Thiết kế bài giảng khối 5 năm 2010 - Tuần 4

Thiết kế bài giảng khối 5 năm 2010 - Tuần 4

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 Giúp HS hiểu:

- Mỗi ng]ời cần suy nghĩ kỹ trước khi hành động và có trách nhiệm về việc làm của mình cho dù là vô lý.

- Cần nói lời xin lỗi, nhận trách nhiệm về mình, không đổ lỗi cho ngời khác khi đã gây ra lỗi.

- Trẻ em có quyền tham gia ý kiến và quyết định những vấn đề của trẻ em.

2. Thái độ

- Dũng cảm nhận lỗi, chịu trách nhiệm về hành vi không đúng của mình.

- Đồng tình với những hành vi đúng, không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho ngời khác

 

doc 38 trang Người đăng huong21 Lượt xem 768Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 năm 2010 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 
Ngaứy soaùn:6/9/2010	 Thứ hai
Ngaứy giaỷng:13/9/2010
Đạo đức:
Bài 2: Có trách nhiệm về việc làm của mình( tiết 2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
	Giúp HS hiểu:
- Mỗi ng]ời cần suy nghĩ kỹ trước khi hành động và có trách nhiệm về việc làm của mình cho dù là vô lý.
- Cần nói lời xin lỗi, nhận trách nhiệm về mình, không đổ lỗi cho ngời khác khi đã gây ra lỗi.
- Trẻ em có quyền tham gia ý kiến và quyết định những vấn đề của trẻ em.
2. Thái độ
- Dũng cảm nhận lỗi, chịu trách nhiệm về hành vi không đúng của mình.
- Đồng tình với những hành vi đúng, không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho ngời khác
3. Hành vi.
- Phân biệt được đâu là hành vi tốt, đâu là hành vi không tốt gây hậu quả, ảnh hưởng xấu cho ngời khác.
- Biết thực hiện những hành vi đúng, chịu trách nhiệm trước những hành động không đúng của mình, không đổ lỗi cho người khác
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu bài tập, Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Noi theo gương sáng
- GV tổ chức hoạt động cả lớp:
+ Yêu cầu HS kể về một số tấm gương đã có trách nhiệm với những việc làm của mình mà em biết.
+ Gợi ý cho HS trình tự kể:
¯ Bạn nhỏ đã gây ra chuyện gì?
¯ Bạn đã làm gì sau đó?
¯ Thế nào là người có trách nhiệm với việc làm của mình?
+ GV kể cho HS nghe một câu chuyện về người có trách nhiệm về việc làm của mình.
- HS thực hiện:
+ HS kể trước lớp. HS khác lắng nghe.
Hoạt động 2 : Em sẽ làm gì?
- GV tổ chức hoạt động theo nhóm:
+ GV yêu cầu các nhóm thảo luận giải quyết các tình huống sau:
Em sẽ làm gì trong các tình huống sau:
1. Em gặp một vấn đề khó khăn nhưng không biết giải quyết thế nào?
2. Em đang ở nhà một mình thì bạn Hùng đến rủ em đi sang nhà bạn Lan chơi.
3. Em sẽ làm gì khi thấy bạn em vứt rác ra sân trường?
4. Em sẽ làm gì khi bạn em rủ em hút thuốc lá trong giờ ra chơi?
- HS hoạt động nhóm theo hướng dẫn:
+ Hs thảo luận để tìm cách giải quyết từng tình huống.
Đáp án:
1. Khi gặp một vấn đề khó khăn, em sẽ hỏi ý kiến của người thân, các bạn cùng lớp, các thầy cô giáo xem xét kỹ xem cách giải quyết nào phù hợp với các em thì mới đưa ra quyết định cuối cùng.
2. Em sẽ suy nghĩ xem có nên đi chơi với bạn không. Nếu đi thì khi bố mẹ về không thấy em sẽ rất lo lắng và không có ai trông nhà, vì vậy em sẽ hẹn bạn Hùng lần khác đi chơi.
