Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 1 năm 2011

Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 1 năm 2011

I. Mục tiêu.

- Củng cố cho HS cách tính diện tích các hình đã học.

- Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.

- GD HS ý thức học tập.

II. Đồ dùng dạy học.

- Thước, phấn màu.

- Học sinh : SGK, Vở

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

 

doc 44 trang Người đăng huong21 Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 1 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Ngày soạn: 10/01/2011. Thứ hai
Ngày giảng: 17/01/2011. 
Chµo cê
(TËp trung d­íi cê)
Toán 
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho HS cách tính diện tích các hình đã học.
- Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
- GD HS ý thức học tập.
II. Đồ dùng dạy học.
- Thước, phấn màu.
- Học sinh : SGK, Vở
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 1a (VBT/16) (Đáp số: 20 HS).
- GV gọi 1HS lên bảng làm bài 1b (VBT/17) (Đáp số: 2 HS).
*BĐ: Lời giải và đáp số đúng 4đ, phép tính đúng 5đ, rình bày bảng 1đ.
- GV chữa bài nhận xét và cho điểm. 
3. Dạy học bài mới.
3.1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
3.2 Ví dụ.
- GV vẽ hình của mảnh đất lên bảng và yêu cầu HS quan sát.
- Đọc yêu cầu VD.
+ Thảo luận với bạn bên cạnh đêt tìm cách tính diện tích của mảnh đất?
- GV mời một HS trình bày cách tính của mình
- Mời 2 HS đại diện cho 2 hướng giải lên bảng làm bài, yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 Cách 1
- Chia mảnh đất hình chữ nhật ABCD và hai hình chữ nhật bằng nhau MNPQ và EGHK.
Ta có :
Độ dài cạnh AC là :
20 + 40,1 + 20 = 80,1 (m)
Diện tích của hình chữ nhật ABCD là
20 x 80,1 = 1602 (m2)
Diện tích của hình chữ nhật MNPQ và hình chữ nhật EGHK là :
25 x 40,1 x 2 = 2005 (m2)
Diện tích của mảnh đất là :
1602 + 2005 = 3607 (m2)
 Đáp số : 3607m2
- GV mời 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm.
- GV hỏi HS: Để tính diện tích của một hình phức tạp, chúng ta phải làm như thế nào?
- GV nhắc HS: Khi chia nhỏ hình để tính diện tích, chúng ta nên suy nghĩ để tìm được cách tính đơn giản nhất, phải thực hiện tính diện tích của ít bộ phận nhất để bài ngắn gọn.
3.3. luyện tập thực hành.
Bài 1.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và quan sát hình.
- GV vẽ hình của bài tập lên bảng, yêu cầu HS suy nghĩ để tìm cách tính diện tích
- GV mời 1 HS nhận xét và chọn cách tính đơn giản nhất trong các cách mà các bạn đề ra.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV mời 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài và ghi điểm cho HS.
4. Củng cố - dặn dò
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính diện tích một hình phức tạp.
- GV chốt nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà xem lại cách tính diện tích của một hình. Làm các bài tập trong VBT tương tự như các bài đã chữa trên lớp.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập về tính diện tích (tiếp theo).
- HS hát.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS quan sát.
- HS thảo luận theo cặp. 
* Cách 1: Chia mảnh đất thành 3 hình chữ nhật, tong đó có 2 hình chữ nhật bằng nhau rồi tính diện tích của từng hình.Sau đó cộng các kết quả lại thì được diện tich của mảnh đất.
* Cách 2: Chia mảnh đất thành 1 hình chữ nhật và hai hình vuông bằng nhau rồi tính diện tích của từng hình.Sau đó cộng các kết quả lại thì được diện tich của mảnh đất.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập.
