Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 10 năm 2010

Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 10 năm 2010

I/Mục tiêu:

Học xong bài - học sinh biết

- Ai cũng cần có bạn bè, trẻ em có quyền tự do kết giao với bạn bè.

- Thực hiện tốt đối xử với những bạn bè xung quanh.

- Thân ái, đoàn kết với bạn bè.

II/Đồ dùng dạy và học

Bảng phụ

III/Các hoạt động dạy học

A. KTBC: HS nêu mình đã đến chúc mừng chia sẻ bạn bè như

- GV nhận xét cho điểm.

 

doc 37 trang Người đăng huong21 Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 10 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Ngày soạn: 18/10/2010. 	 Thứ hai
Ngày giảng: 25/10/2010. 
Đạo đức
Tình bạn (tiết 2)
I/Mục tiêu: 
Học xong bài - học sinh biết 
- Ai cũng cần có bạn bè, trẻ em có quyền tự do kết giao với bạn bè.
- Thực hiện tốt đối xử với những bạn bè xung quanh.
- Thân ái, đoàn kết với bạn bè.
II/Đồ dùng dạy và học
Bảng phụ 	
III/Các hoạt động dạy học 
A. KTBC: HS nêu mình đã đến chúc mừng chia sẻ bạn bè như 
- GV nhận xét cho điểm.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ : 
- Yêu cầu 2 HS nêu mình đã đến chúc mừng chia sẻ bạn bè như thế nào.
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài.
2. Phát triển các hoạt động. 
a) Hoạt động 1: Đóng vai (BT1-SGK)
- Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ thực hiện các vai quay cóp trong giờ kiểm tra, làm việc riêng ....
->lớp nhận xét...
- Hỏi? vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn bè làm điều sai? em có sợ bạn giận khi đó em khuyên ngăn bạn không?
? Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn cho em làm điều sai trái?
=>GV kết luận cần khuyên ngăn góp ý kiến khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ. Như thế mới là người bạn tốt 
b) Hoạt động 2: Liên hệ bản thân. 
- Cho HS suy nghĩ – sau đó thảo luận cùng bạn bên cạnh. Mình đã từng có những tình cảm, thái độ NTN trưỡng những việc làm của bạn mìnhg, khi vui, buồn, gặp những khó khăn ...
->GV kết luận tình bạn không phải tự nhiên đã có mà mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vun đắp giữ gìn ....
c) Hoạt động 3: Thi hát, đọc thơ, kể chuyện, tục ngữ, ca dao, về chủ đề tình bạn (BT trang 3 –SGK).
- Yêu cầu HS tự nêu và đọc ...
(Tình bạn là vạn bông hồng)
C. Củng cố- Dặn dò.
- Em cần phải làm gì để có một tình bạn đẹp?
- GV nhận xét giờ học.
- HS về nhà học bài và tìm thêm những bài thơ, bài văn chủ đề tình bạn ... Chuẩn thực hành kĩ năng giữa học kì 1.
- 2 HS trả lời, cảc lớp chú ý lắng nghe và nhận xét.
- 4 HS / nhóm: Cùng thực hiện, sau đó lên bảng đóng vai. 
- Vài cặp nhóm lên đóng vai
- Lớp nhận xét
- Vài HS nêu. 
- HS phát biểu.
- Lắng nghe.
- HS tự liên hệ. 
- HS nêu ý kiến trước lớp.
- Lắng nghe.
- HS cùng thi kể, đọc thơ.
- Lớp bình chọn nhận xét ...
- 2, 3HS phát biểu.
- Lắng nghe nhiện vụ về nhà.
Toán
Luyện tập chung
I. Mục đích yêu cầu:
*Kiến thức:
- Chuyển phân số thập phân thành STP. Đọc số thập phân.
- So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.
- Giải toán liên quan đến “rút về đơn vị” hoặc tỉ số.
*Kĩ năng: Chuyển đổi nhanh, đúng
*Thái độ: Yêu thích môn toán, tích cực học tập.
II.Chuẩn bị:
-VBT.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3học sinh, mỗi em làm 1 phép tính bài 3 (SGK 48).
*BĐ: Làm đúng 10đ.
- Nhận xét và ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập: 
*Bài 1: (48-sgk) - Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.
- Cho HS tự làm bài. Mời 2 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm trên bảng.
- G chỉ từng số thập phân vừa viết vừa yêu cầu học sinh đọc.
