Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 15 - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc

Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 15 - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc

I. Mục tiêu: Sau bài học , HS biết :

- Phát hiện một số tính chất và công dụng của thuỷ tinh thông thường . Kể tên các vật liệu thường dùng để sản xuất ra thuỷ tinh .

- Nêu tính chất & công dụng của thuỷ tinh chất lượng cao .

- Gd hs bảo quản các đồ dùng làm bằng thuỷ tinh

II. Đồ dùng dạy - học:

- Hình và thông tin tr.60, 61 SGK

 III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

 

doc 27 trang Người đăng huong21 Lượt xem 568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 15 - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Ngày soạn: Ngày 8 tháng 12 năm 2012
Ngày giảng: Thứ hai, ngày 10 tháng 12 năm 2012
BUỔI CHIỀU: Lớp 5B
KHOA HỌC
THỦY TINH
I. Mục tiêu: Sau bài học , HS biết :
- Phát hiện một số tính chất và công dụng của thuỷ tinh thông thường . Kể tên các vật liệu thường dùng để sản xuất ra thuỷ tinh .
- Nêu tính chất & công dụng của thuỷ tinh chất lượng cao .
- Gd hs bảo quản các đồ dùng làm bằng thuỷ tinh
II. Đồ dùng dạy - học:
- Hình và thông tin tr.60, 61 SGK
 III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ: “ Xi măng “
+ Xi măng được làm từ những vật liệu nào?
+ Nêu tính chất ,công dụng của xi măng?
- Nhận xét- cho điểm
3.Baøi môùi : 	
* Giôùi thieäu baøi.
a) Phát hiện một số tính chất và công dụng của thủy tinh thông thường
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
Bước 1: Làm việc theo cặp, quan sát các hình trang 60/ SGK để hỏi và trả lời theo cặp.
Bước 2: Làm việc cả lớp. 
Giáo viên chốt.
+ Thủy tinh trong suốt, cứng nhưng giòn, dễ vỡ. Chúng thường được dùng để sản xuất chai, lọ, li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, kính xây dựng,
b) Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra thủy tinh. Nêu được tính chất và công dụng của thủy tinh:
 * Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Giáo viên chốt: Thủy tinh được chế tạo từ cát trắng và một số chất khác. Loại thủy tinh chất lượng cao (rất trong, chịu được nóng lạnh, bền , khó vỡ) được dùng làm các đồ dùng và dụng cụ dùng trong y tế, phòng thí nghiệm và những dụng cụ quang học chất lượng cao.
3. Củng cố - dặn dò
Nhắc lại nội dung bài học.
THBVMT: Khi đồ dùng thủy tinh bị bể chúng ta phải có ý thức bỏ vào thùng rác.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài tiết sau: Cao su
- HS hát
- Được làm từ đất sét, đá vôi và một số chất khác....
- Xi măng màu xám, khi trộn nước không tan trở nên dẻo....
Hoạt động nhóm đôi, lớp.
Học sinh quan sát các hình trang 60 và dựa vào các câu hỏi trong SGK để hỏi và trả lời nhau theo cặp.
Một số học sinh trình bày trước lớp kết quả làm việc theo cặp.
Dựa vào các hình vẽ trong SGK, học sinh có thể nêu được:
+ Một số đồ vật được làm bằng thủy tinh như: li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, ống đựng thuốc tiêm, cửa kính, chai, lọ,
+ Dựa vào kinh nghiệm đã sử dụng các đồ vật bằng thủy tinh, Học sinh có thể phát hiện ra một số tính chất của thủy tinh thông thường như: trong suốt, bị vỡ khi va chạm mạnh hoặc rơi xuống sàn nhà.
Hoạt động nhóm, cá nhân.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận các câu hỏi trang 55 SGK.
Đại diện mỗi nhóm trình bày một trong các câu hỏi trang 61 SGK, các nhóm khác bổ sung.
Câu 1 : Tính chất: Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ , không cháy, không hút ẩm và không bị a-xít ăn mòn.
Câu 2 : Tính chất và công dụng của thủy tinh chất lượng cao: rất trong, chịu được nóng, lạnh, bền, khó vỡ, được dùng làm bằng chai, lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng ý tế, kính xây dựng, kính của máy ảnh, ống nhòm,
- Lớp nhận xét.
