Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 15 năm 2010

Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 15 năm 2010

I. Mục đích yêu cầu.

- Củng cố qui tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.

- Rèn kĩ năng thực hiện chia một số thập phân cho một số thập phân.

- Luyện tìm thành phần chưa biết trong phép tính.

- Giải bài toán có sử dụng phép chia một số thập phân cho một số thập phân.

II. Đồ dùng.

 - Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

 

doc 32 trang Người đăng huong21 Lượt xem 777Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 15 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Ngày soạn: 22/ 11/ 2010. Thứ hai
Ngày giảng: 29/11/2010. 
Chµo cê
(TËp trung d­íi cê)
Toán: 
LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu.
- Củng cố qui tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Rèn kĩ năng thực hiện chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Luyện tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
- Giải bài toán có sử dụng phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
II. Đồ dùng.
 - Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng.
a)8,216 : 5,2 b)17,4 : 1,45
*BĐ: HS làm đúng 9đ, trình bày bảng 1đ.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài.
2.2 Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1. (Làm phần a, b, c)
- GV cho HS nêu yêu cầu bài.
- GV gọi HS làm.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2 (Yêu cầu HS làm mỗi phần a)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV gọi 1 HS lên bảng làm. Yêu cầu HS dưới lớp tự làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- GV Yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Củng cố dặn dò.
- Hỏi: Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm như thế nào?
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập 1,2,3 trong VBT.(Học sinh TB-Y làm bài 1,2.) Cách làm tương tự các bài trên lớp.
- Dặn học sinh chuẩn bị trước bài: Luyện tập chung và chép sẵn các bài tập vào vở ô li.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp làm vào nháp.(kq: a)41,08 b)12)
- HS nhận xét bài bạn làm.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 1 HS đọc.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét.
Kết quả tính đúng là :
a, 17,55 : 3,9 = 4,5
b, 0,603 : 0,09 = 6,7
c, 0,3068 : 0,26 = 1,18
- 1 HS đọc. Lớp đọc thầm theo.
- HS: Bài tập yêu cầu chúng ta tìm x
- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a, x x 1,8 = 72
 x = 72 : 1,8
 x = 40
 - 1 HS nhận xét bài làm của bạn, 
- 1 HS đọc đề toán trước lớp.
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập, sau đó 3HS đọc bài của mình trước lớp 
Bài giải
1 lít dầu hoả nặng là :
3,952 : 5,2 = 0,76 (kg)
Số lít dầu hoả có là:
5,32 : 0,76 = 7 (lít)
 Đáp số : 7 lít
 - HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau bài sau. 
Tập đọc
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
 Theo HÀ ĐÌNH CẨN
I. Mục đích yêu cầu
 1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng, từ khó : Chư Lênh, nhà sàn, thẳng tắp, cầu thang, trang trọng, trưởng buôn, Rock, lũ làng, trang giấy, phăng phắc,...
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả.- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung từng đoạn.
2. Đọc - hiểu 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : Buôn, nghi thức, gùi,..
- Hiểu nội dung của bài: Tình cảm của ngời Tây Nguyên yêu quí cô giáo, biết trọng văn hóa, mong muốn cho con em của dân tộc mình đợc học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
- GD HS ý thức học tập biết yêu quí cô giáo, yêu thích học tập.
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ trang 114, SGK. Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS đọc thuộc bài thơ Hạt gạo làng ta và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
+ Bài thơ cho em hiểu điều gì?
*BĐ:HS thuộc bài, đọc diễn cảm 8đ.
 Trả lời câu hỏi 2đ.
- Nhận xét, ghi điểm từng HS.
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài: 
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc đoạn.
- Yêu cầu 4 SHHS đọc tiếp nối từng đoạn (3 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm. Ngắt giọng cho từng HS.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
* Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
* Gọi HS đọc trước lớp.
* GV đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài.
+ Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh làm gì
+ Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo Y Hoa như thế nào?
+ Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quí "cái chữ"?
+ Tình cảm của cô giáo Y Hoa đối với người dân nơi đây nh thế nào ?
+ Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?
+ Bài văn cho em biết điều gì?
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
c, Đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3 – 4.
+ Treo bảng phụ có viết đoạn văn.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn vảm.
- Nhận xét cho điểm HS.
3. Củng cố - dặn dò. 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc bài và trả lời lại các câu hỏi sau bài học. Chuẩn bị bài Về ngôi nhà đang xây.
- GV hướng dẫn cách đọc bài như sau: Đọc toàn bài với giọng chậm dãi, nhẹ nhàng, tình cảm; Nhấn giọng ở những từ ngữ: xây dở, che chở, nhú lên, huơ huơ, tựa vào, thở ra, sẫm biếc, nồng hăng, còn nguyên, ủ đầy, hoàn thành, trẻ nhỏ, lớn lên Chú ý cách ngắt nhịp
 Chiều / đi học về;
 Ngôi nhà / như trẻ nhỏ
 Lớn lên / với trời xanh
- 3 HS đọc bài, lần lượt trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét bạn đọc và trả lời bài.
- Lắng nghe
- HS đọc bài theo trình tự:
- HS 1:Căn nhà ... dành cho khách quí.
- HS 2: Y Hoa đến .. chém nhát dao
- HS 3: Già Rok xoa tay ...chữ nào ?
- HS 4: Y Hoa lấy i ... Chữ cô giáo..
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc tiếp nối từng đoạn (đọc 2 vòng)
- 1 HS đọc thành tiếng trớc lớp.
- Theo dõi GV đọc mẫu. 
+ Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để dạy học.
+ Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo Y Hoa rất trang trọng và thân tình.....
+ Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết chữ. Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo.
+ Cô giáo Y Hoa rất yêu quí người dân ở buôn làng, cô rất xúc động, tim đập
+ Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ cho thấy: Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết. Người Tây Nguyên rất quý người, yêu cái chữ . Người Tây Nguyên hiểu rằng; Chữ viết mang lại sự hiểu biết, ấm no cho mọi người.
+ Bài văn cho em biết người dân Tây Nguyên đối với cô giáo và nguyện vọng mong muốn cho con em dân tộc mình được học hành, thoát khỏi mù chữ, đói nghèo, lạc hậu.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính, cả lớp ghi vào vở.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài.
+ 1HS đọc.
+ Theo dõi GV đọc mẫu.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc bài cho nhau nghe. 
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
- HS lắng nghe.
- Theo dõ GV hướng dẫn bài học giờ sau.
Ngày soạn: 23/ 11/ 2010. Thứ ba
Ngày giảng: 30/11/2010. 
Toán 
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục đích yêu cầu.
- Chuyển phân số thập phân thành số thập phân. Cộng các số thập phân.
- Chuyển các hỗn số thành số thập phân.
- So sánh các số thập phân.
- Thực hiện chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính với số thập phân.
II. Đồ dùng.
 - Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS lên bảng: x x 1,8 = 72;
 x x 1,36 = 4,76 x 4,08
*BĐ: HS làm đúng 9đ; trình bày 1đ.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
2.2 Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1.(Yêu cầu HS làm phần a,b,c)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV h/d 100 + 7 + chuyển các phân số thập phân thành số thập phân = 0,08
- GV yêu cầu HS làm các phần còn lại của bài.
- GV chữa bài và ghi điểm HS.
Bài 2. (Làm cột thứ nhất)
- GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Để thực hiện được phép so sánh này trước hết chúng ta phải làm gì?
- GV yêu cầu HS chuyển đổi hỗn số 4 thành phân số thập phân rồi so sánh.
- GV yêu cầu HS làm tương tự với 14,0914
Bài 4. Tìm x: (yêu cầu HS chỉ làm phần a, c)
- GV Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Hỏi: Trong phép tính 0,8 x x = 1,2 x 10 (25 : x = 16 : 10) x được gọi là gì? Muốn tìm x ta làm như thế nào?
- GV nhận xét ghi điểm.
3 Củng cố - dặn dò. 