3. Em sẽ nhắc bạn cần đổ rác vào đúng nơi quy định. Bạn vứt rác như thế không những làm cho trường lớp bẩn mà còn gây ô nhiễm môi trường.
4. Em sẽ từ chối không hút thuốc và khuyên bạn không nên hút thuốc lá. Vì hút thuốc lá còn gây hại cho sức khỏe bản thân và những người xung quanh đồng thời làm ô nhiễm môi trường.
Hoạt động 3: Trò chơi sắm vai
- GV tổ chức theo nhóm cặp đôi.
+ GV đưa ra tình huống.
¯ Trong giờ ra chơi, bạn Hùng làm rơi hộp bút của bạn Lan nhưng lại đổ cho bạn Tú.
¯ Em sẽ làm gì khi thấy bạn Tùng vứt rác ra sân trường?
+ Yêu cầu HS sắm vai giải quyết tình huống.
- GV gọi 3 nhóm lên thể hiện trước lớp.
- GV cho HS nhận xét.
- GV động viên HS.
- HS hoạt động cặp đôi theo hướng dẫn:
+ Nghe và tìm hiểu tình huống GV đưa ra:
+ Thảo luận tìm cách giải quyết và đóng vai thể hiện.
- HS trình bày trước lớp, 2 cặp HS mỗi cặp thể hiện 1 tình huống.
- HS nhận xét từng cặp đóng vai, từng cách giải quyết.
Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết bài: Nếu không suy nghĩ kỹ trước khi làm một việc gì đó sẽ dễ mắc sai lầm, nhiều khi dẫn đến những hậu quả tai hại cho bản thân, gi đình, nhà trường và xã hội. Không dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình là người hèn nhát, không được mọi người quý trọng.
- GV nhận xét giờ học.
Toán (Tiết 16):
Ôn tập bổ sung về giải toán
I/ Mục tiêu:
 Giúp học sinh:
- Làm quen với bài toán tỉ lệ.
- Biết cách giải bài toán liên quan đến tỉ lệ.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng số trong ví dụ viết sẵn vào bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh chữa bài 2, 3.
*BĐ: làm đúng 9 đ; trình bày 1 đ.
- Nhận xét. Yêu cầu học sinh nêu lại các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ số của hai số.
- Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy học bài mới.
1. Giởi thiệu bài.
2. Tìm hiểu ví dụ về quan hệ tỉ lệ:
a, Ví dụ:
- G treo bảng phụ có viết sẵn nội dung và yêu cầu học sinh đọc.
? 1 giờ người đó đi được bao nhiêu ki – lô mét?
? 2 giờ người đó đi được bào nhiêu ki – lô - mét?
? 2 giờ gấp mấy lần 1 giờ ?
8 km gấp mấy lần 4 km ?
? Như vậy thời gian đi gấp lên 2 lần thì quãng đường đi được gấp mấy lần ?
? 3 giờ người đó đi được mấy km?
3 giờ so với một giờ thì gấp mấy lần?
? 12 km so với 4 km thì gấp mấy lần?
? Như vậy thời gian đi gấp lên 3 lần thì quãng đường đi được gấp mấy lần ?
? Qua ví dụ trên bạn nào có thể nêu được mối quan hệ giữa thời gian đi và quãng đường đi được ?
- G nhận xét ý kiến của học sinh sau đó kết luận
- G yêu cầu học sinh đọc đề toán.
? Bài toán cho em biết những gì?
? Bài toán hỏi gì?
- G yêu cầu học sinh tóm tắt đề toán.
- G hướng dẫn học sinh viết tóm tắt như sgk trình bày.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ cách giải.
- Cho một số học sinh lên trình bày. Nhận xét, hướng dẫn theo trình tự như sau:
* Giải bằng cách rút về đơn vị:
? Biết 2 giờ ô tô đi được 90 km, làm thế nào để tính được số ki – lô - mét ô tô đi được trong 1 giờ ?
? Biết 1 giờ ô tô đi được 45 km. Tính số km đi được trong 4 giờ?
? Như vậy để tìm được số km ô tô đi được trong 4 giờ chúng ta làm như thế nào?