- 3 HS đọc lại phần ghi nhớ
- Lắng nghe
*****************
Lớp 5C KHOA HỌC
THỦY TINH
I. Mục tiêu: Sau bài học , HS biết :
- Phát hiện một số tính chất và công dụng của thuỷ tinh thông thường . Kể tên các vật liệu thường dùng để sản xuất ra thuỷ tinh .
- Nêu tính chất & công dụng của thuỷ tinh chất lượng cao .
- Gd hs bảo quản các đồ dùng làm bằng thuỷ tinh
II. Đồ dùng dạy - học:
- Hình và thông tin tr.60, 61 SGK
 III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HS cả lớp
HSKT
1. Ổn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ: “ Xi măng “
+ Xi măng được làm từ những vật liệu nào?
+ Nêu tính chất ,công dụng của xi măng?
- Nhận xét- cho điểm
3.Baøi môùi : 	
* Giôùi thieäu baøi.
a) Phát hiện một số tính chất và công dụng của thủy tinh thông thường
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
Bước 1: Làm việc theo cặp, quan sát các hình trang 60/ SGK để hỏi và trả lời theo cặp.
Bước 2: Làm việc cả lớp. 
Giáo viên chốt.
+ Thủy tinh trong suốt, cứng nhưng giòn, dễ vỡ. Chúng thường được dùng để sản xuất chai, lọ, li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, kính xây dựng,
b) Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra thủy tinh. Nêu được tính chất và công dụng của thủy tinh:
 * Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Giáo viên chốt: Thủy tinh được chế tạo từ cát trắng và một số chất khác. Loại thủy tinh chất lượng cao (rất trong, chịu được nóng lạnh, bền , khó vỡ) được dùng làm các đồ dùng và dụng cụ dùng trong y tế, phòng thí nghiệm và những dụng cụ quang học chất lượng cao.
3. Củng cố - dặn dò
Nhắc lại nội dung bài học.
THBVMT: Khi đồ dùng thủy tinh bị bể chúng ta phải có ý thức bỏ vào thùng rác.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài tiết sau: Cao su
- HS hát
- Được làm từ đất sét, đá vôi và một số chất khác....
- Xi măng màu xám, khi trộn nước không tan trở nên dẻo....
Hoạt động nhóm đôi, lớp.
Học sinh quan sát các hình trang 60 và dựa vào các câu hỏi trong SGK để hỏi và trả lời nhau theo cặp.
Một số học sinh trình bày trước lớp kết quả làm việc theo cặp.
Dựa vào các hình vẽ trong SGK, học sinh có thể nêu được:
+ Một số đồ vật được làm bằng thủy tinh như: li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, ống đựng thuốc tiêm, cửa kính, chai, lọ,
+ Dựa vào kinh nghiệm đã sử dụng các đồ vật bằng thủy tinh, Học sinh có thể phát hiện ra một số tính chất của thủy tinh thông thường như: trong suốt, bị vỡ khi va chạm mạnh hoặc rơi xuống sàn nhà.
Hoạt động nhóm, cá nhân.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận các câu hỏi trang 55 SGK.
Đại diện mỗi nhóm trình bày một trong các câu hỏi trang 61 SGK, các nhóm khác bổ sung.
Câu 1 : Tính chất: Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ , không cháy, không hút ẩm và không bị a-xít ăn mòn.
Câu 2 : Tính chất và công dụng của thủy tinh chất lượng cao: rất trong, chịu được nóng, lạnh, bền, khó vỡ, được dùng làm bằng chai, lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng ý tế, kính xây dựng, kính của máy ảnh, ống nhòm,
- Lớp nhận xét.
- 3 HS đọc lại phần ghi nhớ
- Đọc lại phần ghi nhớ bài: Xi măng
- Kể tên đươc một số đồ dùng trong nhà làm bằng thủy tinh
- Biết được thủy tinh dễ vỡ
- Đọc lại phần ghi nhớ
*****************
ĐỊA LÍ
THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
I. Mục tiêu: Học xong bài này,HS:
- Biết sơ lược về các khái niệm : Thương mại, nội thương, ngoại thương ; thấy được vai trò của ngành thương mại trong đời sống và sản xuất. Nêu được tên các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu của nước ta .
