Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 23 - Trường tiểu học IaLy

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 23 - Trường tiểu học IaLy

HỌC VẦN

Bài oanh-oach

I) Mục tiêu :

-HS đọc và viết được :oanh ,oach ,doanh trại ,thu hoạch

-Đọc được từ ngữ :khoanh tay ,mới toanh ,kế hoạch , loạch xoạch và câu ứng dụng :“Chúng em tích cực thu gom giấy ,sắt vụn để làm kế hoạch nhỏ ”

-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề “ Nhà máy ,cửa hàng ,doanh trại ”

II) Đồ dùng dạy và học :

 Tranh minh họa từ khóa ,câu ứng dụng và phần luyện nói .

 

doc 99 trang Người đăng hang30 Lượt xem 296Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 23 - Trường tiểu học IaLy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Thứ hai ngày tháng năm 20
HỌC VẦN
Bài oanh-oach
I) Mục tiêu :
-HS đọc và viết được :oanh ,oach ,doanh trại ,thu hoạch
-Đọc được từ ngữ :khoanh tay ,mới toanh ,kế hoạch , loạch xoạch và câu ứng dụng :“Chúng em tích cực thu gom giấy ,sắt vụn để làm kế hoạch nhỏ ”
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề “ Nhà máy ,cửa hàng ,doanh trại ” 
II) Đồ dùng dạy và học :
 Tranh minh họa từ khóa ,câu ứng dụng và phần luyện nói .
III) Hoạt động dạy và học :
 1/ On định :
 2/ Kiểm tra:
Đọc :oang ,áo choàng ,aong oang ,liến thoắng ,dài ngoẵng 
Viết :vỡ hoang ,con hoẵng 
Đọc câu ứng dụng 
Cô dạy em tập viết 
Gió đưa thoảng hương nhài 
Nắng ghé vào cửa lớp 
Xem chúng em học bài .
Nhận xét chấm điểm 
 3/ Bài mới :
* Dạy vần oanh 
-GV ghi và đọc vần oanh và hướng dẫn cách phát âm ,là phải tròn môi .
-Có vần oanh muốn được tiếng doanh thêm âm gì ?
-Hãy phân tích tiếng doanh 
-GV ghi tiếng doanh
-Trong tranh vẽ gì ?
--GV ghi từ doanh trại 
* Dạy vần oanh( quy trình tương tự như dạy vần oach ) 
 oanh oach
 doanh hoạch 
 doanh trại thu hoạch 
So sánh 2 vần oanh,oach 
*Đọc từ ngữ ứng dụng 
khoanh tay kế hoạch 
mới toanh loạch xoạch 
-GV đọc mẫu .và giải thích từ “ kế hoạch ,loạch xoạch ”
GV gạch chân tiếng HS tìm 
* Luyện viết 
-GV viết mẫu và nêu quy trình viết 
oanh, doanh trại ,oach ,thu hoạch 
TIẾT 2 :Luyện tập
HĐ 1:Luyện đọc 
-GV theo dõi HS đọc và chỉnh sửa khi HS phát âm sai 
-Các câu ứng dụng
Chúng em tích cực thu gom giấy ,sắt vụn để làm kế hoạch nhỏ 
GV đọc mẫu 
Hướng dẫn hs biết nghỉ hơi ở dấu phẩy 
HĐ 2: Luyện viết 
-GV theo dõi nhắc nhở HS khi viết bài và giúp đỡ HS yếu 
HĐ 3: Luyện nói 
-Trong tranh em nhìn thây cảnh gì ?
-Có ai ở trong tranh .Họ đang làm gì 
 4/ Củng cố :
Trò chơi:
 Tìm tiếng có vần đang học 
Nhận xét tiết học : tuyên dương những HS học tốt 
Dặn dò : về đọc bài nhiều lần và xem trước bài sau .