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập 1,2,3,4 trong VBT. Học sinh TB - Y làm bài 1,2,3. Cách làm tương tự các bài trong SGK.
- Dặn học sinh chuẩn bị trước bài: Luyện tập chung. Chép sẵn các bài tập vào vở ô li.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- 2 HS làm bảng (kq: 40 ;14,28)
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS thực hiện và nêu: 
100+7+0,08 = 107,08.
- 3 HS lên bảng làm (kq: a,450,07
b,30,54; c,107,08)
- Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh các phân số.
- HS trước hết chúng ta phải chuyển đổi hỗn số 4 thành số thập phân.
- HS thực hiện chuyển đổi và nêu 
4,6 > 4,35
Vậy 4 > 4,35
- 1 HS lên bảng làm.
- HS đọc bài.
- 4 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn, nếu có sai thì sửa lại cho đúng.
a, 0,8 x x = 1,2 x 10
 0,8 x x = 12
 x = 12 : 0,8
 x = 15
c, 25 : x = 16 : 10
 25 : x = 1,6
 x = 25 : 1,6
 x = 15,625
- 2 HS lần lượt trả lời.
- HS nghe GV phổ biến nhiệm vụ.
- HS chuẩn bị bài sau bài sau. 
Luyện từ và câu.
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC
I. Mục đích yêu cầu.
- Hiểu nghĩa của từ hạnh phúc.
- Tìm đợc từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với từ hạnh phúc.
- Biết trao đổi, thảo luận để nhận thức đúng về từ hạnh phúc.
II. đồ dùng dạy – học.
- Bài tập 1, 4 viết sẵn trên bảng lớp.
- Từ điển học sinh
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Yêu cầu 3 HS đọc đoạn văn tả mẹ đang cấy lúa.
*BĐ: ý văn hay, câu văn tốt (9-10đ). Có ý nhưng diễn đạt còng hạn chế tuỳ mức mà cho điểm.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. Dạy học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. 
- Yêu cầu HS làm việc theo theo cặp. Hướng dẫn cách làm: khoanh tròn vào chữ cái ý giải thích đúng nghĩa của từ hạnh phúc.
- Yêu cầu 1 HS làm trên bảng lớp.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng :
- Yêu cầu HS đặt câu với từ hạnh phúc.
- Nhận xét câu HS đặt.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm. 
- Gọi HS phát biểu. GV ghi nhanh lên bảng ý kiến của HS.
- Kết luận đúng.
+ Đặt câu với các từ vừa tìm được?
- Nhận xét câu đặt của HS.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho HS thi tiếp sức như sau:
+ Chia lớp thành 2 nhóm, xếp thành 2 hàng trước bảng.
- GV tổng kết cuộc thi. Tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ và đúng.
- Yêu cầu HS giải thích nghĩa các từ trên bảng.
Bài 4
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để trải lời câu hỏi của bài.
- GV gọi HS phát biểu và giải thích vì sao em lại chọn yếu tố đó ... inh nữ và số học sinh cả lớp là :
13 : 25 = 0,52
0,52 = 52%
 Đáp số : 52%
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn, HS cả lớp theo dõi bổ sung ý kiến.
- HS nghe.
- HS ghi nhớ nhiệm vụ.
Tập làm văn 
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Tả hoạt động)
I. Mục đích yêu cầu.
- Lập được dàn ý chi tiết chi bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập nói, tập đi.
 - Chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của em bé.
 - GD học sinh ý thức học tập.
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh ảnh về em bé.Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động hoc
1. Kiểm tra bài cũ.
- Chấm đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến.
- Nhận xét ý thức học bài ở nhà của HS.
2. Dạy - học bài mới
2.1 Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
 - Yêu cầu HS tự lập dàn ý.
Gợi ý HS.
- Mở bài:
Giới thiệu em bé định tả : em bé đó là bé trai hay bé gái ? Tên bé là gì ? Bé mấy tuổi. Bé là con nhà ai ? Bé có nét gì ngộ nghĩnh đáng yêu ?
- Thân bài:
Tả bao quát về hình dáng của bé.
+ Thân hình bé như thế nào ?
+ Mái tóc.
+ Khuôn mặt (Miệng, má, răng)
+ Tay chân.
Tả hoạt động của bé : Nhận xét chung về bé. Em thích nhất bé làm gì ? Em tả những hoạt động của bé : khóc, cười, tập đi, tập nói, đòi ăn, chơi đồ chơi, làm nũng mẹ, xem phim hoạt hình, đùa nghịch.
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bé.
- Gọi HS dưới lớp đọc dàn ý của mình. GV chú ý sửa chữa.
- Ghi điểm HS làm bài đạt yêu cầu.
* Bài 2. 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn mình viết.
- GV n/x ghi điểm cho HS viết đạt yêu cầu.
3. Củng cố - dặn dò.
- Gọi học sinh nêu các phần của một giàn ý chi tiết cho bài văn tả người (tả hoạt động).