- Nhận xét và cho điểm từng học sinh.
*Bài 2: (49-sgk)
- G yêu cầu học sinh đọc đề bài và tự làm bài.
- Yêu cầu học sinh báo cáo kết quả bài làm.
- Hãy giải thích vì sao các số đo trên đều bằng 11,02km?
*Bài 3: (49-sgk)
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó gọi học sinh đọc bài của mình trước lớp rồi nhận xét và cho điểm.
*Bài 4: (49-sgk)
- Gọi học sinh đọc đề toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Biết giá tiền của của một hộp đồ dùng không đổi, khi ta gấp số hộp đồ dùng cần mua lên một số lần thì số tiền sẽ thay đổi như thế nào?
- Có thể dùng những cách nào để giải bài toán này?
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm theo 2 cách.
Tóm tắt:
12 hộp: 180 000đồng.
36 hộp:..đồng?
Bài giải:
Cách 1:
 Giá tiền của một hộp đồ dùng là:
 180 000 : 12 = 15 000( đồng)
 Mua 36 hộp như thế phải trả số tiền là:
 15 000 x 36 = 540 000 ( đồng)
 Đáp số: 540 000 đồng.
- Gọi học sinh nhận xét và nêu rõ đâu là bước giải rút về đơn vị, đâu là bước giải tìm tỉ số.
C. Củng cố - dặn dò:
- GV tóm tắt lại nội dung đã học về số thập phân.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về làm các bài trong VBT (làm tương tự các bài đã chữa trong SGK). Chuẩn bị bài mới: “Cộng 2 số thập phân”.
- 3 Học sinh chữa bài. Lớp làm ra nháp.
- Nhận xét bài bạn làm.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1HS đọc bài toán.
a, = 12,7 (Mười hai phẩy bảy).
b, = 0,65 (Không phẩy sáu mươi lăm).
c, = 2,005 (Hai phẩy không không năm).
d, = 0,008 (Không phẩy không không tám).
- HS nhìn bảng đọc.
- HS đọc và tự làm bài.
a, 11,20km > 11,02km.
b, 11.02km = 11,020km.
c, 11km20m = 11km = 11,020km. 
- Khi viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân của một số thập phân thì số đó không thay đổi.
Vậy các số đo ở b, c, d bằng 11,02 km.
- HS tự làm bài
- 2HS lên bảng làm.
a, 4m85cm = 4,85m.
b, 72ha = 0,72km2
- 2 HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết mua 12 hộp đồ dùng hết 180 000đồng.
- Mua 36 hộp đồ dùng thì hết bao nhiêu tiền.
- Thì số tiền phải gấp lên bấy nhiêu lần.
- Có thể giải bằng 2 cách:
+ Rút về đơn vi.
+ Tìm tỉ số
- 2 HS lên bảng làm. HS dưới lớp tự làm vở.
Cách 2:
 36 hộp gấp 12 hộp số lần là:
 36 : 12 = 3 ( lần)
 Số tiển phải trả để mua 36 hộp đồ dùng là:
 180 000 x 3 = 540 000 ( đồng)
 Đáp số: 540 000 đồng.
- Học sinh nêu.
- Lắng nghe nhiệm vụ về nhà.
- Học và chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
Tập đọc
Ôn tập giữa học kỳ I (tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu: 
1. Kiến thức: Kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu (trả lời các câu hỏi của bài). 
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy các bài đã học ở tuần 9, đọc diễn cảm bài văn thể hiện đúng nội dung bài. Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong 3 chủ điểm.
3. Thái độ: Tích cực học tập. 
II. Chuẩn bị:
1. Tranh minh hoạ
2. Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL trong 9 tuần.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Mời 2 HS đọc bài Đất Cà Mau và TLCH về nội dung bài.
*BĐ: Đọc to, lưu loát, đúng chính âm (8đ); TLCH (2đ).
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới. 
1. Giới thiệu bài.
2. Nội dung bài.
a) HĐ1: Kiểm tra TĐ và HTL
- GV yeõu caàu tửứng hoùc sinh leõn boỏc thaờm choùn baứi taọp ủoùc.
- Đặt câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc.
- GV ghi ủieồm.
- GV thửùc hieọn tửụng tửù vụựi caực trửụứng hụùp coứn laùi.
- Nhận xét - ghi điểm. (HS nào đọc không đạt yêu cầu cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong bài sau).