3 HS đọc 
2 HS viết bảng lớp và cả lớp viết bảng con 
2 HS đọc các dòng thơ ứng dụng 
-HS phân tích và cài vần oanh 
-HS đánh vần vần oanh
-Thêm âm d
-HS cài tiếng doanh 
-Am d ,vần oanh
HS đánh vần tiếng doanh 
-Vẽ doanh trại 
-Hs đọc từ :doanh trại 
HS đọc oanh -doanh -doanh trại 
-HS đọc cả hai phần ( đọc cá nhân , nhóm ,cả lớp )
-Giống nhau âm o,a, đứng trước và nh ,ch ,đứng sau 
2 HS đọc các từ ngữ 
HS tìm tiếng có chứa vần oang,oăng
phân tích và đánh vần tiếng đó 
-HS đọc từ ngữ ( đọc cá nhân , nhóm ,cả lớp )
HS viết vào bảng con
-Hs lần lượt đọc toàn bộ tiết 1 
-Đọc nhóm ,cá nhân ,cả lớp 
2 HS đọc toàn bài 
Đọc cả bài 4 HS đọc ( cá nhân ,nhóm ,cả lớp )
HS viết bài vào vở tập viết 
oanh,oach ,doanh trại ,thu hoạch 
HS đọc tên bài luyện nói 
“Nhà máy ,cửa hàng ,doanh trại “
-Hs quan sát tranh và nêu 
Hs đọc toàn bài trong SGK 
HS tham gia trò chơi 
HS tiếng có chứa vần oanh ,oach
TOÁN
Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh bước đầu biết dùng thước có vạch chia vạch xăng – ti – mét để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước dưới 10 cm.
* HS cần làm các bài: Bài 1 , bài 2 , bài 3.
B. CHuẩn bị:
1- Giáo viên: - Sách giáo khoa, giáo án, bộ đồ dùng dạy toán lớp 1
2- Học sinh: - Sách giáo khoa, vở bài tập, đồ dùng học tập. 
C. Các hoạt động dạy học:
1- ổn định tổ chức: (1')
2- Kiểm tra bài cũ (4')
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập
- GV nhận xét, ghi điểm.
3- Bài mới (28')
a- Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
b- Bài giảng:
- GV hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Để vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 4 cm ta làm như sau: Đặt thước có vạch cm trên tờ giấy trắng, tay trái giữ thước, tay phải cầm bút, chấm một điểm trùng với vạch 0, chấm một điểm trùng với vạch 4. Dùng bút nối điểm vạch 0 với điểm vạch 4 thẳng theo mép thước. Nhấc thước lên ta viết A bên điểm đầu và B bên điểm cuối ta được đoạn thẳng AB có độ dài là 4 cm.
3, Thực hành: 
Bài tập 1: vẽ đoạn thẳng có độ dài 5 cm, 7 cm, 2 cm, 9 cm
- GV hướng dẫn cách vẽ và yêu câu học sinh làm bài.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài tập 2:
- GV ghi tóm tắt lên bảng:
Đoạn thẳng AB: 5 cm
Đoạn thẳng BC: 3 cm
Cả hai đoạn thẳng: ? cm
- Gọi học sinh nêu bài toán.
- Hướng dẫn cách giải cho học sinh
- Đại diện các nhóm lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, sửa sai.
Bài tập 3: 
- GV hướng dẫn vẽ mẫu
 C
 A B
Học sinh thực hiện.
Học sinh lắng nghe
Học sinh theo dõi các thao tác thực hiện của giáo viên.
 A B
 4 cm
Học sinh lên bảng kẻ:
 A B
 2 cm
 B C
 5 cm
Học sinh nhìn vào tóm tắt và nêu bài toán.
Thảo luận nhóm và nêu cách giải.
Bài giải: Cả hai đoạn thẳng có độ dài là:
 5 + 3 = 8 (cm)
 Đáp số: 8 (cm)
Các nhóm khác nhận xét bài bạn.
Học sinh lên bảng kẻ các đoạn thẳng.
4- Củng cố, dặn dò (2')
- GV nhấn mạnh nội dung bài học
- GV nhận xét giờ học.
Về nhà học bài xem trước bài học sau.
Thứ ba ngày tháng năm 20
TN&XH
CÂY HOA
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Nêu tên một số cây hoa và nơi sống của chúng.
- Biết quan sát, phân biệt nói tên các bộ phận chính của cây hoa.
- Biết ích lợi của việc trồng hoa.
- Có ý thức chăm sóc hoa, không bẻ cây hái hoa nơi công cộng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Hình cây hoa phóng to. Mang cây hoa sưu tầm đến lớp. Khăn bịt mắt.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.Kiểm tra bàicũ
- Khi đi bộ ta cần chú ý điều gì?