+ Nêu được các điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch ở nước ta .
- Rèn kỹ năng quan sát bản đồ các trung tâm thương mại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các trung tâm du lịch lớn của nước ta .
- Gd hs tìm hiểu các danh lam thắng cảnh của nước ta
II. Chuẩn bị: 
- Bản đồ Hành chính Việt Nam .
- Tranh ảnh về các chợ lớn, trung tâm thương mại và về ngành du lịch (phong cảnh, lễ hội, di tích lịch sử, di sản văn hoá và di sản thiên nhiên thế giới, hoạt động du lịch) .
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HS cả lớp
HSKT
1. Ổn định lớp : Cho HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: “Giao thông vận tải”
+ Nước ta có những loại đường giao thông nào ? 
- Nhận xét- gđ,
3. Bài mới
* Giới thiệu bài :“Thương mại và du lịch ”
* Hoạt động chính : 
a) HĐ 1 :Tìm hiểu hoạt động thương mại
- Y/c HS dựa vào SGK, chuẩn bị trả lời các câu hỏi sau :
 + Thương mại gồm những hoạt động nào ?
 + Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước ? 
+ Nêu vai trò của ngành thương mại .?
(Hs khá, giỏi)
+ Kể tên các mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu của nước ta .
* GV theo dõi giúp HS hoàn thiện câu trả lời . GV cho HS chỉ trên bản đồ về các trung tâm thươn mại lớn nhất cả nước .
* Kết luận : 
- Thương mại là ngành thực hiện việc mua bán hàng hoá, bao gồm :
+ Nội thương : buôn bán ở trong nước 
+ Ngoại thương : buôn bán với nước ngoài.
* HĐ2 : (làm việc theo nhóm)
- Y/c HS dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết để trả lời các câu hỏi sau:
+ Cho biết vì sao những năm gần đây, lượng khách du lịch đến nước ta đã tắng lên ?
+ Kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước ta .
* GV Kết luận : 
- Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển du lịch .
- Số lượng khách du lịch trong nước tăng do đời sống được nâng cao, các dịch vụ du lịch được phát triển. Khách du lịch nước ngoài đến nước ta ngày càng tăng. 
- Các trung tâm du lịch lớn : Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu,..
4. Củng cố - dặn dò:
+ Thương mại gồm những hoạt động nào . Thương mại có vai trò gì ?
+ Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ở nước ta .
- Nhận xét tiết học .
- Bài sau" Ôn tập"
- Hát tập thể.
- 2 HS trả lời
+ Thương mại gồm những hoạt động mua bán hàng hoá ở trong nước và với nước ngoài .
+ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là những nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước .
+ Nhờ có hoạt động thương mại mà sản phẩm của ngành sản xuất đến được tay người tiêu dùng. Người tiêu dùng có sản phẩm để sử dụng. Các nhà máy, xí nghiệp, bán được hàng có điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển 
+ Nước ta xuất khẩu các khoáng sản (than đá, dầu mỏ,) ; hàng công nghiệp nhẹ (giầy da, quần áo, bánh kẹo) ; các mặt hàng thủ công (bàn ghế, đồ gỗ các loại, đồ gốm sứ, hàng mây, tre đan, tranh thêu,; các nông sản (gạo, sản phẩm cây công nghiệp, hoa quả,) ; hàng thuỷ sản (cá, tôm đông lạnh, cá hộp,) 
- Lắng nghe
- 2 HS lên bảng chỉ .
+ HS làm việc theo nhóm cùng trao đổi các điều kiện mà nhóm mình tìm được .
+ Nước ta có nhiều lễ hội truyền thống ; nhiều danh lam thắng cảnh lịch sử , di tích lịch sử ; có các di sản thế giới
+ Nhu cầu du lịch của nhân dân tăng ; có các vườn quốc gia ; các loại dịch vụ du lịch được cải thiện 
+ Các trung tâm du lịch lớn của nước ta là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, vũng Tàu,
- HS nghe .
- Thương mại là ngành thực hiện mua bán.....