? Dựa vào mối quan hệ nào chúng ta có thể làm được như thế?
* GV: Bước tìm số km đi trong một giờ ở bài tập trên người ta gọi là bước rút về đơn vị.
* Giải bằng cách tìm tỉ số:
So với 2 giờ thì 4 giờ gấp mấy lần?
? Như vậy quãng đường 4 giờ đi được gấp mấy lần quãng đường 2 giờ đi được? Vì sao?
? Vậy 4 giờ đi được bao nhiêu km?
? Như vậy chúng ta đã làm như thế nào để tìm đuợc quãng đường ô tô đi được trong 4 giờ?
- Bước tìm xem 4 giờ gấp 2 giờ mấy lần được gọi là bước tìm tỉ số
4. Thực hành:
Bài 1( 19-sgk)
- Gọi học sinh đọc đề bài-Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
? Theo em nếu giá tiền không đổi, số tiền mua vải gấp lên thì số vải mua được sẽ như thếnào? Tăng lên hay giảm đi?
? Số tiềm mua vải giảm đi thì số mét vải sẽ như thế nào?
? Em hãy nêu mối quan hệ số tiền và số vải mua được?
- Yêu cầu học sinh giải?
- Nhận xét chữa.
? Em đã giải bài tập bằng cách nào?
? Có thể giải bài toán bàng cách tìm tỉ số không? Vì sao?
Bài 2 ( 19-sgk)
- Gọi học sinh đọc đề toán - Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu học sinh tự giải bằng một trong hai cách.
- Nhận xét, chữa.
? Khi số người và năng suất trồng cấy không đổi thì số cây trồng được sẽ như thế nào nếu ta gấp ngày trồng lên một số lần?
5. Cúng cố dặn dò:
- Nếu cách giải bài toán tỉ lệ?
 - Dặn dò về nhà: làm bài 3 và các bài tập trong VBT (các bài làm tương tự như các bài trong SGK), chuẩn bị trước bài: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh chữa bài.
- 2 học sinh nêu.
- 1 học sinh đọc
- 1 giờ đi được 4 km
- 2 giờ đi được 8 km.
2 lần.
2 lần.
- Quãg đường đi được gấp 2 lần.
- đI được 12 km.
- 3 lần.
- 3 lần.
- Quãng đuờng đi được gấp 3 lần.
- Thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường gấp lên bấy nhiêu lần.
- Học sinh đọc đề toán:
2 giờ: 4 km
4 giờ:..km?
Lấy 90 : 2 = 45 (km)
- Trong 4 giờ ôt tô đi được là:
45 x 4 = 180 (km)
- Tìm số km ô tô đi được trong 1 giờ.
- Lấy số km trong một giờ x 4.
- Vì biết thời gian gấp lên bao nhiê lần thì quãng đường gấp lên bấy nhiêu lần.
- 4 giờ gấp 2 giờ số lần là:
4 : 2 = 2 ( lần)
Gấp 2 lần. Vì khi gấp thời gian lên bao nhiêu lần thì gấp quãng đường lên bấy nhiêu lần.
Trong 4 giờ đi được:
90 x 2 = 180 ( km)
- Tìm xem 4 giờ gấp 2 giờ mấy lần.
- Lấy 90 x với số lần vừa tìm đuợc.
- HS đọc đề bài và tóm tắt bài toán.
- Số tiền mua vải tăng lên thì số vải mua được cũng tăng lên.
- Số tiền mua vải giảm đi thì số vải mua được cũng giảm đi.
- Khi tiền mua vải gấp lên bao nhiêu lần thì vải mua được gấp lên bấy nhiêu lần.
Bài giải:
Mua 1 m vải hết số tiền là:
80 000 : 5 = 16 000 ( đồng)
Mua 7 m vải đó hết số tiền là:
16 000 x 7 = 112 000 ( đồng)
Đáp số: 112 000 ( đồng)
- Rút về đơn vị.
- Không vì: 7 không chia hết cho 5.
- HS đọc đề bài và tóm tắt bài toán.