II.Bài mới
+ Giới thiệu bài
- T và H giới thiệu cây hoa của mình.
- T và H nói tên cây hoa và nơi trồng.
1.Hoạt động 1: Quan sát cây hoa
a.Mục tiêu: H biết nói tên cây hoa và bộ phận cây hoa.
Biết phân biệt lọai hoa này với hoa khác.
- T chia nhóm nhỏ
- T hướng dẫn nhóm làm việc.
- Các bông hoa thường có đặc điểm gì?
- So sánh các loại hoa về màu sắc. 
Nghỉ giữa tiết
2.Hoạt động 2: Làm việc với SGK
* Mục tiêu: H biết đặt câu hỏi trả lời c6u hỏi, theo hình. Biết lợi ích của cây hoa. 
- Cho H thảo luận nhóm cặp
- Thảo luận lớp :
+ Kể tên các lọai hoa có trong bài 
+ Kể tên các lọai hoa mà em biết.
+ Hoa được dùng để làm gì ?
KL: Hoa hồng, hoa dâm bụt, hoa mua, hao loa kèn, hoa cúc. Hoa hồng để trang trí, làm nước hoa. 
3.Hoạt động 3: Trò chơi “ Đó bạn hoa gì?”
*Mục tiêu: Củng cố những hiểu biết về cây hoa.
- Mỗi tổ 1 bạn , mỗi bạn bịt mắt, cầm hoa.
4.Củng cố
- Cây hoa gồm có những bộ phần nào ?
- Cây hoa dùng để làm gì ?
GDMT : Phải biết chăm sóc và bảo vệ cây hoa, góp phần bảo vệ môi trường và làm đẹp thêm cuộc sống.
Nhận xét
2 H
- chia rễ, thân, lá, hoa của cây hoa.
- có màu sắc hương thơm
- màu xanh, đỏ, vàng
- H quan sát SGK 
- H thảo luận nhóm cặp
+ hoa hồng, hoa cúc.
+ để trang trí
H: đoán hoa gì?
Ai đoán nhanh thắng cuộc.
HỌC VẦN
Bài oat-oăt
I) Mục tiêu :
-HS đọc và viết được :oat ,oăt ,hoạt hình ,loắt choắt 
-Đọc được từ ngữ : lưu loát ,đoạt giải , chỗ ngoặt, nhọn hoắt và câu ứng dụng :Thoắt một cái ,Sóc Bông đã leo lên ngọn cây .Đó là chú bé hoạt bát nhất của cánh rừng .
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề “ Phim hoạt hình ” và nói tên một số phiên hoạt hình.
II) Đồ dùng dạy và học :
 Tranh minh họa từ khóa ,câu ứng dụng và phần luyện nói .
III) Hoạt động dạy và học :
 1/ On định :
 2/ Kiểm tra:
Điền chữ còn thiếu 
Do...nh trại ,tung hòa.....,kế h......ạch 
Đọc :tung hoành ,ráo hoãnh ,xoành xoạch ,loạch xoạch 
Viết :oanh ,chim oanh ,oach ,thu hoạch
Đọc câu ứng dụng :
.Chúng em tích cực thu gom giấy ,sắt vụn để làm kế hoạch nhỏ 
Nhận xét chấm điểm 
 3/ Bài mới :
* Dạy vần oat 
-GV ghi và đọc vần oat và hướng dẫn cách phát âm ,là phải tròn môi .
-Có vần oat muốn được tiếng hoạt thêm âm và dấu gì ?
-Hãy phân tích tiếng hoạt 
-GV ghi tiếng hoạt 
-Trong tranh vẽ gì ?
--GV ghi từ hoạt hình 
* Dạy vần oat( quy trình tương tự như dạy vần oăt ) 
 oat oăt 
 hoạt choắt 
 hoạt hình loắt choắt 
So sánh 2 vần oat oăt 
*Đọc từ ngữ ứng dụng 
lưu loát chỗ ngoặt 
đoạt giải nhọn hoắt 
-GV đọc mẫu .và giải thích từ “ lưu loát ,chỗ ngoặt ”
GV gạch chân tiếng HS tìm 
* Luyện viết 
-GV viết mẫu và nêu quy trình viết 
oat,hoạt hình oăt ,loắt choắt 
TIẾT 2 :Luyện tập
HĐ 1:Luyện đọc 
-GV theo dõi HS đọc và chỉnh sửa khi HS phát âm sai 
-Các câu ứng dụng
 Thoắt một cái ,Sóc Bông đã leo lên ngọn cây .Đó là chú bé hoạt bát nhất của cánh rừng 
GV đọc mẫu 
Luyện đọc các tiếng khó :thoắt , hoạt bát ,nhất ,rừng 
Hướng dẫn hs biết nghỉ hơi ở dấu phẩy 
HĐ 2: Luyện viết 
-GV theo dõi nhắc nhở HS khi viết bài và giúp đỡ HS yếu 
HĐ 3: Luyện nói 
-Trong tranh em nhìn thấy có cảnh gì ?