- Đọc phần bài học tiết trước
- Lắng nghe
- Biết được ngành thương mại thực hiện việc mua bán hàng hóa 
- Đọc phần bài học
*************************************
Ngày soạn: Ngày 8 tháng 12 năm 2012
Ngày giảng: Thứ ba, ngày 11 tháng 12 năm 2012
BUỔI SÁNG: Lớp 5A
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Biết :
 - Thực hiện các phép tính với số thập phân.
 - So sánh các số thập phân.
 - Vận dụng để tìm x. HS khá, giỏi làm BT 1(d); BT 2(cột 2);BT 3; BT 4(b,d). 
 - Giúp học sinh yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
+ GV: Phấn màu, bảng ... II.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân, ta làm thế nào?
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:
a) 7,2 : 6,4 b) 28,5 : 2,5
c) 0,2268 : 0,18 d) 72 : 6,4
Bài tập 2: Tính bằng 2 cách:
a)2,448 : ( 0,6 x 1,7)
b)1,989 : 0,65 : 0,75
Bài tập 3: 
Một mảnh đất hình chữ nhật có diện tích 161,5m2, chiều rộng là 9,5m. Tính chu vi của khu đất đó?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
a) 1,125 b) 11,4
c) 1,26 d) 11,25
Lời giải:
a) 2,448 : ( 0,6 x 1,7)
 = 2,448 : 1,02
 = 2,4
Cách 2: 2,448 : ( 0,6 x 1,7)
 = 2,448 : 0,6 : 1,7
 = 4,08 : 1,7
 = 2,4
b) 1,989 : 0,65 : 0,75
 = 3,06 : 0,75
 = 4,08
Cách 2: 1,989 : 0,65 : 0,75
 = 1,989 : ( 0,65 x 0,75)
 = 1,989 : 0,4875
 = 4,08
Lời giải:
Chiều dài mảnh đất đó là:
 161,5 : 9,5 = 17 (m)
Chu vi của khu đất đólà: 
 (17 + 9,5) x 2 = 53 (m)
 Đáp số: 53 m.
- HS lắng nghe và thực hiện.
*****************
LUYỆN TOÁN
THỰC HÀNH: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
I.Mục tiêu :
- Củng cố và luyện thêm về chia 1 STP cho 1 STP 
- HS làm đúng, nhanh các bài tập
- GD HS cẩn thận trong tính toán
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Phần 1: Ôn cách chia một số thập phân cho một số thập phân
Phần 2: Thực hành 
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Xác định dạng toán, tìm cách làm
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài tập 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 
Trong các phép chia dưới đây, phép chia nào có thương lớn nhất:
A. 4,26 : 40 B. 42,6 : 0,4
C. 426 : 0,4 D. 426 : 0,04
Bài tập 2: Tìm x:
a) X x 1,4 = 4,2 
b) 2,8 : X = 2,3 : 57,5
Bài tập 3: Một vườn cây hình chữ nhật có diện tích 789,25 m2 chiều dài là 38,5m. Người ta muốn rào xung quanh vườn và làm cửa vườn. Hỏi hàng rào xung quanh vườn dài bao nhiêu mét, biết cửa vườn rộng 3,2m?
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS nêu 
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
Đáp án :
Khoanh vào D 
Lời giải : 
a) X x 1,4 = 4,2 
 X = 4,2 : 1,4
 X = 3
b) 2,8 : X = 2,3 : 57,5
 2,8 : X = 0,04
 X = 2,8 : 0,04
 X = 70
Đáp số : 114,8m
- HS lắng nghe và thực hiện. 
*****************
LUYỆN TOÁN
THỰC HÀNH: TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I.Mục tiêu : 
- Học sinh thạo cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số
- Giải được bài toán về tỉ số phần trăm dạng tìm số phần trăm của 1 số 
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới:
* Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
* Ôn cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số
- Cho HS nêu cách tìm tỉ số phần trăm giữa 2 số a và b.