C1: Trong một ngày trồng số cây là:
1 200 : 3 = 400 ( cây)
Trong 12 ngày trồng được số cây là:
400 x 12 = 4 800 (cây)
Đáp số: 4 800 cây.
- Gấp lên bấy nhiêu lần;
- Học sinh nêu lai.
- Học, làm bài 3, Chẩu bị bài sau: 
Tập đọc:
Những con sếu bằng giấy
I.Mục tiêu
Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài:
- Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài.
-Biết đọc diễn cảm toàn bài văn với giọng trầm, buồn; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa- da- cô, mong ước hoà bình của thiếu nhi.
 2. Hiểu ý nghĩa của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói len khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc phân vai vở kịch “Lòng dân”.
? tại sao vở kịch lại được tác giả đặt tên là “Lòng dân”?
*B Đ: Đọc diễn cảm 8 đ, trả lời câu hỏi 2 đ.
- Nhận xét, ghi điểm.
- 5 em đọc
- Trả lời câu hỏi.
- nhận xét.
Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu, ghi bảng.
 2. Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc cả bài
- GV chia 4 đoạn, gọi HS đọc nối tiếp
 + Lần 1: đọc+ sửa phát âm.
 + Lần 2: đọc + giải nghĩa từ.
 + Lần 3: đọc + hướng dẫn câu dài, nhận xét, đánh giá.
- GV đọc mẫu.
- 1 HS đọc
+ HS 1: Ngày ...lớn
+ HS 2: Hai..tử
+ HS 3:Khi...con
+ HS õnúc...bình.
Câu dài:
 + Đoạn 2: Hai quả.../ và...người.
+ Đoạn 3: ...Nhật/ và..giới/...cô.
+ Đoạn 4: Trên..mét/ là...sếu.
3.Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm, trao đổi theo cặp để tìm nội dung chính của từng đoạn.
- Gọi HS nêu nhận xét, bổ xung, GV ghi bảng.
- Yêu cầu học sinh đọc thần 2 đoạn đầu và trả lời câu hỏi:
? Vì sao Xa- da- cô bị nhiễm phóng xạ?
? Hậu quả mà hai quả bom nguyên tử đã gây ra cho nước Nhật là gì?
* GV giảng: Mĩ ném hai...tử để chứng tỏ sức mạnh của mình, hòng làm thế giới khiếp sợ... phóng xạ nguyên tử có thể di truyền cho nhiều thế hệ sau.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn còn lại:
? Từ khi bị nhiễm phóng xạ, bao lâu sau Xa- xa- cô mới mắc bệnh?
? Lúc đó Xa- xa- cô mới mắc bệnh cô bé hy vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
? Vì sao Xa- xa- cô lại tin như vậy?
? Các bạn nhỏ đã làm gì đ ...  truyện không lành mạnh.
- Hút thuốc lá.
- Tiêm chích ma tuý.
- Lười vận động.
- Tự ý xem phim, tìm tài liệu trên Internet...
Hoạt động kết thúc
- Đưa ra câu hỏi để HS trao đổi và trả lời.
+ Khi có kinh nguyệt nữ giới cần lưu ý điều gì ?
+ Nam giới cần làm gì để giúp đỡ nữ giới trong những ngày có kinh nguyệt ?
Kết luận : Tuổi dậy thì rất quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người. Do vậy, các em cần có những việc làm vệ sinh, cách ăn uống, vui chơi hợp lí để đảm bảo sức khoẻ cả về vật chất lẫn tinh thần.
- Yêu cầu HS về nhà học bài, chuẩn bị bài tốt cho tiết sau.
2 HS cùng giới trao đổi thảo luận
+ Nữ giới cần lưu ý:
Không mang vác nặng, ngâm mình trong nước
ăn uống, ngủ điều độ
Dùng và thay băng vệ sinh hằng ngày.
Nếu đau bụng phải nói cho người lớn biết.
 + Nam giới cần lưu ý để giúp đỡ nữ giớinhững công việc nặng nhọc, thông cảm vui chơi cùng nữ giới.