-Có ai ở trong tranh .Họ đang làm gì 
-Em hãy kể tên phim ,tên nhân vật (người ) trong phim hoạt hình mà em đã xem .
4/ Củng cố :
Trò chơi:
 Tìm tiếng có vần đang học 
Nhận xét tiết học : tuyên dương những HS học tốt 
Dặn dò : về đọc bài nhiều lần và xem trước bài sau .
3 HS điền 
3HS đọc 
2 HS viết bảng lớp và cả lớp viết bảng con 
2 HS đọc câu ứng dụng 
-HS phân tích và cài vần oat 
-HS đánh vần vần oat
-Thêm âm h và dấu nặng 
-HS cài tiếng hoạt 
-Am h,vần oat và dấu nặng 
HS đánh vần tiếng hoạt 
-Vẽ phim hoạt hình 
-Hs đọc từ :doanh trại 
HS đọc oat - hoạt -hoạt hình 
-HS đọc cả hai phần ( đọc cá nhân , nhóm ,cả lớp )
-Giống nhau âm o đứng trước và t đứng sau khác nhau a,ă đứng giữa 
2 HS đọc các từ ngữ 
HS tìm tiếng có chứa vần oat ,oăt
phân tích và đánh vần tiếng đó 
-HS đọc từ ngữ ( đọc cá nhân , nhóm ,cả lớp )
HS viết vào bảng con
-Hs lần lượt đọc toàn bộ tiết 1 
-Đọc nhóm ,cá nhân ,cả lớp 
HS luyện đọc tiếng từ khó 
2 HS đọc toàn bài 
HS đọc từng câu 
Đọc cả bài 4 HS đọc ( cá nhân ,nhóm ,cả lớp )
HS viết bài vào vở tập viết 
oat ,oăt ,hoạt hình ,loắt choắt 
HS đọc tên bài luyện nói 
“Phim hoạt hình “
-Hs quan sát tranh và nêu 
-Có nhiều người xem phim hoạt hình .-Trong phim có môt cậu bé và một ông già 
-HS lần lượt kể 
Hs đọc toàn bài trong SGK 
HS tham gia trò chơi 
HS tiếng có chứa vần oat ,oăt 
Môn : Thủ công
 Cách sử dụng bút chì, thước kẻ,kéo
MỤC TIÊU :
- Học sinh sử dụng được bút chì, thước kẻ,kéo.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV : Bút chì,thước kẻ,kéo,1 tờ giấy vở.
- HS : Bút chì,thước kẻ,kéo,1 tờ giấy vở.
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1. Ổn định lớp : Hát tập thể
2. Bài cũ :
 Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh,nhận xét . Học sinh đặt đồ dùng học tập lên bàn.
3. Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Ÿ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
 Mục tiêu : Học sinh nhận biết được các dụng cụ thủ công là bút chì,thước kẻ,kéo.
Giáo viên cho học sinh qu ... Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên.
Chấm bài tổ 3 và 4.
Điền anh hay ach.
Điền chữ ng hay ngh.
Học sinh làm VBT.
Các en thi đua nhau tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 4 học sinh.
Giải 
Hộp bánh, cái túi xách tay.
Ngà voi, chú nghé.
Đọc lại các từ đã điền 3 đến 5 em.
Môn : Kể chuyện
BÀI : CÔ BÉ TRÙM KHĂN ĐỎ
I.Mục tiêu : 
-Học sinh nghe giáo viên kể chuyện, nhớ và kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. Sau đó,kể được toàn bộ câu chuyện. Bước đầu biết đổi giọng để phân biệt lời của cô bé, của Sói và lời người dẫn chuyện.
-Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Phải nhớ lấy lời cha mẹ dặn, đi đến nơi về đến chốn, không được la cà dọc đường, dể bị kẻ xấu làm hại
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK.
-Một khăn quàng màu đỏ, một mặt nạ Sói cho học sinh tập kể chuyện theo phân vai.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : 
Giáo viên yêu cầu học sinh học mở SGK trang 54 bài kể chuyện Rùa và Thỏ, xem lại tranh, đọc gợi ý dưới tranh. Sau đó mời 4 học sinh nối nhau để kể lại 4 đoạn câu chuyện.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.
Œ	Hôm nay, các em sẽ được biết một câu chuyện có tên là: Cô bé trùm khăn đỏ. Bây giờ các em nghe cô kể chuyện này nhé.
	Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm:
Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện.
Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện.
Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện: Lời Khăn Đỏ nói với Sói ngây thơ, hồn nhiên. Lời Sói lúc ngọt ngào khi dỗ Khăn Đỏ vào rừng chơi, lúc ôm đồm, lúc hăm doạ, khi giả giọng bà lão trả lời cháu.
Ž	Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: 
Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh.
Tranh 1 vẽ cảnh gì ?
Câu hỏi dưới tranh là gì ?
Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1. Giáo viên nhắc nhở học sinh khi kể đoạn 1 nên thêm câu mở đầu giới thiệu Khăn Đỏ (là cô bé đi đâu cũng trùm chiếc khăn màu đỏ nên được mọi người gọi là Khăn Đỏ).
Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1.
	Hướng dẫn học sinh phân vai kể toàn câu chuyện:
Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 3 em (vai Khăn Đỏ, Sói và người dẫn chuyện). Thi kể toàn câu chuyện. Cho các em đeo mặt nạ hoá trang thành Sói, thành Khăn Đỏ.
Kể lần 1 giáo viên đóng vai người dẫn chuyện, các lần khác giao cho học sinh thực hiện với nhau.
	Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:
Câu chuyện khuyên các em phải biết nghe lời cha mẹ. Đi đâu không được la cà dọc đường.
Câu chuyện khuyên các em đi đâu phải đi đến nơi về đến chốn, không được la cà dọc đường.
La cà dọc đường dễ nguy hiểm, bị kẻ xấu lợi dụng.
3.Củng cố dặn dò: 
Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.
4 học sinh xung phong đóng vai kể lại câu chuyện Rùa và Thỏ.
Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn đóng vai và kể.
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh.
Mẹ giao làn bánh cho Khăn Đỏ, dặn Khăn Đỏ mang bánh cho bà, nhớ đừng la cà dọc đường.
Khăn Đỏ được mẹ giao việc gì?
3 học sinh hoá trang theo vai và thi kể đoạn 1.
Học sinh cả lớp nhận xét các bạn đóng vai và kể.
Lần 1: Giáo viên đóng vai người dẫn chuyện và 2 học sinh đóng vai Khăn Đỏ và Sói để kể lại câu chuyện.
Các lần khác học sinh thực hiện (khoảng 4 ->5 nhóm thi đua nhau. Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể).
Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung.
Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
Học sinh liên hệ thực tế, tuyên dương các em thực hiện tốt lời dặn của cha mẹ.
1 đến 2 học sinh xung phong đóng vai (3 vai) để kể lại toàn bộ câu chuyện.
Tuyên dương các bạn kể tốt.
TOÁN
Bài : So sánh các số có hai chữ số
	I. MỤC TIÊU:
	- Bước đầu giúp học sinh 
	- Biết so sánh các số có 2 chữ số ( Chủ yếu dựa vào cấu tạo của các số có 2chữ số ) 
 	- Nhận biết số lớn nhất , số bé nhất trong nhóm các số .
	II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bộ đồ dùng học toán 
	III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1-Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS đọc các số từ 70 đến 99 ( kết hợp phân tích cấu tạo số ) 
+ GV nhận xét , ghi điểm .
 2-Bài mới :
a-Giới thiệu bài : 
- Hôm nay các em học bài : 
 So sánh các số có 2 chữ số .
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Giới thiệu 62 < 65 
- Nêu câu hỏi:
+ 62 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? 
+ 65 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? 
