Thiết kế bài giảng khối 5 - Ngyễn Trọng Long - Tuần 4

Thiết kế bài giảng khối 5 - Ngyễn Trọng Long - Tuần 4

I/ Mục tiêu:

+ Hiểu nghĩa các từ khó trong bài:Bom nguyên tử,phóng xạ nguyên tử,truyền thuyết.Hiểu nội dung bài:Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân,nói lên khát vọng sống hòa bình của trẻ em toàn thế giới.

+Đọc đúng các từ ngữ,tiếng khó:Hi-rô-si-ma,Na-ga-da-ki,Xa-da-côXa-xa-ki,quanh phòng.Đọc trôi chảy toàn bài,ngắt nghỉ hơi đúng theo từng cột,từng dòng,nhấn giọng ở từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân.Đọc diễn cảm toàn bài,thể hiện giọng đọc trầm,buồn.

+Giáo dục các em tinh thần yêu hoàn bình,yêu cài tốt.

II/ Chuẩn bị:

 Bảng phụ viết sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc.

III/ Hoạt động dạy – học:

 

doc 39 trang Người đăng huong21 Lượt xem 726Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Ngyễn Trọng Long - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc 
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I/ Mục tiêu:
+ Hiểu nghĩa các từ khó trong bài:Bom nguyên tử,phóng xạ nguyên tử,truyền thuyết.Hiểu nội dung bài:Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân,nói lên khát vọng sống hòa bình của trẻ em toàn thế giới.
+Đọc đúng các từ ngữ,tiếng khó:Hi-rô-si-ma,Na-ga-da-ki,Xa-da-côXa-xa-ki,quanh phòng.Đọc trôi chảy toàn bài,ngắt nghỉ hơi đúng theo từng cột,từng dòng,nhấn giọng ở từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân.Đọc diễn cảm toàn bài,thể hiện giọng đọc trầm,buồn.
+Giáo dục các em tinh thần yêu hoàn bình,yêu cài tốt.
II/ Chuẩn bị:
 Bảng phụ viết sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc. 
III/ Hoạt động dạy – học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ: Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng đọc phân vai vở kịch:Lòng dân.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Cô béXa-da-côXa-xa-ki gấp những con sếu bằng giấy để làm gì.Bài hôm nay giúp các em hiểu về điều đó.
b) Dạy bài mới:
w HĐ1: HD luyện đọc:
+Giáo viên gọi 4HS đọc nối tiếp toàn bài.
+Yêu cầu học sinh luyện đọc nối tiếp,giáo viên chú ý chỉnh sửa lỗi phát âm,ngắt giọng cho học sinh
+Yêu cầu học sinh tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ ở phần chú giải
+Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp.
+Gọi 1HS đọc toàn bài trước lớp.
+GV đọc mẫu toàn bài:giọng trầm,buồn,to vừa đủ nghe.
w HĐ2: HD tìm hiểu bài.
+Cho HS đọc thầm đoạn 1,2 và trả lời câu hỏi:
-Vì sao Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ?
-Em hiểu thế nào là bom nguyên tử?phóng xạ?
+Đoạn 1,2 nói ỳ gì?(GV giảng thêm)
+Cho học sinh đọc thầm lướt đoạn còn lại.
-Sau bao lâu cô bé mới mắc bệnh?cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
+Các bạn nhỏ đã làm gỉ để tình đoàn kết với Xa-da-cô?
+Đoạn 2 nói ý gì?
+Bài văn nói lên điều gì?
 w HĐ3: HD luyện đọc diễn cảm .
+Gọi 4HS nối tiếp nhau đọc lại bài.
+GV hỏi học sinh giọng đọc phù hợp cho bài ?
+GV hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn .
- GV đọc mẫu 1 lần và yêu cầu học sinh tìm các từ cần nhấn giọng,các chỗ cần nghỉ hơi.
+Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3theo cặp
+Cho 3HS thi đọc diễn cảm đoạn 3
-GV nhận xét ,kết luận.
+3Học sinh đọc phân vai vở kịch và trả lời câu hỏi.
+ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài..
+4HS đọc nối tiếp toàn bài.
+4Học sinh đọc thành tiếng nối tiếp nhau. 
+1HS đọc phần chú giải trong SGK.