- Cho cả lớp thực hiện 1 bài vào nháp, 1 HS lên bảng làm: 0,826 và 23,6
- GV sửa lời giải, cách trình bày cho HS
Bài tập 1: Tìm tỉ số phần trăm của:
a) 0,8 và 1,25;
b)12,8 và 64 
Bài tập 2: Một lớp có 40 học sinh, trong đó có 40% là HS giỏi. Hỏi lớp có ? HS khá
- GV hướng dẫn HS tóm tắt :
40 HS: 	100%
HS giỏi: 	40 %
HS khá: ? em
- Hướng dẫn HS làm 2 cách
Bài tập 3:
Tháng trước đội A trồng được 1400 cây tháng này vượt mức 12% so với tháng trước. Hỏi tháng này đội A trồng ? cây 
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
- HS nêu cách tìm tỉ số phần trăm giữa 2 số a và b
+ 0,826 : 23,6 = 3,5 = 350%
Lời giải:
a) 0,8 : 1,25 = 0,64 = 64 %
b) 12,8 : 64 = 0,2 = 20 %
Lời giải:
Cách 1: 40% = .
Số HS giỏi của lớp là:
 40 x = (16 em)
Số HS khá của lớp là: 40 - 16 = 24 (em)
 Đáp số: 24 em.
Cách 2: Số HS khá ứng với số %là:
 100% - 40% = 60% (số HS của lớp)
 = 
Số HS khá là:
40 x = 24 (em)
 Đáp số: 24 em.
Lời giải:
Số cây trồng vượt mức là:
 1400 : 100 x 12 = 168 (cây)
Tháng này đội A trồng được số cây là:
 1400 + 168 = 1568 (cây)
 Đáp số: 1568 ( cây)
- HS lắng nghe và thực hiện.
*************************************
Ngày soạn: Thứ tư, ngày 12 tháng 12 năm 2012
Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 14 tháng 12 năm 2012
BUỔI CHIỀU: Lớp 5C
LUYỆN CHÍNH TẢ
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I.Mục tiêu:
- Học sinh nghe viết đúng, trình bày đúng đoạn đầu bài chính tả: Buôn Chư Lênh đón cô giáo
- Viết đúng các từ : chật ních, thẳng tắp, mịn, trang trọng, Chư Lênh...
- Rèn luyện cho HS kĩ năng viết chính tả.
- Giáo dục HS ý thức tự giác rèn chữ viết.
- HSKT nhìn chép đúng đoạn đầu trong bài
II.Chuẩn bị:
Phấn màu, nội dung.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra: 
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. Hướng dẫn học sinh nghe viết.
- Giáo viên đọc đoạn viết : “Từ đầu  khách quý” trong bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo
- Cho HS đọc thầm, quan sát sách giáo khoa cách trình bày.
H: cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì??
H: Người dân Chư lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào? 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết các từ khó: chật ních, thẳng tắp, mịn, trang trọng, Chư Lênh...
c. Hướng dẫn HS viết bài.
- Giáo viên nhắc nhở HS một số điều trước khi viết.
- Đọc cho học sinh viết bài. 
- Đọc bài cho HS soát lỗi. HS soát lại bài.
- Giáo viên thu một số bài để chấm, chữa. 
- HS trao đổi vở để soát lỗi.
- Giáo viên nhận xét chung.
3. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà viết lại những lỗi sai. 
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm, quan sát sách giáo khoa cách trình bày.
- HS trả lời
- HS viết nháp, 2 em viết bảng lớp.
- HS lắng nghe và thực hiện
- Lắng nghe
- Lắng nghe
*****************
LUYỆN TIẾNG VIỆT
LUYỆN ĐỌC BÀI BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. Mục tiêu:
 - HS luyện đọc lại các bài tập đọc Buôn Chư Lênh đón cô giáo
 - Đọc trôi chảy, diễn cảm bài tập đọc
 - Hiểu nội dung bài 
 - Giáo dục HS yêu môn học, vận dụng tốt khi đọc văn bản
- HSKT đọc trôi chảy được đoạn đầu trong bài
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ viết đoạn đọc diễn cảm
- HS: Ôn lại bài tập đọc 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 
- Gọi HS đọc bài 
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
 a) Giới thiêu bài – Ghi bảng
 b) Hướng dẫn HS luyện đọc
- Gọi 2 HS đọc toàn bài
- Nhận xét
- Hs đọc nối tiếp 4 đoạn 
* Đoạn1 :gọi hs đọc đoạn 1
 - H: Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì ?