- 62 và 65 cùng có 6 chục mà 2< 5 nên ta có kết quả 62<65
- GV nêu 65> 62
 Ø Kết luận: Trong 2 số nếu hàng chục bằng nhau thì ta so sánh hàng đơn vị . Hàng nào có số lớn hơn thì số đó lớn hơn . 
* Giới thiệu 63> 58 
- Hỏi:
+ 63 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? 
+ 58 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? 
- 63 và 58 thì rõ ràng 63 có 6 chục lớn hơn 58 chỉ có 5 chục 
 GV nêu 63> 58 và 58<63
Ø Kết luận Trong 2 số nếu hàng chục số náo lớn hơn thì số đó lớn hơn 
 3. luyện tập : 
* Bài 1 : 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- Hướng dẫn HS làm và nêu miệng
* Bài 2 : 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Cho HS làm 
* Bài 3 : 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Cho HS làm 
* Bài 4 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Cho HS làm 
 4 . Cũng cố 
- Gọi HS nêu số lớn nhất ( Nhỏ nhất ) có 1 (2 ) chữ số 
 5- Nhận xét - Dặn dò :
- Tuyên dương những cá nhân nhóm học tốt .Nhắc nhở những em học chưa tốt .
- Về nhà tập ghi các số từ 0 đến 100 
- xem và chuẩn bị bài luyện tập 
- 2 HS đọc và phan tích 
- 6 chục và 2 đơn vị 
- 6 chục và 5 đơn vị
- HS nhắc lại : 62<65 
 và 65>62
- 6 chục và 3 đơn vị 
- 5 chục và 8 đơn vị 
- Hs nhắc lại 63> 58 và 58<63
- Điền , = 
- Hs lần lượt nêu miệng
- Khoanh vào số lớn nhất 
- Hs tự tìm số lớn và khoanh tròn
- Khoanh vào số bé nhất 
- Hs tự tìm số bé và khoanh tròn
- Viết các số : 72, 38, 64
- Xếp thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé 
- HS nêu 
SINH HOẠT TUẦN 26
I/ MỤC TIÊU
	Nhận xét công tác trong tuần. Rút ra ưu, nhược để phát huy điểm tốt, khắc phục điểmn yếu.
	Giáo dục HS tính tự quản phát huy tính tự giác, làm chủ tập thể.
I/ LÊN LỚP
I. NHẬN XÉT TÌNH HOẠT ĐỘNG TUẦN QUA.
	* Học tập
	- Hs đi học đều, đúng giờ giấc, các đã học thuộc bài ở nhà và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp .
	- Bên cạnh những em học tốt vẫn còn một số em chưa tiến bộ nhiều.cần phải cố gắng hơn
 	+ Cụ thể: ......................................
 - Nhắc nhở những em chưa tiến bộ, chưa có ý thức tự học, ít chú ý nghe giảng bài, không tập trung vào việc học
 + Cụ thể: ............................ 
	*Trực nhật : 
- Các tổ thực hiện việc trực nhật tốt.
	* Vệ sinh cá nhân:
	- Đa số các em đến lớp ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, biết trang phục khi đến lớp .
	* Ý thức kỉ luật:
	- Đa số các em biết lễ phép và yêu quí bạn bè, trong lớp im lặng và giữ trật tự .Biết thực hiện nội qui lớp học
	 II. HƯỚNG KHẮC PHỤC TUẦN ĐẾN 
	- Duy trì nề nếp học tập tốt ,Cần rèn luyện chữ viết.
	- Rèn luyện y thức chấp hành kỉ luật tốt.
 - Biết trang phục khi đến lớp và vệ sinh thân thể
 - Nhắc nhở các em ôn bài để chuẩn bị KTĐK 
 - Nhắc nhở việc chấp hành luật lệ an toàn giao thông trên đường đi học
- 2 em chuẩn bị vở và thi viết chữ đẹp cấp huyện
TUẦN 27
Thứ hai ngày tháng năm 20
Thứ ba ngày tháng năm 20
Thứ tư ngày tháng năm 20
ĐẠO ĐỨC
	Bài :	Cảm ơn và xin lỗi- (Tiết 2)
	I. MỤC TIÊU:
	* Giúp học sinh hiểu :
 	- Cần nói lời cảm ơn khi người khác quan tâm giúp đỡ , cần xin lỗi lhi mắc lỗi , làm phiền người khác .