b) HĐ2: Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các bài tập đọc từ tuần 1-9.
- Phát phiếu cho các nhóm làm việc.
C. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét nội dung bài
- Nhận xét tiết học. Khen những Hs học tốt, biểu dương những Hs biết điều khiển nhóm trao đổi về nội dung bài học.
- Yêu cầu Hs luyện đọc bài ở nhà, chuẩn bị bài sau tiếp tục ôn tập.
- 2 HS đọc và TLCH. Lớp theo dõi và nhận xét.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài.
- HS đọc sgk (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- HS trả lời.
Chủ điểm
Tên bài
Tác giả
Nội dung
VN tổ quốc em
Cánh chim hoà bình
Con người với thiên nhiên
- Trình bày kết quả:
- Nx- bổ sung.
- Lắng nghe.
Ngày soạn: 19/10/2010. 	 Thứ ba
Ngày giảng: 26/10/2010. 
Toán
Cộng hai số thâp phân
I .Mục đích yêu cầu:
*Kiến thức:Biết thực hiện phép cộng hai STP; Biết giải bài toán với phép cộng các STP
*Kĩ năng: Biết cộng hai STP
*Thái độ: Yêu thích môn toán, tích cực học tập. 
II.Chuẩn bị:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng làm: 
HS 1: 4m78cm=m; 35ha=km2
HS 2: 2kg67g=kg; 123m2=km2
 *BĐ: Làm đúng mỗi phép tính 5đ.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới. 
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn thực hiện phép cộng hai số thập phân.
a, Ví dụ:
* Hình thành phép cộng hai số thập phân.
- G vẽ đường gấp khúc ABC như sgk lên bảng, sau đó nêu bài toán: Đường gấp khúc ABC có đoạn thẳng AB dài 1,84m, đoạn thẳng BC dài 2,45cm. Hỏi đường gấp khúc đó dài bao nhiêu mét?
- Muốn tính độ dài của đường gấp khúc ta làm như thế nào?
- Hãy nêu rõ tổng độ dài AB và BC?
- G nêu: Vậy để tính độ dài của đường gấp khúcABC ta phải tính tổng 1,84 + 2,45. Đây là tổng của hai số thập phân.
* Đi tìm kết quả:
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tìm cách giải. (G gợi ý: có thể đổi ra đơn vị cm).
- GV hỏi lại: vậy 1,84 +2,45 bằng bao nhiêu?
* Giới thiệu kĩ thuật tính
- GV nêu: Trong bài toán trên để tính tổng 1,84 + 2,45 các em sẽ phải đổi từ đơn vị mét sang đơn vị xăng- ti -mét rồi tính, sau khi có được kết quả lại đổi về đơn vị mét. Làm như vậy rất mất thời gian, vì vậy thông thường người ta sử dụng cách đặt tính.
- GV hướng dẫn HS cách đặt tính như trong sách giáo khoa (vừa thực hiện thao tác trên bảng vừa giải thích):
* Đặt tính: Viết 1,84 rồi viết 2,45 dưới 1,84 sao cho hai dấu phẩy thẳng cột với nhau (đơn vị thẳng đơn vị, phần mười thẳng phần mười, phần trăm thẳng phần trăm).
* Tính: Thực hiện phép cộng như cộng các số tự nhiên.
* Viết dấu phẩy vào kết quả thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.
- GV khẳng định: Cách đặt tính thuận tiện và cũng cho kết quả là 4,29.
- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện lại phép tính 1,84 + 2,54.
- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính 184 + 245.
- GV yêu cầu HS so sánh để tìm điển giống và khác nhau giữa hai phép tính các em vừa thực hiện.
- GV hỏi tiếp: Em có nhận xét gì về các dấu phẩy của các số hạng và dấu phẩy trong phép tính cộng hai số thập phân?
b, Ví dụ 2
- GV nêu ví dụ: Đặt rồi tính
15,9 + 8,75
- GV yêu cầu học sinh vừa lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của mình.
- GV nhận xét câu trả lời của học sinh.
3. Ghi nhớ
- GV hỏi: Qua hai ví dụ, bạn nào có thể nêu cách thực hiện phép cộng hai số thập phân?
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa và yêu cầu học thuộc lòng ở lớp.
4. Luyện tập - thực hành
*Bài 1 (50-sgk)
- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài và hỏi:
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi học sinh chữa bài của bạn trên bảng.
- GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính của mình.
- GV hỏi: Dấu phẩy ở tổng của hai số thập phân được viết như thế nào?
- Gv nhận xét và cho điểm học sinh.
*Bài 2 (50-sgk)
- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện tính tổng hai số thập phân.
- GV yêu cầu HS làm bài
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV có thể yêu cầu HS nêu rõ cách tính của phép tính cụ  ...  cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục trong tuần.
- Có ý thức vươn lên trong học tập, ý thức giúp đỡ bạn cùng tiến bộ.
II. Chuẩn bị:
- Tổ trưởng tổng điểm thi đua của từng cá nhân trong tổ.
III. Các hoạt động dạy- học:
HĐ của thầy
HĐ của trò
Tổ chức:
Kiểm tra: Sự chuẩn bị của các tổ trưởng.
Tiến hành:
a. Nêu mục đích yêu cầu giờ học.
- Yêu cầu các tổ trưởng đọc nội dung theo dõi thi đua.
- Giáo viên chốt lại phần kiểm điểm nổi bật, những vấn đề quan tâm.
b. Đề ra phương hướng biện pháp.
- Duy trì tốt nề nếp.
- Giúp đỡ bạn yếu.
- Tích cực hoạt động trong các gìơ học.
- Thực hiện tốt việc phòng cúm A(H1N1).
- Thực hiện tốt ATGT.
c.Vui văn nghệ.
- Hát.
- Lấy sổ theo dõi thi đua của tổ mình.
- Lắng nghe.
- Từng tổ đọc.
- Cả lớp lắng nghe.
- Nhận xét, bổ xung ý kiến.
- Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Thực hiện tốt nề nếp.
- Học sinh phát biểu.
- Vui văn nghệ.
- Chơi trò chơi.
o0o
Toán
Luyện tập
I. Mục đích yêu cầu
Giúp HS củng cố về:
+ Kĩ năng thực hiện tích cộng với các số thập phân.
+ Sử dụng các tính chất của phép cộng để tích theo cách thuận tiện.
+ So sánh các số thập phân.
+ Giải bài toán có phép cộng nhiều số thập phân.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính: HS1: 5,24+6,54+9,12
 HS2: 7,134+12,34+0,46
*BĐ: Làm đúng 10đ.
- GV nhận xét và ghi điểm cho HS
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài.
GV giới thiệu bài: Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về các phép cộng các số thập phân.
2. Hướng dẫn luyện tập.
* Bài 1
- GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tích cộng nhiều số thập phân
-GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng
- GV nhận xét và cho điểm HS
* Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV yêu cầu HS giải thích cách làm của từng bước trên.
- GV nhận xét và cho điểm HS
 * Bài 3
 - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài và nêu cách làm.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV yêu cầu HS giải thích cách làm của từng phép so sánh.
- GV nhận xét và cho điểm HS
* Bài 4
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ rồi giải.
- GV gọi HS chữa bài làm của bạn trên bảng, Nhận xét ghi điểm.
C. Củng cố dặn dò:
- Em hãy nêu các bước đặt tính và tính phép tính sau: 
23,45 + 134,671
- GV tổng kết tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập trong VBT. Chẩn bị bài mới: “Trừ hai số thập phân”.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào nháp.
- HS lắng nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
-1 HS nêu, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.	
a b
- HSnhận xét bài làm của bạn cả về đặt tính và thực hiện tính.
 - Bài toán yêu cầu chúng ta làm bằng cách thuận tiện nhất.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a. 4,68 + 6,03 
 = 4,68 + 10
 = 14,68
c, 3,49 + 5,7 + 1,51
 = 3,49 + 1,51 + 5,7
 = 5 + 5,7
 = 10,7
b, 6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2 =(6,9 +3,1) +(8,4 +0,2 )
= 10 + 8,6
= 18,6
d, 4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8
=(4,2 + 6,8) + (3,5 + 4,5)
= 11 + 8
= 19
- HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, nếu sai sửa lại cho đúng
- 4 HS lần lượt giải thích:
- HS đọc thầm yêu cầu đề bài trong SGK.
- 1 HS nêu cách làm bài trước lớp: Tính tổng các số thập phân rồi so sánh và điền vào dấu so sánh và điền vào dấu so sánh thích hợp và chỗ chấm.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở bài tập
3,6 + 5,8 > 8,9
 7,56 + < 4,2 + 3,4
5,7 + 8,9 > 14,5
0,5 > 0,08 + 0,4
- 4 HS lần lượt giải thích:
- Lớp đổi chéo vở kiểm tra bài lẫn nhau
- 1 HS nêu cách làm bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Ngày thứ hai dệt được số mét vải là :
28,4 + 2,2 = 30,6 (m)
Ngày thứ ba dệt được số mét vải là :
30,6 + 1,5 = 32,1(m)
Cả ba ngày dệt được số mét vải là :
28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1(m)
 Đáp số : 91,1m
- 1 HS chữa bài làm của bạn trên bảng. HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài của mình
- 1 HS nêu cách đặt tinhhs và tính, lớp làm nháp.
- HS chuẩn bị giờ sau.
Chính tả
Nghe – viết: Luật bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu.
- Nghe - viết chính xác, đẹp một đoạn trong Luật Bảo vệ môi trường.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt âm l/n hoặc n/ ng.
* GDBVMT: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của HS về BVMT.
II. Đồ dùng dạy – học.
- Thẻ chữ ghi các tiếng: Lắm/ nắm, lấm/ nấm, lương/ nương, lửa/ nửa, hoặc trăn/ trăng, dân/ dâng, răn/ răng, lượn/ lượng. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu: 
Nhận xét chung về chữ viết của HS trong bài kiểm tra giữa kỳ.
2. Dạy học bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài tiết chính tả hôm nay các em cùng nghe viết Điều 3, khoản 3 trong Luật Bảo vệ môi trường và làm bài tập chính tả.
2.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Trao đổi về nội dung bài viết
- Gọi HS đọc đoạn luật.
- Hỏi: Điều 3, khoản 3 trong Luật Bảo vệ môi trường có nội dung là gì?
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được.
c) Viết chính tả
- Nhắc HS chỉ xuống dòng, ở tên điều khoản và khái niệm “Hoạt động môi trường” đặt trong ngoặc kép.
d) Soát lỗi, chấm bài.
2.3 Hướng dẫn làm bài tập chính tả
* Bài 2.
a) Gọi HS đọc yêu cầu.
- Tổ chức cho HS làm bài tập dưới dạng trò chơi.
Hướng dẫn: Mỗi nhóm cử 3 HS tham gia thi. 1 HS đại diện lên bắt thăm. Nếu bắt thăm vào cặp từ nào. HS trong nhóm phải tìm từ ngữ có cặp từ đó.
- Tổ chức cho 8 nhóm HS thi. Mỗi cặp từ 2 nhóm thi.
- Tổng kết cuộc thi: Tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng. Gọi HS bổ sung.
- Gọi HS đọc các cặp từ trên bảng.
- Yêu cầu HS viết vào vở.
- Nhận xét và chốt lời giải đúng.
* Bài 3
a) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho HS thi tìm láy theo nhóm. Chia lớp thành2 nhóm. Các HS trong nhóm tiếp nối nhau lên bảng, mỗi HS viết 1 từ láy, sau đó về chỗ HS khác lên viết.
- Tổng kết cuộc thi.
- Nhận xét các từ đúng.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe.
- HS nghe và xác định nhiệm vị của tiết học.
- 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Điều 3, khoản 3 trong Luật Bảo vệ môi trường nói về hoạt động bảo vệ môi trường, giải thích thế nào là hoạt đỗng bảo vệ môi trường....
- HS nêu các từ khó. Ví dụ: môi trường, phòng ngừa, ứng phó, suy thoái, tiết kiệm, thiên nhiên....
- HS viết theo GV đọc.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Theo dõi GV hướng dẫn.
- Thi tìm từ theo nhóm.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- Viết vào vở.
 - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Tiếp nối nhau tìm từ.