Ngaứy soaùn:9/9/2010	 Thứ năm
Ngaứy giaỷng:16/9/2010
Toán (Tiết 20):
Luyện tập chung
I/ Mục tiêu:
 Giúp học sinh củng cố về:
- Giải bài toán tìm hai số khi biết tổng ( hiệu) và tỉ số của hai số.
- Mối quan hệ giữa các đại lượng tỉ lệ nghịch, thuận.
- Giải bài toán liên quan đến tỉ lệ.
II/ Hoạt động dạy học:
Phương pháp
Nội dung
A. Bài cũ:
- Gọi học sinh chữa bài 3.
? Nêu mối quan hệ giữa 2 đại lượng tỉ lệ thuận và nghịch?
- Nhận xét, cho điểm.
- 2 học sinh lên bảng.
- Học sinh nhận xét bổ sung.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài.
- Học sinh nêu yêu cầu bài toán.
? Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Học sinh nêu các bước giải bài toán tìm hâi số khi biết tổng và tỉ số của hai số?
- Yêu cầu học sih làm bài, nhận xét, ghi điểm.
? Nêu cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó?
28 em
Bài 1 ( - sgk)
- Thuộc dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số.
Bài giải:
 ? em
Ta có sơ đồ:
Nam:
Nữ:
? em
Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là:
2 + 5 = 7 ( phần)
Số học sinh nam là:
28 : 7 x 2 = 8 ( em )
Số học sinh nữ là:
28 – 8 = 20 ( em)
Đáp số: 8 em nam và 20 em nữ
- Tổ chức cho học sinh làm bài tương tự cách làm bài 1,
? Muốn tìm hai số khi biế hiệu và tỉ số của hai số ta lam như thế nào?
Bài 2( sgk)
Bài giải:
? m
15m
Chiều dài:
? m
Chiều rộng:
Theo sơ đồ hiệu số phần băng nhau là:
2 -1 = 1( phần)
Chiều rộng của mảnh đất hình chữa nhật là:
15 : 1 = 15 (m)
Chiếu dài của mảnh đát hình chữ nhật là:
15 + 15 = 30 (m)
Chu vi của mảnh đất hình chữ nhật là:
(15 + 30 ) x 2 = 90 (m)
Đáp số: 90m
- Học sinh đọc đề toán, tóm tắt.
? Khi quãng đường giảm đi một số lần thì số lít xăng tiêu thụ sẽ như thế nào?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Nhận xét, chữa.
? Giải bằng cách nào?
- Củng cố quan hệ tỉ lệ ( thuận)
Bài 3 ( sgk)
Tóm tắt:
100 km: 2l
50km: ...l?
- Giảm đi bấy nhiêu lần.
Bài giải:
100 km gấp 50 km số lần là:
100 : 50 = 2 ( lần)
Đi 50 km thì tiêu thụ hết số lít xăng là:
12 : 2 = 6 ( l )
Đáp số: 6 lít.
- Học sinh đọc đề tóm tắt bài toán.
? Khi số bộ bàn ghế đóng được mỗi ngày gấp lên một số lần thì tổng số ngày hoàn thành theo kế hoạch thay đổi như thế nào?
- Yêu câuf học sinh làm bài.
- Nhận xét, chữa.
- Củng cố quan hệ tỉ lệ ( nghịch)
Bài 4:( sgk)
Tóm tắt:
Mỗi ngày 12 bộ: 30 ngày
Mỗi ngày 18 bộ: ...ngày?
- Giảm đi bấy nhiêu lần.
Bài giải:
Số bộ bàn ghế xưởng phải đóng theo kế hoạch là:
12 x 30 = 360 ( bộ)
Nếu mỗi ngày đóng 18 bộ thì hoàn thành kế hoạch trong số ngày là:
360 : 18 = 20 ( ngày)
Đáp số: 20 ngày.
3. Củng cố dặn dò:
? Nhắc lại mối quan hệ tỉ lệ đã học?
- Yêu cầu HS về xem lại bài, làm các bài tập trong VBT (HS yếu làm bài 1, 2, 3), chuẩn bị trước bài: “Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài”
- Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh nhắc lại
- Học và chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn:
Tả cảnh (Kiểm tra viết)
I, Mục tiêu:
Giúp học sinh viết một bài văn tả cảnh.