Cách 2
Chia mảnh đất hình chữ nhật NPGH thành 2 hình vuông bằng nhau ABEQ và CDKM.
Ta có : 
Độ dài cạch PG là :
25 + 20 + 25 = 70 (m)
Diện tích của hình chữ nhật NPGH là
70 x 40,1 = 2807 (m2)
Diện tích của hình vuông ABEQ và CDKM là :
20 x 20 x2 = 800 (m2)
Diện tích của mảnh đất là :
2807 + 800 = 3607 (m2)
 Đáp số: 3607m2
- HS nhận xét.
- Chúng ta tìm cách chia hình đó thành các hình đơn giản như hình chữ nhật, hình vuông... để tính diện tích từng phần, sau đó tính tổng diện tích.
- HS đọc đề bài và quan sát hình trong SGK.
- HS suy nghĩ sau đó 2 đến 3 em trình bày cách tính.
- HS nhận xét và đi đến thống nhất: Cách chia nào là đơn giản nhất.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- Chia mảnh đất thành 2 hình chữ nhật ABCD và MNPQ.
Ta có :
Độ dài của cạnh AB là :
3,5 + 4,2 + 3,5 = 11,2 (m)
Diện tích hình chữ nhật ABCD là :
11,2 x 3,5 = 39,2 (m2)
Diện tích hình chữ nhật MNPQ là :
6,5 x 4,2 = 27,3 (m2)
Diện tích của mảnh đất là :
39,2 + 27,3 = 66,5 (m2)
 Đáp số : 66,5m2
 - HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Tập đọc
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
 Theo ĐINH XUÂN LÂM-TRƯƠNG HỮU QUÝNH và TRƯƠNG LƯU
I. Mục tiêu
- Đọc đúng các tiếng, từ khó: khóc lóc, Liễu Thăng, cống nạp, đồng trụ, nổi dậy, loang, linh cữu.
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
- GD HS ý thức học tập, ý thức bảo vệ tổ quốc.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh học SGK trang 25. Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy và học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Đọc từng đoạn của bài: Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét, cho điểm
*BĐ : Đọc đúng, lưu loát, diễn cảm: 8 điểm.
 Trả lời đúng : 2 điểm.
3. Dạy bài mới.
3.1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc
* Đọc đoạn
- Yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn bài văn(3 lượt) kết hợp sửa sai, giải nghĩa từ, đánh giá ghi điểm.
* Luyện đọc theo cặp.
* GV đọc mẫu toàn bài.
b) Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trả lời các câu hỏi trong SGK
1. Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liẽu Thăng?
- Giảng: Sứ thần Giang Văn Minh đã khôn khéo đẩy nhà vua Minh vào hoàn cảnh vô tìh thừa nhận sự vô lí của mình, nhà vua dù biết mình đã mắc mưu vẫn phải bỏ lệ bắt nước Việt góp giỗ Liễu Thăng.
2. Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với hai đại thần nhà Minh.
3. Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?
4. Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
5. Nội dung chính của bài là gì?
- Ghi nội dung bài lên bảng.
c) Đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn HS đọc bài theo hình thức phân vai. 
- Treo bảng phụ có nội dung đoạn chọn hướng dẫn luyện đọc. Tổ chức cho HS luyện đọc. 
- GV đọc mẫu.
- Yêu cầu 3 HS luyện đọc theo vai
- Tổ chức HS thi đọc 
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
4. Củng cố - Dặn dò.
- 1 HS đọc lại toàn bài.
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện về sứ thần Giang Văn Minh cho người thân nghe .
- Chuẩn bị bài Tiếng rao đêm: đọc kĩ nội dung bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, tìm nội dung bài đọc: GV đọc và hướng dẫn cách đọc bài như sau: Toàn bài đọc với giọng kể chuyện chậm, trầm buồn ở đoạn đầu, dồ dập, căng thẳng, bất ngờ ở đoạn tả đám cháy, giọng trầm, ngỡ ngàng ở đoạn cuối khi người ta phát hiện ra nạn nhân. Nhấn giọng ở các từ ngữ: đều đều, khần khần, tĩnh mịch, buồn não ruột, cháy, phừng phừng, thảm thiết, cao, gầy, khập khiễng, rầm, ập xuống, mịt mù, xô đến, bàng hoàng, ôm khư khư, đen nhẻm, thất thần, 