+Học sinh luyện đọc nhóm 2 .
+1HS đọc thành tiếng trứơc lớp,cả lớp đọc thầm theo.
+Học sinh đọc thầm đoạn 1,2,thảo luận nhóm 4 và trả lời.
-Cô bé bị nhiễm phóng xạ vì Mĩ đã ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản
-Phóng xạ là chất sinh ra khi nổ bom nguyên tử rất có hại cho con người và môi trường.Bom nguyên tử có sức sát thương và công phá gấp nhiều lần so với bom thường.
Đ1,2:Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật và hậu quả của hai quả bom gây ra.
+HS đọc thầm đoạn còn lại và trả lời
- Sau khi nhiễm phóng xạ 10 năm cô bé mới mắc bệnh,Cô hi vọng bằng cách ngày ngày gấp các con sếu bằng giấy đủ 1000 con theo truyền thuyết.
-Các bạn nhỏ thành phố Hi-rô-si-ma góp tiền xây dựng tượng đài tưởng nhớ các nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại và ước vọng của các em:Mong muốn cho thế giới này mãi mãi hòa bình.
Đ2:Khát vọng sống và ước vọng hòa bình của các em ở thành phố Hi-rô-si-ma.
+ Câu truyện tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân ,nói lên khát vọng sống,khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới.
+HS nêu cách đọc diễn cảm từng đoạn.
Đ1: đọc to,rõ ràng
Đ2: đọc với giọng trầm buồn.
Đ3:đọc với giọng thương cảm,chậm rãi
Đ4:đọc giọng trầm.
+HS theo dõi cách đọc.
+2HS cùng bàn ngồi luyện đọc theo cặp.
+HS nhận xét bạn đọc.
+3em thi đọc trước lớp,lớp theo dõi nhận xét.
 3. Củng cố: Gíao viên nhận xét,củng cố tiết học:Ở Việt Nam ta hậu quả chiến tranh là gì?
4. Dặn dò: Dặn học sinh về nhà học chuẩn bị bài:Bài ca về trái đất.
GÓP Ý BỔ SUNG 
 Toán
 ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN
I/ Mục tiêu:
+ Củng cố và làm quen với bài toán về quan hệ tỉ lệ,biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
+Các em có kĩ năng làm quen và thực hành giải toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ một cách thành thục.
+Giáo dục các em tinh thần, thái độ học tập chăm chỉ,tính toán cẩn thận.
II/ Chuẩn bị: Bảng số trong ví dụ 1 viết sẵn vào bảng phụ 
III/ Hoạt động dạy – học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Ôn tập giải toán 
- Kiểm tra lý thuyết cách giải 2 dạng toán điển hình tổng - tỉ và hiệu - tỉ. 
- 2 học sinh 
- Học sinh sửa bài 3/18 (SGK)
Ÿ Giáo viên nhận xét và cho điểm. 
3. Giới thiệu bài mới: 
- Hôm nay, chúng ta tiếp tục thực hành giải các bài toán có lời văn (tt). 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu ví dụ 
- Hoạt động cá nhân 
Phương pháp: thực hành, đ.thoại 
Ÿ Bài 1: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét chốt lại dạng toán. 
- Học sinh đọc đề 
- Phân tích đề - Lập bảng (SGK) 
- Học sinh làm bài 
- Lần lượt học sinh điền vào bảng 
Ÿ Yêu cầu học sinh nêu nhận xét về mối quan hệ giữa thời gian và quãng đường 
Lưu ý : Chỉ nêu nhận xét như trên, chưa đưa ra khái niệm , thuật ngữ “ tỉ lệ thuận”
- Lớp nhận xét 
- thời gian gấp bao nhiêu lần thì quãng đường gấp lên bấy nhiêu lần. 
Ÿ Bài 2: 
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề 
- Học sinh đọc đề 
- Giáo viên yêu cầu HS phân tích đề
Trong 1 giờ ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét ? Trong 4 giờ ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét ? 
- Phân tích và tóm tắt 
- Học sinh tìm dạng toán 
- Nêu dạng toán 
- Giáo viên yêu cầu HS nêu phương pháp giải. 