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn và quan sát hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé đang tuổi tập nói, tập đi.
- Nhận xét tiết học.
- 3 HS mang đoạn văn lên cho GV chấm.
- HS nghe.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- 2 HS làm giấy, HS dưới lớp làm vở.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc dàn ý của mình.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 1 HS làm vào giấy, HS cả lớp làm vào vở.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn.
- HS nhận xét.
- Học sinh nêu.
- HS nghe và ghi nhớ nhiệm vụ.
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I . Mục đích yêu cầu.
- Kể lại được một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện mà các bạn kể, ý nghĩa việc làm của nhân vật trong truyện.
- Lời kể tự nhiên, sáng tạo, kết hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
- Biết nhận xét, đánh giá nội dung truyện và lời kể của bạn.
II Đồ dùng dạy – học.
- HS chuẩn bị chuyện, báo có nội dung như đề bài.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Pa-xtơ và em bé.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. Dạy - học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
 2.2 Hướng dẫn kể chuyện.
a) Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài
- GV phân tích đề bài dùng phấn màu gạch chân dưới các từ ngữ: được nghe, được đọc, chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc nhân dân.
- Yêu cầu HS đọc phần Gợi ý trong SGK
 + Hãy giới thiệu những câu chuyện mà mình kể?
b) Kể trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thực hành kể trong nhóm
- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Gợi ý cho HS cách làm việc.
+ Giới thiệu truyện.
+ Kể những chi tiết làm rõ hoạt động của nhân vật.
+ Trao đổi về ý nghĩa của truyện.
c) Kể trước lớp.
 - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
- Gợi ý cho HS dưới lớp hỏi lại bạn về ý nghĩa của truyện và hành động của nhân vật trong truyện.
- Nhận xét, bình chọn :
+ HS có câu chuyện hay nhất.
+ HS kể chuyện hấp dẫn nhất.
3. Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị một câu chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
- Chuẩn bị giờ sau: Kể chuyện được chứng kiến tham gia.
- 3 HS nối tiếp nhau kể lại chuyện. 
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- HS nối tiếp nhau giới thiệu.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành một nhóm cùng kể chuyện, trao đổi với nhau về ý nghĩa của chuyện.
- 5 đến 7 HS thi kể chuyện. 
- HS nhận xét bình chọn.
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe nhiệm vụ về nhà.
- HS chuẩn bị bài sau.
Địa lí 
THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
(liên hệ)
I. Mục đích yêu cầu. 
Sau bài học, các em có thể:
- Hiểu một cách đơn giản các k/n: Thương mại, ngoại thương, nội thương, xuất khẩu, nhập khẩu. Nhận biết và nêu được vai trò của ngành thương mại trong đời sống.
- Nêu được tên một số mặt hàng xuất khẩu, chủ yếu của nước ta.
- Xác định trên bản đồ một số trung tâm thương mại : Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các trung tâm thương mại lớn của nước ta.
- GD HS ý thức học tập.
*GDBVMT: Các trung tâm thương mại, chợ, các siêu thị, cần có những biện pháp cần thiết để không bị ô nhiễm môi trường do rác thải. . . Du lịch cần phải có môi trường tốt mới có khách tới tham quan
II. Đồ dùng dạy - học.
- Bản đồ hành chính Việt Nam. Phiếu học tập của học sinh. Tranh ảnh.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Kiểm tra bài cũ.
+ Nước ta có những loại hình giao thông nào?
+ Chỉ trên hình 2, các sân bay quốc tế, các cảng biển lớn của nước ta.
*BĐ: Học sinh trả lời đúng, đầy đủ 9-10 điểm. Nếu trả lời chưa đầy đủ thì tuỳ mức độ giáo viên trừ điểm.
- GV nhận xét và ghi điểm HS.
2. Bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
 2.2. Nội dung.
a) HĐ 1: Tìm hiểu về các khái niệm thương mại, nội thương, ngoại thương, xuất khẩu, nhập khẩu.
- GV yêu cầu HS cả lớp nêu ý hiểu của mình về các khái niệm trên:
- Em hiểu thế nào là thương mại, ngoại thương, nội thương , xuất khẩu , nhập khẩu?
- GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó lần lượt nêu về từng khái niệm:
b) HĐ 2: Hoạt động thương mại của nước ta.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
+ Hoạt động thương mại có ở những đâu trên đất nước ta?
+ Những địa phương nào có hoạt động thương mại lớn nhất cả nước?
+ Nêu vai trò của các hoạt động thương mại.
+ Kể tên một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
+ Kể tên một số mặt hàng chúng ta phải nhập khẩu?
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả. 
- GV nhận xét GV kết luận.
c) HĐ 3: Ngành du lịch nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.
- GV tổ chức thảo luận nhóm.
+ Nêu các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành du lịch ở nước ta?
- GV mời đại diện 1 nhóm phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, chỉnh sửa câu trả lời cho HS.
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Thi làm hướng dẫn viên du lịch”.
- Chia 2 nhóm Đặt tên cho các nhóm theo các trung tâm du lịch.
 + Giới thiệu về trung tâm du lich nhóm mình đặt tên?
- GV mời các nhóm lên giới thiệu trước lớp.
- GV tổng kết, tuyên dương nhóm làm việc tốt.
3. Củng Cố - Dặn Dò.
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- GV củng cố lại nội dung tiết học
- GV dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Ôn tập.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương các nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài.
- 2 học sinh lên bảng.
- Theo dõi.
- HS nêu. 
* Thương mại: là ngành thực hiện việc mua bán hàng hoá 
* Nội thương: buôn bán ở trong nước.
* Ngoại thương: buôn bán với người nước ngoài.
* Xuất khẩu: bán hàng hoá ra nước ngoài.Nhập khẩu: mua hàng hoá từ 
nước ngoài về nước mình.
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS cùng đọc SGK, trao đổi và đi đến kết luận :
+ Hoạt động thương mại có ở khắp nơi trên đất nước ta trong các chợ, trong các trung tâm, thương mại, các siêu thị, trên phố,
+ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có hoạt động thương mại lớn nhất cả nước.
+ Nhờ có hoạt động thương mại mà sản phẩm của các ngành sản xuất đến được tay người tiêu dùng. Người tiêu dùng có sản phẩm để sử dụng. Các nhà máy, xí nghiệp, bán được hàng có diều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển.
+ Nước ta xuất khẩu các khoáng sản (than đá, dầu mỏ,) hàng công nghiệp nhẹ (giầy da, quần áo, bánh kẹo,) các mặt hàng thủ công( bàn ghế, đồ gỗ các loại, đồ gốm sứ, hàng mây tre đan, tranh thêu, các nông sản ( gạo sản phẩm cây công nghiệp, hoa quả,) hàng thuỷ sản( cá, tôm đông lạnh, cá hộp,).
- Các linh kiện điện tử,....
- Đại diện nhóm HS trả lời.
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm có 4 - 6 HS cùng trao đổi và ghi vào phiếu các điều kiện mà nhóm mình tìm được.
- 1 nhóm trình bày kết quả trước lớp, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến. 
 - Mỗi nhóm được đặt 1 trong các tên: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long,...
+ HS làm việc theo nhóm.
- Các nhóm cử đại diện lên giới thiệu hoặc tiếp nối nhau giới thiệu.
- 2 HS đọc.
- HS lắng nghe.
Giáo dục tập thể
SINH HOẠT TUẦN 15
I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục trong tuần.
- Có ý thức vươn lên trong học tập, ý thức giúp đỡ bạn cùng tiến bộ.
II. Chuẩn bị:
- Tổ trưởng tổng điểm thi đua của từng cá nhân trong tổ.
III. Các hoạt động dạy- học:
HĐ của thầy
HĐ của trò
I. Tổ chức:
 II. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của các tổ trưởng.
1. Tiến hành:
a) Nêu mục đích yêu cầu giờ học.
- Yêu cầu các tổ trưởng đọc nội dung theo dõi thi đua.
- Giáo viên chốt lại phần kiểm điểm nổi bật, những vấn đề quan tâm.
*Ưu điểm: 
..
*Nhược điểm: ..
..
* Các em gương mẫu như.
..
* Cỏc em cũn mắc nhiều lỗi như: 
.
b) phương hướng tuần sau.
- Duy trì tốt nề nếp.
- Giúp đỡ bạn yếu.
- Tích cực hoạt động trong các gìơ học. Thi đua dành nhiều điểm tốt chào mừng 22/12, học tập và làm theo tấm gương Bác.
- Thực hiện tốt ATGT.
c) Vui văn nghệ.
- Hát.
- Lấy sổ theo dõi thi đua của tổ mình.
- Lắng nghe.
- Từng tổ đọc.
- Cả lớp lắng nghe.
- Nhận xét, bổ xung ý kiến.
- Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Thực hiện tốt nề nếp.
- Học sinh phát biểu.
- Vui văn nghệ.
- Chơi trò chơi.
 o0o
Kí duyệt của tổ trưởng.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 15.doc