- HS hát.
 - 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
- Lắng nghe.
- HS đọc theo đoạn. 
- HS đọc theo bàn.
- Theo dõi
- HS đọc thầm bài.
1. Ông vờ khó than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua Minh phán: Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Giang Văn Minh tâu luôn: Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy năm trăm năm nay...... 
2. Đại thần nhà Minh ra vế đối: Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc. Ông đối lại ngay: Bạch Đằng thưở trước máu còn loang.
3. Vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh, phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông. Nay thấy Giang Văn Minh không những không chịu nhún nhường trước câu đối của đại thần trog triều......
 4. Vì Giang Văn Minh vừa mưu trí vừa bất khuất, giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng Mưu để vua Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt, để giữ thể diện và danh dự đất nước, ông dũng cảm không sợ chết, dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc.
5. Bài văn ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính .
- HS nghe.
- HS theo dõi. 
- HS nghe.
- 3 HS luyện đọc theo phân vai.
- Theo nhóm.
- 1HS đọc.
- HS phát biểu.
- Lắng nghe GV hướng dẫn bài về nhà.
Ngày soạn: 11/01/2011. Thứ ba
Ngày giảng: 18/01/2011. 
Toán
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH (Tiếp theo)
I. Mục tiêu Giúp HS:
- Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
II. Đồ dùng dạy học.
- Các hình vẽ trong SGK
- Thước, phấn màu
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- GV mời 1 HS lên bảng làm bài tập 1 (VBT/17-18)
 đáp số: 3620m
- 1 HS lên bảng làm bài tập 2 (VBT/18) đáp số: 1430m
- GV chữa bài nhận xét và cho điểm.
 * Biểu điểm : làm đúng, đẹp: 10 điểm
3. Dạy học bài mới.
3.1. Giới thiệu bài.
- Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về tính diện tích của các hình đã học.
3.2. Ví dụ.
- GV vẽ hình ABCDE như SGK lên bảng và yêu cầu HS quan sát.
- GV yêu cầu : Chúng ta phải tính diện tích của mảnh đất có dạng hư hình vẽ ABCDE. Hãy quan sát và tìm cách chia mảnh đất thành các phần hình đơn giản để tính.
- GV mời HS phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét cách chia của HS.
- GV giảng: Để tính diện tích của mảnh đất có dạng phức tạp như hình vẽ, người ta tìm cách chia nó thành các hình vẽ đơn giản, sau đó thực hiện đo kích thước của các chiều cần thiết rồi tính.
- GV hướng dẫn cách tính diện tích của mảnh đất có dạng như hình ABCDE:
+ Hướng dẫn chi hình như SGK.
+ Cung cấp các số đo theo bảng SGK.
+ Yêu cầu HS tự tính diện tích của hình thang ABCD, hình tam giác ADE rồi tính diện tích của mảnh đất.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV chữa bài cho HS.
3.3. Luyện tập.
Bài 1.
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập và quan sát hình trong SGK.
- GV hỏi: Để tính được diện tích của mảnh đất có dạng như hình ABCD chúng ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Sau khi HS làm bài xong. GV gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
4. Củng cố - dặn dò.
- GV chốt lại nội dung bài: Muốn tính diện tích của 1 hình phức tạp ta phải chia hình đó thành các hình đã biết rồi tính diện tích từng hình. 