II, Đồ dùng dạy học:
- Bảng viết đề tài, cấu tạo bài văn tả cảnh.
III, Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1, Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị vở cử học sinh.
2, Thực hành viết.
- Gv đưa ra các đề tài, gọi học sinh đọc (Sgk – 44).
- Lưu ý về cấu tạo bài văn tả cảnh, cần viết đủ theo các phần.
- Học sinh đọc đề bài.
- Học sinh đọc và quan sát cấu tạo ở bảng. Học sinh viết bài.
3, Thu và chấm một số bài.
- Nêu nhận xét chung.
4, Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ viết.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
Địa lí:
Bài 4: Sông ngòi
I. Mục tiêu
	Sau bài học, HS có thể:
- Chỉ được trên bản đồ một số sông chính của Việt Nam.
- Trình bày được một số đặc điểm của sông ngòi VIệt Nam.
- Nêu được vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất cảu nhân dân.
- Nhận biết được mối quan hệ địa lý khí hậu – sông ngòi.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bản đồ Địa lí Việt nam.
- Các hình minh họa trong SGK.
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ – Giới thiệu bài
- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- GV giới thiệu bài: Trong bài học địa lí hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về hệ thống sông ngòi ở VIệt Nam và tác động của nó đến đời sống và sản xuất của nhân dân.
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta.
+ Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào?
+ Khí hậu có ảnh hưởng gì tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
Hoạt động 1
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc và sôgn có nhiều phù sa.
- GV treo lược đò sông ngòi Việt Nam và hỏi HS: Đây là lược đồ gì? Lược đồ này dùng để làm gì?
- Hãy quan sát lược đồ sông ngòi và nhận xét về hệ thống sông của nước ta theo các câu hỏi sau:
+ Nước ta có nhiều sông hay ít sông? Chúng phân bố ở những đâu? T ừ đây em rút ra kết luận gì gề hệ thống sông ngòi của Việt Nam?
+ Đọc tên các con sông lớn nước ta và chỉ vị trí của chúng trên lược đồ.
+ Sông ngòi ở miền Trung có đặc điểm gì? Vì sao sông ngòi ở miền Trung lại có đặc điểm đó?
+ ở địa phương ta có những dòng sông nào?
+ Về mùa mưa lũ, em thầy nước của các dòng sông ở địa phương mình có màu gì?
- GV giảng: Màu đỏ của nước sông chính là do phù sa tạo ra. Vì diện tích nước ta là đồi núi dốc, khi có mưa nhiều, mưa to, đất bị bào mòn trôi xuống lòng sông làm cho sông có nhiều phù sa.
- Hãy nêu lại các đặc điểm vừa tìm hiểu được về sông ngòi Việt Nam.
- HS đọc tên lược đồ và nêu: Lược đồ sông ngòi Việt Nam, được dùng để nhận xét về mạng lưới sông ngòi.
- HS làm việc cá nhân theo yêu cầu của GV.
+ Nước ta có rất nhiều sông. Phân bố ở khắp đất nước àNước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc và phân bố khắp đất nước.
+ HS đọc các con sông và dùng que chỉ, chỉ từ nguồn theo dòng sông đi xuống biển.
+ Sông ngòi ở miền Trung thường ngắn và dốc, do miền Trung hẹp ngang, địa hình có độ dốc lớn.
+ Sông Ka Long.
+ Nước sông có màu nâu đỏ.
- Dày đặc.
- Phân bố khắp đất nước
-Có nhiều phù sa.
- Kết luận: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và phân bố rộng khắp trên cả nước. Nước sông có nhiều phù sa.
Hoạt động 2
Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm kẻ và hoàn thành nội dung bảng thống kê.
- HS làm việc theo nhóm 6 HS.
Thời gian
Lượng nước
ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất
Mùa mưa
Nước nhiều, dâng lên nhanh chóng.
Gây ra lũ lụt, làm thiệt hại về người và của cho nhân dân .