* Đoạn2 :cho hs đọc thầm đoạn 2 
- H : Người dân Chư Lênh đã chuẩn bị đón tiếp cô giáo trang trọng như thế nào ?
* Đoạn 3-4 –cho hs đọc 
 H : Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quí “cái chữ”?
 H: Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?
 ( hs khá, giỏi)
 ? Đại ý bài cho biết gì?
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài- Nhận xét.
- Đọc diễn cảm toàn bài- Nêu giọng đọc của từng đoạn
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm đoạn 4
- Thi đọc diễn cảm - Nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của các bài vừa ôn
- Về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài tiết sau
- HS lên bảng đọc bài
- Lắng nghe
- 2 HS đọc toàn bài
- 4 HS đọc
- Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để dạy học.
 - HS đọc
 - Họ đến rất đông, ăn mặc như đi hội, trải lông thú trên lối đi, trưởng buôn đón khách, cho cô giáo thực hiện nghi lễ trở thành người trong buôn, chém dao vào cột.
 - Hs đọc thầm
 - Các chi tiết: + mọi người im phăng phắc + mọi người hò reo khi Y Hoa viết xong chữ.
 - Người Tây Nguyên rất ham học , ham hiểu biết. Họ muốn trẻ em biết chữ.
 *Tình cảm của người tây nguyên đối với cô giáo với sự khao khát được học tập để tiến bộ
- 2 HS nhắc lại nội dung bài
- Thực hiện
- Đọc diễn cảm
- Các nhóm thi đọc- Nhận xét
- 2,3 HS nhắc lại
- Lắng nghe
*****************
MĨ THUẬT
VẼ TRANH: ĐỀ TÀI QUÂN ĐỘI
I. Mục tiêu
- Kiến thức: Hiểu một vài hoạt động của bộ đội trong sản xuất, chiến đấu và trong sinh hoạt hang ngày. Hs tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung đề tài. 
- Kỉ năng: HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài quân đội theo cảm nhận riêng.
- Thái độ: Hs yêu quý và kính trọng các cô các chú bộ đội
* HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II. Chuẩn bị.
- GV : SGK,SGV
- 1 số tranh ảnh về quân đội
- HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Giới thiệu bài
- Cho HS hát tập thể 1 bài có nội dung về đề tài Quân đội
- GV giới thiệu 1 vài bức tranh , ảnh đã chuẩn bị 
- Hs quan sát
* Hoạt động 1: Tìm , chọn nội dung đề tài
- GV : giới thiệu một số tranh ảnh về đề tài quân đội
Tranh vẽ về đề tài Quân đội có các cô các chú là hình ảnh chính
+ Trang phục( mũ, quần, áo)
+ Đề tài về Quân đội rất phong phú 
- Hs quan sát
- GV: gợi ý cho HS nhận xét được những hình ảnh về hoạt độnG của chú bộ đội như: gặt lúa, chống bão lũ, đứng gác 
- Cho Hs quan sát xem tranh ảnh về quân đội để các em nhớ lại hình ảnh, màu sắcvà không gian cụ thể.
- Hs chú ý và nhớ lại các hình ảnh về các cô chú bộ đội
* Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
- GV hướng dẫn hs cách vẽ như sau:
+ Cho hs quan sát hình tham khảo ở SGK và gợi ý cho HS cách vẽ theo các bước:
+ Sắp xếp và vẽ các hình ảnh vẽ rõ nội dung
- HS lắng nghe và thực hiện
+Vẽ hình ảnh chính trước hình ảnh phụ sau . 
+ Điều chỉnh hình vẽ và vẽ thêm các chi tiết cho tranh sinh động.
+ Vẽ màu theo ý thích.
+ Màu sắc cần có độ đậm nhạt thích hợp với tranh và đẹp mắt.
* Hoạt động 3: Thực hành
- GV yêu cầu hs làm bài trên giấy vẽ hoặc bài thực hành
- Hs thực hiện
- GV : đến từng bàn quan sát hs vẽ
- HS vẽ bài
* Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- GV nhận xét chung tiết học
- Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài
- Nhắc hs sưu tầm bài vẽ có hai vật mẫu của các bạn lớp trước và tranh tĩnh vật của các hoạ sĩ trên sách báo.
- Hs lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 TUAN 15 2 BUOI CKTKN.doc