	- Biết cảm ơn xin lỗi là tôn trọng bản thân , tôn trọng người khác .
	- Học sinh có thái độ tôn trọng những người xung quanh .
	- HS biết nói lời cảm ơn , xin lỗi khi cần trong cuộc sống hằng ngày . 
	III-TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN .
 	- Một quyển truyện tranh cho trò chơi sắm vai .
 	- Một số bìa giấy làm nhị hoa và cánh hoa .
	III- CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY VÀ HỌC :
1-Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS trình bày theo nội dung câu hỏi.
- Nếu đi học muộn em sẽ nói gì với thầy cô giáo ? 
 - Trong giờ học em được bạn giúp cho mượn bút , em sẽ nói gì với bạn ? 
 + GV nhận xét.
 3- Bài mới : 
a- Hoạt động 1: Làm bài tập 3 .
 - Yêu cầu HS nêu cách ứng xử theo các tình huống bài tập 3 .
 - Theo từng tình huống yêu cầu HS trình bày kết quả :
 Ø Kết luận :
 + Tình huống 1 : : Nhặt hộp bút lên trả bạn nói lời xin lỗi .
 + Tình huống 2 : Cần nói lời cảm ơn vì bạn đã giúp đỡ mình .
b Hoạt động 2 : Trò chơi sắm vai : 
 - GV đưa ra tình huống :
 “ Thắng mượn quyển truyện tranh của Nga về nhà đọc . Thắng sơ ý để em làm rách 1 trang . Hôm nay, Thắng mang sách đến trả cho bạn” 
 + Theo em : Bạn Thắng nói gì với Nga và Nga sẽ trả lời ra sao ?
 ØKết luận : 
 - Bạn Thắng cần cảm ơn về quyển sách và thành thật xin lỗi bạn Nga vì đã làm hỏng sách .
 - Nga tha lỗi cho bạn và nói “ không có gì , bạn đừng lo “ .
c. Hoạt động 3: Chơi “ ghép cánh hoa nào vào nhị hoa” 
- Phát cho mỗi nhóm ( 4 em ) 1 nhị hoa , “ cảm ơn , một nhị hoa “ xin lỗi “ cùng với những cánh hoa ghi rõ tình huống liên quan .
 Yêu cầu ghép cánh hoa vào nhị sao cho phù hợp . 
+ Cho HS ghép chẳng hạn :
- Khi em , bị đau , sơ ý , làm bạn , mai Uyên , cho Bình , mượng bút , bình nói lời 
- GV nhận xét và kết luận đúng sai về các bông hoa vừa ghép 
 4- Cũng co : 
 - Hôm nay , em học bài đạo đức gì ? 
 - Khi nào em nói lời cảm ơn ?
 - Khi nào em nói lời xin lỗi ?
 5-Nhận xét , dặn dò
 - Nhận xét tiết học , tuyên dương những cá nhân , nhóm HS có tinh thần học tập tốt .Các em cần thực hiện tốt những điều đã học
- Xem bài : Chào hỏi và tạm biệt
::mnmnmn
- Xin lỗi thầy cô giáo vì đi muộn .
 - Cảm ơn bạn vì được bạn giúp đỡ .
- Từng HS làm bài tập theo từng tình huống và trả lời .
- Từng cặp HS thực hiện diển vai và tự nêu tình huống ứng xử
- Các nhóm độc lập làm việc .
- Trình bày sản phẩm của nhóm mình .
- Lớp nhận xét .
+ Nói cảm ơn : Mai Uyên cho bình mượn bút , Bình nói lời cảm ơn .
Nói xin lỗi : Khi em sơ ý làm bạn bị đau . 
- Cảm ơn và xin lỗi 
- Khi được người khác giúp đỡ 
- Khi làm phiền lòng người khác 
 . 
Thứ năm ngày tháng năm 20
Thứ sáu ngày tháng năm 20
TUẦN 28
Thứ hai ngày tháng năm 20
Thứ ba ngày tháng năm 20
Thứ tư ngày tháng năm 20
Thứ năm ngày tháng năm 20
Thứ sáu ngày tháng năm 20
TUẦN29
Thứ hai ngày tháng năm 20
Thứ ba ngày tháng năm 20
Thứ tư ngày tháng năm 20
Thứ năm ngày tháng năm 20
Thứ sáu ngày tháng năm 20

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1(1).doc