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà xem lại các bài tập đã chữa. Làm các bài tập trong VBT (Bài 1 hướng dẫn HS chia thành các hình chữ nhật để tính – Bài 2: Tính diện tích từng hình rồi cộng lại ta được diện tích hình cần tìm). 
- Chuẩn bị bài sau: Luỵện tập chung (chuẩn bị các bài tập ra vở).
- HS hát.
- 1 HS lên bảng làm bài 1, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS lên bảng làm bài 2.
- Nghe và xác định nhi ... vào lược đồ ( bàn đồ ), đọc tên và nêu được vị trí địa lí của Cam - pu - chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô của 3 nước này.
- Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền kinh tế Cam-pu-chia và Nào:
+ Nào không giáp biển, địa hình phần lớn là cao nguyên; Cam-pu-chia có địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo.
+ Cam- pu-chia sản xuất và chế biến nhiều lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt, đánh bắt nhiều cá nước ngọt; Lào sản xuất quế, cánh kiến, gỗ và lúa gạo.
+ Biết Trung Quốc là nước có số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều ngàng công nghiệp hiện đại.
*GDBVMT: Một số đặc điểm về môi trường, tai nguyên thiên nhiên và việc khai thác tài nguyên của một số châu lục, quốc gia.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ Các nước châu Á.
- Các hình minh hoạ SGK.
- Phiếu học tập của hS.
III. Các hoạt động dạy và học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ. 
- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
*Biểu điểm: trả lời đúng ,rõ ràng: 10 điểm
3. Bài mới.
3.1. Giới thiệu bài.
- GV treo lược đồ các nước châu á và yêu cầu HS chỉ và nêu tên các nước có chung đường biên giới trên đất liền với nước ta. 
- Giới thiệu: Đó là 3 nước láng giềng rất gần gũi với nước ta. Trong giờ học này các em sẽ tìm hiểu về 3 nước này. 
a) Hoạt động 1: Cam - pu- chia
- GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ các khu vực châu á và lược đồ kinh tế một số nước châu á để thảo luận, tìm hiểu những nội dung sau về đất nước Cam-pu-chia.
+Em hãy nêu tê vị trí địa lí của Cam-pu-chia? ( Nằm ở đâu? Có những biên giới với những nước nnào, ở những phía nào?)
+ Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô Cam-pu-chia?
+ Nêu nét nổi bật của địa hình Cam-pu-chia?
+ Dân cư Cam-pu-chia tham gia sản xuất trong ngành gì là chủ yếu? Kể tên các sản phẩm chính của ngành này?
+Vì sao Cam-pu-chia đánh bắt được rất nhiều cá nước ngọt?
+ Mô tả kiến trúc đền Ăng-co Vát và cho biết tôn giáo chủ yếu của người dân Cam-pu-chia.
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV theo dõi và sửa chữa từng câu trả lời cho HS.
b) Hoạt động 2: Lào
- GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ các khu vực châu á và lược đồ kinh tế một số nước châu á để thảo luận, tìm hiểu những nội dung sau về đất nước Lào.
+ Em hãy nêu tên vị trí địa lí của Lào? (Nằm ở đâu? Có những biên giới với những nước nnào, ở những phía nào?)
+ Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô Lào?
+ Nêu nét nổi bật của địa hình Lào?
+ Kể tên các sản phẩm của Lào?
+ Mô tả kiến trúc Luông Pha - bang. Người dân Lào chủ yếu theo đạo gì?
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV theo dõi và sửa chữa từng câu trả lời cho HS.
* GV kết luận: Lào không giáp biển, có diện tích rừng lớn, là một nước nông nghiệp, ngành công nghiệp ở Lào đang được chú trọng phát triển.
c) Hoạt động 3: Trung quốc.
- GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ các khu vực châu á và lược đồ kinh tế một số nước châu á để thảo luận, tìm hiểu những nội dung sau về đất nước Trung quốc.
+ Em hãy nêu tên vị trí địa lí của Trung quốc? ( Nằm ở đâu? Có những biên giới với những nước nnào, ở những phía nào?)
+ Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô của Trung quốc?
+ Em có nhận xét gì về diện tích và dân số Trung quốc?
+Nêu nét nổi bật của địa hình Trung quốc?
+ Nêu các sản phẩm nổi bật của Trung Quốc?
+ Em biết gì về Vạn Lí Trường Thành.
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV theo dõi và sửa chữa từng câu trả lời cho HS.
- HS hát.
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Dân cư châu á tập trung đông đúc ở các vùng nào? Tại sao?
+ Dựa vào Lược đồ kinh tế một số nước châu á em hãy cho biết:
- Cây lúa gạo và cây bông được trồng ở những nước nào?
- Tên các nước khai thác nhiều dầu mỏ, sản xuất được nhiều lúa gạo?
- 1 HS lên bảng vừa chỉ trên lược đồ vừa nêu:
+ Trung Quốc ở phía Bắc nước ta.
- Lào ở phía Tây Bắc nước ta.
+ Cam-pu-chia ở phía Tây Nam nước ta.
- HS chia thành các nhóm nhỏ, cùng xem lược đồ, thảo luận và ghi ra phiếu các câu trả lời cuả nhóm mình.
+ Cam-pu-chia nằm trên bán đảo Đông Dương trong khu vực Đông Nam á. Phía Bắc giáp Lào, Thái Lan; phía Đông giáp với Việt Nam; phía Nam giáp biển và phía Tây giáp với Thái lan.
+Thủ đô Cam-pu-chia là PhnômPênh.
+ Địa hình Cam-pu-chia tương đối bằng phẳng, đồng bằng chiếm đa số diện tích của Cam-pu-chia, chỉ có một phần nhỏ là đồi núi thấp, có độ cao từ 200 đến 500 m.
+ Dân cư Cam-Pu-chia tham gia sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Các sản phẩm chính của ngành nông nghiệp Cam-pu-chia là lúa gạo, hoò tiêu, đánh bắt nhiều cá nước ngọt.
+ Vì giữa Cam-pu-chia là Biể Hồ, đây là một hồ nước ngọt lớn như " biển" có trữ lượng cá tôm nước ngọt rất lớn.
+ Người dân Cam-pu-chia chủ yếu là theo đạo phật. Cam-pu-chia có rất nhiều đền, chùa tạo nên những phong cảnh đẹp, hấp dẫn. Cam-pu-chia được gọi là đất ước chùa tháp.
- Mỗi câu hỏi 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận. 
 *HS kết luận: Cam-pu-chia nằm ở Đông Nam á, giáp biên giới Việt Nam. Kinh tế Cam-pu-chia đang chú trọng phát triển nông nghiệpvà công nghiệp chế biến nông sản. 
- HS chia thành các nhóm nhỏ, cùng xem lựoc đồ, thảo luận và ghi ra phiếu các câu trả lời cuả nhóm mình.
+ Lào nằm trên bán đảo Đông Dương trong khu vực Đông Nam á. Phía Bắc giáp Trung quốc; phía Đông và Đông bắc giáp với Việt Nam; phía Nam giáp Cam-pu-chia; phía Tây giáp với Thái Lan; phía Tây Bắc giáp Mi-an-ma, nước lào không giáp biển
+ Thủ đô của Lào là Viêng Chăn.
+ Địa hình chủ yếu là đồi núi và cao nguyên.
+ Các sản phẩm của Lào là quế, cánh kiến, gỗ quý và lúa gạo.
+ Người dân Lào chủ yếu theo đạo Phật
- Mỗi câu hỏi 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- HS chia thành các nhóm nhỏ, cùng xem lựoc đồ, thảo luận và ghi ra phiếu các câu trả lời cuả nhóm mình.
+ Trung quốc trong khu vực Đông á. Trung quốc có chung biên giới với nhiều quốc gia như Mông cổ, Triều Tiên, Liên bang Nga, Việt Nam, Lào, Mi-an-ma, ấn độ, Tát-gi-ki-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Ca-dắc-xtan. Phía đông giáp Thái Bình Dương.
+ Thủ đô của Trung Quốc là Bắc Kinh.
+ Trung Quốc là nước có diện tích lớn, dân số đông nhất thế giới.
+ Địa hình chủ yếu là đồi núi và cao nguyên. Phía Đông bắc là đồng bằng Hoa Bắc rộng lớn, ngoài ra còn một số đồng bằng nhỏ ven biển.