- Nêu phương pháp giải: “Rút về 1 đơn vị”
Ÿ Giáo viên nhận xét
GV có thể gợi ý để dẫn ra cách 2 “tìm tỉ số”, theo các bước như SGK 
Lưu ý : HS chỉ giải 1 trong 2 cách 
* Hoạt động 2: Luyện tập 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Phương pháp: Thực hành 
Ÿ Bài 2: 
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề. 
- Học sinh đọc đề 
- Giáo viên yêu cầu HS phân tích đề và tóm tắt. 
- Phân tích và tóm tắt 
- Nêu dạng toán 
- Nêu phương pháp giải: “Dùng tiû số” 
- Học sinh tóm tắt: 
 3 ngày : 1200 cây 
12 ngày : ...... cây 
Ÿ Giáo viên chốt lại 2 phương pháp 
- Học sinh sửa bài 
Ÿ Bài 3: 
- Giáo viên cho học sinh tóm tắt bài toán 
- Học sinh dựa vào tóm tắt để tìm ra cách giải 
- Giáo viên nhận xét 
- 2 học sinh lên bảng giải 
- Giáo viên dựa vào kết quả ở phần a, và phần b để liên hệ giáo dục dân số. 
- Cả lớp giải vào vở 
- Học sinh nhận xét 
* Hoạt động 3: Củng cố 	
- Nhắc lại kiến thức vừa ôn 
- Thi đua 2 dãy giải toán nhanh (bảng phụ) 
Ÿ Giáo viên nhận xét - tuyên dương 
- Học sinh nhận xét 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Về nhà làm bài 
- Ôn lại các kiến thức vừa học 
- Chuẩn bị: “Luyện tập” 
- Nhận xét tiết học 
 3. Củng cố: Gọi HS nêu cách giải bài toán quan hệ về tỉ lệ.
4. Dặn dò: Dặn học sinh về nhà làm bài tập hướng dẫn luyên tập thêm:Tổ II của lớp 5A có 12 em trồng được 48 cây.Cả lớp có 26 em thì trồng được bao nhiêu cây,số cây trồng được của các em là như nhau.Chuẩn bị bài sau.
GÓP Ý BỔ SUNG : 
Kể chuyện
TIẾNG VĨ CẦM Ở MỸ LAI
I/ Mục tiêu:
+ Hiểu được ý nghĩa nội dung câu truyện:Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mỹ có lương tâm ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ .Kể lại được toàn bộ câu truyện.
+Kĩ năng nhớ và thể hiện lời kể tự nhiên,biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu truyện.Nhận xét,đánh giá lời kể của bạn.
+Giáo dục các em lòng yêu con người ,yêu cái thiện.
II/ Chuẩn bị:
 Tranh minh họa trong SGK. 
III/ Hoạt động dạy – học:
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2HS kể lại câu tuyện về việc làm tốt xây dựng quê hương,đất nước.
-GV đánh gía nhận xét.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Nội dung câu truyện hôm nay sẽ đem đến cho các em những bài học về cuộc sống con người đầy lí thú.
b) Dạy bài mới:
w HĐ1: GV kể chuyện:
+Giáo viên kể lần 1:giọng thong thả,nhấn giọng những từ ngữ đặc biệt.
Đ1(ảnh 1)giọng trầm rãi,lắng
Đ2(ảnh 2)giọng căm hờn,nhanh hơn,nhấn.
.
-Câu truyện xảy ra vào thời gian nào?truyện phim có những nhân vật nào?
+GV chỉ tranh minh họa kể lại lần 2.
+Yêu cầu học sinh giải thích lới từng hình.
+GV hỏi yêu cầu học sinh nhớ lại nội dung.
-Sau 30 năm Mai-cơ đến Việt nam làm gì?quân đội Mĩ đã tàn sát mảnh đất Sơn Mỹ như thế nào?
-Những hành động chứng tỏ một số lính Mĩ vẫn còn lương tâm?tiếng đàn của Mai-cơ nói lên điều gì?
w HĐ2: HD kể chuyện và tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
+Yêu cầu học sinh kể chuyện trong nhóm và tìm hiểu nội dung:
-Truyện giúp bạn hiểu điều gì?
Bạn có suy nghĩ gì về chiến tranh?
-Suy nghĩ gì về một số người Mĩ có tâm?
+GV tổ chức cho học sinh thi kể lại truyện trước lớp .
+GV đánh giá nhận xét và tuyên dương học sinh.