Một số từ láy âm đầu n: na ná, nai nịt, nài nỉ, năn nỉ, nao nao, nao nức, náo nức, não ruột, nắc nẻ, nắc nỏm, nắn nót, no nê, năng nổ, náo núng, nỉ non, nằng nặc, nôn nao, nết na, nắng nôi, nặng nề, nức nở, nấn ná, nõn nà, nâng niu, nem nép, nể nang, nền nã....
- Viết vào vở một số từ láy.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn:
Trả bài văn tả cảnh
I. Mục tiêu
Đọc thành tiếng
- HS nhận thức đúng các lỗi câu, cách dùng từ, lỗi diễn đạt, trình tự miêu tả.... trong bài văn tả cảnh của mình và của bạn khi đã được thầy cô chỉ rõ.
- HS tự sửa lỗi của mình trong bài văn
- HS hiểu được cái hay của những đoạn văn, bài văn hay của bạn, có ý thức học hỏi từ những bạn học giỏi để viết những bài văn sau được tốt hơn.
II. đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về: chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, hình ảnh.... cần chữa chung cho cả lớp.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Nhận xét chung bài làm của HS:
- Gọi HS đọc lại đề bài tập làm văn và hỏi:
+ Đề bài yêu cầu gì?
- Nêu: đây là bài văn tả cảnh. Trong bài văn các em miêu tả cảnh vật là chính, cần lưu ý để tránh nhầm sang văn miêu tả người hoặc tả cảnh sinh hoạt.
- Nhật xét chung :
* Ưu điểm:
+ HS hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề như thế nào?
+ Bố cục của bài văn
+ Trình tự miêu tả
+ Diễn đạt câu, ý
+ Dùng từ láy, hình ảnh, âm thanh để làm nổi bật lên đặc điểm của cảnh vật.
+ Thể hiện sự sáng tạo trong cách dùng từ, dùng hình miêu tả vẻ đẹp của cảnh vật, có bộc lộ cảm xúc của mình trong từng câu văn.
+ Lỗi chính tả, hình thức trình bày bài văn.
- GV nêu tên những HS viết bài tốt, lời văn hay, hình ảnh sinh động, câuvăn thể hiện tình cảm chân thực, có sự liên kết giữa mở bài, thân bài, kết bài....
* Nhược điểm:
+ GV nêu những lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, cách trình bày bài văn, lỗi chính tả.
+ Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến, yêu cầu HS thảo luận, phát hiện lỗi, tìm cách sửa lỗi.
Lưu ý: Không nên nêu tên những HS mắc lỗi trên lớp.
- Đọc 1 số bài văn hay của lớp cho các em nghe.
- Trả bài cho HS.
B. Hướng dẫn chữa bài:
Bài 1
- Gọi HS đọc bài 1.
- Yêu cầu HS tự nhận xét, chữa lỗi theo yêu cầu.
GV đi hướng dẫn, giúp đỡ các em gặp khó khăn, Sau khi HS đã chữa song lỗi, nhận xét đầy đủ về bài làm của mình. GV cho HS thảo luận nhóm các câu hỏi sau (ghi câu hỏi lên bảng)
+ Bài văn tả cảnh nên tả theo trình tự nào là hợp lý nhất?
+ Mở bài theo kiểu nào để hấp dẫn người đọc?
+ Thân bài cần tả những gì?
+ Câu văn nên viết như thế nào để gần gũi, sinh động.
+ Phần kết bài nên viết như thế nào để cảnh vật luôn in đậm trong tâm trí người đọc?
- Gọi các nhóm trình bày ý kiến. Các nhóm có ý kiến khác bổ sung.
- Nhận xét.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Đọc cho HS nghe những đoạn văn hay mà GV sưu tầm được.
- gọi 5 HS dưới lớp đọc đoạn văn trong bài văn của mình mà em cho là hay cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS tự viết lại đoạn văn.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn mình viết. các HS khác nhận xét
-Nhận xét, khen ngợi HS viết tốt.
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài văn, ghi nhớ các lỗi GV đã nhận xét và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc thành tiếng và trả lời.
- Lắng nghe.
- xem lại bài của mình.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Sửa lỗi.
- 4 HS tạo thành 1 nhóm. cùng trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Trình bày, bổ sung
- 1 HS đọc thành tiếng
- Lắng nghe
- Tự làm bài vào vở.
- Đọc bài, nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 10.doc