+ Từ xa xưa đất nước Trung quốc đã nổi tiếng với chè, gốm sứ, tơ lụa.Ngày nay, kinh tế Trung quốc đang phát triển rất mạnh. Các sản phẩm như máy móc, thiết bị, ô tô.........
+ Đây là một công trình kiến trúc đồ sộ được xây dựng bắt đầu từ thời Tần Thuỷ Hoàng (trên 2000 năm trước đây) để bảo vệ đất nước các đời vua Trung Hoa sau này tiếp tục xây thêm nên Trường Thành ngày càng dài. Tông chiều dài của Vạn lí Trường Thành là 6700 km. Hiện nay đây là 1 khu du lịch nổi tiếng.
- 1 câu hỏi một nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
* GV kết luận: Trung quốc là nước có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới sau Liên Bang Nga và Canađa. Là nước có số dân đông nhất thế giới ( khoảng 1/5 dân số thế giới là Trung quốc). Trug quốc là một nước có nên văn hoá lâu đời và phát triển rực rỡ, nổi tiếng trên thế giới. Ngày nay, Trung quốc đag là nước có nền kinh tế phát triển mạnh vớ một số mặt hàng công nghiệp và thủ công nghiệp nổi tiếng. Đời sống nhân dân Trug Quốc đang ngày càng được cải thiện.
c) Hoạt động 4: Thi kể về các nước láng giềng của Việt Nam 
- GV chia HS thành 3 nhóm dựa vào các tranh ảnh, thông tin mà các em đã sưu tầm được.
+ Nhóm Lào: sưu tầm tranh ảnh, thông tin về nước Lào.
+ Nhóm Cam-pu-chia : sưu tầm tranh ảnh, thông tin về nước Cam - pu - chia.
+ Nhóm Trung quốc : sưu tầm tranh ảnh, thông tin về nước Trung quốc.
- Yêu cầu các nhóm trưng bày các tranh ảnh, thông tin, sản phẩm về quốc gia mà mình đã sưu tầm được.
- GV tổ chức cho từng nhóm báo cáo kết quả sưu tầm của nhóm mình.
- GV nhận xét các nhóm. 
4. Củng cố - Dặn dò
- GV tổng kết tiết học: Ba nước Lào, Cam-pu-chia, trung quốc là các nước láng giềng của nước ta. Hiện nay, nước ta có nhiều chương trình hợp tác với ba nước này để cùng nhau phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội trê guyên tắc hợp tác hai bên cùng có lợi.
- Gọi HS đọc nghi nhớ.
- GV dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Châu Âu (đọc kĩ nội dung & trả lời các câu hỏi nội dung bài)
HS làm việc theo nhóm.
+ Trình bày tranh ảnh, thông tin thành tờ báo tường.
+ Bày các sản phẩm sưu tầm được của nước đó lên bàn.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc.
- Nghe nhiệm vụ về nhà.
Giáo dục tập thể
SINH HOẠT TUẦN 20
I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục trong tuần.
- HS nắm được chủ đề hoạt động của tuần kế tiếp.
- Có ý thức vươn lên trong học tập, ý thức giúp đỡ bạn cùng tiến bộ.
II. Chuẩn bị:
- Tổ trưởng tổng điểm thi đua của từng cá nhân trong tổ.
III. Các hoạt động dạy- học:
HĐ của thầy
HĐ của trò
A. Tổ chức:
 B. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của các tổ trưởng.
1. Tiến hành:
a) Nêu mục đích yêu cầu giờ học.
- Yêu cầu các tổ trưởng đọc nội dung theo dõi thi đua.
- Giáo viên chốt lại phần kiểm điểm nổi bật, những vấn đề quan tâm.
*Ưu điểm: 
..
..
*Nhược điểm: ..
..
..
* Các em gương mẫu như.
..
* Các em còn mắc nhiều lỗi như: 
.
b) phương hướng tuần sau.
- Duy trì tốt nề nếp.
- Giúp đỡ bạn yếu.
- Học tập và làm theo tấm gương Bác.
- Thực hiện tốt ATGT. 
-...
.....
2. Vui văn nghệ.
- Hát.
- Lấy sổ theo dõi thi đua của tổ mình.
- Lắng nghe.
- Từng tổ đọc.
- Cả lớp lắng nghe.
- Nhận xét, bổ xung ý kiến.
- Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Thực hiện tốt nề nếp.
- Học sinh phát biểu.
- Vui văn nghệ.
- Chơi trò chơi.
Kí duyệt của tổ trưởng.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 21.doc