+2HS lên bảng kể chuyện.
+ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
+1 em đọc thuyết minh dưới mỗi ảnh.
+HS ghi lại tên các nhân vật.
+Học sinh tiếp nối trả lời.
-Ngày16/3/1968,Mai-cơ,Tôm-xơn,Côn-bơ,Hơ-bớt,Rô-nan.
+1HS đọc thành tiếng trước lớp,cả lớp đọc thầm theo lời thuyết minh từng hình ảnh.
+Từng nhóm nối tiếp nhau trình bày ,các nhóm khác bổ sung.
-Oâng muốn trở lại mảnh đất có nhiều người thương đau để đánh đàn,chúng thiêu cháy nhà cửa,giết người hàng loạt,bắn chết 504 người.
-Tôm-xơn,Côn-bai.đã ngăn cản một số lính Mĩ tấ ... n dân ta.
- Nhận xét, hoàn thiện phần trình bày của HS.
-2 em lên bảng trình bày đặc điểm chính của khí hậu nước ta.
-Học sinh nhận xét bài bạn.
+ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu .
+HS quan sát lược đồ mạng lưới sông ngòi nước ta
+HS nêu theo hiểu biết
- HS thảo luận nhóm 4 và lần lượt trả lời.
-Lượng nứơc sông của ta thay đổi theo mùa làm ảnh hưởng đến đời sống sản xuất,giao thông của nhân dân
- Lớp nhận xét.
+ 1 Nhóm 4 em lên thi tiếp sức kể về vai trò của sông ngòi nước ta
+HS nhắc lại két luận
 3. Củng cố: Gọi HS nêu nội dung chính của sông ngòi nước ta- nhận xét tiết học.
4. Dặn dò: Dặn học sinh về nhà làm các bài tập của tiết học và chuẩn bị bài sau .
GÓP Ý BỔ SUNG : 
Tập làm văn 
TẢ CẢNH (kiểm tra viết)
I/ Mục tiêu:
+ Từ kết quả quan sát được cảnh trường học của mình,thực hành viết được bài văn tả cảnh hoàn chỉnh.
+Kĩ năng thực hành viết một bài văn miêu tả cảnh từ dàn ý đã lập.
+Giáo dục các em thái độ học tập chăm chỉ,sáng tạo.
II/ Chuẩn bị:
 Bảng lớp viết sẵn đề bài,cấu tạo bài văn tả cảnh. 
III/ Hoạt động dạy – học:
1.Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của học sinh.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Trong tiết học này các em sẽ dựa vào kết quả quan sát được về những cảnh để làm bài văn tả cảnh của mình.
b) Dạy bài mới:
w HĐ1:HD học sinh làm bài.
+Giáo viên gọi học sinh đọc nội dung các đề bài trên bảng.
+Nêu câu hỏi để học sinh xác định các việc phải làm khi thực hiện lập dàn ý làm bài văn
-Đối tượng em định miêu tả là cảnh gì?
-Thời gian em quan sát là lúc nào?
-Em tả những phần nào của cảnh ?
 -Tình cảm của em với cảnh?
+Yêu cầu học sinh tự lập dàn y và làm bài viết văn tả cảnh.
+GV theo dõi học sinh làm bài.
+GV thu chấm một số bài,nhận xét,kết luận,lưu ý HS. 
+ GV nhận xét và tuyên dương những em có cách quan sát tinh tế.
+ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài,xác định nội dung bài học.
+1Học sinh đọc thành tiếng. 
+Học sinh thảo luận và trả lời .
+HS đọc phần ghi nhớ của văn tả cảnh,các bạn theo dõi.
+HS thực hành làm bài viết vào vở .
 3. Củng cố: Giáo viên nhận xét tiết học.
4. Dặn dò: Dặn học sinh về nhà đọc trước các bài chuẩn bị bài sau.
GÓP Ý BỔ SUNG : 
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
+ Củng cố kĩ năng giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng(hiệu)và tỉ số của hai số ,quan hệ tỉ lệ,biết cách giải bài toán liên quan đến các mối quan hệ tỉ lệ đã họcä.
+Các em có kĩ năng thực hành giải toán có liên quan đến các mối quan hệ tỉ lệvà bài toán tìm hai số khi biết tổng(hiệu)và tỉ số của hai số một cách thành thục.