Mùa khô
Nước ít, hạ thấp trơ lòng sông.
Có thể gây ra hạn hán thiếu nước cho đời sống và sản xuất nông nghiệp, sản xuất thủy điện, giao thông đường thủy gặp khó khăn.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- GV nhận xét.
- Lượng nước trên sông ngòi phụ thuộc vào yếu tố nào của khí hậu?
- GV vẽ lên bảng sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa khí hậu với sông ngòi và giảng lại cho HS mối quan hệ này.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lượng nước trên sông ngòi phụ thuộc vào lượng mưa. Vào mùa mưa, mưa nhiều, mưa to nên nước sông dâng lên cao; mùa khô ít mưa, nước sông dần hạn thấp, trơ ra lòng sông.
- Kết luận:Sự thay đổi lượng mưa cảu khí hậu Việt Nam đã làm chế độ nước của các dòng sông ở Việt Nam cũng thay đổi theo mùa. Nước sông lên xuống thoe mùa đã gây nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất của nhân dân ta như: ảnh hưởng tới giao thông đường thủy, ảnh hưởng tới hoạt động của các nhà máy thủy điện, đe dọa màu màng và đời sống của nhân dân ở ven sông.
Hoạt động 3
Vai trò của sông ngòi
- GV tổ chức cho HS thi tiếp sức kể về vai trò của sông ngòi như sau:
+ Chọn 2 đội chơi, mối đội 5 HS. Các em trong cùng một đội đứng xếp thành một hang dọc hướng lên bảng.
+ Phát phấn cho HS đứng đầu hàng của mỗi đội.
+ Yêu cầu mỗi HS chỉ viết một vai trò của sông ngòi mà em biết rồi chuyển phấn cho bạn tiếp theo.
+ Hết thời gian, đội nào kể được nhiều vai trò đúng là đội thắng cuộc.
- GV tổng kết cuộc thi.
- HS chơi theo hướng dẫn của GV.
- Kết luận: Sông ngòi bồi đắp phù sa, tạo nên nhiều đồng bằng. Ngoài ra, sông ngòi là đường thủy quan trọng, là nguồn cung cấp thủy điện, cung cấp nước, cung cấp thủy sản cho đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
Củng cố – dặn dò
- GV hỏi:
+ Đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng Nam bộ do những con sông nào bồi đắp nên?
+ Kể tên và chỉ vị trí của một số nhà máy thủy điện của nước ta mà em biết.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời:
+ Đồng bằng bắc bộ do phù sa sông Hồng bồi đắp nên.
+ Đồng bằng Nam bộ do phù sa của hai con sông là sông Tiền và sông Hởu bồi đắp.
+ Hs chỉ trên bản đồ.
Giáo dục tập thể
 Sinh hoạt tuần 4
I. Mục tiêu:
	- Học sinh nắm được những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục trong tuần.
	- Có ý thức vươn lên trong học tập, ý thức giúp đỡ bạn cùng tiến bộ.
II. Chuẩn bị:
	- Tổ trưởng tổng điểm thi đua của từng cá nhân trong tổ.
III. Các hoạt động dạy- học:
HĐ của thầy
HĐ của trò
Tổ chức:
Kiểm tra: Sự chuẩn bị của các tổ trưởng.
Tiến hành:
a. Nêu mục đích yêu cầu giờ học.
- Yêu cầu các tổ trưởng đọc nội dung theo dõi thi đua.
- Giáo viên chốt lại phần kiểm điểm nổi bật, những vấn đề quan tâm.
b. Đề ra phương hướng biện pháp.
- Duy trì tốt nề nếp.
- Giúp đỡ bạn yếu.
- Tích cực hoạt động trong các giờ học.
c.Vui văn nghệ.
- Hát.
- Lấy sổ theo dõi thi đua của tổ mình.
- Lắng nghe.
- Từng tổ đọc.
- Cả lớp lắng nghe.
- Nhận xét, bổ xung ý kiến.
- Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Thực hiện tốt nề nếp.
- Học sinh phát biểu.
- Vui văn nghệ.
- Chơi trò chơi.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4.doc