muốn tìm phân số của 1 số ta làm thế nào 
- Nhận xét ,sửa chữa .
Bài 4 : Gọi 1 HS đọc bài toán rồi tóm tắt .
- Gọi 2 HS lên bảng làm trên bảng phụ ,cả lớp làm vào vở .
- GV chấm 1 số bài .
- Bài toán thuộc dạng nào ?(TB)
- Nêu cách giải dạng toán tìm 2 số biết hiệu và tỉ của 2 số đó .(KG)
- Nhận xét,sửa chữa .
4– Củng cố,dặn dò :
-Muốn tìm 1 phân số của 1 số ta làm thế nào ?(Y,TB)
-Nêu cách giải dạng toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.(KG)
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau :Luyện tập chung .
1/
3’
30’
1’
10’
5’
8’
10’
2’
- Hát .
HS làm bài 2 
- HS nghe .
- Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn .
- HS làm bài .
a) ; ; ; .
b) ; ; ; .
- HS làm bài .
- HS đọc đề .
- HS làm bài .
 5 ha = 50 000m2 .
 Diện tích hồ nước là : 
 50 000 x = 15 000 (m2 ) 
 ĐS : 15 000 m2 .
- Bài toán thuộc dạng tìm phân số của 1 số .Ta lấy số đó nhân với phân số.
- HS đọc đề ,tóm tắt .
-HS làm bài .
Giải :
Theo sơ đồ ,hiệu số phần bằng nhau là :
 4-1=3(phần)
 Tuổi con là : 30:3=10 (tuổi )
Tuổi bố là : 10 x 4 =40 (tuổi )
 ĐS: Bố :40 tuổi ,Con :10 tuổi .
-HS nộp bài .
-Bài toán dạng tìm 2 số biết hiệu và tỉ của 2 số đó .
-HS nêu cách giải .
-HS nêu .
HS nêu .
- HS nghe .
 Tiết 6: SINH HOẠT CUỐI TUẦN
A/ Mục tiêu:
Giúp HS biết được ưu khuyết điểm của mình trong tuần; phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm.
Rèn kĩ năng phê bình và tự phê bình, có ý thức xây dựng tập thể.
Biết được công tác của tuần đến.
Giáo dục HS ý thức chấp hành nội quy nhà trường, tính tự giác, lòng tự trọng
B/ Hoạt động trên lớp:
NỘI DUNG SINH HOẠT
 I/ Khởi động : Hát tập thể một bài hát
II/ Kiểm điểm công tác tuần 6:
Các tổ họp kiểm điểm các hoạt động trong tuần.
2. Lớp trưởng nhận xét chung và điều khiển các tổ báo cáo kết quả xét thi đua ở tổ. Lớp trưởng tổng hợp những trường hợp vi phạm hoặc những việc tốt cụ thể.
3.GV rút ra ưu, khuyết điểm chính:
+ Ưu điểm :
 -Sinh hoạt 15’ đầu buổi tương đối tốt 
-Các em cần ổn định nề nếp học tập , và nề nếp ra vào lớp 
 - Nhiều em cố gắng học tập,học thuộc bài ,làm bài tập đầy đủ 
-Nhiều em phát biểu sôi nổi ,chuẩn bị tốt đồ dùng học tập 
 - Tác phong đội viên thực hiện tốt.
 + Tồn tại :
- Một số em còn nói chuyện ,làm việc riêng trong giờ học ,chưa nghiêm túc trong giờ học 
- Một số em chưa thuộc bài ,còn thiếu dụng cụ
 - Một số em khi ra về không xếp thẳng hàng.
III/ Kế hoạch công tác tuần 7:
 -Thực hiện chương trình tuần 7
 - Tiếp tục ổn định nề nếp học tập.
 - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp ,thường xuyên rèn chữ giữ vở
 - Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập như SGK , đồ dùng học tập  
 - Vận động HS tham gia mua bảo hiểm y tế 
IV/ Sinh hoạt văn nghệ tập thể :
 Trò chơi dân gian : Cho HS chơi trò chơi 
GV phổ biến cách chơi và luật chơi 
GV tổ chức cho HS chơi
V/ Nhận xét - Dặn chuẩn bị nội dung tuần sau
Mỗi tổ sưu tầm một trò chơi dân gian hoặc một bài đồng dao, hò,vè,... phù hợp với lứa tuổi các em để phổ biến trước lớp và hướng dẫn các bạn cùng chơi.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 6 7.doc