+Giáo dục các em tinh thần, thái độ học tập chăm chỉ,tính toán cẩn thận.
II/ Chuẩn bị: 
III/ Hoạt động dạy – học:
1.Kiểm tra bài cũ: GV gọi học sinh lên bảng làm bài ở nhà .GV đánh gía nhận xét
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Trong tiết học này các em sẽcủng cố về giải toán có lời văn đã học.
b) Dạy bài mới:
w HĐ1: Nêu cách giải toán có quan hệ về tỉ lệ đã học,về tìm hai số khi biết tổng((hiệu)và tỉ số của hai số.
w HĐ2: Luyện tập-thực hành
+ Bài 1: GV yêu cầu học sinh đọc đề toán.Nêu dạng của đề toán,các bước giải toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số?.
-Yêu cầu học sinh giải bài toán.
-Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng,giáo viên nhận xét ghi điểm. 
+Bài 3:GV yêu cầu học sinh đọc đề bài và nêu bài yêu cầu chúng ta làm gì?sau đó tự làm .
-Khi quãng đường đi giảm một số lần thì số lít xăng tiêu thụ sẽ thay đổi thế nào?
-GV nhận xét đánh giá ghi điểm.
+Bài 4:GV cho học sinh đọc đề toán.
-Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt bài toán rồi giải.
-Giáo viên đọc chữa bài trước lớp và nhận xét bài làm của học sinh ghi điểm ,
-2 em lên bảng làm bài hướng dẫn luyện tập thêm ở tiêt học trước .Học sinh nhận xét bài bạn.
+ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu để xác định nhiệm vụ của tiết học.
+Học sinh nêu mối quan hệ tỉ lệ giữa các đại lượng,cách giải.
+1em đọc đề toán,nêu yêu cầu của bài toán.
-Bài toán thuộc dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số.
-1học sinh giải,lớp làm vào vở 
 Tổng số phần bằng nhau
 2+5=7(phần)
Số học sinh nam là:28:7x2=8(em)
Số học sinh nữ là: 28-8=20 (em)
-Học sinh nhận xét đúng/sai
+Học sinh đọc đề toán,tìm cách trả lời và giải bài toán này.
-Khi quãng đường đi giảm bao nhiêu lần thì số lít xăng tiêu thụ sẽ giảm đi bấy nhiêu lần.
-1HS lên bảng làm.lớp làm vào vở.
Tóm tắt: 100km : 12lít
 50km ;lít?
100km gấp 50km số lần
 100:50=2(lần)
Đi 50 km tiêu thụ hết số lít xăng
 12:2=6(lít)
-Học sinh nhận xét bài của bạn.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài(mỗi em làm 1 cách),lớp làm vào vở
Tóm tắt: Mỗi ngày 12bộ :30 ngày
 Mỗi ngày 18 bộ:..ngày?
Số bộ bàn ghế phải đóng theo kế hoạch là:
 12x30=360(bộ)
Nếu mỗi ngày đóng được 18 bộ thì hoàn thành kế hoạch trong số ngày.
 360:18=20(ngày)
-Trao đổi bài của bạn để kiểm tra lẫn nhau
 3. Củng cố: Gọi HS nêu cách giải bài toán quan hệ về tỉ lệ,tìm hai số khi biết tổng(hiệu).
4. Dặn dò: Dặn học sinh về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm:Bài tập 2 ở nhà.Chuẩn bị bài sau.
GÓP Ý BỔ SUNG : 
Luyện từ và câu 
LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA
I/ Mục tiêu:
+ Hiểu và thực hành luyện tập vè từ trái nghĩa,tìm các từ trái nghĩa theo yêu cầu,đặt câu với từ .
+Các em có kĩ năng nhận biết,phân biệt,tìm từ và đặt câu với từ trái nghĩa.
+Giáo dục các em thái độ học tập chăm chỉ,sử dụng từ trái nghĩa chính xác khi nói,viết.
II/ Chuẩn bị:
 Bảng phụ viết sẵn bài tập 1,2, 3 .Giấy khổ to. 
III/ Hoạt động dạy – học:
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên bảng yêu cầu đặt câu có từ trái nghĩa.
-GV nhận xét,đánh giá.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Các em đã học về từ trái nghĩa,hôm nay chúng sẽ luyện tập thực hành tìm từ trái nghĩa.
b) Dạy bài mới:
w HĐ1: Củng cố bài :
-Thế nào là từ trái nghĩa? 
-Tác dụng của từ trái nghĩa?
+Giáo viên kết luận .
w HĐ2: HD luyện tập.
+Bài 1: -Gọi HS đọc yêu cầu của bài
 -Yêu cầu HS thi làm theo nhóm
 -Gọi 1 nhóm trình bày
-GV cho học sinh nhận xét bài của bạn
+Bài 2;Yêu cầu học sinh đọc đề bài
-GV cho HS làm việc đặt câu theo nhóm tiếp sức.
-GV nhận xét ,kết luận.
+Bài 3:Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
-Yêu cầu học sinh tự làm bài theo nhóm:Đọc kĩ đoạn văn,xàc định nghĩa của từng từ trong ngoặc,xác định sắc thái của câu với từng từ trong ngoặc để tìm từ thích hợp?
+Cho học sinh đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh
+KL:Nên thận trong khi sử dụng những từ đồng nghĩa không hoàn toàn.Trong mỗi ngữ cảnh cụ thể sắc thái bỉeu cảm của từ sẽ thay đổi.
+3HS lên bảng đặt câu về từ trái nghĩa,tác dụng của từ trái nghĩa?
+ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu để xác định nhiệm vụ của tiết học.
+Học sinh suy nghĩ trả lời . 
+HS ngồi cùng trao đổi nhóm 4 và làm bài.
-Chỉ màu xanh
-Chỉ màu đỏ
-Chỉ màu trắng
-Chỉ màu vàng
+1Học sinh làm ở bảng,lớp làm vào vở.
-Từng nhóm trình bày tiếp sức đặt câu với bạn trước lớp.
 +Buổi chiều da trời xanh đậm,nước biển xanh lơ.
 +Cánh đồng xanh mướt ngô khoai.
 +Bạn Nga có nước da trắng hồng.
-Học sinh nhận xét đúng/ sai,bổ sung.
+Học sinh thảo luận nhóm 4.
+HS nốitiếp nhau trình bày trước lớp.
-Từ “điên cuồng”trong câu:Suốt đêm thác reo điên cuồng.
-Từ:”Sáng rực” trong câu:Dòng thác sáng rực.
.
+HS đọc lại đoạn văn hòn chỉnh.
 3. Củng cố: Gọi HS nêu :Tại sao chúng ta phải cân nhắc khi sử dụng từ đồng nghĩa không hoàn toàn?
4. Dặn dò: Dặn học sinh về nhà viết lại đoạn văn:Cá hồi vượt thác, và chuẩn bị bài sau.
GÓP Ý BỔ SUNG : 
Kĩ thuật 
THÊU DẤU NHÂN (tt)
I. MỤC TIÊU :
	- Biết cách thêu dấu nhân .
	- Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật , quy trình .
	- Yêu thích , tự hào với sản phẩm làm được .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Mẫu thêu dấu nhân .
	- Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mũi dấu nhân .
	- Vật liệu và dụng cụ cần thiết .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Thêu dấu nhân .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Thêu dấu nhân (tt) .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : HS thực hành .
MT : Giúp HS thêu được dấu nhân trên vải .
PP : Trực quan , thực hành , giảng giải .
- Nhận xét , hệ thống lại cách thêu dấu nhân ; hướng dẫn nhanh một số thao tác cần lưu ý thêm .
- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS , nêu các yêu cầu của sản phẩm như mục III SGK và thời gian thực hành .
- Quan sát , uốn nắn cho những em còn lúng túng .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Nhắc lại cách thêu dấu nhân .
- Thực hiện lại thao tác thêu 2 mũi dấu nhân .
- Thực hành thêu dấu nhân .
Hoạt động 2 : Đánh giá sản phẩm .
MT : Giúp HS đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Nêu yêu cầu đánh giá .
- Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS theo 2 mức : A+ và A .
Hoạt động lớp .
- Trưng bày sản phẩm .
- 3 em lên đánh giá sản phẩm được trưng bày .
4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS yêu thích , tự hào với sản phẩm làm được .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
- Xem trước bài sau ( tiết 3 ) .
GÓP Ý BỔ SUNG : 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 4.doc